Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3136/QĐ-UBND

Bình Phước, ngày 02 tháng 12 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN THÀNH LẬP BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Xây dựng năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

Căn cứ Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng;

Căn cứ Thông báo số 215-TB/TU ngày 07/7/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 2486/TTr-SNV ngày 02/12/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án thành lập Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước.

Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- TTTU, TTHĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 2;
- Sở Nội vụ: (05 bản);
- LĐVP;
- Lưu: VT, P: NC, KTN.(H79)

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Huỳnh Thị Hằng

 

ĐỀ ÁN

THÀNH LẬP BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Kèm theo Quyết định 3136/QĐ-UBND ngày 02/12/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh)

Phần I

SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ

I. SỰ CẦN THIẾT

Trong những năm qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao làm chủ đầu tư nhiều dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn... Trong đó có nhiều dự án có quy mô lớn, quan trọng.

Để quản lý các dự án do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư trong thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lập 02 Ban Quản lý dự án, gồm: Ban Quản lý dự án ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ban Quản lý dự án nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn theo quy định tại Quyết định số 26/2009/QĐ-UBND ngày 29/6/2009 của UBND tỉnh ban hành Quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh làm đại diện, giúp chủ đầu tư trong công tác quản lý, điều hành dự án từ khâu chuẩn bị đầu tư, tổ chức lựa chọn nhà thầu, kiểm tra các hồ sơ liên quan, ký kết hợp đồng, giám sát thi công và nghiệm thu công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, thanh quyết toán theo quy định... đơn vị đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, với vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý dự án ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ban Quản lý các dự án nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn như vậy chưa phù hợp với Luật Xây dựng ngày 18/6/2014 và Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng và Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Do đó, việc thành lập Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước trực thuộc UBND tỉnh trên cơ sở tổ chức lại hoạt động Ban Quản lý các dự án ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ban Quản lý các dự án Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện nay là cần thiết và phù hợp với quy định của pháp luật cũng như tình hình thực tế của địa phương, giúp cho việc quản lý các dự án đầu tư xây dựng thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả. Qua đó, nâng cao vai trò và trách nhiệm trong việc thực thi nhiệm vụ của chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án theo quy định tại Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và thực hiện theo đúng chủ trương của Tỉnh ủy tại Thông báo số 215-TB/TU ngày 07/7/2016.

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ

1. Luật Đầu tư công ngày 18/6/2014.

2. Luật Xây dựng ngày 18/6/2014.

3. Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

4. Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

5. Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28/6/2012 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.

6. Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

7. Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng.

8. Thông báo số 215-TB/TU ngày 07/7/2016 của Tỉnh ủy về công tác cán bộ.

Phần II

HIỆN TRẠNG BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN

I. BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

1. Về cơ cấu tổ chức bộ máy:

Ban Quản lý các dự án ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được thành lập theo Quyết định số 569/QĐ-SNN ngày 24/7/2009 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, gồm có: Giám đốc, 02 Phó Giám đốc và các phòng chuyên môn:

a) Phòng Hành chính - Quản trị;

b) Phòng Kế hoạch - Kế toán;

c) Phòng Quản lý chất lượng;

d) Phòng Giải phóng mặt bằng.

2. Về số lượng nguồn nhân lực và biên chế:

a) Tổng số biên chế được giao: Không được giao biên chế;

b) Tổng số công chức hiện có: 05 người (trong đó 03 người kiêm nhiệm);

c) Tổng số lao động hợp đồng hiện có: 15 người. Trong đó, hợp đồng xác định thời hạn là: 0 người; hợp đồng không xác định thời hạn là: 15 người.

d) Về chất lượng công chức, viên chức và người lao động: (có phụ lục số 01 kèm theo).

3. Về trụ sở và trang thiết vị làm việc:

a) Về trụ sở làm việc: Tổng diện tích: 250m2; số phòng: 04 phòng thuộc trụ sở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Về trang thiết bị, máy móc: (báo cáo theo phụ lục số 02 kèm theo).

4. Kế hoạch, nhiệm vụ chuyên môn được giao:

Số lượng dự án, nhiệm vụ được giao năm 2015, 2016 như sau:

a) Nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ có 04 dự án:

- Công trình sử dụng nước sau hồ thủy điện Cần Đơn (giai đoạn 1).

- Công trình sử dụng nước sau hồ thủy điện Cần Đơn (giai đoạn 2).

- Cụm công trình thủy lợi huyện Đồng Phú.

- Cụm công trình tưới cấp nước khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư.

b) Nguồn vốn ngân sách tỉnh có 04 dự án:

- Công trình hồ chứa nước Sơn Lợi.

- Hệ thống kênh nội đồng hồ Đồng Xoài.

- Sửa chữa, nâng cấp cụm hồ Phước Long (nay là Bù Gia Mập).

- Khu dân cư đất xây dựng Trụ sở ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

c) Nguồn vốn TW hỗ trợ có mục tiêu có 06 dự án:

- Công trình Kè chống sói lở và đê chống lũ Suối Rạt.

- Dự án di dời và tái định cư Suối Rạt.

- Dự án Đường cứu hộ, cứu nạn Sao Bộng - Đăng Hà.

- Công trình Nâng cấp trại giống cây trồng vật nuôi thành Trung tâm Giống nông lâm nghiệp tỉnh Bình Phước (nay là Trung tâm Nông nghiệp Công nghệ cao).

- Sửa chữa nâng cấp hệ thống thủy lợi Suối Giai.

- Đắp đập dâng (tạm) suối Ba Veng xã Minh Tâm, huyện Hớn Quản.

5. Về chế độ tài chính và kinh phí:

a) Về chế độ tài chính: Nguồn chi phí quản lý để hoạt động thường xuyên trích từ các dự án được giao quản lý.

b) Về kinh phí hoạt động thường xuyên được cấp năm 2015, 2016 như sau:

- Năm 2015:

+ Nguồn kinh phí năm 2014 chuyển sang: 127.298.165 đồng

+ Nguồn trích từ các dự án được giao quản lý: 1.461.806.000 đồng

+ Nguồn tạm ứng ngân sách năm 2016: 600.000.000 đồng

Tổng kinh phí thu năm 2015: 2.189.104.165 đồng

+ Nguồn thực được sử dụng là : 2.189.104.165 đồng.

+ Nguồn còn thiếu để thanh toán năm 2015 là: 81.519.135 đồng.

Thực chi năm 2015: 2.270.623.300 đồng. Trong đó: Chi phí thực hiện năm 2014 chuyển sang thanh toán năm 2015 do thiếu nguồn là: 529.232.150 đồng, phần thực được phép chi năm 2015 là: 1.741.391.150 đồng.

- Năm 2016:

Do các dự án hết nguồn để trích dẫn đến thiếu nguồn nên Ban Quản lý dự án ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa lập dự toán năm 2016.

II. BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN

1. Về cơ cấu tổ chức bộ máy:

Ban Quản lý các dự án Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn được thành lập theo Quyết định số 1155/QĐ-SNN ngày 23/11/2010 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, gồm: Giám đốc, Phó Giám đốc Ban và các bộ phận chức năng, gồm: Hành chính - Quản trị; Kế hoạch - Tổng hợp và Nghiệp vụ.

2. Về số lượng nguồn nhân lực và biên chế:

a) Tổng số biên chế được giao: Không có quyết định giao biên chế

b) Tổng số công chức, viên chức và lao động hợp đồng hiện có: 06 người. Trong đó, 01 hợp đồng không xác định thời hạn (thực hiện nhiệm vụ chuyên trách của Ban Quản lý dự án), 04 công chức thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm tại Ban Quản lý dự án.

c) Chất lượng viên chức và người lao động: (có bảng Phụ lục số 01 kèm theo).

3. Về trụ sở và trang thiết bị làm việc:

a) Về trụ sở làm việc: 01 phòng trong khu hành chính Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với diện tích 32 m2.

b) Về trang thiết bị, máy móc: (có Phụ lục 02 kèm theo)

4. Kế hoạch, nhiệm vụ chuyên môn được giao:

a) Số lượng dự án, nhiệm vụ được giao năm 2015, 2016: số dự án được UBND tỉnh giao kế hoạch vốn và triển khai thực hiện là 08 dự án, với tổng số vốn giao thực hiện là: 27,851 tỷ đồng.

b) Số lượng dự án, nhiệm vụ đã thực hiện và đang tiếp tục thực hiện, tiến độ, mốc thời gian hoàn thành.

c) Tổng số kinh phí tiếp nhận từ các nguồn của Ban:

Trong năm 2015, Ban Quản lý dự án tiếp nhận kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản từ 02 nguồn với tổng số là: 27,851 tỷ đồng.

d) Tổng số kinh phí đã chi để thực hiện các dự án trong năm 2015.

Trong năm 2015, Ban Quản lý dự án đã giải ngân được: 15,934 tỷ đồng (Trong đó: vốn Chương trình MTQG là 7,845 tỷ đồng và vốn Hỗ trợ khắc phục hậu quả hạn hán là 8,089 tỷ đồng).

đ) Tổng số vốn và nguồn vốn hiện còn (hoặc được ghi kế hoạch) để chi cho các dự án tiếp theo trong năm 2016: 11,917 tỷ đồng.

e) Số lượng dự án và nhiệm vụ giao mới được giao trong năm 2016:

08 công trình với số vốn là 18,2 tỷ đồng. Trong đó, chuyển nguồn năm 2015 sang năm 2016 của 02 công trình là 10,8 tỷ đồng, nguồn bổ sung trong năm 2016 của 06 công trình là 7,4 tỷ đồng.

Năm 2016, UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa giao kế hoạch vốn và dự án để thực hiện. Ban Quản lý đang thực hiện các dự án chuyển tiếp từ năm 2015.

5. Chế độ tài chính và kinh phí để thực hiện:

a) Về chế độ tài chính: Nguồn kinh phí chi hoạt động thường xuyên của đơn vị trích 100% từ chi phí của quản lý dự án được giao quản lý và thực hiện.

b) Về kinh phí hoạt động thường xuyên được cấp năm 2015, 2016:

- Tổng kinh phí hoạt động thường xuyên được cấp năm 2015: 410.782.862 đồng;

- Nguồn kinh phí đã sử dụng trong năm 2015: 378.054.168 đồng;

- Kinh phí còn dư chuyển sang năm 2016: 32.728.694 đồng;

c) Nguồn kinh trích từ các dự án được giao quản lý trong năm 2016: chưa có.

Phần III

MỤC TIÊU, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG HOẠT ĐỘNG, TÊN GỌI VÀ LOẠI HÌNH ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

I. MỤC TIÊU, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG HOẠT ĐỘNG, TÊN GỌI

1. Mục tiêu

Tập trung quản lý, điều hành các dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn một cách chuyên nghiệp, chuyên môn hóa từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi công trình hoàn thành nghiệm thu đưa vào sử dụng, thanh quyết toán và tất toán.

2. Phạm vi

Hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Phước và theo phân cấp của UBND tỉnh.

3. Đối tượng hoạt động

Quản lý đầu tư xây dựng các công trình xây dựng cơ bản thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn sử dụng nguồn vốn ngân sách tỉnh, ngân sách Trung ương hỗ trợ cho tỉnh, Trái phiếu Chính phủ, nguồn vốn hỗ trợ chính thức ODA cho Chính phủ Việt Nam và các nguồn vốn tài trợ khác theo quy định của pháp luật.

4. Tên gọi

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước.

II. LOẠI HÌNH ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước là tổ chức sự nghiệp công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ về tài chính, tự đảm bảo chi thường xuyên theo quy định của Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

Phần IV

VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN

I. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG

1. Vi trí:

a) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước (sau đây viết tắt là Ban Quản lý dự án) là tổ chức sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh được thành lập theo quy định tại khoản 1, Điều 63, Luật Xây dựng năm 2014 trên cơ sở tổ chức lại hoạt động Ban Quản lý các dự án ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ban Quản lý các dự án Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh. Đồng thời, chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Xây dựng và các cơ quan, đơn vị có liên quan theo quy định của pháp luật.

b) Ban Quản lý dự án có tư cách pháp nhân, có trụ sở và con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.

2. Chức năng:

Ban Quản lý dự án thực hiện chức năng Chủ đầu tư và quản lý dự án, cụ thể như sau:

a) Làm chủ đầu tư một số dự án sử dụng vốn ngân sách, vốn Nhà nước ngoài ngân sách khi được giao. Căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương, UBND tỉnh (người quyết định đầu tư) xem xét, quyết định giao cho Ban Quản lý dự án thực hiện chức năng chủ đầu tư đối với từng dự án cụ thể;

b) Tiếp nhận và quản lý sử dụng vốn để đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật;

c) Thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư, Ban quản lý dự án quy định tại Điều 68, Điều 69, Luật Xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan;

d) Thực hiện các chức năng khác khi được người quyết định thành lập Ban Quản lý dự án giao và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án theo quy định tại Mục II, Phần IV, Đề án này;

đ) Bàn giao công trình xây dựng hoàn thành cho chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng công trình khi kết thúc xây dựng hoặc trực tiếp quản lý, khai thác sử dụng công trình hoàn thành theo yêu cầu của người quyết định đầu tư;

e) Nhận ủy thác quản lý dự án của các chủ đầu tư khác khi được yêu cầu và có đủ năng lực để thực hiện trên cơ sở đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ quản lý các dự án đã được giao.

II. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

Ban Quản lý dự án có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư gồm:

a) Lập kế hoạch dự án: lập, trình phê duyệt kế hoạch thực hiện dự án hàng năm, trong đó phải xác định rõ các nguồn lực sử dụng, tiến độ thực hiện, thời hạn hoàn thành, mục tiêu chất lượng và tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện;

b) Tổ chức thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng: thực hiện các thủ tục liên quan đến quy hoạch xây dựng, sử dụng đất đai, tài nguyên, hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ cảnh quan, môi trường, phòng chống cháy nổ có liên quan đến xây dựng công trình; tổ chức lập dự án, trình thẩm định, phê duyệt dự án theo quy định; tiếp nhận, giải ngân vốn đầu tư và thực hiện các công việc chuẩn bị dự án khác theo quy định của pháp luật;

c) Các nhiệm vụ thực hiện dự án: thuê tư vấn thực hiện khảo sát, thiết kế xây dựng và trình thẩm định, phê duyệt hoặc tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng (theo phân cấp); chủ trì phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư (nếu có) và thu hồi, giao nhận đất để thực hiện dự án; tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; giám sát quá trình thực hiện; giải ngân, thanh toán theo hợp đồng xây dựng và các công việc cần thiết khác theo quy định của pháp luật;

d) Các nhiệm vụ kết thúc xây dựng, bàn giao công trình để vận hành, sử dụng: tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình hoàn thành; vận hành chạy thử; quyết toán, thanh lý hợp đồng xây dựng, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình và bảo hành công trình;

đ) Các nhiệm vụ quản lý tài chính và giải ngân: tiếp nhận, giải ngân vốn theo tiến độ thực hiện dự án và hợp đồng ký kết với nhà thầu xây dựng; thực hiện chế độ quản lý tài chính, tài sản của Ban Quản lý dự án theo quy định;

e) Các nhiệm vụ hành chính, điều phối và trách nhiệm giải trình: tổ chức Văn phòng và quản lý nhân sự Ban Quản lý dự án; thực hiện chế độ tiền lương, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý; thiết lập hệ thống thông tin nội bộ và lưu trữ thông tin; cung cấp thông tin và giải trình chính xác, kịp thời về hoạt động của Ban quản lý dự án theo yêu cầu của người quyết định đầu tư và của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

g) Các nhiệm vụ giám sát, đánh giá và báo cáo: thực hiện giám sát đánh giá đầu tư theo quy định pháp luật; định kỳ đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện dự án với người quyết định đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

2. Thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án gồm:

a) Tổ chức thực hiện các nội dung quản lý dự án theo quy định tại Điều 66, Điều 67, Luật Xây dựng năm 2014;

b) Phối hợp hoạt động với tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện dự án để bảo đảm yêu cầu về tiến độ, chất lượng, chi phí, an toàn và bảo vệ môi trường;

c) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án khác do người quyết định đầu tư, chủ đầu tư giao hoặc ủy quyền thực hiện.

3. Nhận ủy thác quản lý dự án theo hợp đồng ký kết với các chủ đầu tư khác khi được yêu cầu, phù hợp với năng lực hoạt động của mình.

4. Giám sát thi công xây dựng công trình khi đủ điều kiện năng lực hoạt động theo quy định của pháp luật.

5. Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao theo quy định của pháp luật.

III. CƠ CẤU TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ

1. Lãnh đạo Ban Quản lý dự án:

a) Ban Quản lý dự án có Giám đốc và không quá hai (02) Phó Giám đốc và Kế toán trưởng.

b) Giám đốc là người đứng đầu đơn vị, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về mọi hoạt động của đơn vị. Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc thực hiện một số nhiệm vụ do Giám đốc phân công, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc vắng mặt, một (01) Phó Giám đốc được Giám đốc ủy quyền điều hành hoạt động của đơn vị.

c) Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách khác đối với Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng Ban Quản lý dự án do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật và phân cấp thẩm quyền quản lý công chức, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh đã được UBND tỉnh ban hành.

2. Các phòng, ban chức năng, nghiệp vụ, gồm:

a) Văn phòng Ban Quản lý dự án;

b) Phòng Kế hoạch - Tổng hợp;

c) Phòng Kỹ thuật - Thẩm định;

d) Phòng Tài chính - Kế toán;

d) Phòng Điều hành dự án (Do Giám đốc Ban Quản lý dự án xem xét, quyết định thành lập theo quy định của pháp luật).

3. Biên chế Ban Quản lý dự án:

Biên chế của Ban Quản lý dự án thuộc biên chế sự nghiệp, số lượng người làm việc của Ban Quản lý dự án được giao trên cơ sở Đề án vị trí việc làm gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động được UBND tỉnh phê duyệt và nằm trong tổng biên chế sự nghiệp của tỉnh được UBND tỉnh giao.

Phần V

CƠ CHẾ TÀI CHÍNH, CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG VÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN

I. CƠ CHẾ TÀI CHÍNH

Ban Quản lý dự án hoạt động theo nguyên tắc tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên. Kinh phí hoạt động của Ban Quản lý dự án được trích từ nguồn chi phí quản lý dự án, lập hồ sơ mời thầu và đánh giá kết quả đấu thầu, giám sát khảo sát, giám sát thi công do đơn vị trực tiếp quản lý dự án (đối với các dự án được giao làm chủ đầu tư) và nguồn kinh phí từ các hợp đồng làm tư vấn cho các chủ đầu tư (tư vấn quản lý dự án, tư vấn giám sát, tư vấn lập dự án, lập thiết kế kỹ thuật, lập thiết kế bản vẽ thi công, tư vấn đấu thầu...) và các nguồn hợp pháp khác. Phần kinh phí này được lập dự toán hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

II. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG

1. Đối với các dự án được giao làm Chủ đầu tư:

Căn cứ chủ trương của UBND tỉnh, Ban Quản lý dự án sẽ tổ chức triển khai các bước từ chuẩn bị đầu tư, đến thực hiện đầu tư và đến khi kết thúc bàn giao và tất toán công trình theo đúng các quy định hiện hành về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ đầu tư.

2. Đối với các dự án được các Chủ đầu tư thuê theo hợp đồng tư vấn:

Căn cứ theo hợp đồng và các quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng, Ban sẽ tổ chức thực hiện theo quy định đến khi hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hai bên sẽ thanh lý hợp đồng.

III. CƠ SỞ VẬT CHẤT

1. Kinh phí hoạt động của Ban Quản lý dự án:

a) Nguồn kinh phí được sử dụng cho hoạt động của Ban Quản lý dự án gồm:

- Chi phí quản lý dự án tính trong tổng mức đầu tư dự án được duyệt: chi phí quản lý dự án được xác định bằng cách lập dự toán hoặc áp dụng định mức chi phí quản lý dự án theo quy định của Bộ Xây dựng. Trường hợp Ban Quản lý dự án ký kết hợp đồng ủy thác quản lý dự án với chủ đầu tư thì tùy thuộc vào việc phân công thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án giữa các bên hợp đồng để quyết định mức chi phí quản lý dự án được sử dụng;

- Các khoản phí, lệ phí được trích từ việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án như: tổ chức đấu thầu, tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng và các nguồn thu hợp pháp khác. Mức phí, lệ phí được trích lại cho hoạt động của Ban quản lý dự án thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính;

- Kinh phí từ các nguồn thu hợp pháp khác và các hoạt động khác;

- Hỗ trợ kinh phí thực hiện của người quyết định thành lập Ban Quản lý dự án, người quyết định đầu tư. Mức hỗ trợ kinh phí hoạt động của Ban Quản lý dự án được thực hiện đối với các trường hợp quy định tại khoản 4, Điều 3, Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng. Hình thức hỗ trợ kinh phí có thể gồm: tạm ứng kinh phí hoạt động, hỗ trợ về phương tiện, trang bị làm việc, đào tạo và các hình thức hỗ trợ khác khi cần thiết.

b) Trường hợp chủ đầu tư thực hiện ủy thác quản lý dự án cho Ban Quản lý dự án thì chi phí ủy thác quản lý dự án không vượt quá mức chi phí quản lý dự án tính theo định mức của Bộ Xây dựng.

c) Khi tiến độ thực hiện dự án bị kéo dài do các nguyên nhân bất khả kháng hoặc do lỗi của nhà thầu xây dựng thì Giám đốc Ban Quản lý dự án phải có báo cáo giải trình và đề xuất giải pháp điều chỉnh, bổ sung kinh phí quản lý dự án để người quyết định đầu tư xem xét, quyết định.

2. Trang thiết bị làm việc

Trang thiết bị làm việc của Ban Quản lý dự án, dự kiến gồm: Máy vi tính, máy photocopy, máy scan, máy in, máy fax, điện thoại để bàn; bàn, ghế làm việc, kệ, tủ đựng hồ sơ; máy toàn đạc điện tử, máy thủy bình, máy kinh vĩ, máy đo chiều dài đường... các trang thiết bị này cơ bản sử dụng lại từ trang thiết bị hiện có của Ban Quản lý dự án ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ban Quản lý dự án nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và mua sắm bổ sung thêm cho đảm bảo điều kiện hoạt động.

Phần VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nội vụ:

a) Tham mưu, trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định thành lập Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước.

Thời gian thực hiện: trước ngày 15/12/2016.

b) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính dự trù kinh phí cấp cho việc xây dựng và triển khai thực hiện Đề án thành lập Ban Quản lý dự án (bao gồm: Kinh phí xây dựng Đề án, kinh phí triển khai thực hiện Đề án và các khoản chi cần thiết khác theo quy định).

Thời gian thực hiện: trước ngày 15/12/2016.

2. Sở Xây dựng:

a) Trình UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp hoạt động giữa Sở Xây dựng, Ban Quản lý dự án và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

b) Hướng dẫn, quản lý, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ đối với Ban Quản lý dự án theo quy định của pháp luật.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Tổng hợp, thống kê và lập Báo cáo hiện trạng về tổ chức, nhân sự; các đề án, dự án đang thực hiện, bao gồm: Tình hình phân bổ vốn; nguồn vốn; khối lượng thực hiện; đã giải ngân; số vốn còn lại... để bàn giao về Ban Quản lý dự án mới tiếp tục thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

b) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư bàn giao biên chế, nhân sự, tài chính, tài sản, trang thiết bị làm việc... từ Ban Quản lý các dự án ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ban Quản lý các dự án Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn xong trước ngày 25/12/2016. Việc bàn giao thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, không ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan, đơn vị.

c) Phối hợp với Sở Xây dựng trong quản lý chuyên môn, nghiệp vụ đối với Ban Quản lý dự án theo quy định của pháp luật.

d) Bố trí nơi làm việc tạm thời cho Ban Quản lý dự án.

4. Ban Quản lý dự án:

a) Tiếp nhận toàn bộ hồ sơ tài chính, tài sản, biên chế, nhân sự, trang thiết bị làm việc, các đề án, dự án... từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tiếp tục quản lý, sử dụng theo quy định.

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý dự án theo quy định của pháp luật.

5. Sở Tài chính:

Tham mưu UBND tỉnh phê duyệt kinh phí xây dựng Đề án thành lập và triển khai thực hiện Đề án thành lập do Sở Nội vụ dự trù theo quy định.

Thời gian thực hiện: trước ngày 30/12/2016.

Trong quá trình triển khai thực hiện Đề án, nếu có khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Nội vụ và Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định./.

 

PHỤ LỤC 01

DANH SÁCH TRÍCH NGANG, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG CỦA 02 BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN
(Kèm theo Đề án thành lập Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh)

TT

Họ và tên

Ngày, tháng, năm sinh

Ngày vào Đảng
- Dự bị;
- Chính thức

Chức vụ hiện giữ

Trình, độ

Mã ngạch hiện giữ

Ghi chú

Nam

Nữ

GDPT

Chuyên ngành ĐT

Lý luận chính trị

Tin hộc

Ngoại ngữ

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

I

Ban Quản lý các Dự án Nước sạch và vệ sinh môi trường

1

Vũ Hồng Liêm

10/12/1961

 

28/11/2002

28/11/2003

Giám đốc

 

Thạc sỹ Thủy lợi

Cao cấp

 

 

T65-01.002 11-316

Kiêm nhiệm

2

Nguyễn Đăng Dương

20/12/1980

 

16/02/2011

16/02/2012

Phó Giám đốc

 

Thạc sỹ Thủy lợi

Đang học cao cấp

B

B

T65-01.003

Kiêm nhiệm

3

Trịnh Thị Diệp

 

11/11/1981

 

Phó TP phụ trách phòng HC- QT;

Phụ trách kế toán

 

Cử nhân kế toán

Sơ cấp

A

B

06.032

 

4

Nguyễn Văn Thân

23/8/1982

 

 

CBKT

 

Kỹ sư thủy lợi

Sơ cấp

A

B

T65-01.003

Kiêm nhiệm

5

Phạm Thanh Tùng

5/7/1988

 

 

CBKT

 

Kỹ sư kỹ thuật Tài nguyên nước

Sơ cấp

B

B

T65-01.003

Kiêm nhiệm

Tổng số: 05 người

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Ban Quản lý các Dự án ngành Nông nghiệp & PTNT

1

Vũ Hồng Liêm

10/12/1961

 

28/11/2002

28/11/2003

Giám đốc

10/10

Thạc sỹ Thủy lợi

Cao cấp

B

B

1.012

PGĐ sở kiêm GĐ Ban QL

2

Phạm Tiến Hoàng

12/8/1975

 

20/10/2010

20/10/2011

Phó GĐ

12/12

Thạc sỹ Thủy lợi

Trung cấp

B

B

1.003

 

3

Lê Văn Trường

9/2/1975

 

30/9/2003

30/9/2004

Phó GĐ

12/12

Kỹ sư Thủy lợi

Đang học

B

B

1.003

 

4

Mã Tư Ý

28/4/1978

 

02/03/2009

02/03/2010

TP.KTTC

12/12

Cử nhân KT

 

B

C

1.003

 

5

Vũ Thị Lan

15/11/1982

 

 

Kế toán

12/12

Cử nhân KT

 

B

B

6.031

 

6

Nguyễn Thanh Huấn

20/6/1981

 

 

Kế toán

12/12

CĐ K.toán KT

 

B

B

A0

 

7

Trần Thanh Huyền

 

31/1/1990

 

Kế toán

12/12

Cử nhân KT

 

B

B

6.031

 

8

Trần Thị Nguyệt

 

11/3/1968

13/8/2010

13/8/2011

Thủ quỹ

07/10

TCKT

 

A

 

1.004

 

9

Trần Thị Tý

 

11/6/1985

 

Văn thư

12/12

Cử nhân KT

 

A

B

1.008

 

10

Phạm Ngọc Chung

15/7/1976

 

 

Bảo vệ

12/12

 

 

 

 

01.011

 

11

Nguyễn Tấn Cung

10/10/1966

 

10/10/1997

10/10/1998

CBKT

12/12

TC giao thông

 

B

B

1.004

 

12

Trần Ngọc Tài

18/8/1988

 

 

CBKT

12/12

KS cầu đường

 

B

B

13.095

 

13

Nguyễn Hậu

12/9/1975

 

 

CBKT

12/12

Cử nhân KT

 

B

B

13.095

 

14

Nguyễn Nguyên Vũ

17/11/1974

 

 

CBKT

12/12

Kỹ sư Đô thị

 

B

B

13.095

 

15

Lê Ngọc Hóa

19/8/1986

 

 

CBKT

12/12

Kỹ sư Thủy lợi

 

B

 

13.095

 

16

Quách Hồng Ngọc

11/11/1991

 

 

CBKT

12/12

Kỹ sư Thủy lợi

 

B

B

13.095

 

17

Hà Minh Tú

 

17/3/1984

 

CBKT

12/12

KS TLTĐ-CTN

 

B

B

13.095

 

18

Chu Văn Lương

5/1/1971

 

 

CBKT

12/12

Kỹ sư Thủy lợi

 

B

 

13.095

 

19

Nguyễn Mạnh Hà

21/9/1978

 

 

CBKT

12/12

Cử nhân KT

 

B

B

1.003

cán bộ sở biệt phái 2 năm

 

Tổng số: 19 người

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 02

HIỆN TRẠNG TRỤ SỞ, TRANG THIẾT BỊ LÀM VIỆC HIỆN CÓ CỦA 02 BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN
(Kèm theo Đề án thành lập Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh)

STT

Tên đơn vị

Trụ sở làm việc (diện tích)

Trang thiết bị, máy móc làm việc

Ghi chú

Máy vi tính để bàn (bộ)

Máy vi tính xách tay (bộ)

Máy photocopy

Máy in

Máy scan

Máy đo đạc

Máy điều hòa

Máy fax

Các thiết bị khác

Bàn ghế làm việc

Tủ đựng hồ sơ, tài liệu

 

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

1

Ban Quản lý các dự án ngành Nông nghiệp & PTNT

03 phòng trong khu hành chính Sở Nông nghiệp và PTNT; 250m2

10

5

1

3

1

 

6

1

1

20

15

Các TTB đã khấu hao hết

2

Ban Quản lý các Dự án Nước sạch & VSMTNT

01 phòng trong khu hành chính Sở Nông nghiệp và PTNT; diện tích 32m2

3

1

0

1

0

0

0

0

01 điện thoại bàn

03 bàn làm việc; 05 ghế ngồi làm việc

02 tủ 2 cánh; 02 kệ sắt để HS

 

Tổng số:

13

6

1

4

1

0

0

1

2

28

19

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3136/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án thành lập Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước

  • Số hiệu: 3136/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 02/12/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước
  • Người ký: Huỳnh Thị Hằng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản