Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3123/QĐ-UBND

Thủ Dầu Một, ngày 11 tháng 7 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2007 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Công văn số 2129/BNV-CQĐP ngày 19 tháng 8 năm 2005 của Bộ Nội vụ về việc xây dựng quy hoạch các đơn vị hành chính tỉnh Bình Dương đến năm 2020;

Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và dân cư nông thôn tỉnh Bình Dương đến năm 2020;

Theo đề nghị Giám đốc Sở Nội vụ và Giám đốc Sở Xây dựng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Phương án quy hoạch các đơn vị hành chính tỉnh Bình Dương giai đoạn 2007 - 2020.

Điều 2. Giám đốc các: Sở Nội vụ, Xây dựng có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện Phương án quy hoạch này.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Hoàng Sơn

 

PHƯƠNG ÁN

QUY HOẠCH CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2007 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3123/QĐ-UBND ngày 11/7/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)

Thực hiện Công văn số 2129/BNV-CQĐP ngày 19 tháng 8 năm 2005 của Bộ Nội vụ về việc xây dựng quy hoạch các đơn vị hành chính tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và căn cứ vào Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương thời kỳ 2006 - 2020; tình hình phát triển kinh tế - xã hội, tỷ lệ gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa, tốc độ phát triển các khu công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp… Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương xây dựng Phương án quy hoạch các đơn vị hành chính giai đoạn 2006 - 2020 như sau:

I. Cơ sở xây dựng quy hoạch các đơn vị hành chính tỉnh Bình Dương giai đoạn 2007 - 2020:

1. Định hướng phát triển và dự báo tăng trưởng kinh tế:

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là giữ vững và tăng cường vị trí của tỉnh trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

- Giữ vững nhịp độ tăng trưởng GDP hàng năm (thời kỳ 2007 - 2020) đạt trung bình 15%/năm. Tiếp tục phát triển công nghiệp và đẩy nhanh tốc độ phát triển dịch vụ, thương mại; nâng cao vai trò, vị trí và tỷ trọng của ngành dịch vụ, thương mại trong nền kinh tế của tỉnh.

- Phấn đấu để khai thác tốt các nguồn vốn công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ bên ngoài nhằm tạo động lực mới để khai thác các lợi thế của tỉnh.

- Dự báo cơ cấu kinh tế (theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương): Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp.

2. Các yếu tố về dân số và tốc độ tăng trưởng kinh tế.

+ Dự kiến dân số tỉnh Bình Dương đến năm 2020 vào khoảng 2 triệu người (bao gồm tăng tự nhiên và tăng cơ học do thu hút lao động từ các vùng miền trong cả nước).

+ Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm của thời kỳ 2007 - 2020 đạt 26,2%. Phát triển các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp và 1 Khu liên hợp Công nghiệp Dịch vụ Đô thị Bình Dương với diện tích khoảng 12.380 ha.

+ Ngành dịch vụ tăng trưởng bình quân hàng năm của thời kỳ 2007 - 2020 đạt 18,1%. Phát triển đa dạng các ngành dịch vụ phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế và dân sinh. Ngành thương mại tiếp tục phát triển nhanh gắn với việc hình thành các trung tâm thương mại ở tỉnh, huyện, xã.

+ Ngành nông lâm ngư nghiệp tăng trưởng bình quân hàng năm của thời kỳ 2007 - 2020 đạt 5,5% - 6,5%. Phát triển theo hướng cung cấp hàng hóa nông sản đáp ứng nhu cầu thị trường và xuất khẩu, gắn với công nghiệp chế biến và dịch vụ, gắn phát triển nông nghiệp với bảo vệ môi trường.

+ Ngành du lịch tăng bình quân 13%/năm gắn với việc hình thành các khu du lịch như: Hồ Dầu Tiếng, suối Lồ Ồ, núi Châu Thới, những di tích lịch sử trong 2 cuộc kháng chiến là Chiến khu D, Địa đạo Tam Giác Sắt Tây Nam, Chiến thắng Bàu Bàng…vv; tạo điều kiện phát triển các điểm du lịch lịch sử - văn hóa - sinh thái và du lịch liên vùng.

+ Phát triển nguồn nhân lực và khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp, hội nhập kinh tế quốc tế.

+ Khai thác hợp lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật liên vùng như: Sân bay, bến cảng, hệ thống giao thông liên vùng.

3. Phân vùng kinh tế - cơ sở quy hoạch các đơn vị hành chính của tỉnh:

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, quá trình phát triển kinh tế và phân bổ dân cư, có thể chia Bình Dương thành 2 vùng như sau:

+ Vùng Nam Bình Dương: Diện tích 538 km2, chiếm 19,96% diện tích của tỉnh, bao gồm thị xã Thủ Dầu Một, huyện Thuận An, Dĩ An, các xã phía Nam huyện Bến Cát, Tân Uyên. Đây là khu vực có điều kiện phát triển đô thị, công nghiệp và dịch vụ. Dân số vùng này (đến năm 2020): 1.248.000 người, chiếm tỷ lệ 62,40% dân số của tỉnh.

+ Vùng Bắc Bình Dương: Diện tích tự nhiên 2.157,54 km2 chiếm 80,04% diện tích toàn của tỉnh. Bao gồm huyện Phú Giáo, huyện Dầu Tiếng và 10 xã phía Bắc huyện Tân Uyên, 7 xã phía Bắc huyện Bến Cát. Dân số vùng này (đến năm 2020): 752.000 người, chiếm tỷ lệ 37,60% dân số của tỉnh.

4. Cơ sở phát triển công nghiệp và mạng lưới giao thông.

+ Phát triển công nghiệp: Đảm bảo tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm 26,2%. Cơ cấu công nghiệp trong GDP chiếm tỷ trọng từ 60 - 70%. Dự kiến đến năm 2020 trên địa bàn Bình Dương có 48-52 khu công nghiệp, cụm công nghiệp diện tích đưa vào xây dựng công nghiệp khoảng 12.380 ha. Trong đó có 27 - 30 khu công nghiệp với diện tích là 9.270 ha và 21-22 cụm công nghiệp với diện tích khoảng 3.110 ha.

+ Phát triển kết cấu hạ tầng: Tập trung các công trình hạ tầng và các công trình giao thông trọng điểm có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế xã hội nhanh, tạo sức bậc cho toàn xã hội, đồng thời có tính chiến lược lâu dài. Đó là các tuyến: Quốc lộ 13 nối thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Bình Phước - Campuchia. Quốc lộ 1K nối 3 tỉnh Bình Dương - Đồng Nai - thành phố Hồ Chí Minh. Vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh nối Dĩ An - Bình Chánh. Vành đai 4 thành phố Hồ Chí Minh nối Biên Hòa - Thủ Dầu Một - Bến Lức, phục vụ vận tải hàng hóa của tỉnh Bình Dương đến Cụm cảng Thị Vải và sân bay Long Thành. Vành đai khu vực địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam (Vành đai 5) từ cầu Thủ Biên - Rạch Bắp. Tuyến đường KCN Mỹ Phước - Tân Vạn đi Cụm cảng quốc tế Vũng Tàu - Thị Vải và sân bay Long Thành.

+ Đô thị hóa: Hiện nay Bình Dương có 9 đô thị (1 thị xã và 8 thị trấn). Đến năm 2010 Bình Dương có 22 đô thị (1 thị xã và 21 thị trấn) được Nhà nước công nhận trên cơ sở nâng cấp, mở rộng 9 đô thị hiện có, xây dựng mới 13 đô thị. Các đô thị mới hình thành trong thời kỳ này chủ yếu là nâng cấp một số xã hoặc 1 phần của xã có đủ điều kiện về đô thị. Đến năm 2020 các đô thị sẽ được nối kết với nhau, tỉnh Bình Dương sẽ trở thành Thành phố loại 1 trực thuộc Trung ương với 6 quận và 4 huyện.

+ Gia tăng dân số: Theo niên giám thống kê của tỉnh, tỷ lệ tăng dân số bình quân thời kỳ 2001 - 2005 là 11,6%/năm, dự kiến thời kỳ 2005 - 2010 là 5,6% và thời kỳ 2010 - 2020 là 4,6%. Như vậy dân số tỉnh Bình Dương đến năm 2010 vào khoảng 1.200.000 người và năm 2020 vào khoảng 2.000.000 người. Đến năm 2020 diện tích đất công nghiệp dự kiến khoảng 12.380 ha trừ đi diện tích cây xanh và công trình hạ tầng thì đất xây dựng nhà máy khoảng 9.000 - 10.000 ha. Với diện tích nhà máy này sẽ thu hút khoảng 900.000 - 1.000.000 lao động. Ngoài ra, sẽ tiếp tục có 1 bộ phận dân cư nông thôn từ các vùng đông dân tới làm việc tại đô thị trong tỉnh.

5. Hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Bình Dương.

+ Động lực phát triển các đơn vị hành chính và hệ thống đô thị của tỉnh Bình Dương đến năm 2020 là quá trình phát triển kinh tế theo định hướng Công nghiệp - Dịch vụ, Thương mại và phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị. Trong đó sẽ hình thành và phát triển các đô thị lớn, thể hiện tính chất đô thị hóa cao như thị xã Thủ Dầu Một, huyện Thuận An, huyện Dĩ An, khu vực Nam Tân Uyên, Nam Bến Cát.

Stt

Đơn vị hành chính

Diện tích (Km2)

Dân số đô thị
(1000 người)

Số xã, phường, thị trấn

Năm 2020

2004

2010

2020

1

Đô thị Thủ Dầu Một

47,28

105,56

130

200

9 phường

2

Đô thị (mới)

91,26

 

50

220

9 phường

3

Đô thị Thuận An

84,26

55,039

180

300

10 phường

4

Đô thị Dĩ An

60,30

41,617

150

200

9 phường

5

Đô thị Bến Cát

214,36

13,247

75

164

13 phường

6

Đô thị Tân Uyên

140,38

24,724

75

164

10 phường

7

Huyện Bắc Tân Uyên

374,01

 

12

60

2 thị trấn+10 xã

8

Huyện Bắc Bến Cát

422,4

 

16

60

3 thị trấn+6 xã

9

Huyện Phú Giáo

541,45

12,236

 

44

4 thị trấn+10 xã

10

Huyện Dầu Tiếng

719,84

18,268

41

88

4 thị trấn+13 xã

+ Phát triển các tuyến, cụm dân cư nông thôn: Dân cư nông thôn sẽ bố trí theo quy hoạch các cụm dân cư, các khu tái định cư có quy mô khoảng 20 ha; dân số khoảng 2000 - 3000 người/cụm. Đồng thời cải tạo nâng cấp các tuyến giao thông, quy hoạch lại các khu dân cư cho phù hợp với yêu cầu phát triển. Các cụm và tuyến dân cư sau khi quy hoạch sẽ là những vệ tinh cho các thị trấn, gắn với mạng lưới đô thị.

Đơn vị

DS chung
(1000 người)

Dân số đô thị
(1000 người)

Tỷ lệ đô thị hóa (%)

2004

2010

2020

2004

2010

2020

2004

2010

2020

TP. BÌNH DƯƠNG

925

1200

2.000

270

700

1.500

29,5

64

75

Vùng Nam Bình Dương

757

1.000

1.580

239

610

1.248

31.8

61

76

1. Đô thị Thủ Dầu Một

163

180

250

105

130

200

64,4

72

80

2. Đô thị Thuận An

184

240

380

55

180

300

29,9

75

80

3. Đô thị Dĩ An

152

130

250

42

100

200

27

83,3

80

4. Đô thị mới

 

70

260

 

50

220

 

71,4

84,6

5. Đô thị Bến Cát

121

190

220

13

75

164

10,7

66,6

74,5

6. Đô thị Tân Uyên

137

190

220

24

75

164

10,2

66,6

74,5

Vùng Bắc Bình Dương

168

200

420

31

90

52

 

 

 

I. Huyện mới (Bắc Tân Uyên)

50

50

90

 

12

60

 

 

 

II. Huyện Dầu Tiếng

46

72

146

 

39

88

 

 

 

III. Huyện mới (Bắc Bến Cát)

30

32

95

 

16

60

 

 

 

IV. Huyện Phú Giáo

42

46

89

 

23

44

 

 

 

II. Quy hoạch các đơn vị hành chính tỉnh Bình Dương năm 2020.

A. Dự kiến các đơn vị hành chính tỉnh Bình Dương (đến năm 2020).

Dự kiến đến năm 2020, Bình Dương là đô thị loại I và trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; gồm có 6 quận nội thành, 4 huyện ngoại thành với 112 xã, phường, thị trấn (39 xã, 60 phường, 13 thị trấn).

+ Các quận nội thành: Quận Thủ Dầu Một (9 phường). Quận mới (9 phường). Quận Dĩ An (9 phường). Quận Thuận An (10 phường). Quận Bến Cát (13 phường). Quận Tân Uyên (10 phường).

+ Các huyện ngoại thành: Huyện Bắc Bến Cát (3 thị trấn, 7 xã), huyện Bắc Tân Uyên (2 thị trấn, 10 xã), huyện Dầu Tiếng (4 thị trấn, 13 xã), huyện Phú Giáo (4 thị trấn, 10 xã).

B. Dự kiến lộ trình quy hoạch các đơn vị hành chính tỉnh Bình Dương từ 2007 đến năm 2020.

1. Hiện trạng các đơn vị hành chính tỉnh Bình Dương.

Tỉnh Bình Dương có diện tích 269.554 ha, gồm 1 thị xã và 6 huyện với 89 xã, phường, thị trấn (gồm 75 xã, 6 phường, 8 thị trấn).

Stt

Huyện, thị

Số đơn vị hành chính

Trong đó

Ghi chú

Phường

Thị trấn

1

Thị xã Thủ Dầu Một

12

6

6

 

 

2

Huyện Thuận An

10

8

 

2

 

3

Huyện Dĩ An

7

6

 

1

 

4

Huyện Bến Cát

15

14

 

1

 

5

Huyện Tân Uyên

22

20

 

2

 

6

Huyện Dầu Tiếng

12

11

 

1

 

7

Huyện Phú Giáo

11

10

 

1

 

Toàn tỉnh

89

75

6

8

 

2. Quy hoạch các đơn vị hành chính tỉnh Bình Dương giai đoạn 2007 - 2010.

Huyện Tân Uyên: Hiện nay, khu vực xã Thái Hòa có quá trình đô thị hóa nhanh, cơ sở hạ tầng bước đầu được xây dựng, đáp ứng tiêu chuẩn đô thị; đã xây dựng quy hoạch chung về phát triển kinh tế - xã hội, được cấp có thẩm quyền phê duyệt và Ủy ban nhân dân huyện Tân Uyên đang lập thủ tục hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định công nhận là đô thị loại V. Sau đó sẽ hoàn chỉnh thủ tục hồ sơ trình Chính phủ xem xét quyết định chuyển xã Thái Hòa thành thị trấn Thái Hòa.

Huyện Dầu Tiếng: Triển khai lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch xây dựng chung (một phần diện tích) của xã Thanh Tuyền, xã Tân Định (huyện Bến Cát) trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận là đô thị loại V. Từ năm 2008 - 2009 hoàn tất thủ tục hồ sơ trình Chính phủ đề nghị chia tách xã Thanh Tuyền thành thị trấn (phần diện tích đã quy hoạch và được công nhận là đô thị loại V) và xã Thanh Tuyền mới (phần còn lại). Điều chỉnh địa giới xã Thanh An, An Lập để thành lập 2 xã mới: Xã mới 1 (một phần của thị trấn Dầu Tiếng và xã Thanh An), xã mới 2 (một phần của xã An Lập và xã Thanh An).

Huyện Bến Cát: Triển khai lập quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch xây dựng chung (một phần diện tích) của xã Tân Định, xã Thới Hòa trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận là đô thị loại V. Từ năm 2008 - 2009 hoàn tất thủ tục hồ sơ trình Chính phủ đề nghị chia tách xã Tân Định thành thị trấn (phần diện tích đã quy hoạch và được công nhận là đô thị loại V); điều chỉnh địa giới xã Thới Hòa để thành lập thị trấn Thới Hòa và xã mới (phần còn lại của xã Thới Hòa); chia tách thị trấn Mỹ Phước thành thị trấn Mỹ Phước 1 và Mỹ Phước 2; chia tách xã Hòa Lợi (phần còn lại nằm ngoài Khu liên hợp) thành xã Hòa Lợi 1 và Hòa Lợi 2 (đến năm 2011 sẽ điều chỉnh về đô thị mới); chia tách xã Lai Uyên thành xã Lai Uyên 1 và Lai Uyên 2.

Thị xã Thủ Dầu Một

+ Trên địa bàn Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị (4.196 ha) thuộc địa bàn của các xã: Hòa Lợi (huyện Bến Cát), Tân Hiệp, Tân Vĩnh Hiệp, Phú Chánh (huyện Tân Uyên), Định Hòa, Phú Mỹ (thị xã Thủ Dầu Một). Hiện nay, các khu tái định cư trên địa bàn Khu liên hợp đã được xây dựng, nhân dân đã xây dựng nhà ở và ổn định cuộc sống. Để thuận tiện trong công tác quản lý nhà nước và phù hợp với tình hình thực tế, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ lập thủ tục hồ sơ trình Chính phủ xin thành lập 2 phường trực thuộc thị xã Thủ Dầu Một. Trong đó có sự điều chỉnh địa giới hành chính của huyện Bến Cát, huyện Tân Uyên, thị xã Thủ Dầu Một và các xã Tân Hiệp, Tân Vĩnh Hiệp, Phú Chánh (huyện Tân Uyên), Hòa Lợi (huyện Bến Cát), Định Hòa, Phú Mỹ (thị xã Thủ Dầu Một).

+ Từ nay đến năm 2010 lập thủ tục hồ sơ trình Chính phủ quyết định nâng cấp các xã Định Hòa, Phú Mỹ, Hiệp An thành phường. Hoàn chỉnh thủ tục hồ sơ trình Chính phủ đề nghị chuyển thị xã Thủ Dầu Một thành thành phố Thủ Dầu Một (đô thị loại III) trực thuộc tỉnh. Phấn đấu xây dựng kết cấu hạ tầng của đô thị Thủ Dầu Một theo hướng đạt tiêu chí đô thị loại II, lập thủ tục hồ sơ trình Chính phủ quyết định công nhận thành phố Thủ Dầu Một là đô thị loại II.

Huyện Thuận An: Tiến hành lập quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch xây dựng chung, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau đó, lập thủ tục hồ sơ trình Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại IV và trình Chính phủ đề nghị chuyển huyện Thuận An, thành thị xã Thuận An (trong đó chuyển thị trấn và các xã đủ điều kiện là đô thị thành các phường).

Huyện Dĩ An: Tiến hành lập quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch xây dựng chung, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau đó, lập thủ tục hồ sơ trình Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại IV và trình Chính phủ đề nghị chuyển huyện Dĩ An thành thị xã Dĩ An. Trong đó kết hợp chia tách xã Tân Đông Hiệp thành phường Tân Đông Hiệp 1 và Tân Đông Hiệp 2; chia tách xã Tân Bình thành phường Tân Bình 1 và Tân Bình 2; chuyển thị trấn và các xã đủ điều kiện là đô thị thành các phường.

Nếu được Chính phủ chấp thuận, tỉnh Bình Dương gồm 1 thành phố, 2 thị xã, 4 huyện với 101 xã, phường, thị trấn (64 xã, 27 phường, 10 thị trấn). Giảm 11 xã, tăng 21 phường, tăng 2 thị trấn so với hiện trạng.

Stt

Thành phố, huyện, thị

Số đơn vị hành chính

Trong đó

Ghi chú

Phường

Thị trấn

1

Thành phố Thủ Dầu Một

14

3

11

 

Đô thị loại II

2

Thị xã Dĩ An

9

 

9

 

 

3

Huyện Thuận An

10

3

7

 

 

4

Huyện Bến Cát

20

16

 

4

Tăng 3 TT

5

Huyện Tân Uyên

22

19

 

3

Tăng 1 TT

6

Huyện Dầu Tiếng

15

13

 

2

Tăng 1 TT

7

Huyện Phú Giáo

11

10

 

1

 

Toàn tỉnh

101

64

27

10

 

3. Quy hoạch các đơn vị hành chính tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 - 2015.

Thành phố Thủ Dầu Một: Lập thủ tục hồ sơ đề nghị Chính phủ chia tách thành phố Thủ Dầu Một thành 2 đơn vị hành chính: Thành phố Thủ Dầu Một (đô thị loại II) gồm có 9 phường (Phú Cường, Phú Thọ, Phú Hòa, Phú Lợi, Hiệp Thành, Chánh Nghĩa, Chánh Mỹ và Phú Mỹ, Định Hòa) và thị xã mới (đô thị loại IV) gồm 9 xã, phường. Trong đó 7 phường: Tân An, Hiệp An, Tương Bình Hiệp và 2 phường trong Khu liên hợp (tách ra từ thị xã Thủ Dầu Một); thị trấn Tân Định (tách ra từ huyện Bến Cát), Hòa Lợi 2 (một phần xã Hòa Lợi, tách ra từ huyện Bến Cát) và có 2 xã ngoại ô là: Tân Vĩnh Hiệp, Phú Chánh (tách ra từ huyện Tân Uyên).

Thị xã Thuận An: Trình Chính phủ chuyển 2 xã ngoại ô là Bình Nhâm, Hưng Định thành phường do quá trình đô thị hóa và phát triển dịch vụ, thương mại, công nghiệp.

Huyện Bến Cát: Điều chỉnh địa giới xã Chánh Phú Hòa để thành lập xã: Chánh Phú Hòa và 1 xã mới (phần còn lại của xã Chánh Phú Hòa).

Đến 2015, khu vực phía Nam đã hình thành và phát triển các khu, cụm công nghiệp, thu hút số lượng lớn lao động trong và ngoài tỉnh đến làm việc, sinh sống; tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh; lao động nông nghiệp giảm mạnh; hội đủ các tiêu chí cần thiết để chia tách huyện thành lập đô thị mới. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương sẽ hoàn chỉnh các thủ tục hồ sơ cần thiết trình Bộ Xây dựng đề nghị công nhận là đô thị loại IV và trình Chính phủ xem xét, quyết định chia tách huyện Bến Cát thành thị xã Nam Bến Cát và huyện Bắc Bến Cát. Trong đó:

Huyện Bắc Bến Cát: Gồm 9 xã, thị trấn: Thị trấn huyện lỵ (chuyển xã Lai Uyên 1 thành thị trấn), thị trấn Long Nguyên (điều chỉnh một phần xã Long Nguyên để thành lập thị trấn) và 7 xã: Lai Uyên 2, Trừ Văn Thố, Cây Trường II, Tân Hưng, Hưng Hòa, Long Nguyên (phần còn lại sau khi điều chỉnh), Lai Hưng.

Thị xã Nam Bến Cát: Gồm 12 xã, phường. Trong đó có 9 phường: Mỹ Phước 1, Mỹ Phước 2, Tân Định, Thới Hòa 1, Thới Hòa 2 (tách xã Thới Hòa thành 2 phường), Hòa Lợi 1 (phần còn lại của xã Hòa Lợi), Chánh Phú Hòa 1, Chánh Phú Hòa 2, An Điền (điều chỉnh một phần xã An Điền để thành lập phường) và 4 xã ngoại ô: Phú An, An Điền (phần còn lại sau khi điều chỉnh), An Tây 1, An Tây 2 (tách xã An Tây thành 2 xã).

Huyện Bắc Tân Uyên: Điều chỉnh địa giới xã Tân Thành để thành lập thị trấn Tân Thành và 1 xã mới (phần còn lại của xã Tân Thành); điều chỉnh địa giới xã Tân Bình, Vĩnh Tân thành lập thị trấn mới Cổng Xanh và xã Tân Bình, Vĩnh Tân (phần còn lại của xã Tân Bình, Vĩnh Tân).

Đến 2015, khu vực phía Nam đã hình thành và phát triển các khu, cụm công nghiệp, thu hút số lượng lớn lao động trong và ngoài tỉnh đến làm việc, sinh sống; tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh; lao động nông nghiệp giảm mạnh; hội đủ các tiêu chí cần thiết để chia tách huyện. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương sẽ hoàn chỉnh các thủ tục hồ sơ cần thiết trình Bộ Xây dựng đề nghị công nhận là đô thị loại IV và trình Chính phủ xem xét, quyết định chia tách huyện Tân Uyên thành thị xã Nam Tân Uyên và huyện Bắc Tân Uyên. Trong đó:

Huyện Bắc Tân Uyên: Gồm 12 xã, thị trấn. Trong đó có 2 thị trấn: Thị trấn huyện lỵ Tân Thành, thị trấn mới Cổng Xanh (điều chỉnh địa giới xã Tân Bình, Vĩnh Tân) và 10 xã: Tân Thành (phần còn lại sau khi điều chỉnh thành lập thị trấn), Tân Bình (phần còn lại sau khi điều chỉnh để thành lập thị trấn), Bình Mỹ, Tân Lập, Tân Định, Lạc An, Hiếu Liêm, Đất Cuốc, Thường Tân, Tân Mỹ.

Thị xã Nam Tân Uyên: Gồm 10 xã, phường. Trong đó có 6 phường: Tân Phước Khánh, Uyên Hưng, Thái Hòa, Thạnh Phước, Tân Hiệp, Khánh Bình và 4 xã ngoại ô: Thạnh Hội, Bạch Đằng, Vĩnh Tân (phần còn lại sau khi điều chỉnh thành lập thị trấn), Hội Nghĩa.

Huyện Phú Giáo: Điều chỉnh địa giới xã Vĩnh Hòa để thành lập thị trấn Vĩnh Hòa và 1 xã mới (phần còn lại của xã Vĩnh Hòa); điều chỉnh địa giới hành chính xã Phước Hòa để thành lập thị trấn Phước Hòa và xã mới (phần còn lại của xã Phước Hòa).

Huyện Dầu Tiếng: Điều chỉnh địa giới xã Long Hòa để thành lập thị trấn mới (Long Hòa) và 1 xã mới (phần còn lại của xã Long Hòa); điều chỉnh địa giới hành chính xã Minh Hòa, Minh Thạnh để thành lập thị trấn mới và xã Minh Hòa, Minh Thạnh (phần còn lại sau khi điều chỉnh).

Thị xã mới (Khu liên hợp), Dĩ An, Thuận An: Các đơn vị hành chính này tiếp tục phát triển dịch vụ, thương mại, công nghiệp, tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị; thu hút dân cư từ các nơi khác đến làm việc, sinh sống. Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ hoàn chỉnh thủ tục hồ sơ trình Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại III.

Nếu được Chính phủ chấp thuận, cuối năm 2015 tỉnh Bình Dương gồm có 10 đơn vị hành chính thuộc tỉnh (1 thành phố, 5 thị xã, 4 huyện) Gồm 111 xã, phường, thị trấn (51 xã, 49 phường, 11 thị trấn). Giảm 24 xã, tăng 43 phường, tăng 3 thị trấn so với hiện trạng.

Stt

Thành phố, huyện, thị

Số đơn vị hành chính

Trong đó

Ghi chú

Phường

Thị trấn

1

Thành phố Thủ Dầu Một

9

 

9

 

Đô thị loại II

2

Thị xã (mới)

9

2

7

 

Đô thị loại III

3

Thị xã Dĩ An

9

 

9

 

Đô thị loại III

4

Thị xã Thuận An

10

1

9

 

Đô thị loại III

5

Thị xã Nam Bến Cát

13

4

9

 

Đô thị loại IV

6

Thị xã Nam Tân Uyên

10

4

6

 

Đô thị loại IV

7

Huyện Bắc Bến Cát

9

7

 

2

 

8

Huyện Bắc Tân Uyên

12

10

 

2

 

9

Huyện Dầu Tiếng

17

13

 

4

 

10

Huyện Phú Giáo

13

10

 

3

 

Toàn tỉnh

111

51

49

11

 

4. Quy hoạch các đơn vị hành chính tỉnh Bình Dương từ 2016 đến 2020

Sau 5 năm xây dựng và phát triển, thị xã mới (Khu liên hợp Công nghiệp Dịch vụ Đô thị) được đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật đáp ứng các tiêu chí của cấp đô thị theo quy định. Vì vậy, đến thời điểm này, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương sẽ hoàn chỉnh các thủ tục hồ sơ trình Bộ Xây dựng đề nghị công nhận thị xã Nam Bến Cát, Nam Tân Uyên là đô thị loại III (nâng cấp đô thị).

Đến thời gian này, cùng với đà phát triển chung của cả nước, tốc độ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dương tiếp tục giữ vững với tỷ lệ bình quân trên 15%/năm, các đô thị phát triển tăng tốc, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị không ngừng phát triển theo hướng hoàn thiện và nâng cao. Phấn đấu xây dựng các thị xã: Thị xã mới (Khu liên hợp), Dĩ An, Thuận An, Nam Tân Uyên, Nam Bến Cát đáp ứng các tiêu chí của đô thị loại II.

Thị xã mới (Khu liên hợp): Trình Chính phủ chuyển 2 xã ngoại ô là Phú Chánh, Tân Vĩnh Hiệp thành phường do quá trình đô thị hóa và phát triển dịch vụ, thương mại, công nghiệp.

Thị xã Thuận An: Trình Chính phủ chuyển xã ngoại ô An Sơn thành phường do quá trình đô thị hóa và phát triển dịch vụ, thương mại, công nghiệp.

Thị xã Nam Bến Cát: Trình Chính phủ chuyển 4 xã ngoại ô là Phú An, An Điền, An Tây 1, An Tây 2 thành phường do quá trình đô thị hóa và phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại.

Thị xã Nam Tân Uyên: Trình Chính phủ chuyển 4 xã ngoại ô là Vĩnh Tân (phần còn lại sau khi điều chỉnh thành lập thị trấn), Hội Nghĩa, Bạch Đằng thành phường do quá trình đô thị hóa và phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại; chuyển xã Thạnh Hội thành phường do quá trình đô thị hóa và phát triển dịch vụ, thương mại du lịch sinh thái.

Huyện Phú Giáo: Trình Chính phủ xin điều chỉnh địa giới hành chính xã An Bình để thành lập thị trấn mới (An Bình) và xã mới (phần còn lại của xã An Bình sau khi thành lập thị trấn).

Huyện Bắc Bến Cát: Trình Chính phủ chia tách xã Lai Hưng thành thị trấn Lai Hưng và 1 xã mới (phần còn lại của xã Lai Hưng sau khi thành lập thị trấn).

Nếu được Chính phủ chấp thuận như đề nghị, tỉnh Bình Dương gồm có 10 đơn vị hành chính thuộc tỉnh (1 thành phố, 5 thị xã, 4 huyện). Gồm 113 xã, phường, thị trấn (40 xã, 60 phường, 13 thị trấn). Giảm 35 xã, tăng 54 phường, tăng 5 thị trấn so với hiện trạng.

Stt

Thành phố, huyện, thị

Số đơn vị hành chính

Trong đó

Ghi chú

Phường

Thị trấn

1

Thành phố Thủ Dầu Một

9

 

9

 

Đô thị loại II

2

Thị xã (mới)

9

 

9

 

Đô thị loại III

3

Thị xã Dĩ An

9

 

9

 

Đô thị loại III

4

Thị xã Thuận An

10

 

10

 

Đô thị loại III

5

Thị xã Nam Bến Cát

13

 

13

 

Đô thị loại III

6

Thị xã Nam Tân Uyên

10

 

10

 

Đô thị loại III

7

Huyện Bắc Bến Cát

10

7

 

3

 

8

Huyện Bắc Tân Uyên

12

10

 

2

 

9

Huyện Dầu Tiếng

17

13

 

4

 

10

Huyện Phú Giáo

14

10

 

4

 

Toàn tỉnh

113

40

60

13

 

Dự kiến các đơn vị hành chính tỉnh Bình Dương đến cuối năm 2020

Từ quý III, IV/2019 Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương sẽ thực hiện đồng thời 2 quy trình: Hoàn chỉnh các thủ tục hồ sơ trình Chính phủ công nhận địa bàn tỉnh Bình Dương là đô thị loại I và thủ tục hồ sơ trình Chính phủ xem xét, trình Quốc hội xin chuyển tỉnh Bình Dương thành thành phố Bình Dương trực thuộc Trung ương. Dự kiến cuối năm 2020, Bình Dương sẽ được Chính phủ quyết định công nhận là đô thị loại I và Chính phủ trình Quốc hội chuyển tỉnh Bình Dương thành thành phố Bình Dương trực thuộc Trung ương gồm 10 đơn vị hành chính:

06 quận nội thành:

Quận Thủ Dầu Một gồm 9 phường: Phú Cường, Hiệp Thành, Phú Hòa, Phú Lợi, Phú Thọ, Chánh Nghĩa, Chánh Mỹ, Định Hòa, Phú Mỹ (phần còn lại nằm ngoài ranh giới Khu liên hợp).

Quận mới (Khu liên hợp) gồm 9 phường: Tương Bình Hiệp, Hiệp An, Tân An, Tân Vĩnh Hiệp, Phú Chánh, Tân Định, Hòa Lợi và 2 phường trong Khu liên hợp.

Quận Dĩ An gồm 9 phường: Bình Thắng, Bình An, Đông Hòa, Tân Bình 1, Tân Bình 2, Tân Đông Hiệp 1, Tân Đông Hiệp 2, Dĩ An, An Bình.

Quận Thuận An gồm 10 phường: Lái Thiêu, Vĩnh Phú, Bình Hòa, An Phú, Thuận Giao, Bình Chuẩn, An Sơn, Bình Nhâm, Hưng Định, An Thạnh.

Quận Nam Bến Cát gồm 12 phường: Mỹ Phước 1, Mỹ Phước 2, Tân Định, Thới Hòa 1, Thới Hòa 2, Hòa Lợi 1, Chánh Phú Hòa 1, Chánh Phú Hòa 2, An Điền, An Tây 1, An Tây 2, Phú An.

Quận Nam Tân Uyên gồm 10 phường: Tân Phước Khánh, Uyên Hưng, Thái Hòa, Thạnh Phước, Thạnh Hội, Bạch Đằng, Khánh Bình, Tân Hiệp, Vĩnh Tân (phần còn lại sau khi thành lập thị trấn), Hội Nghĩa.

4 huyện ngoại thành:

Huyện Bắc Bến Cát: gồm 10 xã, thị trấn: Thị trấn huyện lỵ Bàu Bàng (chuyển xã Lai Uyên 1 thành thị trấn), thị trấn Lai Hưng, thị trấn Long Nguyên và 7 xã: Lai Uyên 2, Lai Hưng (phần còn lại sau khi thành lập thị trấn), Trừ Văn Thố, Cây Trường II, Long Nguyên (phần còn lại sau khi thành lập thị trấn), Hưng Hòa, Tân Hưng.

Huyện Bắc Tân Uyên: gồm 12 đơn vị: Thị trấn huyện lỵ (tách ra từ xã Tân Thành), thị trấn mới Cổng Xanh (được thành lập do điều chỉnh xã Tân Bình, xã Vĩnh Tân) và 10 xã: Tân Thành (phần còn lại sau khi thành lập thị trấn), Tân Bình (phần còn lại sau khi thành lập thị trấn), Tân Định, Tân Mỹ, Thường Tân, Lạc An, Hiếu Liêm, Đất Cuốc, Bình Mỹ, Tân Lập.

Huyện Dầu Tiếng: gồm 17 đơn vị: Thị trấn huyện lỵ Dầu Tiếng (phần còn lại sau khi điều chỉnh thành lập xã), thị trấn mới Bến Súc, thị trấn mới Long Hòa, thị trấn mới Hòa Cường (tách ra từ Minh Hòa, Minh Thạnh) và 13 xã: Minh Hòa (phần còn lại sau khi thành lập thị trấn), Minh Thạnh (phần còn lại sau khi thành lập thị trấn), Minh Tân, Thanh An (phần còn lại sau khi thành lập xã), Thanh Tuyền (phần còn lại sau khi thành lập thị trấn), Long Tân, Long Hòa, An Lập (phần còn lại sau khi điều chỉnh), Định An, Định Hiệp, Định Thành, xã mới 1 (điều chỉnh thị trấn Dầu Tiếng, xã Thanh An), xã mới 2 (điều chỉnh xã An Lập - xã Thanh An).

Huyện Phú Giáo: gồm 14 đơn vị: Thị trấn huyện lỵ Phước Vĩnh, thị trấn mới Phước Hòa, thị trấn mới Vĩnh Hòa, thị trấn mới An Bình và 10 xã: Phước Hòa (phần còn lại sau khi thành lập thị trấn), Vĩnh Hòa (phần còn lại sau khi thành lập thị trấn), Tam Lập, An Bình (phần còn lại sau khi thành lập thị trấn), An Linh, An Thái, Tân Hiệp, Phước Sang, An Long, Tân Long.

Nếu được Chính phủ chấp thuận và Quốc hội thông qua, đến cuối năm 2020 tỉnh Bình Dương sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, gồm có 10 đơn vị hành chính gồm 6 quận nội thành và 4 huyện ngoại thành với 113 xã, phường, thị trấn (40 xã, 60 phường, 13 thị trấn). Giảm 35 xã, tăng 54 phường, tăng 5 thị trấn so với hiện trạng.

Stt

Quận, huyện

Số đơn vị hành chính

Trong đó

Ghi chú

Phường

Thị trấn

1

Quận Thủ Dầu Một

9

 

9

 

Các quận nội thành

2

Quận (mới)

9

 

9

 

3

Quận Dĩ An

9

 

9

 

4

Quận Thuận An

10

 

10

 

5

Quận Bến Cát

13

 

13

 

6

Quận Tân Uyên

10

 

10

 

7

Huyện Bắc Bến Cát

10

7

 

3

Các huyện ngoại thành

8

Huyện Bắc Tân Uyên

12

10

 

2

9

Huyện Dầu Tiếng

17

13

 

4

10

Huyện Phú Giáo

14

10

 

4

Toàn tỉnh

113

40

60

13

 

III. Biện pháp thực hiện:

Để triển khai thực hiện lộ trình theo quy hoạch đơn vị hành chính tỉnh Bình Dương đến năm 2020; các sở, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị phải thực hiện khối lượng công việc lớn, mang tính phức tạp và kéo dài. Vì vậy, cần có kế hoạch triển khai thực hiện với nội dung và bước đi cụ thể, phù hợp với lộ trình. Để đạt được kết quả theo lộ trình nêu trên, Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện các biện pháp sau đây:

+ Từ năm 2007, đưa nội dung triển khai thực hiện quy hoạch đơn vị hành chính tỉnh Bình Dương đến năm 2020 vào chương trình công tác hàng năm của Ủy ban nhân dân tỉnh; huyện, thị xã.

+ Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện công tác quy hoạch đơn vị hành chính tỉnh Bình Dương đến năm 2020, thành phần như sau:

Cấp tỉnh: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban, mời Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh làm Phó trưởng ban, Giám đốc Sở Nội vụ làm Phó trưởng Ban thường trực, Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã làm thành viên.

Cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã làm Trưởng ban, mời Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện, thị xã làm Phó trưởng ban; Trưởng phòng Nội vụ làm Phó trưởng Ban thường trực, Trưởng phòng Tài chính Kế hoạch, Quản lý đô thị, Tài nguyên Môi trường; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (có liên quan) làm thành viên.

+ Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã căn cứ vào lộ trình thực hiện quy hoạch đơn vị hành chính tỉnh Bình Dương đến năm 2020 xây dựng kế hoạch thực hiện; rà soát lại công tác xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch chung về xây dựng đến năm 2020. Chỉ đạo cho các xã dự kiến sẽ nâng cấp thành đô thị khẩn trương xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch xây dựng chung của xã (hoặc một phần của xã).

+ Sở Kế hoạch Đầu tư, Tài chính căn cứ lộ trình thực hiện quy hoạch đơn vị hành chính tỉnh Bình Dương đến năm 2020 tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí ngân sách cho các huyện, thị xã, các xã triển khai công tác xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch chung về xây dựng đến năm 2020.

+ Sở Xây dựng căn cứ lộ trình thực hiện quy hoạch đơn vị hành chính tỉnh Bình Dương đến năm 2020 tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng chương trình, kế hoạch công tác chỉ đạo và hướng dẫn các huyện, thị xã; các xã thực hiện công tác xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch xây dựng chung; công tác nâng cấp các đô thị và lập thủ tục hồ sơ (đủ thủ tục) trình cấp có thẩm quyền quyết định công nhận loại đô thị theo quy định.

+ Sở Nội vụ căn cứ lộ trình thực hiện quy hoạch đơn vị hành chính tỉnh Bình Dương đến năm 2020 tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo và hướng dẫn các huyện, thị xã; các xã thực hiện các nội dung công việc và lập thủ tục hồ sơ (đủ thủ tục) trình Chính phủ quyết định thành lập, điều chỉnh các đơn vị hành chính theo quy định.

+ Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ; các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã theo định kỳ 6 tháng và 01 năm gửi báo cáo kết quả triển khai thực hiện quy hoạch đơn vị hành chính tỉnh Bình Dương đến năm 2020 (phần nội dung công việc có liên quan đến đơn vị, địa phương mình thực hiện) về Ủy ban nhân dân tỉnh./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3123/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt Phương án quy hoạch các đơn vị hành chính tỉnh Bình Dương giai đoạn 2007-2020

  • Số hiệu: 3123/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 11/07/2007
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
  • Người ký: Nguyễn Hoàng Sơn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản