Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3153/QĐ-UBND

Bình Dương, ngày 24 tháng 11 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG CỦA SỞ Y TẾ TỈNH BÌNH DƯƠNG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022-2025;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 121/TTr-SYT ngày 21 tháng 11 năm 2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 05 thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng của Sở Y tế tỉnh Bình Dương.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Y tế; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Cục Kiểm soát TTHC - VPCP;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- LĐVP, NC, KGVX, Web;
- Lưu: VT, HKSTT.

KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Lộc Hà

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ Y TẾ TỈNH BÌNH DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3153/QĐ-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)

PHẦN 1 - DANH MỤC THỦ TUC HÀNH CHÍNH

STT

Tên thủ tục hành chính

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

Trang

1

Thủ tục kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp tỉnh

Khám bệnh, chữa bệnh

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

 

2

Thủ tục kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp huyện

Khám bệnh, chữa bệnh

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

 

3

Thủ tục công bố dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

Y tế dự phòng

Sở Y tế

 

4

Thủ tục công bố dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B, C

Y tế dự phòng

Sở Y tế

 

5

Thủ tục công bố hết dịch

Y tế dự phòng

Sở Y tế

 

PHẦN 2

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Thủ tục kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp tỉnh

1.1 Trình tư thực hiện:

Bước 1: Đề nghị kiểm tra công nhận:

Đơn vị được giao trách nhiệm loại trừ bệnh phong: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật của tỉnh chưa được công nhận loại trừ bệnh phong đối chiếu với các tiêu chí loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp tỉnh, nếu thấy đã đạt thì đề nghị Sở Y tế tỉnh, xem xét, gửi văn bản đề nghị tiến hành kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp tỉnh về Bộ Y tế.

Bước 2: Thành lập hội đồng kiểm tra

“Bộ Y tế xem xét, quyết định thành lập Hội đồng kiểm tra. Hội đồng có trách nhiệm kiểm tra các tiêu chí loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp tỉnh.

Thành phần hội đồng kiểm tra gồm 09 hoặc 11 thành viên:

01 Chủ tịch hội đồng: Lãnh đạo Bệnh viện Da liễu Trung ương.

02 Phó Chủ tịch hội đồng, gồm:

+ Lãnh đạo Sở Y tế;

+ Lãnh đạo Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh.

01 Ủy viên thư ký: Đại diện phòng Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Da liễu Trung ương.

Ủy viên giám sát: Đại diện Lãnh đạo, chuyên viên Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế.

05 Ủy viên gồm: 04 Lãnh đạo của 04 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được công nhận loại trừ bệnh phong và 01 cán bộ Phòng Chỉ đạo tuyến của Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Hội đồng kiểm tra loại trừ bệnh phong chịu trách nhiệm điều hành Hội đồng kiểm tra tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Bước 3: Tiến hành kiểm tra: Thời gian kiểm tra tối đa 02 ngày

Bước 4: Đánh giá, xếp loại

Bước 5: Công nhận tỉnh đạt được 04 tiêu chí loại trừ bệnh phong: Chủ tịch hội đồng có văn bản báo cáo kết quả về Bộ Y tế, kèm theo Biên bản kiểm tra của hội đồng. Bộ trưởng Bộ Y tế căn cứ kết quả kiểm tra của Hội đồng, xem xét quyết định công nhận.

1.2. Cách thức thực hiện: Không quy định

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: Văn bản đề nghị tiến hành kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong.

1.4. Thời hạn giải quyết: Không quy định

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Đơn vị được giao trách nhiệm loại trừ bệnh phong (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật) của tỉnh.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Y tế

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp tỉnh.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Thông tư 17/2013/TT-BYT ngày 06/06/2013 quy định tiêu chí và hướng dẫn kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp tỉnh và huyện do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

2. Thủ tục kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp huyện

2.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Đơn vị chuyên môn được giao trách nhiệm loại trừ bệnh phong (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật) thuộc tỉnh đối chiếu với các tiêu chí loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp huyện, nếu thấy đã đạt thì đề nghị Sở Y tế xem xét, gửi văn bản đề nghị tiến hành kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp huyện về Ủy ban nhân dân tỉnh.

Bước 2: Thành lập hội đồng kiểm tra “Ủy ban nhân dân tỉnh, xem xét, quyết định thành lập Hội đồng kiểm tra. Hội đồng có trách nhiệm kiểm tra các tiêu chí loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp huyện.

Thành phần hội đồng kiểm tra gồm 07 hoặc 09 thành viên:

+ Chủ tịch hội đồng: Lãnh đạo Sở Y tế.

+ Phó chủ tịch hội đồng: Lãnh đạo TTKSBT

+ Ủy viên thư ký: Trưởng khoa Phòng chống Bệnh truyền nhiễm thuộc TTKSBT Tỉnh

+ Ủy viên giám sát: Đại diện của Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh.

+ Ủy viên: Đại diện Phòng Nghiệp vụ y; Phòng Tổ chức cán bộ thuộc Sở Y tế và Đại diện Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Chủ tịch Hội đồng kiểm tra loại trừ bệnh phong chịu trách nhiệm điều hành hội đồng kiểm tra tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Bước 3: Tiến hành kiểm tra: Thời gian kiểm tra tối đa 02 ngày

Bước 4: Đánh giá, xếp loại

Bước 5: Công nhận huyện đạt được 04 tiêu chí loại trừ bệnh phong:

Sau khi kiểm tra, Chủ tịch hội đồng có văn bản báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh, kèm theo Biên bản kiểm tra của hội đồng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ kết quả kiểm tra của Hội đồng, xem xét quyết định công nhận.

2.2. Cách thức thực hiện: Không quy định.

2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: Văn bản đề nghị tiến hành kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong.

2.4. Thời hạn giải quyết: Không quy định.

2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Đơn vị được giao trách nhiệm loại trừ bệnh phong (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật) của tỉnh.

2.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: UBND tỉnh.

2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về việc công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp huyện.

2.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không

2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Thông tư 17/2013/TT-BYT ngày 06/06/2013 quy định tiêu chí và hướng dẫn kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp tỉnh và huyện do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

3. Thủ tục công bố dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A

3.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Ngay sau khi nhận được thông tin về người nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A, cơ quan được Sở Y tế chỉ định thực hiện việc điều tra xác minh (sau đây gọi tắt là cơ quan xác minh dịch).

Bước 2. Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi xác định có người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, cơ quan xác minh dịch có trách nhiệm thông báo cho Sở Y tế nơi có dịch xảy ra đồng thời báo cáo Bộ Y tế.

Bước 3. Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được thông báo của cơ quan xác minh dịch, Sở Y tế nơi có dịch xảy ra có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

Bước 4. Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được báo cáo của Sở Y tế nơi có dịch xảy ra, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế công bố dịch.

Bước 5. Bộ trưởng Bộ Y tế:

+ Công bố dịch trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;

+ Thông báo trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được báo cáo của cơ quan xác minh dịch đối với trường hợp người nhập cảnh Việt Nam được xác định mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;

+ Đề nghị Thủ tướng Chính phủ công bố dịch đối với trường hợp dịch lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người.

3.2. Cách thức thực hiện: Không quy định

3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: Không quy định

3.4. Thời hạn giải quyết: 60 giờ

3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở Y tế; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

3.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ trưởng Bộ Y tế, Thủ tướng Chính phủ.

3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Công bố dịch

3.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không

3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A: có ít nhất một người bệnh được chẩn đoán xác định.

3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Quyết định 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/01/2016 quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

4. Trình tự công bố dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B, nhóm C

4.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Ngay sau khi nhận được thông tin người bệnh được chẩn đoán mắc bệnh truyền nhiễm, Sở Y tế tại nơi người mắc bệnh truyền nhiễm cư trú trong thời gian ủ bệnh quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này có trách nhiệm tổ chức điều tra xác minh dịch.

Bước 2: Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi xác định có dịch, Sở Y có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

Bước 3: Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được báo cáo của Sở Y tế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm xem xét, quyết định việc công bố dịch nhóm B và nhóm C theo thẩm quyền.

4.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp

4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: Không quy định

4.4. Thời hạn giải quyết: 24 giờ

4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm & HIV, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh.

4.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Y tế, Ban chỉ đạo chống dịch tỉnh.

4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định việc áp dụng các biện pháp chống dịch nhóm B và C.

4.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không

4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Theo quy định

4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: quy định của chính phủ

4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Quyết định 02/2016/QĐ-CP 28/01/2016 của Chính phủ quyết định quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm.

5. Thủ tục công bố hết dịch

5.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Ngoài việc đáp ứng điều kiện quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 40 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, việc công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm phải đáp ứng điều kiện: Không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới sau khoảng thời gian nhất định cho từng bệnh quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.

Bước 2: Sau khoảng thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này và đã thực hiện các biện pháp chống dịch theo quy định, Sở Y tế báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định:

Công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và nhóm C; Đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét quyết định công bố hết dịch đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

5.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp

5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: theo quy định của chính phủ

5.4. Thời hạn giải quyết: 24 giờ

5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm & HIV, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh.

5.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Y tế, Ban chỉ đạo chống dịch tỉnh.

5.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định việc áp dụng các biện pháp chống dịch nhóm B và C.

5.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không.

5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: theo quy định.

5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: theo quy định.

5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Quyết định 02/2016/QĐ-CP 28/01/2016 của Chính phủ quyết định quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3153/QĐ-UBND năm 2023 công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng của Sở Y tế tỉnh Bình Dương

  • Số hiệu: 3153/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 24/11/2023
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
  • Người ký: Nguyễn Lộc Hà
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 24/11/2023
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản