Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3127/QĐ-UBND | Quảng Ninh, ngày 13 tháng 11 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THAY THẾ, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BÃI BỎ LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN, UBND CẤP XÃ TỈNH QUẢNG NINH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định có liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 3192/TTr-SGD&ĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 và Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính thay thế, thủ tục hành chính bãi bỏ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện, UBND cấp xã tỉnh Quảng Ninh (Có danh mục và nội dung cụ thể của từng thủ tục hành chính kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành trực thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC 1
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP XÃ TỈNH QUẢNG NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3127/QĐ-UBND ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
PHẦN I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP XÃ TỈNH QUẢNG NINH
STT | Tên thủ tục hành chính |
1 | Thủ tục Đăng kí thành lập cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục Tiểu học. |
PHẦN II
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Thủ tục Đăng ký thành lập cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục Tiểu học
* Trình tự thực hiện:
- Tổ chức, cá nhân có hồ sơ nộp Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ, xem xét, có văn bản cho phép thành lập cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học. Việc cho phép thành lập hoặc không cho phép thành lập phải được trả lời bằng văn bản, trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Tờ trình đề nghị thành lập cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học;
+ Bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến phụ trách cơ sở giáo dục;
+ Văn bản nhận bảo trợ của một trường tiểu học cùng địa bàn trong huyện;
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
* Thời gian giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Ủy ban nhân dân cấp xã
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp xã
- Cơ quan phối hợp: Không
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
* Lệ phí: Không
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
* Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Hỗ trợ yêu cầu phổ cập giáo dục tiểu học của địa phương;
- Được một trường tiểu học nhận bảo trợ và giúp cơ quan có thẩm quyền quản lí về các hoạt động giáo dục theo quy định tại Điều 27, Điều 28, Điều 29, Điều 30, Điều 31 của Điều lệ trường Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT;
- Có giáo viên theo tiêu chuẩn quy định tại Điều 36 của Điều lệ trường Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Có phòng học theo quy định tại Điều 46 của Điều lệ trường Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Điều lệ Trường Tiểu học
PHỤ LỤC 2
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THAY THẾ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3127/QĐ-UBND ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
PHẦN I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THAY THẾ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN
STT | Tên thủ tục hành chính |
A | THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THAY THẾ |
1 | Thủ tục Cấp bản sao bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở |
2 | Thủ tục Chỉnh sửa nội dung bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở |
3 | Thủ tục Sáp nhập và chia, tách trường Trung học cơ sở để thành lập mới |
4 | Thủ tục Sáp nhập và chia, tách trường Tiểu học để thành lập mới |
5 | Thủ tục Thành lập trường Trung học cơ sở |
6 | Thủ tục Thành lập trường Tiểu học |
7 | Thủ tục Giải thể trường Trung học cơ sở |
8 | Thủ tục Giải thể trường Tiểu học |
PHẦN II
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THAY THẾ
1. Thủ tục Cấp bản sao bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở
- Cá nhân chuẩn bị, nộp hồ sơ tại Phòng Giáo dục và Đào tạo.
- Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Phòng Giáo dục và Đào tạo kiểm tra hồ sơ nếu hồ sơ hợp lệ thì viết phiếu, tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày lấy kết quả;
- Cá nhân căn cứ vào thời gian ghi trong Giấy tiếp nhận hồ sơ đến bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Phòng Giáo dục và Đào tạo nhận kết quả.
* Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện.
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn xin cấp bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS).
+ Xuất trình hoặc gửi qua đường bưu điện bản chính hoặc bản sao có chứng thực chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác.
+ Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc là những người đại diện hợp pháp, người được ủy quyền hợp pháp của người được cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ hoặc Cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, người thừa kế của người được cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ trong trường hợp người được cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ đã chết, thì còn phải xuất trình giấy tờ chứng minh là người có quyền yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
* Thời hạn giải quyết:
- Ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu, nếu trực tiếp nhận yêu cầu.
- Chậm nhất trong 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu theo dấu ngày đến của bưu điện, nếu yêu cầu được gửi qua đường bưu điện.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Phòng Giáo dục và Đào tạo.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và Đào tạo.
- Cơ quan phối hợp: Không.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bản sao bằng tốt nghiệp.
* Lệ phí: 9.000 đồng/bản. Nếu yêu cầu gửi qua đường bưu điện thì người yêu cầu phải trả cước phí bưu điện cho cơ quan, tổ chức cấp bản sao.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/05/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.
- Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/06/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo V/v ban hành Qui chế văn bằng chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.
- Thông tư số 22/2012/TT-BGDĐT ngày 20/6/2012 của BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/06/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Thông tư liên tịch số 92/2008/TTLT-BTC-BTP ngày 17/10/2008 của BTC-BTP về việc hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực.
- Văn bản số 7593/BGDĐT-VP ngày 31/8/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thông báo giá văn bằng chứng chỉ áp dụng từ tháng 9/2009.
2. Thủ tục Chỉnh sửa nội dung bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở
* Trình tự thực hiện:
- Cá nhân chuẩn bị, nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Phòng Giáo dục và Đào tạo.
- Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Phòng Giáo dục và Đào tạo kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì viết phiếu, tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày lấy kết quả;
- Cá nhân căn cứ vào thời gian ghi trong Giấy tiếp nhận hồ sơ đến bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Phòng Giáo dục và Đào tạo nhận kết quả.
* Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Phòng Giáo dục và Đào tạo.
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn đề nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ;
+ Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác của người được cấp văn bằng, chứng chỉ;
+ Văn bằng, chứng chỉ đề nghị chỉnh sửa;
+ Quyết định cho phép thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính đối với trường hợp chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ do thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính;
+ Giấy khai sinh đối với trường hợp chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ do bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, đăng ký lại việc sinh, đăng ký khai sinh quá hạn;
+ Các tài liệu chứng minh văn bằng, chứng chỉ bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ đối với trường hợp chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ mà người học đã ký nhận văn bằng, chứng chỉ nhưng nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ.
Các tài liệu trong hồ sơ có thể là bản chính hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính.
Nếu cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ tiếp nhận tài liệu trong hồ sơ là bản sao không có chứng thực thì có quyền yêu cầu người đề nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ xuất trình bản chính để đối chiếu; người đối chiếu phải ký xác nhận và ghi rõ họ tên vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.
Nếu tiếp nhận tài liệu trong hồ sơ là bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính thì cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ không được yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
* Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Phòng Giáo dục và Đào tạo.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và Đào tạo.
- Cơ quan phối hợp: Không.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định chỉnh sửa
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/06/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo V/v ban hành Qui chế văn bằng chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.
- Thông tư số 22/2012/TT-BGDĐT ngày 20/6/2012 của BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/06/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Thủ tục Sáp nhập và chia, tách để thành lập trường Trung học cơ sở mới
* Trình tự thực hiện:
- Ủy ban nhân dân cấp xã (đối với trường công lập), tổ chức hoặc cá nhân (đối với trường tư thục) có trách nhiệm lập và nộp hồ sơ theo quy định tại Phòng Giáo dục và Đào tạo;
- Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ đủ theo quy định, viết phiếu hẹn trả kết quả;
- Phòng Giáo dục và Đào tạo gửi hồ sơ đến các cơ quan có liên quan, nhận ý kiến bằng văn bản, tổng hợp và xem xét điều kiện thành lập trường theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; lập Tờ trình gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện kèm hồ sơ theo quy định tại khoản 1, Điều 11 của Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; trường hợp không đủ điều kiện thành lập trường thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ.
- Ủy ban nhân dân huyện, thành phố nhận hồ sơ, xem xét điều kiện thành lập trường theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố ra Quyết định thành lập trường; trường hợp không đủ điều kiện theo quy định, có văn bản thông báo cho Phòng Giáo dục và Đào tạo biết lý do và hướng giải quyết;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường nhận kết quả tại Phòng Giáo dục và Đào tạo.
* Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện.
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Đề án thành lập trường;
+ Tờ trình về Đề án thành lập trường, dự thảo Quy chế hoạt động của trường;
+ Sơ yếu lí lịch kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến bố trí làm Hiệu trưởng;
+ Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập hoặc cho phép thành lập trường;
+ Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của Ủy ban cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có).
- Số lượng hồ sơ: 06 bộ
* Thời hạn giải quyết: 40 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan, tổ chức, cá nhân
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và Đào tạo
- Cơ quan phối hợp: Các phòng chức năng của UBND cấp huyện.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
* Lệ phí: Không
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới giáo dục và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
- Bảo đảm quyền lợi của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên;
- Bảo đảm an toàn và quyền lợi của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
4. Thủ tục Sáp nhập và chia, tách trường tiểu học để thành lập mới
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) đối với trường tiểu học công lập, tổ chức hoặc cá nhân đối với trường tiểu học tư thục có trách nhiệm lập hồ sơ theo quy định tại khoản 1 của Điều 11 của Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Phòng giáo dục và đào tạo nhận hồ sơ, xem xét điều kiện chia, tách, sáp nhập trường theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu thấy đủ điều kiện, phòng giáo dục và đào tạo có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị thành lập trường đến Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Ủy ban nhân dân cấp huyện nhận hồ sơ, xem xét điều kiện thành lập trường theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập trường đối với trường công lập hoặc cho phép thành lập trường đối với trường tư thục; trường hợp chưa quyết định thành lập trường hoặc chưa cho phép thành lập trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản thông báo cho Phòng Giáo dục và Đào tạo biết rõ lí do và hướng giải quyết.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường nhận kết quả tại Phòng Giáo dục và Đào tạo.
* Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Đề án thành lập trường;
+ Tờ trình về Đề án thành lập trường, dự thảo Điều lệ hoặc Quy chế hoạt động của trường.
+ Sơ yếu lí lịch kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến làm Hiệu trưởng.
+ Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập trường.
+ Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện (nếu có).
- Số lượng hồ sơ: 06 bộ.
* Thời hạn giải quyết: 40 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan, tổ chức, cá nhân.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và Đào tạo.
- Cơ quan phối hợp: Các phòng chức năng của UBND cấp huyện.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
* Lệ phí: Không
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Vì quyền lợi học tập của học sinh;
- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục;
- Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
- Bảo đảm quyền lợi của cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên;
- Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tiểu học.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường Tiểu học.
5. Thủ tục thành lập Trường trung học cơ sở
- Ủy ban nhân dân cấp xã (đối với trường công lập), tổ chức hoặc cá nhân (đối với trường tư thục) có trách nhiệm lập và nộp hồ sơ theo quy định tại Phòng Giáo dục và Đào tạo;
- Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ đủ theo quy định viết phiếu hẹn trả kết quả;
- Phòng Giáo dục và Đào tạo gửi hồ sơ đến các cơ quan có liên quan nhận ý kiến bằng văn bản, tổng hợp và xem xét điều kiện thành lập trường theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT; lập Tờ trình gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện kèm hồ sơ theo quy định tại khoản 1, Điều 11 của Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT; trường hợp không đủ điều kiện thành lập trường thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ.
- Ủy ban nhân dân huyện, thành phố nhận hồ sơ, xem xét điều kiện thành lập trường theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố ra Quyết định thành lập trường; trường hợp không đủ điều kiện theo quy định, có văn bản thông báo cho Phòng Giáo dục và Đào tạo biết lý do và hướng giải quyết;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường nhận kết quả tại Phòng Giáo dục và Đào tạo.
* Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện.
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Đề án thành lập trường;
+ Tờ trình về Đề án thành lập trường, dự thảo Quy chế hoạt động của trường;
+ Sơ yếu lí lịch kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến bố trí làm Hiệu trưởng;
+ Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập hoặc cho phép thành lập trường;
+ Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của Ủy ban cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có).
- Số lượng hồ sơ: 06 bộ
* Thời hạn giải quyết: 40 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan, tổ chức, cá nhân.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và Đào tạo
- Cơ quan phối hợp: Các phòng chức năng của UBND cấp huyện.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
* Lệ phí: Không
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Có Đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Điều lệ trường trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
6. Thủ tục Thành lập Trường tiểu học
* Trình tự thực hiện:
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) đối với trường tiểu học công lập, tổ chức hoặc cá nhân đối với trường tiểu học tư thục có trách nhiệm lập hồ sơ theo quy định tại khoản 1 của Điều 11 Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT;
- Phòng giáo dục và đào tạo nhận hồ sơ, xem xét điều kiện thành lập trường theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Điều lệ trường Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ nếu thấy đủ điều kiện, phòng giáo dục và đào tạo có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị thành lập trường đến Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Ủy ban nhân dân cấp huyện nhận hồ sơ, xem xét điều kiện thành lập trường theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập trường đối với trường công lập hoặc cho phép thành lập trường đối với trường tư thục; trường hợp chưa quyết định thành lập trường hoặc chưa cho phép thành lập trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản thông báo cho Phòng giáo dục và đào tạo biết rõ lí do và hướng giải quyết.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường nhận kết quả tại Phòng Giáo dục và Đào tạo.
* Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Đề án thành lập trường;
+ Tờ trình về Đề án thành lập trường, dự thảo Điều lệ hoặc Quy chế hoạt động của trường.
+ Sơ yếu lí lịch kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến làm Hiệu trưởng.
+ Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập trường.
+ Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện (nếu có).
- Số lượng hồ sơ: 06 bộ
* Thời hạn giải quyết: 40 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan, tổ chức, cá nhân.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và Đào tạo.
- Cơ quan phối hợp: Các phòng chức năng của UBND cấp huyện.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
* Lệ phí: Không
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo thuận lợi cho trẻ em đến trường nhằm đảm bảo thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học;
- Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường; chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường tiểu học.
7. Thủ tục Giải thể trường Trung học cơ sở
* Trình tự thực hiện:
- Phòng giáo dục và đào tạo tổ chức kiểm tra, đánh giá mức độ vi phạm theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 14 của Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc xem xét đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường; báo cáo bằng văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập trường ra quyết định giải thể nhà trường.
- Cơ quan có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập trường ra quyết định giải thể nhà trường trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
1) Trường hợp Trường trung học giải thể do vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, tổ chức, hoạt động của nhà trường hoặc theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường, hồ sơ gồm:
+ Tờ trình xin giải thể của tổ chức, cá nhân hoặc chứng cứ vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, tổ chức, hoạt động của nhà trường;
+ Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;
+ Biên bản kiểm tra;
+ Tờ trình đề nghị giải thể của phòng giáo dục và đào tạo.
2) Trường trung học giải thể do hết thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ hoặc do mục tiêu, nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường không còn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, hồ sơ gồm:
+ Hồ sơ đình chỉ hoạt động giáo dục;
+ Các văn bản về việc không khắc phục được nguyên nhân bị đình chỉ hoạt động giáo dục;
+ Tờ trình đề nghị giải thể của phòng giáo dục và đào tạo.
- Số lượng hồ sơ: 02 bộ
* Thời hạn giải quyết: Trong thời gian 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp: các phòng chức năng của UBND cấp huyện.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định giải thể.
* Lệ phí: Không
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
8. Thủ tục Giải thể trường Tiểu học
* Trình tự thực hiện:
- Phòng Giáo dục và Đào tạo kiểm tra đánh giá mức độ vi phạm theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 14 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc xem xét đề nghị giải thể của tổ chức, cá nhân thành lập trường tiểu học; báo cáo bằng văn bản đề nghị Ủy ban nhân cấp huyện ra quyết định giải thể;
- Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ đề nghị của Trưởng phòng giáo dục và đào tạo ra quyết định giải thể trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
* Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện.
* Thành phần, số Iượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
1) Trường tiểu học giải thể do vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lí, tổ chức, hoạt động của trường tiểu học; ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giáo dục; theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường tiểu học, hồ sơ gồm:
+ Tờ trình xin giải thể của tổ chức, cá nhân hoặc chứng cứ vi phạm điểm a khoản 1 Điều 14 của Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
+ Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;
+ Biên bản kiểm tra;
+ Tờ trình đề nghị giải thể của phòng giáo dục và đào tạo.
2) Trường tiểu học giải thể do hết thời gian đình chỉ mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ; do mục tiêu và nội dung hoạt động ghi trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hồ sơ gồm:
+ Hồ sơ đình chỉ hoạt động giáo dục;
+ Các văn bản về việc không khắc phục được nguyên nhân bị đình chỉ hoạt động giáo dục;
+ Tờ trình đề nghị giải thể của phòng giáo dục và đào tạo.
- Số lượng hồ sơ: 02 bộ
* Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và Đào tạo.
- Cơ quan phối hợp: các phòng chức năng của UBND cấp huyện.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định giải thể.
* Lệ phí: Không
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường tiểu học.
PHỤ LỤC 3
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÃI BỎ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN TỈNH QUẢNG NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3127/QĐ-UBND ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quảng Ninh)
STT | Tên thủ tục hành chính | Số hồ sơ thủ tục hành chính ghi trên dữ liệu quốc gia |
1 | Thủ tục Thành lập cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học | T-QNH-101873-TT |
2 | Thủ tục Cấp bản sao văn bằng chứng chỉ từ sổ gốc tốt nghiệp Trung học cơ sở, Bổ túc trung học cơ sở | T-QNH-101513 -TT |
3 | Thủ tục Đính chính nội dung ghi trên bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bổ túc trung học cơ sở do sai họ tên | T-QNH-101536-TT |
4 | Thủ tục Đính chính nội dung ghi trên bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bổ túc Trung học cơ sở do sai sót kỹ thuật | T-QNH-101550-TT |
5 | Thủ tục Sáp nhập và chia, tách trường Trung học cơ sở tư thục | T-QNH-101759-TT |
6 | Thủ tục Sáp nhập và chia tách trường Tiểu học tư thục | T-QNH-101763-TT |
7 | Thủ tục Thành lập trường Trung học cơ sở tư thục |
|
8 | Thủ tục Thành lập trường Tiểu học tư thục | T-QNH-101615-TT |
9 | Thủ tục Đề nghị giải thể trường Trung học cơ sở tư thục | T-QNH-101812-TT |
10 | Thủ tục Giải thể trường Tiểu học tư thục | T-QNH-101771-TT |
- 1Quyết định 1086/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, ban hành mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo; Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Yên Bái
- 2Quyết định 4129/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và cơ sở giáo dục khác thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa
- 3Quyết định 511/QĐ-UBND năm 2013 công bố thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân cấp huyện trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 4Quyết định 3214/QĐ-UBND năm 2013 công bố thủ tục hành chính mới, bãi bỏ lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và cơ sở giáo dục khác thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
- 5Quyết định 2295/QĐ-UBND năm 2014 công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 1086/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, ban hành mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo; Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Yên Bái
- 3Quyết định 4129/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và cơ sở giáo dục khác thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa
- 4Quyết định 511/QĐ-UBND năm 2013 công bố thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân cấp huyện trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 5Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 6Quyết định 3214/QĐ-UBND năm 2013 công bố thủ tục hành chính mới, bãi bỏ lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và cơ sở giáo dục khác thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
Quyết định 3127/QĐ-UBND năm 2013 công bố thủ tục hành chính mới, thay thế, bãi bỏ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã tỉnh Quảng Ninh
- Số hiệu: 3127/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/11/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh
- Người ký: Nguyễn Văn Đọc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/11/2013
- Ngày hết hiệu lực: 10/10/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra