Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3128/QĐ-UBND | Bình Dương, ngày 28 tháng 10 năm 2019 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Nuôi con nuôi ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Hộ tịch ngày 20 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
Căn cứ Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi;
Căn cứ Nghị định số 24/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi;
Căn cứ Quyết định số 376/QĐ-BTP ngày 18 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy chế mẫu về phối hợp liên ngành tại địa phương về giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 1874/TTr-STP ngày 10/10/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp liên ngành về giải quyết việc nuôi con nuôi nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Tư pháp, Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Tài chính; Giám đốc Công an tỉnh; Giám đốc các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký.
Quyết định này thay thế Quyết định số 1657/QĐ-UBND ngày 14/7/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc ban hành quy chế phối hợp liên ngành về giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC NUÔI CON NUÔI NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3128/QĐ-UBND ngày 28/10/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
Quy chế này quy định nguyên tắc, hình thức, nội dung và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc giải quyết việc nuôi con nuôi nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
1. Tuân thủ quy định của pháp luật về nuôi con nuôi nước ngoài và các điều ước quốc tế về nuôi con nuôi mà Việt Nam là thành viên.
2. Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan đơn vị phối hợp.
3. Bảo đảm tính chủ động, thường xuyên, chặt chẽ, kịp thời trong quá trình phối hợp.
Trao đổi ý kiến bằng văn bản hoặc cung cấp thông tin bằng văn bản theo yêu cầu của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp.
1. Tổ chức hợp liên ngành.
2. Tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết.
3. Thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành.
4. Các hình thức phù hợp khác theo quy định của pháp luật.
NỘI DUNG PHỐI HỢP TRONG GIẢI QUYẾT VIỆC NUÔI CON NUÔI NƯỚC NGOÀI
1. Ngay sau khi nhận được thông báo về việc trẻ em bị bỏ rơi, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trưởng công an cấp xã có trách nhiệm tổ chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi.
Biên bản phải ghi rõ thời gian, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi; đặc điểm nhận dạng như giới tính, thể trạng, tình trạng sức khỏe; tài sản hoặc đồ vật khác của trẻ, nếu có; họ, tên, giấy tờ chứng minh nhân thân, nơi cư trú của người phát hiện trẻ bị bỏ rơi. Biên bản phải được người lập, người phát hiện trẻ bị bỏ rơi, người làm chứng (nếu có) ký tên và đóng dấu xác nhận của cơ quan lập. Biên bản được lập thành hai bản, một bản lưu tại cơ quan lập, một bản giao cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ.
2. Sau khi lập biên bản, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em bị bỏ rơi có trách nhiệm thực hiện việc niêm yết; Giao trẻ cho cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ; đăng ký khai sinh cho trẻ em theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Trường hợp không có người nhận trẻ em làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập hồ sơ chuyển trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về việc tiếp nhận trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng.
Trường hợp cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng không còn đủ khả năng tiếp tục nuôi dưỡng, hoặc không còn nguyện vọng tiếp tục tạm thời nuôi dưỡng, hoặc hết thời hạn thông báo tìm cha, mẹ đẻ của trẻ em mà không tìm được cha, mẹ đẻ hoặc không có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em bị bỏ rơi lập hồ sơ chuyển trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về việc tiếp nhận trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng.
Điều 5. Phối hợp trong việc rà soát trẻ em làm con nuôi
1. Trường hợp trẻ em: bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em không nơi nương tựa đang được cá nhân, gia đình, tổ chức tạm thời nuôi dưỡng hoặc chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật, Ủy ban nhân dân cấp xã hàng tháng rà soát, đánh giá việc trẻ em cần được nhận làm con nuôi. Nếu có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, giải quyết hoặc hướng dẫn giải quyết việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp tiếp nhận trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em không nơi nương tựa vào sống ở cơ sở nuôi dưỡng, cơ sở nuôi dưỡng đánh giá việc trẻ em cần được nhận làm con nuôi. Nếu có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì cơ sở nuôi dưỡng giao 01 bộ hồ sơ trẻ em cho người nhận con nuôi để thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.
Nếu không có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì cơ sở nuôi dưỡng lập hồ sơ trẻ em bao gồm các giấy tờ, tài liệu theo quy định, xin ý kiến của cơ quan chủ quản. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, cơ quan chủ quản có ý kiến gửi Sở Tư pháp kèm theo hồ sơ trẻ em để thông báo tìm người nhận con nuôi.
Điều 6. Phối hợp trong việc xác minh hồ sơ của trẻ em thuộc đối tượng cần tìm gia đình thay thế
Công an tỉnh có trách nhiệm thực hiện xác minh đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi được cho làm con nuôi ở nước ngoài và trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp.
Nội dung trả lời xác minh của Công an tỉnh cần nêu rõ nguồn gốc trẻ em, khẳng định có xác định được hay không xác định được cha, mẹ đẻ. Trường hợp xác định được cha, mẹ đẻ của trẻ em thì trong công văn trả lời nêu rõ họ, tên, nơi cư trú của cha, mẹ đẻ để Sở Tư pháp tiến hành thủ tục lấy ý kiến của những người liên quan theo quy định của pháp luật.
Công an tỉnh rút ngắn tối đa thời hạn xác minh nguồn gốc của trẻ em thuộc diện khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo, cụ thể như sau: Trẻ em bị sứt môi hở hàm ếch; trẻ em bị mù một hoặc cả hai mắt; trẻ em bị câm, điếc; trẻ em bị khoèo chân, tay; trẻ em không có ngón hoặc bàn chân, tay; trẻ em nhiễm HIV; trẻ em mắc các bệnh về tim; trẻ em không có hậu môn hoặc bộ phận sinh dục; trẻ em mắc các bệnh về máu; trẻ em bị khuyết tật khác hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác cần điều trị khẩn cấp hoặc cả đời.
Điều 7. Phối hợp trong việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài
Việc giới thiệu trẻ em không thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP sửa đổi làm con nuôi người nước ngoài phải bảo đảm các căn cứ giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài quy định tại Điều 35 Luật Nuôi con nuôi và thực hiện như sau:
1. Để tham mưu, tư vấn trong việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài chặt chẽ, khách quan, phù hợp với lợi ích tốt nhất của trẻ em, việc phối hợp liên ngành được thực hiện thông qua hình thức hợp liên ngành hoặc lấy ý kiến bằng văn bản về việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài.
Trường hợp họp liên ngành thì thành phần gồm Đại diện lãnh đạo Sở Tư pháp (chủ trì cuộc họp); đại diện lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; đại diện Lãnh đạo Sở Y tế; đại diện lãnh đạo Công an tỉnh; đại diện Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; đại diện cơ quan chủ quản của cơ sở nuôi dưỡng; đại diện Ban Giám đốc cơ sở nuôi dưỡng có trẻ em được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài. Trong trường hợp cần thiết, Sở Tư pháp có thể mời chuyên gia y tế, tâm lý, gia đình, xã hội tham gia ý kiến để liên ngành xem xét tư vấn việc giới thiệu trẻ em không thuộc diện khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo làm con nuôi người nước ngoài.
Sở Tư pháp có trách nhiệm gửi cho các đại biểu tham gia họp liên ngành ít nhất 03 ngày trước ngày họp phương án giới thiệu trẻ em kèm theo phụ lục tóm tắt hồ sơ của trẻ em và hồ sơ của người nhận con nuôi.
Trong cuộc họp, các đại biểu tham gia họp liên ngành cho ý kiến, thảo luận về các phương án giới thiệu trẻ em cho người nhận con nuôi. Đại diện lãnh đạo Sở Tư pháp chủ trì họp liên ngành tổng hợp ý kiến và kết luận về phương án giới thiệu trẻ em.
2. Căn cứ vào kết luận của cuộc họp liên ngành, Sở Tư pháp có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài.
Trường hợp trao đổi ý kiến bằng văn bản thì Sở Tư pháp gửi công văn kèm theo phụ lục tóm tắt hồ sơ của trẻ em và hồ sơ của người nhận con nuôi cho các cơ quan, ban, ngành tại điểm a khoản này đề nghị cho ý kiến về các phương án giới thiệu trẻ em cho người nhận con nuôi.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, các cơ quan, ban ngành được hỏi ý kiến có văn bản trả lời Sở Tư pháp. Sở Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp, tiếp thu hoặc giải trình ý kiến của các cơ quan, ban, ngành hữu quan và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả giới thiệu trẻ em làm con nuôi.
Căn cứ vào thông báo của Cục Con nuôi về số chi phí giải quyết việc nuôi con nuôi nước ngoài chuyển về địa phương, Sở Tài chính có trách nhiệm thông báo cho Sở Tư pháp, cơ sở nuôi dưỡng thực hiện theo Thông tư số 267/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác nuôi con nuôi và cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.
Sở Tư pháp, cơ sở nuôi dưỡng có trách nhiệm sử dụng, chấp hành, quyết toán kinh phí và báo cáo việc sử dụng chi phí theo quy định tại số Thông tư số 267/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác nuôi con nuôi và cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.
Điều 9. Trách nhiệm của Sở Tư pháp
1. Cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết theo đề nghị của cơ quan phối hợp.
2. Chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch hoặc đề xuất nội dung phối hợp liên ngành trong việc giải quyết việc nuôi con nuôi nước ngoài trên địa bàn tỉnh; chuẩn bị nội dung, tổ chức các cuộc họp liên ngành thường kỳ hoặc đột xuất hoặc trao đổi ý kiến liên ngành bằng văn bản để bảo đảm hiệu quả của công tác giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
3. Chịu trách nhiệm đảm bảo cơ sở vật chất và điều kiện cho các cuộc họp liên ngành do Sở Tư pháp chủ trì.
4. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cơ sở trợ giúp xã hội trong việc ưu tiên giải quyết cho trẻ em làm con nuôi trong nước, trước khi cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.
5. Đôn đốc, theo dõi, đánh giá về công tác phối hợp.
6. Định kỳ 06 tháng một lần, Sở Tư pháp thông báo đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế và Công an tỉnh về tình hình giải quyết việc nuôi con nuôi nước ngoài trên phạm vi toàn tỉnh.
7. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức họp liên ngành để tổng kết, đánh giá kết quả việc thực hiện Quy chế, những vướng mắc, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết việc nuôi con nuôi nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
Điều 10. Trách nhiệm của Sở Y tế
1. Sở Y tế hướng dẫn, kiểm tra chặt chẽ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm túc việc cấp các giấy tờ về sự kiện sinh, tử, lập hồ sơ trẻ em bị bỏ rơi đúng theo quy định của pháp luật để tránh tình trạng làm hồ sơ giả cho trẻ em làm con nuôi, mua bán trẻ em.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tạo điều kiện thuận lợi trong trường hợp có xác minh lai lịch trẻ em bị bỏ rơi tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc các sự kiện sinh, tử khác theo yêu cầu của Công an tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Tư pháp.
Điều 11. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Rà soát, đánh giá năng lực các cơ sở nuôi dưỡng công lập và ngoài công lập trên địa bàn tỉnh trong công tác giải quyết việc nuôi con nuôi đối với trẻ em; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh củng cố, kiện toàn cơ sở vật chất, nâng cao năng lực cơ sở trợ giúp xã hội trong công tác giải quyết việc nuôi con nuôi đối với trẻ em.
2. Đôn đốc các cơ sở nuôi dưỡng đánh giá nhu cầu và lập danh sách trẻ em được nhận làm con nuôi theo đúng quy trình nghiệp vụ công tác xã hội;
3. Cử cán bộ tham gia đoàn công tác liên ngành theo đề xuất của cơ quan chủ trì và tạo điều kiện cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ được giao.
4. Đôn đốc, theo dõi, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện công tác phối hợp trong lĩnh vực quản lý của mình gửi cơ quan chủ trì tổng hợp và theo dõi chung.
5. Thực hiện chế độ, chính sách đối với trẻ em theo quy định. Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố trong việc quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, có biện pháp phòng ngừa tình trạng trẻ em bị bỏ rơi; thực hiện việc rà soát, tìm người nhận trẻ em làm con nuôi theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi.
6. Kiểm tra, theo dõi việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản hỗ trợ nhân đạo từ các tổ chức, cá nhân vì mục đích bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
7. Phối hợp với Sở Tư pháp cung cấp tình hình lập Danh sách trẻ em có nhu cầu được nhận làm con nuôi theo quy định.
8. Tham gia, thực hiện các công việc trong Quy chế theo tiến độ, bảo đảm chất lượng các nội dung phối hợp.
Điều 12. Trách nhiệm của Công an tỉnh
1. Có trách nhiệm xác minh nguồn gốc và các vấn đề khác liên quan đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi làm con nuôi nước ngoài; giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lý hành vi phạm tội trong lĩnh vực nuôi con nuôi nước ngoài.
2. Tham gia, thực hiện theo tiến độ, bảo đảm chất lượng các nội dung phối hợp.
Điều 13. Trách nhiệm của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh
Phối hợp thực hiện tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về nuôi con nuôi. Đăng tải, phát tin miễn phí thông báo tìm gia đình thay thế cho trẻ theo yêu cầu của Sở Tư pháp.
Điều 14. Trách nhiệm của Sở Tài chính
Phân bổ và quyết toán số chi phí tiếp nhận từ Cục Con nuôi - Bộ Tư pháp cho Sở Tư pháp, các cơ sở bảo trợ theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Trách nhiệm của cơ sở nuôi dưỡng
Căn cứ vào đề nghị của cơ quan chủ trì, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm:
1. Tham gia, thực hiện theo tiến độ, đảm bảo chất lượng các nội dung phối hợp.
2. Đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện công tác phối hợp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, gửi Sở Tư pháp tổng hợp, xây dựng báo cáo chung theo Quy chế này.
3. Kịp thời tiếp nhận trẻ em thuộc đối tượng cứu trợ khẩn cấp theo đề nghị của tổ chức, cá nhân; chịu trách nhiệm về tính chính xác, khách quan của hồ sơ trẻ em được tiếp nhận vào cơ sở nuôi dưỡng.
4. Thực hiện việc rà soát, đánh giá việc trẻ em cần được nhận làm con nuôi theo quy định.
5. Định kỳ 06 tháng và hằng năm hoặc theo yêu cầu, cơ sở nuôi dưỡng báo cáo việc tiếp nhận, sử dụng và quản lý các khoản hỗ trợ nhân đạo theo quy định của pháp luật và báo cáo Cục Con nuôi về việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản hỗ trợ nhân đạo của cha mẹ nuôi và tổ chức con nuôi nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam.
Điều 16. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nuôi con nuôi trên địa bàn.
2. Thực hiện đúng các nội dung phối hợp quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6 của Quy chế này.
1. Sở Tư pháp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, Sở Y tế, Công an tỉnh, Đài Phát thanh truyền hình tỉnh; Các cơ sở nuôi dưỡng; Ủy ban nhân dân cấp xã theo nhiệm vụ được giao tại Quy chế này tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung phối hợp.
2. Trong quá trình thực hiện Quy chế này, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm gửi văn bản về Sở Tư pháp để kịp thời tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
- 1Quyết định 2179/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế phối hợp giải quyết việc nuôi con nuôi trong nước, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 2Quyết định 1012/QĐ-UBND năm 2018 về Quy chế phối hợp liên ngành về giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 3Quyết định 17/2019/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 1Luật nuôi con nuôi 2010
- 2Nghị định 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nuôi con nuôi
- 3Quyết định 376/QĐ-BTP năm 2014 về Quy chế mẫu phối hợp liên ngành tại địa phương về giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 4Luật Hộ tịch 2014
- 5Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7Quyết định 2179/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế phối hợp giải quyết việc nuôi con nuôi trong nước, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 8Thông tư 267/2016/TT-BTC hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác nuôi con nuôi và cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 9Quyết định 1012/QĐ-UBND năm 2018 về Quy chế phối hợp liên ngành về giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 10Nghị định 24/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật nuôi con nuôi
- 11Quyết định 17/2019/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Quyết định 3128/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế phối hợp liên ngành về giải quyết việc nuôi con nuôi nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- Số hiệu: 3128/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/10/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
- Người ký: Trần Thanh Liêm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/10/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra