BỘ VĂN HÓA
| VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
|
Số: 313-VH/VP | Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 1962 |
VỀ VIỆC XẾP HẠNG NHỮNG DI TÍCH, DANH THẮNG TOÀN MIỀN BẮC
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA
Thi hành nghị định của Thủ tướng Chính phủ số 519-TTg ngày 29/10/1957 về bảo tồn cổ tích;
Căn cứ báo cáo và đề nghị của Vụ Bảo tồn Bảo tàng về việc xếp hạng di tích danh thắng;
Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết về quản lý di sản văn hóa dân tộc, đồng thời tránh mọi trở ngại cho các công trình xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay xếp hạng chính thức đợt I, 1962 di tích và danh thắng, thuộc các tỉnh, thành, khu cần bảo vệ theo pháp luật Nhà nước (có bản danh sách kèm theo).
Điều 2. Phạm vi quy định khu vực bảo vệ ở từng di tích, danh thắng xếp hạng có hai giới hạn: khu bảo vệ 1 và khu bảo vệ 2.
Khu bảo vệ 1 là khu trung tâm của di tích, danh thắng, không ai có quyền vi phạm thể lệ sử dụng làm hư hỏng hay có hành vi làm ảnh hưởng đến giá trị lịch sử, kiến trúc nghệ thuật của di tích, danh thắng.
Khu bảo vệ 2 là khu tiếp giáp di tích, danh thắng, nếu cơ quan đoàn thể, tư nhân muốn có kế hoạch sử dụng phải xin phép Ty, Sở văn hóa và Ty, Sở văn hóa đề nghị lên Bộ văn hóa cho phép.
Điều 3. Tất cả những di tích danh lam thắng đã được xếp hạng nói trên, đều do các Ty, Sở văn hóa địa phương quản lý, dưới sự hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn của Vụ Bảo tồn Bảo tàng theo Nghị định số 519-TTg ngày 29/10/1957 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 4. Trách nhiệm bảo vệ những di tích, danh thắng là trách nhiệm chung của các cấp chính quyền. Ủy ban hành chính các cấp có nhiệm vụ chỉ đạo các Ty, Sở văn hóa và các tổ chức bảo vệ di tích, danh thắng, đặt kế hoạch bảo vệ quản lý các di tích, danh thắng xếp hạng được tốt và có kế hoạch phục vụ quần chúng.
Điều 5. Những di tích, danh thắng trước đây đã xếp hạng tạm thời theo Thông tư số 1060-VP/NG ngày 27/7/1959 của Bộ văn hóa nay vẫn còn giá trị.
Điều 6. Tất cả những điều khoản trong các thông tư, chỉ thị trước đây về việc xếp hạng di tích, danh thắng trái với quyết định này coi như bãi bỏ.
Điều 7. Ông Chánh văn phòng Bộ văn hóa, Ủy ban hành chính các cấp, các Ty, Sở văn hóa tỉnh, thành, khu và Vụ Bảo tồn Bảo tàng chiếu quyết định thi hành.
| BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA |
DANH SÁCH DI TÍCH, DANH THẮNG XẾP HẠNG CHÍNH THỨC ĐỢT I
HÀ NỘI
1. Khu vực thành Cổ Loa: thuộc 2 xã Quyết Tâm, Việt Hùng, huyện Đông Anh.
2. Chùa Một cột: (Chùa Diêm Hựu) ở phố Chùa Một Cột khu Ba Đình.
3. Văn Miếu: ở phố Quốc Tử Giám, khu Đống Đa.
4. Đền Voi Phục: ở làng Thủ Lệ, huyện Từ Liêm.
5. Chùa Láng: ở làng Láng, huyện Từ Liêm.
6. Chùa Trấn Quốc: ở đường Thanh Niên, Khu Ba Đình
7. Đền Quan Thánh: ở đưường Thanh Niên, Khu Ba Đình
8. Đền Hai Bà: (Trưng Trắc, Trưng Nhị) ở phố Đồng nhân khu Hai Bà.
9. Chùa Liên Phái: ở phố Bạch Mai, khu Hai Bà.
10. Khu vực Hoàng Cao Khải: ở Thái Hà Ấp, khu Đống Đa.
11. Khu vực Đống Đa: ở Thái Hà ấp, khu Đống Đa.
12. Chùa Kim Liên: (Chùa Nghi Tâm) thuộc xã Quảng An, huyện Từ Liêm.
HẢI PHÒNG
13. Khu vực núi đá Tràng Kênh: thuộc xã Minh Đức, huyệnh Thủy Nguyên.
14. Đình Kênh: (đình Nhân thọ) thuộc khu phố Lê Chân
HỒNG QUẢNG
15. Khu vực vịnh Hạ Long: ở sát thị xã Hòng Gay, Bãi Cháy và Cẩm Phả.
16. Khu vực đền và lăng nhà Trần: thuộc làng An Sinh, huyện Đông Triều.
SƠN TÂY
17. Chùa Thầy và khu vực núi đá Sài Sơn, Hoàng Xá, Phượng Cách: thuộc huyện Quốc oai.
18. Chùa Tây Phương: thuộc xã Thạch xá, huyện Thạch Nhất.
19. Đình Chu Quyến: thuộc xã Chu Minh, huyện Quảng Oai.
HÀ ĐÔNG
20. Đình Hoàng Xá: thuộc thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa.
21. Chùa Trầm: thuộc thôn Long Châu, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ.
22. Chùa Trăm Gian: thuộc thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ.
23. Chùa Hương Tích và khu vực Hương Sơn: thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức.
BẮC NINH
24. Khu vực chùa Phật Tích: (chùa Vạn Phúc) thuộc xã Phượng Hoàng, huyện Tiên Du.
25. Chùa Dâu: (Chùa Khương tự) thuộc làng Khương Tự, huyện Thuận Thành.
26. Chùa Bút Tháp: (Ninh Phúc tự) thuộc xã Đinh Tổ, huyện Thuận Thành.
27. Đình Đinh Bảng: thuộc làng Đình Bảng, huyện Từ Sơn.
HƯNG YÊN
28. Đền Đa Hòa: thuộc xã Bình Minh, huyện Khoái Châu.
29. Văn Chỉ Bình Dân: thuộc xã Bình Dân, huyện Khoái Châu.
HẢI DƯƠNG
30. Đền Kiếp Bạc: thuộc xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh.
31. Chùa Côn Sơn (Chùa Hun) thuộc xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh.
32. Khu vực Động Kinh Chủ: thuộ xã Phạm Mệnh, huyện Kinh Môn.
HÀ NAM
33. Núi Kềm Trống: thuộc Đoan Vĩ, xã Thanh Mai, huyện Thanh Liêm.
34. Đình Văn Xá: thuộc xã Văn Xá, huyện Lý Nhân.
NAM ĐỊNH
35. Cột Cờ: thuộc khu phố III, thành phố Nam Định.
36. Đền Thiên Trường: thuộc xã Lộc Vượng, ngoại thành.
37. Đền Cổ Trạch: thuộc xã Lộc Vượng, ngoại thành.
38. Chùa Phổ Minh: (chùa Tháp) thuộc xã Lộc Vượng, ngoại thành.
39. Chùa Keo: thuộc xã Xuân Khu, huyện Xuân Trường.
NINH BÌNH
40. Núi Dục Thủy (Non nước) thuộc thị xã.
41. Núi Cánh Diều (Ngọc mỹ nhân) thuộc thị xã.
42. Khu vực núi Trường Yên và đền vua Đinh, đền vua Lê: thuộc xã Gia Trường, huyện Gia Khánh.
43. Khu vực động Thiên Tôn: thuộc xã Ninh Mỹ, huyện Gia Khánh.
THANH HÓA
44. Khu vực di chỉ Thiệu Dương và Đông Sơn: thuộc các xã Đông Giang, Đông Cương (huyện Đông Sơn) và các xã Thiệu Tân, Thiệu Khánh, Thiệu dương (huyện Thanh Hóa).
45. Thành nhà Hồ: thuộc các xã Vĩnh Long, Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc.
46. Khu vực Lam Sơn: thuộc xã Xuân Lãm, huyện Thọ Xuân.
47. Khu vực Sầm Sơn: thuộc xã Quảng Sơn, huyện Quảng Xương.
KIẾN AN
48. Khu vực núi Voi, núi Xuân Sơn và Núi Vọ: thuộc các xã Trường Thành, An Tiến, An Thắng và Bắc Hà, huyện An Lão.
49. Đình Cung Chúc: thuộc xã Trung Lập, huyện Vĩnh Bảo.
THÁI BÌNH
50. Chùa Keo: (Thần Quang Tự) thuộc xã Vũ Nghĩa, huyện Vũ Tiêu.
51. Đình An Cổ: thuộc xã Thụy An, huyện Thụy Anh.
PHÚ THỌ
52. Đền Hùng thuộc xã Hy Cương, huyện Lâm Thao.
VĨNH PHÚC
53. Tháp Bình Sơn (Tháp Then) thuộc xã Tam Sơn, huyện Lập Thạch.
54. Đền Sóc Sơn: thuộc xã Vệ Linh, huyện Đa Phúc.
HÀ TĨNH
55. Khu vực miếu mộ cụ Nguyễn Du: thuộc làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân.
NGHỆ AN
56. Núi Dũng Quyết và khu vực Phượng Hoàng Trung Đô: thuộc thị xã Vinh.
57. Núi Lam Thánh: thuộc huyện Hưng Nguyên.
58. Núi Thiên Nhẫn và Thánh Lục Niên: thuộc các huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) và huyện Nam Đàn (Nghệ An).
KHU TỰ TRỊ THÁI MÈO
59. Nhà tù Sơn La: thuộc châu Sơn La.
60. Khu vực chiến trường Điện Biên Phủ: thuộc châu Điện Biên.
LẠNG SƠN
61. Khu vực núi Chi Lăng: thuộc huyện Ôn Châu.
62. Khu vực núi Tam Thanh và núi nàng Tô Thị, thuộc thị xã Lạng Sơn.
Quyết định 313-VH/VP năm 1962 về xếp hạng những di tích, danh thắng cảnh toàn miền Bắc do Bộ trưởng Bộ Văn hóa ban hành
- Số hiệu: 313-VH/VP
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/04/1962
- Nơi ban hành: Bộ Văn hoá
- Người ký: Hoàng Minh Giám
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 21
- Ngày hiệu lực: 13/05/1962
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực