- 1Quyết định 06/2005/QĐ-BNN về nghiệm thu trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, chăm sóc rừng trồng, bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 59/2007/QĐ-BNN sửa đổi Quy định nghiệm thu trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, chăm sóc rừng trồng, bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên kèm theo Quyết định 06/2005/QĐ-BNN do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Quyết định 38/2005/QĐ-BNN về việc ban hành Định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Thông tư liên tịch 62 /2005/TTLT-BTC-BNN&PTNT về việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng do Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Nghị định 09/2006/NĐ-CP về phòng cháy và chữa cháy rừng
- 4Luật phòng cháy và chữa cháy 2001
- 5Nghị định 35/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật phòng cháy và chữa cháy
- 6Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3118/QĐ-UBND | Sơn La, ngày 20 tháng 11 năm 2009 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Phòng cháy, chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định về việc PCCC rừng;
Căn cứ Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06 tháng 7 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng;
Căn cứ Thông tư số 62/2005/TTLT-BTC-BNN&PTNT ngày 04 tháng 8 năm 2005 của Bộ Tài chính, Bộ NN và PTNT về việc hướng dẫn lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác PCCC rừng;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 188/TTr-SNN ngày 17 tháng 11 năm 2009 về việc đề nghị phê duyệt quy trình và định mức kinh tế kỹ thuật xây dựng đường băng cản lửa trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng áp dụng trên địa bàn tỉnh Sơn La,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt quy trình và định mức kinh tế kỹ thuật xây dựng đường băng cản lửa trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Sơn La (Có quy trình và định mức kinh tế kỹ thuật kèm theo).
Điều 2. Giao cho Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tổ chức thực hiện đối với các khu rừng trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Sở Nông nghiệp và PTNT; Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư; Kho bạc Nhà nước; Thủ trưởng các ngành có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm các huyện, thành phố; Giám đốc các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; Thủ trưởng các đơn vị và các chủ rừng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
QUY TRÌNH VÀ ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT
XÂY DỰNG ĐƯỜNG BĂNG CẢN LỬA TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3118/QĐ-UBND, ngày 20 tháng 11 năm 2009 của UBND tỉnh Sơn La)
Đường băng cản lửa là một trong những biện pháp phòng cháy rừng cần thiết cho các khu trồng rừng hay ở các khu rừng tự nhiên cần phải tiến hành phân chia rừng thành những lô, khoảnh riêng biệt bởi những đường băng cản lửa: đường băng đó có thể là đường băng trắng hoặc đường băng xanh có tác dụng ngăn được ngọn lửa cháy lan mặt đất, cháy lướt trên ngọn cây rừng.
- Đường băng trắng: là những giải đất trống đã được chặt trắng thu dọn hết cây cỏ, thảm mục và được cuốc hay cày lật đất nhằm ngăn lửa cháy lan trên mặt đất rừng.
- Đường băng xanh: là những đường băng được trồng cây xanh hỗn giao, có kết cấu nhiều tầng, chọn những loài cây có khả năng chịu lửa tốt, lá xanh và không rụng lá về mùa khô. Đường băng xanh có tác dụng ngăn 2 loại cháy: cháy lan mặt đất và cháy lướt trên tán cây rừng.
- Nhằm tăng cường khả năng phòng cháy chữa cháy rừng, ngăn chặn cháy lan trên mặt đất và cháy lan trên tán cây đối với những khu rừng dễ cháy, đồng thời đáp ứng yêu cầu về giao thông để tiến hành vận chuyển lực lượng và các phương tiện dập tắt đám cháy, vận chuyển cây giống, phân bón phục vụ cho kinh doanh rừng, tuần tra phát hiện cháy rừng và còn là đường vận xuất, vận chuyển lâm sản; phân chia rừng thành các lô khoảnh riêng biệt.
- Chi cục Kiểm lâm và các chủ rừng căn cứ vào từng trường hợp cụ thể ở cơ sở mà áp dụng kỹ thuật xây dựng băng trắng, băng xanh cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, điều kiện lập địa cụ thể của khu vực trồng rừng nhưng tổng diện tích không được vượt quá 10% tổng diện tích của khu vực trồng rừng.
Điều 3. Phạm vi, đối tượng áp dụng
- Quy định những yêu cầu về biện pháp kỹ thuật xây dựng đường băng cản lửa áp dụng trong công tác phòng chống cháy rừng và ngăn ngừa sâu bệnh hại cho các đối tượng là rừng tự nhiên và rừng trồng, ranh giới giữa đất lâm nghiệp có rừng với đất sản xuất nông nghiệp trong phạm vi toàn tỉnh Sơn La.
- Là cơ sở pháp lý về mặt kỹ thuật để xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật và quản lý, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện xây dựng đường băng cản lửa của các chủ rừng (hộ gia đình, cá nhân, nhóm hộ, cộng đồng tổ chức), các dự án trồng rừng tập trung.
YÊU CẦU KỸ THUẬT XÂY DỰNG ĐƯỜNG BĂNG
Điều 4. Nguyên tắc làm đường băng cản lửa
Các chủ rừng khi thiết kế trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng nhất thiết phải thiết kế thi công ngay hệ thống đường băng trắng hoặc băng xanh gắn với quy hoạch xây dựng hệ thống đường giao thông trong các khu rừng. Nếu độ đốc trên 30 độ thì không được làm băng trắng mà phải trồng ngay cây xanh trên băng cùng với việc trồng rừng ngay năm đó. Không được để đất trống gây xói mòn, rửa trôi, bạc màu đất, phá vỡ cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường sống.
1. Nguyên tắc và biện pháp kỹ thuật làm đường băng trắng
- Việc xây dựng đường băng trắng chỉ áp dụng vào 2- 3 năm đầu ở rừng tự nhiên và rừng trồng nơi có độ dốc dưới 30 độ vì chưa có đủ điều kiện lao động, kinh phí, giống cây con để trồng băng xanh, những năm sau phải tiến hành trồng ngay băng xanh để tiết kiệm đất, bảo vệ đất.
- Thi công xây dựng đường băng trắng được tiến hành vào đầu mùa khô. Hàng năm phải thường xuyên được tu sửa dọn sạch vật liệu cháy.
- Băng trắng được thiết kế phải lợi dụng các điều kiện tự nhiên như sông, suối, ao, hồ, và các công trình như đường giao thông, đường phân khoảnh, đường vận xuất, vận chuyển.
- Băng trắng ở rừng tự nhiên có độ rộng từ 10 đến 15m. Khi xây dựng băng trắng phải xử lý thực bì chặt bỏ những cây cỏ, lau sậy, tạp bụi dễ bắt lửa; để lại những cây lá rộng có khả năng ngăn lửa. Năm sau trồng thêm cây có khả năng chịu lửa để tạo băng xanh hỗn giao nhiều loài cây. Những vật liệu dễ cháy sau khi phát, phơi khô, vun thành giải, giải cách bìa rừng từ 5 - 8m. Giải vật liệu này làm thành từng đoạn dài từ 8 - 10m, đầu đoạn nọ cách cuối đoạn kia 3 - 5m, đốt vào đầu mùa khô, khi đốt phải có người canh gác và kiểm soát lửa trên băng, đốt lúc gió nhẹ vào buổi sáng hoặc chiều tối, không được đốt vào ban trưa. Tuyệt đối không để lửa cháy lan vào rừng. Đốt xong phải kiểm tra lại toàn bộ đường băng cho tới khi lửa tắt hẳn.
2. Nguyên tắc và biện pháp kỹ thuật làm đường băng xanh
- Phải xây dựng hệ thống đường băng xanh hỗn giao bằng nhiều loại cây, tạo thành đai xanh có kết cấu nhiều tầng để ngăn cháy lan mặt đất và cháy lướt tán rừng.
- Nguyên tắc lựa chọn loài cây trồng trên băng: Lựa chọn tập đoàn cây bản địa có sức chống chịu lửa giỏi và có khả năng chịu nhiệt độ cao, cây chứa nhiều nước, có cành lá sum suê, vỏ dày, không rụng lá trong mùa khô, cây có sức tái sinh hạt và chồi mạnh, sinh trưởng phát triển nhanh, không có cùng loài sâu bệnh hại cây trồng rừng hoặc không là ký chủ của các loại sâu bệnh hại cây rừng, cây trồng. Cần lựa chọn những loài cây trồng trên băng xanh sống lâu năm, có sức sinh trưởng nhanh, tái sinh mạnh, có nguồn giống dồi dào và dễ nhân giống. Là cây vừa phòng cháy nhưng cũng có thể kết hợp cho gỗ hoặc các sản phẩm có giá trị kinh tế như: Dược liệu, nguyên liệu thủ công mỹ nghệ, thực phẩm, thức ăn cho chăn nuôi tạo thành đai rừng phòng cháy.
Qua thực tế, nhiều loài cây hiện có trên địa bàn tỉnh đã cho thấy khả năng chống chịu lửa rất tốt như: Cây keo tai tượng, keo lá tràm, keo lai, cây dứa bà (Agave), cây vối thuốc (Schima), cây me rừng, cây gạo, cây vông, cây nhội, cọc rào và nhiều loài cây khác được sử dụng để trồng trên băng cản lửa phòng cháy rừng có độ tin cậy rất cao. (Tùy theo từng nơi, từng loại địa hình để lựa chọn loài cây cho phù hợp)
- Kỹ thuật trồng cây trên băng xanh: thực hiện như kỹ thuật trồng rừng tập trung.
- Phương thức trồng: hỗn giao, nhiều tầng, mật độ dầy. Cây tầng cao mật độ 2500 cây/ha (cây cách cây 2m, hàng cách hàng 2m). Cây tầng thấp trồng xen giữa cây tầng cao mật độ 2500 cây/ha (cây cách cây 2m, hàng cách hàng 2m).
- Phương pháp trồng: trồng theo băng, theo rạch hoặc theo đám; trồng bằng cây con có bầu hoặc bằng hom, ươm, ghép hoặc gieo hạt thẳng.
Điều 5. Các loại đường băng cản lửa
1. Đường băng chính: được xây dựng ở những khu rừng có diện tích rộng chia rừng ra thành nhiều khu, khoảnh có diện tích khoảng 1000 - 3000 ha, nên kết hợp với việc xây dựng đường giao thông nông thôn, đường dân sinh kinh tế, đường vận xuất vận chuyển trong rừng để làm đường băng.
a) Đối với rừng tự nhiên, đường băng được chia ra nhiều khoảnh, cự ly các đường băng chính cách nhau 3 - 5km.
b) Đối với rừng trồng, đường băng chính có cự ly cách nhau 2 - 3km.
2. Đường băng nhánh (phụ): được xây dựng ở những vùng rừng dễ cháy, những nơi thường xảy ra cháy rừng và có cường độ kinh doanh cao.
a) Đối với rừng tự nhiên: Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng nơi mà cự ly cách nhau giữa các đường băng từ 2 - 3km.
b) Đối với rừng trồng: Căn cứ vào điều kiện từng nơi mà cự ly xây dựng giữa các đường băng cách nhau 1 - 2km.
Điều 6. Độ rộng và hướng của đường băng
1. Độ rộng của đường băng: đối với rừng trồng đã khép tán và rừng tự nhiên thì độ rộng của đường băng phải lớn hơn chiều cao cây rừng.
a) Đường băng chính: Đối với cả hai loại rừng tự nhiên và rừng trồng có độ rộng từ 10 - 20m và phải trồng cây xanh.
b) Đường băng nhánh (phụ) kể cả hai loại rừng: rừng tự nhiên và rừng trồng phải có độ rộng tối thiểu từ 8 - 10m và phải trồng cây xanh.
2. Hướng của đường băng:
a) Nơi có độ dốc dưới 15 độ: Hướng đường băng phải vuông góc với hướng gió hại chính trong mùa cháy.
b) Nơi độ dốc lớn trên 15 độ: hướng đường băng bố trí trùng với đường đồng mức, trường hợp có thể lợi dụng đường mòn, khe suối, dông núi, đường dân sinh kinh tế miền núi để làm đường băng thì dọc hai bên đường băng đó phải xây dựng một hoặc hai vành đai cây xanh cản lửa, mỗi bề rộng 5 - 8m, hàng năm phải chăm sóc tu bổ băng cây xanh theo kỹ thuật chăm sóc rừng trồng và đưa hết vật liệu sau tu bổ chăm sóc ra ngoài băng xanh.
Điều 7. Quản lý bảo vệ đường băng
- Đường băng phòng chống cháy rừng hàng năm phải được tiến hành nghiệm thu theo nội dung quy định tại Quyết định số 06/2005/QĐ-BNN ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành quy định nghiệm thu trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, chăm sóc rừng trồng, bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên và Quyết định số 59/2007/QĐ-BNN sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định nghiệm thu trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, chăm sóc rừng trồng, bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên ban hành kèm theo Quyết định số 06/2005/QĐ-BNN ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Đường băng phòng chống cháy rừng phải thường xuyên được theo dõi không để người và gia súc phá hoại; không để sâu bệnh hại cây trồng trên băng xanh, dẫy cỏ vun gốc đối với đường băng xanh và dọn sạch vật liệu cháy đối với đường băng trắng.
- Được phép tận dụng và khai thác sản phẩm tỉa thưa khi đến thời kỳ khai thác đối với đường băng xanh; trồng các loài cây dược liệu có tác dụng ngăn lửa đối với băng trắng.
ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT XÂY DỰNG ĐƯỜNG BĂNG
Áp dụng định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng ban hành tại Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06 tháng 07 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phương pháp, nội dung và các bước lập dự toán đầu tư cho xây dựng 1 ha đường băng cản lửa được xác định như sau:
Điều 8. Định mức kinh tế kỹ thuật xây dựng đường băng trắng
- Chi phí trực tiếp: chỉ gồm chi phí nhân công phát dọn thực bì được áp dụng bằng mức lao động phát dọn thực bì tại Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06 tháng 07 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng.
- Chi phí gián tiếp: được tính bằng 8% của chi phí trực tiếp.
1. Phát dọn đường băng cản lửa bằng phương pháp thủ công
1.1. Tổ chức nơi làm việc: Rừng đã được thiết kế, xác định rõ diện tích, hình thức phát dọn, chiều rộng băng phát độ dốc và phân loại thực bì cụ thể trước khi phát
1.2 Công cụ lao động: Dao phát hoặc cưa máy đối với nơi thực bì có kích thước lớn, khó phát bằng dao.
1.3 Nội dung công việc: Phát, băm dập và xếp luống theo đường đồng mức, các loại cây nhỏ bụi dậm đảm bảo cho diện tích san bằng sạch cây, que dây leo hoặc đảm bảo đủ độ rộng để phòng chống cháy.
1.4 Yêu cầu kỹ thuật:
- Phát sát gốc và băm dập thành những đoạn ngắn, nếu phát theo băng kích thước băng chừa và băng phát phải đảm bảo đúng Quy định kỹ thuật, thực bì phát dọn phải xếp gọn theo đường đồng mức.
- Băng phát dọn theo đường đồng mức.
1.5 Tổ chức lao động: Mỗi nhóm lao động có hai công nhân có trình độ kỹ thuât tương ứng phù hợp với Quy định hiện hành
- Thời gian ca làm việc: 480 phút
- Thời gian chuẩn bị và kết thúc: 60 phút
- Thời gian phục vụ kỹ thuật và tổ chức: 5% thời gian tác nghiệp
- Thời gian nghỉ ngơi: 17% thời gian tác nghiệp và thời gian phục vụ kỹ thuật, tổ chức
1.6 Bảng mức lao động phát dọn thực bì bằng phương pháp thủ công:
Dòng | Hình thức phát | Cự li đi làm | Nhóm thực bì | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | |||
Mức lao động (m2/công) | ||||||||
74 | Phát băng | < 1.000 m | 453 | 407 | 316 | 224 | 172 | 96 |
75 | 1.000 ¸ 2.000 m | 412 | 334 | 279 | 210 | 165 | 87 | |
76 | 2.000 ¸ 3.000 m | 360 | 318 | 257 | 182 | 118 | 79 | |
77 | 3.000 ¸ 4.000 m | 327 | 288 | 222 | 168 | 93 | 64 | |
78 | 4.000 ¸ 5.000 m | 310 | 274 | 201 | 155 | 84 | 53 | |
Ký hiệu cột | a | b | c | d | e | f |
2. Định mức lao động làm đường ranh cản lửa bằng cơ giới
2.1 Tổ chức nơi làm việc:
- Rừng cần làm đường ranh cản lửa được thiết kế theo yêu cầu kỹ thuật phòng chống lửa rừng, bảo vệ rừng.
- Các tuyến đường ranh đã được xác định và cắm tiêu
2.2 Công cụ lao động:
- Các loại máy ủi hoặc máy kéo có ben như DT75, T130, Komatsu D65A
2.3 Nội dung công việc:
- Rà ủi sạch thực bì gốc cây trên đường ranh.
- Dọn sạch thực bì gốc cây đã rà ủi.
2.4 Yêu cầu kỹ thuật:
- Thực bì trên đường ranh được rà sạch, dọn vật liệu cháy ra ngoài đường ranh.
- Các gốc cây to trên đường ranh được đánh dọn sạch.
- Hai bên đường ranh được cuốc xén gọn.
2.5 Tổ chức lao động: Mỗi máy có hai công nhân có trình độ kỹ thuât tương ứng phù hợp với quy định hiện hành
- Thời gian ca làm việc: 480 phút
- Thời gian chuẩn bị và kết thúc: 65 phút
- Thời gian phục vụ kỹ thuật và tổ chức: 5% thời gian tác nghiệp
- Thời gian nghỉ ngơi: 8% thời gian tác nghiệp và thời gian phục vụ kỹ thuật, tổ chức
2.6 Bảng mức lao động làm đường ranh cản lửa bằng cơ giới:
Dòng | Nội dung công việc | Nhóm thực bì | ||
1 và 2 | 3 và 4 | 5 và 6 | ||
Mức lao động (m2/ca máy) | ||||
148 | Máy kéo DT-75 | 4.000 | 3.360 | 2.688 |
149 | Máy kéo T130 | 14.000 | 11.885 | 9.500 |
| Máy kéo D65-A | 15.600 | 13.000 | 10.400 |
Ký hiệu cột | a | b | c |
Điều 9. Định mức kinh tế kỹ thuật xây dựng đường băng xanh
- Chi phí trực tiếp:
+ Chi phí nhân công: hỗ trợ theo định mức trồng rừng tập trung tại Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06 tháng 07 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng.
+ Chi phí cây giống: (theo đơn giá được UBND tỉnh quyết định)
- Chi phí gián tiếp: được tính bằng 8% của chi phí trực tiếp.
Điều 10. Quy trình này là cơ sở pháp lý để các chủ rừng, các tổ chức, cá nhân, các dự án trồng rừng tập trung tổ chức thực hiện. Trong quá trình thực hiện, các dự án cơ sở có cụ thể hoá quy trình này cho phù hợp với điều kiện tự nhiên và tổ chức sản xuất của đơn vị mình nhưng không được trái với quy trình này.
Điều 11. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chỉ đạo Chi cục kiểm lâm hướng dẫn phổ biến, đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành quy trình này, đồng thời rút kinh nghiệm để bổ sung trong quá trình thực hiện./.
- 1Quyết định 38/2005/QĐ-BNN về việc ban hành Định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Thông tư liên tịch 62 /2005/TTLT-BTC-BNN&PTNT về việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng do Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Quyết định 06/2005/QĐ-BNN về nghiệm thu trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, chăm sóc rừng trồng, bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Nghị định 09/2006/NĐ-CP về phòng cháy và chữa cháy rừng
- 5Luật phòng cháy và chữa cháy 2001
- 6Nghị định 35/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật phòng cháy và chữa cháy
- 7Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 8Quyết định 59/2007/QĐ-BNN sửa đổi Quy định nghiệm thu trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, chăm sóc rừng trồng, bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên kèm theo Quyết định 06/2005/QĐ-BNN do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Quyết định 06/2008/QĐ-UBND phê duyệt quy trình vận hành điều tiết hồ chứa nước Sông Sào do tỉnh Nghệ An ban hành
Quyết định 3118/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt Quy trình và định mức kinh tế kỹ thuật xây dựng đường băng cản lửa trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Sơn La do Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành
- Số hiệu: 3118/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/11/2009
- Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
- Người ký: Cầm Văn Chính
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/11/2009
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực