Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3119/QĐ-BTNMT

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ SỐ NĂM 2021 CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

n cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính phủ số năm 2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (sau đây viết tắt là Kế hoạch).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: TT và TT, KH và ĐT, Tài chính, Nội vụ;
- Các Thứ trưởng;
- Lưu: VT, Vụ KHTC, Cục CNTT.

BỘ TRƯỞNG




Trần Hồng Hà

 

KẾ HOẠCH

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ SỐ NĂM 2021 CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(Kèm theo Quyết định số 3119/BTNMT-CNTT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH

- Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW;

- Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 09/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025;

- Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam;

- Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030;

- Quyết định số 458/QĐ-TTg ngày 03/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án lưu trữ tài liệu điện tử của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2020 - 2025; Quyết định số 893/QĐ-TTg ngày 25/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước;

- Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 07/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai, đặc biệt là các thiên tai liên quan đến bão, nước dâng do bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn;

- Quyết định số 1618/QĐ-TTg ngày 24/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường;

- Quyết định số 140/QĐ-TTg ngày 26/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án điều tra, đánh giá, phân loại và xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn thải;

- Quyết định số 40/QĐ-TTg ngày 09/01/2020 phê duyệt Đề án xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, bản đồ địa hình quốc gia;

- Quyết định số 896/QĐ-TTg ngày 26/6/2020 phê duyệt Chương trình tăng cường năng lực và hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ quản lý tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đến năm 2030;

- Quyết định số 1619/QĐ-TTg ngày 20/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu liên ngành về đồng bằng sông Cửu Long phục vụ phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu;

- Quyết định số 2178/QĐ-TTg ngày 21/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hoàn thiện cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường kết nối liên thông với các hệ thống thông tin, CSDL của các địa phương, các Bộ, ngành;

- Quyết định số 2323/QĐ-BTTTT ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0;

- Quyết định 3196/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành tài nguyên và môi trường, phiên bản 2.0;

- Quyết định số 964/QĐ-BTNMT ngày 17/4/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025;

- Quyết định số 1329/QĐ-BTNMT ngày 17/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành Kế hoạch của Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước;

- Quyết định số 1123/QĐ-BTNMT ngày 19/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành Kế hoạch của Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;

- Kế hoạch hành động số 777-KH/BCSĐTNMT ngày 09/09/2020 của Ban cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị;

- Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025 của ngành tài nguyên và môi trường;

- Công văn số 2606/BTTTT-THH-ATTT ngày 15/7/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính phủ số/Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch năm 2021.

II. MỤC TIÊU

- 80% dịch vụ công trực tuyến cung cấp ở mức độ 4; tích hợp 80% các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 với Cổng Dịch vụ công quốc gia.

- 80% dịch vụ công trực tuyến có chức năng định danh, xác thực một lần và thanh toán số; cho phép thực hiện từ đầu đến cuối trên môi trường mạng, ngoại trừ những dịch vụ yêu cầu sự hiện diện bắt buộc theo quy định của pháp luật.

- 80% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.

- 100% hồ sơ công việc tại Bộ Tài nguyên và Môi trường dược xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

- 80% báo cáo tổng hợp, báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê của Bộ được thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng, kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.

- 50% dịch vụ hành chính công phát sinh hồ sơ trực tuyến.

- 50% hồ sơ thủ tục hành chính dược xử lý hoàn toàn trên môi trường mạng.

- 50% cuộc họp trên môi trường trực tuyến, 80% cuộc họp sử dụng tài liệu điện tử thay thế cho tài liệu giấy.

- Bảo đảm an toàn thông tin mạng theo mô hình 4 lớp, 100% máy chủ, máy trạm của Bộ được triển khai giải pháp phòng chống mã độc; 100% hệ thống thông tin cấp độ 3, 4, 5, hệ thống thông tin quan trọng quốc gia được giám sát, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng; 100% các đơn vị trực thuộc Bộ có bộ phận chuyên trách/cán bộ chuyên trách về an toàn thông tin.

- Công chức, viên chức và người lao động của Bộ Tài nguyên và Môi trường được đào tạo, hướng dẫn về kỹ năng số và về nâng cao nhận thức, trình độ đảm bảo an toàn thông tin.

III. NHIỆM VỤ

3.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý

a) Xây dựng, hoàn thiện các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá... tạo điều kiện thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai vận hành Chính phủ điện tử, thực hiện chuyển đổi số ngành.

b) Xây dựng, hoàn thiện các quy định về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin và ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng.

c) Nghiên cứu, tạo lập cơ chế, điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia tiến trình chuyển đổi số, phát triển dữ liệu, cung cấp dịch vụ số... về tài nguyên và môi trường.

3.2. Phát triển hạ tầng số

a) Nâng cấp, vận hành hạ tầng công nghệ thông tin, Trung tâm dữ liệu theo công nghệ điện toán đám mây, trên cơ sở tích hợp với dịch vụ đám mây của các nhà cung cấp (trong nước và quốc tế), kết nối với hạ tầng số quốc gia, đáp ứng yêu cầu triển khai các công nghệ kết nối vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Bigdata), trí tuệ nhân tạo (AI)... cung cấp, chia sẻ tài nguyên, dịch vụ phục vụ nhu cầu thu nhận, quản lý, lưu trữ, phân tích xử lý thông minh dữ liệu, thông tin của ngành.

b) Hoàn thành chuyển đổi toàn bộ mạng Internet sang IPv6 (Internet protocol version 6).

3.3. Phát triển các hệ thống nền tảng

a) Thiết lập, hoàn thiện nền tảng tích hợp, chia sẻ, kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành tài nguyên và môi trường với thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cơ sở dữ liệu các bộ, ngành, địa phương trên cơ sở nâng cấp nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP) của Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng bộ với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP).

b) Xây dựng các nền tảng quản trị, các dịch vụ, ứng dụng phân tích, xử lý và khai thác sử dụng dữ liệu tài nguyên và môi trường phục vụ cung cấp dịch vụ công, phát triển kinh tế số, xã hội số, đô thị thông minh.

3.4. Phát triển dữ liệu

a) Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu nội bộ; kết nối, liên thông với hệ thống thông tin/cơ sở dữ liệu của Chính phủ, các địa phương, bộ ngành phục vụ quản lý nhà nước, hoạch định chính sách, phát triển kinh tế - xã hội.

b) Tạo lập, vận hành hệ sinh thái số, cung cấp các dữ liệu đầu vào cơ bản, cần thiết cho các nhu cầu của các ngành kinh tế, xã hội, cộng đồng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia.

c) Xây dựng, phát triển dữ liệu mở, hệ thống thu thập dữ liệu về tài nguyên và môi trường từ hoạt động của cơ quan, tổ chức và từ cộng đồng, doanh nghiệp, người dân.

d) Huy động, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân, cộng đồng hoạt động xây dựng dữ liệu số, cung cấp dịch vụ số... về tài nguyên và môi trường.

3.5. Phát triển các ứng dụng, dịch vụ của Chính phủ điện tử

a) Phát triển, vận hành các hệ thống thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành: Cổng dịch vụ công, Hệ thống một cửa điện tử, Hệ thống báo cáo tổng hợp kết nối, liên thông với Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia, Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Cổng dữ liệu quốc gia, Hệ tri thức Việt số hóa và các hệ thống thông tin quốc gia khác.

b) Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến thiết yếu nâng cao Chỉ số đánh giá của Liên Hợp quốc về phát triển Chính phủ điện tử Việt Nam và tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao về: (i) Nhóm dịch vụ liên quan đến thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và cấp giấy phép liên quan đến môi trường; (ii) cấp giấy chứng nhận và đăng ký biến động quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; (iii) cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ.

c) Xây dựng, vận hành các ứng dụng, dịch vụ nền tảng phục vụ khai phá, phân tích, xử lý, công bố, hỗ trợ ra quyết định, cung cấp, sử dụng dữ liệu, thông tin tài nguyên và môi trường.

3.6. Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin

a) Xây dựng, vận hành các hệ thống kỹ thuật bảo đảm an toàn thông tin phục vụ phát triển Chính phủ điện tử.

b) Hoàn thiện bảo đảm an toàn, an ninh mạng theo mô hình 4 lớp theo quy định: thực hiện bảo đảm an toàn, phòng chống mã độc, ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng; xây dựng Trung tâm giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC) của Bộ; tổ chức, thuê doanh nghiệp chuyên nghiệp giám sát, bảo vệ và kiểm tra, đánh giá an toàn, an ninh mạng định kỳ; kết nối, chia sẻ thông tin với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia.

c) Hoàn thành xác định cấp độ và triển khai phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ. Hoàn thiện, bảo đảm hoạt động của lực lượng ứng cứu sự cố an toàn, an ninh mạng.

d) Ưu tiên nguồn lực bảo đảm an toàn thông tin mạng cho các hệ thống thông tin quan trọng của ngành, quốc gia.

3.7. Phát triển nguồn nhân lực

a) Phát triển nhân lực kỹ thuật số: đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng số, kỹ năng phân tích, xử lý dữ liệu cho công chức, viên chức, người lao động để sẵn sàng chuyển đổi môi trường làm việc số. Tổ chức đào tạo đội ngũ chuyên gia phục vụ phát triển Chính phủ số ngành tài nguyên và môi trường.

b) Thu hút, sử dụng, đãi ngộ và có cơ chế cộng tác, thuê, hợp tác với lực lượng chuyên môn cao về công nghệ số nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số.

c) Đào tạo nâng cao nhận thức, trình độ về đảm bảo an toàn thông tin.

IV. GIẢI PHÁP

4.1. Đẩy mạnh nâng cao nhận thức; tương tác với người dân, doanh nghiệp trong phát triển Chính phủ điện tử

a) Quán triệt, nâng cao nhận thức về phát triển Chính phủ điện tử, chuyển đổi số, gắn với các chức năng, nhiệm vụ của từng lĩnh vực, cơ quan, đơn vị; là phương tiện để công khai, minh bạch hoạt động hành chính nhà nước phục vụ, làm hài lòng người dân và doanh nghiệp. Đổi mới toàn diện phương thức hoạt động, xây dựng văn hóa làm việc phù hợp với quá trình phát triển Chính phủ số.

b) Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp trong vận hành Chính phủ điện tử, chuyển đổi số.

4.2. Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ

a) Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ số mới (cloud, bigdata, IoT, AI, blockchain...) trong xây dựng, triển khai chuyển đổi số tại Bộ Tài nguyên và Môi trường thúc đẩy tiến trình xây dựng, vận hành các hệ thống thông minh hóa, tối ưu hóa, tự động hóa các quy trình, công việc.

b) Hợp tác với các hãng công nghệ lớn, tiên tiến để ứng dụng, chuyển giao hiệu quả các công nghệ mới trong thu nhận, quản lý, phân tích, xử lý dữ liệu tạo bứt phá trong phát triển Chính phủ số ngành tài nguyên và môi trường.

4.3. Hợp tác quốc tế

a) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, thăm quan, học tập, học hỏi kinh nghiệm, công nghệ, mô hình triển khai; tổ chức các hội thảo, các diễn đàn quốc tế trao đổi, chia sẻ về chuyển đổi số ngành tài nguyên và môi trường.

b) Tổ chức hợp tác sâu, rộng với các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các quốc gia trên thế giới trong việc tài trợ, đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao, thử nghiệm các giải pháp về chuyển đổi số về tài nguyên và môi trường.

4.4. Thu hút nguồn lực CNTT

a) Đề xuất các chính sách ưu tiên thiết thực trong thu hút, ưu đãi, bố trí, đào tạo, sử dụng, nhân lực, cán bộ kỹ thuật về công nghệ thông tin.

b) Ưu tiên thích đáng, bố trí các nguồn lực cho công tác ứng dụng CNTT bảo đảm tiến độ và hiệu quả của các nhiệm vụ phát triển Chính phủ điện tử, chuyển đổi số hướng tới Chính phủ số.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

5.1. Danh mục các dự án, nhiệm vụ

Danh mục các dự án, nhiệm vụ chủ yếu triển khai Kế hoạch tại Phụ lục Danh mục nhiệm vụ, dự án kèm theo Kế hoạch này.

5.2. Kinh phí thực hiện

Tổng kinh phí thực hiện là: 458.389 triệu đồng, bao gồm kinh phí của các dự án, nhiệm vụ chuyên môn, trong đó có một phần chi cho ứng dụng công nghệ thông tin, cụ thể tại Phụ lục Danh mục nhiệm vụ, dự án kèm theo Kế hoạch này.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

6.1. Các đơn vị trực thuộc Bộ

- Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo công tác phát triển, vận hành Chính phủ điện tử, chuyển đổi số tiến tới Chính phủ số nhằm đổi mới phương thức làm việc, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác và gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính trong phạm vi quản lý của cơ quan đơn vị mình.

- Tổ chức triển khai theo nội dung của Kế hoạch và chức năng, nhiệm vụ được giao; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về việc triển khai, thực hiện đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả các dự án được giao.

- Báo cáo định kỳ 06 tháng và đột xuất tình hình thực hiện Kế hoạch theo theo hướng dẫn và yêu cầu của Bộ.

6.2. Văn phòng Bộ

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn hóa, tái cấu trúc, đơn giản hóa quy trình hành chính, nghiệp vụ trên môi trường số, thúc đẩy ứng dụng các hệ thống phục vụ quản lý hành chính, chỉ đạo, điều hành của Bộ.

- Đôn đốc, kiểm tra thực hiện việc sử dụng, vận hành các hệ thống Cổng dịch vụ công; Hệ thống một cửa điện tử; Hệ thống báo cáo tổng hợp kết nối, liên thông với Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia, Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ...

- Duy trì, cập nhật, tiếp nhận, xử lý thông tin thường xuyên trên Cổng thông tin điện tử, các hệ thống phục vụ hành chính của Bộ.

6.3. Vụ Tổ chức cán bộ

- Tham mưu gắn kết công tác cải cách hành chính với hiện đại hóa hành chính trong các đơn vị thuộc Bộ. Tham mưu đề xuất các tiêu chí về phát triển Chính phủ điện tử, chuyển đổi số trong công tác đánh giá, xếp loại đơn vị, cá nhân thường xuyên, đột xuất.

- Tham mưu cho Bộ trưởng kiện toàn tổ chức, bộ máy, chức năng, nhiệm vụ phù hợp với yêu cầu phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số; về chức năng, nhiệm vụ chuyên trách về Chính phủ điện tử của các đơn vị trực thuộc Bộ.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu, đề xuất về chế độ đãi ngộ đặc thù cho đội ngũ công chức, viên chức có trình độ chuyên môn về chuyển đổi số; nghiên cứu, đề xuất về chỉ tiêu biên chế làm công tác công nghệ thông tin, Chính phủ điện tử, chuyển đổi số tiến tới Chính phủ số.

- Chủ trì, phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường và các đơn vị liên quan đưa nội dung đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng công nghệ thông tin vào Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức.

6.4. Vụ Pháp chế

Thực hiện thẩm định, đánh giá tác động thủ tục hành chính trong quá trình xây dựng, sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật thực hiện Chính phủ điện tử, chuyển đổi số.

6.5. Vụ Hợp tác quốc tế

Chủ trì thực hiện các nội dung hợp tác quốc tế trong Kế hoạch này.

6.6. Vụ Kế hoạch - Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan ưu tiên xem xét các dự án, nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin, thẩm định trình Bộ phê duyệt các dự án, nhiệm vụ đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước theo đúng thẩm quyền.

- Ưu tiên bố trí vốn đầu tư, các nguồn kinh phí từ các nguồn khác cho ứng dụng công nghệ thông tin.

- Chủ trì, thẩm định bố trí kinh phí cho các dự án trong Kế hoạch và khả năng cân đối ngân sách chung theo dự toán kinh phí được giao.

- Chủ trì, hướng dẫn các đơn vị quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí theo đúng quy định hiện hành của nhà nước.

6.7. Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường

- Làm đầu mối giúp Bộ trưởng chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch. Chịu trách nhiệm tham mưu về kỹ thuật để triển khai Kế hoạch, đôn đốc các đơn vị thực hiện Kế hoạch đảm bảo tiến độ, mục tiêu, hiệu quả; tổng hợp tình hình báo cáo Bộ theo chế độ quy định.

- Hướng dẫn, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ trong việc: xây dựng, xác định giải pháp công nghệ, chuyên môn kỹ thuật, trình phê duyệt, tham gia thẩm định và thực hiện các dự án, nhiệm vụ trong Kế hoạch;

- Thực hiện kiểm tra, nghiệm thu dự án, nhiệm vụ trong Kế hoạch để bảo đảm chất lượng, tiến độ, tính đồng bộ, hiệu quả theo quy định.

- Duy trì, đảm bảo an toàn, hoạt động thông suốt, cung cấp dịch vụ của hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin sử dụng chung phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ.

- Phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính theo dõi, tổng hợp, đề xuất điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch, báo cáo Bộ trưởng để xem xét, phê duyệt./.

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN

Đơn vị: Triệu đồng

TT

Tên dự án, nhiệm vụ

Thời gian thực hiện

Tổng dự toán

Dự kiến kinh phí 2021

Đơn vị chủ trì

Ghi chú

 

TỔNG CỘNG

 

5.316.702

458.389

 

 

A

DỰ ÁN, NHIỆM VỤ CHUYỂN TIẾP

 

4.254.163

384.850

 

 

1

Đầu tư mở rộng và nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ triển khai ứng dụng công nghệ thông tin ngành tài nguyên và môi trường

2018-2021

85.000

25.000

Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường

 

2

Đổi mới, nâng cấp hệ thống Cổng thông tin, thư điện tử, định danh người dùng phục vụ phát triển Chính phủ điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2020-2022

15.680

500

 

3

Xây dựng hệ thống thông tin tham vấn, giải đáp và đánh giá thực thi chính sách pháp luật tài nguyên và môi trường.

2020-2021

9.831

5.377

 

4

Kết nối liên thông, tích hợp Cổng dịch vụ công trực tuyến, một cửa điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường với Cổng dịch vụ công quốc gia.

2020-2021

4.180

1.080

 

5

Kết nối cơ sở dữ liệu thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo ngành tài nguyên và môi trường với Thanh tra Chính phủ.

2020-2022

9.332

4.243

 

6

Xây dựng hành lang pháp lý phục vụ thiết lập, quản lý và vận hành Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường.

2020-2021

5.000

5.000

Thuộc Đề án Xây dựng hệ CSDL quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường

7

Xây dựng kiến trúc tổng thể hệ thống thông tin quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia.

2020-2021

4.000

4.000

 

8

Xây dựng dữ liệu quan trắc lĩnh vực môi trường.

2020-2022

98.000

 

Tổng cục Môi trường

9

Điều tra đánh giá, phân loại và xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn thải.

2020-2022

162.093

20.000

Dự án Điều tra. đánh giá, phân loại và xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn thải.

10

Điều tra, khảo sát xây dựng đề án kiểm kê, xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học.

2019-2020

14.650

12.150

 

11

Xây dựng dữ liệu quan trắc lĩnh vực biển và hải đảo.

2020-2021

7.000

3.000

Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam

Thuộc Đề án Xây dựng hệ CSDL quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường

12

Điều tra, thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng biển.

2020-2022

5.300

500

 

13

Xây dựng dữ liệu quan trắc lĩnh vực khí tượng thủy văn.

2020-2022

31.000

5.000

Tổng cục Khí tượng Thủy văn

Thuộc Đề án Xây dựng hệ CSDL quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường

14

Xây dựng hệ thống công cụ hỗ trợ dự báo thiên tai KTTV nhằm thực hiện Luật Phòng chống thiên tai giai đoạn 2016-2019.

2016-2021

7.439

3.153

 

15

Hoàn chỉnh công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cho các huyện biên giới đất liền.

2020-2024

930.000

50.000

Tổng cục Quản lý đất đai

 

16

Đề án tổng thể xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia.

2019-2022

 

1.000

 

17

Điều tra, xây dựng bản đồ giá đất và cơ sở dữ liệu giá đất.

2020-2021

 

1.000

 

18

Đầu tư hạ tầng xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia phục vụ xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia và Chính phủ điện tử.

2020-2023

500.000

50.000

Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam

Thuộc Đề án Xây dựng, hoàn thiện CSDL nền địa lý quốc gia, bản đồ địa hình quốc gia

19

Dự án "Bổ sung, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý các tỷ lệ khu vực các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ (từ Thừa Thiên Huế trở ra)".

2019-2021

159.273

30.000

20

Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và và xây dựng cơ sở dữ liệu địa giới hành chính.

2012-2020

466.845

20.000

 

21

Thiết kế kỹ thuật - dự toán Xây dựng cổng thông tin địa lý Việt Nam và tích hợp dữ liệu khung (thử nghiệm).

2019-2021

4.954

2.398

 

22

Xây dựng bộ bản đồ chuẩn và cơ sở dữ liệu bản đồ biên giới quốc gia Việt Nam - Lào.

2018-2023

39.700

5.000

 

23

Xây dựng hệ thống theo dõi và quản lý diễn biến nguồn nước mặt, nước dưới đất và hoạt động khai thác, sử dụng nước, xả thải vào nguồn nước phục vụ giám sát việc tuân thủ giấy phép tài nguyên nước và công tác chỉ đạo điều hành.

2017-2022

25.863

13.604

Cục Quản lý tài nguyên nước

 

24

Xây dựng Cơ sở dữ liệu viễn thám quốc gia.

2015- 2022

47.180

10.000

Cục Viễn thám Quốc gia

 

25

Giám sát xói lở bờ biển tại một số khu vực trọng điểm miền Trung bằng công nghệ viễn thám

2016- 2021

11.923

5.606

 

26

Đề án giám sát tài nguyên và môi trường bằng công nghệ viễn thám

2019- 2025

838.000

4.400

 

27

Khảo sát đo đạc, thành lập các loại bản đồ phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững vùng đất ngập nước khu vực Tứ Giác Long Xuyên

2019- 2021

21.920

17.839

Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ

 

28

Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai (VILG).

 

835.000

110.000

Tổng cục Quản lý đất đai

 

B

DỰ ÁN, NHIỆM VỤ MỞ MỚI

 

1.062.539

73.539

 

 

1

Chỉnh lý hồ sơ, tài liệu lưu trữ và xây dựng, quản lý, khai thác dữ liệu hồ sơ, tài liệu tại kho lưu trữ Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 

 

600

Văn phòng Bộ

 

2

Đề án “Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu liên ngành về đồng bằng sông Cửu Long phục vụ phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu”.

2020- 2024

55.000

500

Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường

 

3

Dự án Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ hiện đại đáp ứng nhu cầu tích hợp xử lý dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường thuộc Đề án Xây dựng Cơ sở dữ liệu Quốc gia về Quan trắc tài nguyên môi trường.

2021- 2024

265.000

500

DA Đầu tư

4

Xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu dùng chung ngành tài nguyên và môi trường kết nối, chia sẻ với Cổng dữ liệu quốc gia.

2021- 2023

25.000

3.000

 

5

Kết nối, chia sẻ, tích hợp thông tin, dữ liệu phục vụ hoàn thiện kho dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia.

2021- 2022

55.000

20.000

 

6

Xây dựng hệ thống công bố thông tin, dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường.

2021- 2022

30.000

10.000

 

7

Đào tạo, tăng cường năng lực chuyên môn đáp ứng các nhiệm vụ thiết lập, quản lý, duy trì và vận hành Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường và Truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng trong bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên.

2021- 2022

30.000

500

Thuộc Đề án Xây dựng hệ CSDL quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường

8

Xây dựng dữ liệu quan trắc lĩnh vực địa chất và khoáng sản.

2021- 2022

5.000

300

Tổng cục Địa chất và Khoáng sản VN

9

Xây dựng dữ liệu quan trắc lĩnh vực đất đai.

2021- 2022

30.000

500

Tổng cục Quản lý đất đai

10

Xây dựng dữ liệu quan trắc lĩnh vực tài nguyên nước.

2021- 2022

20.000

300

Cục Quản lý tài nguyên nước

11

Xây dựng dữ liệu quan trắc lĩnh vực viễn thám.

2021- 2022

16.000

300

Cục Viễn thám Quốc gia

12

Xây dựng dữ liệu giám sát biến đổi khí hậu.

2021- 2022

8.000

300

Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu

13

Xây dựng hệ thống phần mềm xử lý, khai thác và tích hợp đồng bộ số liệu ra đa thời tiết, vệ tinh, định vị sét, thám không vô tuyến phục vụ tác nghiệp dự báo khí tượng thủy văn.

 

 

500

Tổng cục Khí tượng Thủy văn

 

14

Xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia đáp ứng Chính phủ điện tử ngành tài nguyên và môi trường.

2021- 2022

19.000

10.000

Tổng cục Môi trường

 

15

Bổ sung, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý các tỉnh Nam Trung Bộ và miền Nam (từ Đà Nẵng trở vào).

 

180.000

1.000

Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam

Thuộc Đề án Xây dựng, hoàn thiện CSDL nền địa lý quốc gia, bản đồ địa hình quốc gia

16

Xây dựng hệ thống thông tin đa thời gian về đất ngập nước và khu bảo tồn thiên nhiên bằng công nghệ viễn thám phục vụ công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

2020- 2022

18.000

10.000

Cục Viễn thám Quốc gia

 

17

Ứng dụng công nghệ viễn thám kết hợp phương pháp địa vật lý - hải dương xác định dịch chuyển bờ ngầm và địa chất tầng nông đới bờ phục vụ đánh giá, dự báo xâm thực bờ biển và đề xuất một số giải pháp phòng, chống xâm thực dải ven biển Việt Nam.

2021- 2024

 

1.000

 

18

Đề án “Sử dụng công nghệ viễn thám theo dõi, giám sát biến động khu vực biên giới: biến động sử dụng đất, di dân; xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, nhà máy thủy điện, đập thủy lợi đầu nguồn các sông chảy vào lãnh thổ Việt Nam; xây dựng các dự án, công trình có nguy cơ xả thải, thẩm thấu chất thải vào lãnh thổ Việt Nam”.

2021- 2023

300.000

1.000

 

19

Đề án Ứng dụng viễn thám phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (bao gồm: Xây dựng cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám quốc gia; ứng dụng viễn thám trong nông nghiệp và phát triển nông thôn, quy hoạch xây dựng và quản lý phát triển theo quy hoạch, giao thông vận tải, công thương).

2021- 2025

 

200

 

20

Thiết lập và triển khai Hệ thống thông tin địa lý về tính dễ tổn thương do biến đổi khí hậu, đánh giá rủi ro và giám sát môi trường cho Việt Nam dựa trên công nghệ viễn thám.

2021- 2022

6.539

6.539

 

21

Xây dựng hệ thống công cụ hỗ trợ giám sát và cảnh báo thiên tai phục vụ sản xuất và phòng chống thiên tai ở vùng đồng bằng sông Cửu Long dưới tác động của biến đổi khí hậu.

 

 

500

Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu

 

22

Khảo sát đo đạc, thành lập các loại bản đồ phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững vùng đất ngập nước khu vực các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Long An, TP. Hồ Chí Minh.

2021- 2023

 

6.000

Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3119/QĐ-BTNMT năm 2020 về Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính phủ số năm 2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

  • Số hiệu: 3119/QĐ-BTNMT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 31/12/2020
  • Nơi ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường
  • Người ký: Trần Hồng Hà
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản