- 1Luật Sở hữu trí tuệ 2005
- 2Nghị định 103/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp
- 3Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/2008/QĐ-UBND | Đà Lạt, ngày 31 tháng 7 năm 2008 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH “QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN RAU ĐÀ LẠT”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29/11/2005;
Căn cứ Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/2/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
Theo đề nghị của UBND thành phố Đà Lạt tại Tờ trình số 1221/TTr-UBND ngày 08/4/2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Rau Đà Lạt”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN “RAU ĐÀ LẠT”
(Ban hành theo Quyết định số 31/2008/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
Quy chế này nhằm tập hợp các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Lạt và các vùng phụ cận cùng xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Rau Đà Lạt” trở thành một thương hiệu mạnh trên thị trường trong nước, tạo cơ hội cho các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trong việc phát triển sản xuất, chế biến, kinh doanh rau tại thành phố Đà Lạt và các vùng phụ cận.
Điều 2. Phạm vi, đối tượng áp dụng
1. Nhãn hiệu chứng nhận “Rau Đà Lạt” là nhãn hiệu được đăng ký độc quyền trong nước.
2. Quy chế này quy định về quản lý và sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận với tên gọi “Rau Đà Lạt” cho sản phẩm rau an toàn được trồng, sản xuất, chế biến và kinh doanh tại thành phố Đà Lạt và các vùng phụ cận.
3. Quy chế này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận và các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trồng, sản xuất, chế biến và kinh doanh các loại rau an toàn tại thành phố Đà Lạt và các vùng phụ cận.
Trong Quy chế này, các từ ngữ sử dụng được hiểu như sau:
1. Nhãn hiệu chứng nhận được đề cập trong quy chế này là Nhãn hiệu chứng nhận “Rau Đà Lạt” áp dụng cho sản phẩm rau an toàn (Viết tắt là RAT) được trồng, sản xuất, chế biến và kinh doanh tại thành phố Đà Lạt và các vùng phụ cận.
2. Quy trình sản xuất rau an toàn theo hướng GAP (viết tắt là QTSXRAT) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc cơ quan có thẩm quyền thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là tỉnh, thành phố) ban hành, được xây dựng theo Hướng dẫn thực hành Nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practices - GAP).
3. Rau an toàn là những sản phẩm rau tươi (Bao gồm các loại rau ăn: lá, thân, củ, hoa, quả, hạt, các loại nấm thực phẩm) được sản xuất, thu hoạch, sơ chế phù hợp quy trình sản xuất RAT.
4. Tổ chức, cá nhân sản xuất RAT là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác hoặc hộ nông dân sản xuất theo mô hình kinh tế trang trại đáp ứng điều kiện sản xuất RAT theo Quy định về quản lý sản xuất và kinh doanh rau an toàn (Ban hành kèm theo Quyết định số 106/2007/QĐ-BNN ngày 28/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT ).
5. Điều kiện sản xuất, sơ chế RAT là điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, quy trình kỹ thuật của cơ sở sản xuất để đảm bảo sản xuất, sơ chế các sản phẩm rau đạt tiêu chuẩn an toàn.
6. Sơ chế rau là quá trình làm sạch, phân loại và đóng gói rau khi đưa vào kinh doanh.
7. Tổ chức chứng nhận sản xuất rau theo QTSXRAT (Gọi tắt là Tổ chức chứng nhận) là tổ chức có đủ điều kiện về tư cách pháp nhân, cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chỉ định.
8. Giấy chứng nhận sản xuất rau theo QTSXRAT là giấy chứng nhận do tổ chức chứng nhận cấp cho tổ chức, cá nhân sản xuất thực hiện đúng quy trình sản xuất RAT.
9. Công bố rau được sản xuất theo QTSXRAT là tổ chức, cá nhân sản xuất RAT công bố sản phẩm rau của mình được sản xuất phù hợp QTSXRAT, dựa trên kết quả đánh giá của Tổ chức chứng nhận hoặc kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất RAT.
Điều 4. Điều kiện được cấp và sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận
Tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trồng, sản xuất, chế biến và kinh doanh tại thành phố Đà Lạt và các vùng phụ cận để được cấp và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Rau Đà Lạt” phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
1. Có hoạt động trồng, sản xuất, chế biến và kinh doanh rau an toàn thực sự trên địa bàn thành phố Đà Lạt và các vùng phụ cận.
2. Tuân thủ nghiêm ngặt đầy đủ các yêu cầu, điều kiện để sản xuất rau an toàn theo Quy định về quản lý sản xuất và kinh doanh rau an toàn (Ban hành kèm theo Quyết định số 106/2007/QĐ-BNN ngày 28/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT ), bảo đảm về chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất và lưu thông.
3. Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn phải do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng cấp.
4. Cam kết thực hiện nghiêm ngặt và đầy đủ các nội dung trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm “Rau Đà Lạt” trong quá trình sử dụng nhãn hiệu.
CÁC ĐẶC TÍNH CỦA SẢN PHẨM RAU MANG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN “RAU ĐÀ LẠT”
Điều 5. Những sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận
Sản phẩm rau mang nhãn hiệu chứng nhận “Rau Đà Lạt” gồm 04 nhóm sau:
- Rau ăn lá.
- Rau ăn quả.
- Rau ăn củ.
- Rau ăn hoa.
Điều 6. Chất lượng các sản phẩm rau được cấp nhãn hiệu chứng nhận
Các sản phẩm rau mang nhãn hiệu chứng nhận “Rau Đà Lạt” phải đảm bảo các chỉ tiêu về mức giới hạn tối đa cho phép của một số vi sinh vật, hóa chất gây hại trong sản phẩm rau tươi theo Phụ lục 3 của Quy định về quản lý sản xuất và kinh doanh rau an toàn (Ban hành kèm theo Quyết định số 106/2007/QĐ-BNN ngày 28/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ).
1. Mẫu xét nghiệm: Mẫu đem xét nghiệm phải được lấy ngẫu nhiên từ các sản phẩm đề nghị được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu và sản phẩm đã được mang nhãn hiệu nhưng phục vụ công tác kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất. Khi lấy mẫu kiểm tra phải có biên bản lấy mẫu và có sự chứng kiến của cá nhân, tổ chức được lấy mẫu.
2. Điều kiện của đơn vị xét nghiệm: Là tổ chức có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận hoặc chỉ định làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, kiểm nghiệm và chứng nhận rau an toàn.
3. Tiêu chuẩn áp dụng: Các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận phải được kiểm nghiệm theo phương pháp so sánh kết quả mẫu được kiểm nghiệm với các chỉ tiêu trong Phụ lục 3 của Quy định về quản lý sản xuất và kinh doanh rau an toàn (Ban hành kèm theo Quyết định số 106/2007/QĐ-BNN ngày 28/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Điều 8. Biểu trưng của nhãn hiệu chứng nhận
Có biểu trưng (logo) của nhãn hiệu chứng nhận “Rau Đà Lạt” kèm theo Quy chế này.
Điều 9. Vùng trồng, sản xuất, chế biến và kinh doanh mang nhãn hiệu chứng nhận
Vùng trồng, sản xuất, chế biến và kinh doanh rau an toàn mang nhãn hiệu chứng nhận “Rau Đà Lạt” được xác định theo Bản đồ kèm theo Quy chế này.
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN
Điều 10. Chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận “Rau Đà Lạt”
UBND tỉnh Lâm Đồng là chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận “Rau Đà Lạt” và ủy quyền cho UBND thành phố Đà Lạt thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Đăng ký xác lập quyền sở hữu đối với Nhãn hiệu chứng nhận “Rau Đà Lạt”.
2. Quản lý, kiểm soát việc sử dụng và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Rau Đà Lạt” theo các quy định tại Quy chế này.
Điều 11. Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhãn hiệu
Cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận có nhiệm vụ sau:
1. Kiểm tra và tổ chức đánh giá chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Rau Đà Lạt”
2. Cấp và thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Rau Đà Lạt” đối với các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân có liên quan.
2. Quản lý việc sử dụng nhãn hiệu của các tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Rau Đà Lạt”.
3. Kiểm tra, giám sát việc chấp hành của các đơn vị, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Rau Đà Lạt” theo các quy định tại Quy chế này và phát hiện và đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm các quy định về sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Rau Đà Lạt”.
QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN
Điều 12. Quy trình xét và cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu
1. Đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Rau Đà Lạt” phải gửi đơn đăng ký cho Cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận đề nghị được cấp Chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Rau Đà Lạt” (theo mẫu quy định).
2. Trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn đăng ký của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân Cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận phải tiến hành kiểm tra thực tế điều kiện sản xuất, chế biến, kinh doanh của tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân yêu cầu và tiến hành việc lấy mẫu phân tích chất lượng mẫu tại các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
3. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, Cơ quan quản lý nhãn hiệu phải ra quyết định cấp hoặc không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Rau Đà Lạt”. Trong trường hợp không được cấp phải nêu rõ lý do trả lời bằng văn bản.
Điều 13. Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Rau Đà Lạt” phải có mẫu quy định cụ thể với các nội dung sau:
a) Tên và địa chỉ đơn vị, địa điểm sản xuất, chế biến, kinh doanh của tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận;
b) Điện thoại, Fax, Email (nếu có);
c) Danh mục các loại sản phẩm được cấp theo Giấy chứng nhận;
d) Thời hạn sử dụng Giấy chứng nhận;
đ) Quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận;
e) Họ tên, chữ ký của đại diện và dấu của Cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận;
2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Rau Đà Lạt” được làm thành 01 bản chính trao cho tổ chức, các nhân nộp đơn đề nghị. Cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận mở sổ theo dõi cấp và thu hồi giấy chứng nhận. Trong trường hợp có yêu cầu cấp thêm các bản sao của giấy chứng nhận thì Cơ quan quản lý sẽ cấp (tối đa không quá 10 bản) nhưng trên bản sao phải có chữ “BẢN SAO” để phân biệt.
3. Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Rau Đà Lạt” có thời hạn 03 năm.
4. Cấp lại giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Rau Đà Lạt”.
a) Đối với trường hợp hết thời hạn quy định mà trong quá trình sử dụng không vi phạm Quy chế thì chỉ cần có đơn xin cấp lại và đóng chi phí theo quy định thì Cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận sẽ cấp lại.
b) Đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng trong quá trình sử dụng có vi phạm đến mức phải thu hồi thì các thủ tục đề nghị được cấp lại tiến hành như lần đầu.
c) Đối với trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận nhưng trong quá trình sử dụng có vi phạm đến mức phải thu hồi, thì phải sau thời gian 01 năm kể từ ngày thu hồi giấy mới đuợc xét cấp và thủ tục đề nghị được cấp làm lại như lần đầu.
Điều 14. Quy định về sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
Tổ chức, cá nhân khi sử dụng nhãn hiệu chứng nhận:
1. Phải sử dụng đúng và chính xác nhãn hiệu chứng nhận gồm cả tên nhãn hiệu và hình ảnh logo.
2. Chỉ sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cho các loại sản phẩm rau an toàn đã được Cơ quan quản lý cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Rau Đà Lạt ”.
3. Được sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận kèm với nhãn hiệu chính thức của tổ chức, cá nhân. Nhưng không được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Rau Đà Lạt” làm nhãn hiệu chính cho sản phẩm của mình.
4. Không được tự ý chuyển nhượng nhãn hiệu chứng nhận dưới bất kỳ hình thức nào.
5. Nghiêm cấm mọi hành vi sử dụng, hình thức sử dụng có hoặc không có nhãn hiệu chứng nhận nhưng làm sai lệch nhận thức hoặc gây ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của nhãn hiệu chứng nhận; mọi hình thức đưa thông tin sai về nhãn hiệu chứng nhận hoặc làm dụng nhãn hiệu chứng nhận gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Điều 15. Quyền và nghĩa vụ của Cơ quan quản lý việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
1. Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc sử dụng nhãn hiệu của doanh nghiệp, cá nhân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận nhằm đảm bảo những tiêu chuẩn và đặc tính riêng của sản phẩm mang Nhãn hiệu chứng nhận “Rau Đà Lạt”.
2. Đình chỉ việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận đối với tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trong các trường hợp sau:
a) Tổ chức, cá nhân không đáp ứng đủ các điều kiện sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Điều 6 của Quy chế này.
b) Tổ chức, cá nhân có vi phạm quy định về sử dụng nhãn hiệu chứng nhận tại Điều 14 của Quy chế này.
3. Cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết có liên quan đến nhãn hiệu chứng nhận cho các thành viên sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
4. Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật khi phát hiện có hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu chứng nhận để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Rau Đà Lạt”.
Điều 16. Kiểm soát chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận
1. Định kỳ Cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận sẽ cùng tổ chức, đơn vị doanh nghiệp, cá nhân lấy mẫu kiểm tra sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận.
2. Trong trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ về chất lượng của sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận, Cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận có quyền đột xuất yêu cầu doanh nghiệp lấy mẫu để kiểm tra, đánh giá chất lượng của sản phẩm.
3. Việc kiểm tra, đánh giá định kỳ chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận đối với một tổ chức, cá nhân không được vượt quá 02 lần trong năm.
1. Chi phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận; chi phí thường niên duy trì Nhãn hiệu chứng nhận và chi phí kiểm nghiệm cho việc đánh giá để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận và kiểm tra chất lượng định kỳ hay đột xuất trong quá trình sử dụng nhãn hiệu chứng nhận được thực hiện theo sự thoả thuận giữa Cơ quan quản lý nhãn hiệu và các tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu trên cơ sở đảm bảo cho việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận, quản lý việc sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận và phải thông qua hợp đồng.
2. Kinh phí thu được do thành phố quản lý và được sử dụng một phần cho những chi phí cần thiết trong công tác quản lý nhãn hiệu chứng nhận và phục vụ công tác tuyên truyền quảng bá nhãn hiệu. Mọi chi phí được quyết toán theo chế độ tài chính quy định.
QUYỀN LỢI VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHI ĐƯỢC SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN
Điều 18. Quyền lợi khi được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
1. Tất cả các tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hòan toàn bình đẳng về quyền, lợi ích cũng như nghĩa vụ liên quan đến nhãn hiệu chứng nhận.
2. Các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận đều có quyền:
a) Gắn nhãn hiệu chứng nhận trên bao bì cho loại sản phẩm đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu do mình sản xuất, chế biến, kinh doanh.
b) Được nhà nước bảo hộ quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Rau Đà Lạt” do UBND thành phố Đà Lạt cấp.
3. Khi các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Rau Đà Lạt” không còn nhu cầu sử dụng nhãn hiệu có trách nhiệm thông báo đến Cơ quan quản lý để làm các thủ tục thu hồi giấy chứng nhận.
Điều 19. Trách nhiệm khi được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
1. Thực hiện đầy đủ các nội dung của Điều 14, 16, 17 của Quy chế này.
2. Tuân thủ nghiêm ngặt và đầy đủ các quy định liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận nhằm duy trì, bảo vệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển giá trị tài sản trí tuệ đối với nhãn hiệu chứng nhận “Rau Đà Lạt”.
3. Duy trì và bảo đảm chất lượng hàng hoá mang nhãn hiệu chứng nhận “Rau Đà Lạt”.
1. Bất kỳ tổ chức, cá nhân nào phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu chứng nhận này đều có quyền yêu cầu Cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận xử lý hành vi xâm phạm.
2. Các tổ chức, cá nhân khi sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phải tuân thủ tất cả các quy định tại Quy chế này. Trường hợp vi phạm, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật hiện hành và những quy định trong Quy chế này.
3. UBND thành phố Đà Lạt có trách nhiệm theo dõi và xử lý các trường hợp sai phạm hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật./-
LOGO “RAU ĐÀ LẠT – LÂM ĐỒNG”
(DALAT VEGETABLE)
Thông số gam màu:
Xanh nền: C = 15; M= 0; Y = 25; K = 0
Xanh nhạt: C = 75; M = 0; Y = 100; K = 0
Xanh đậm: C = 95; M = 30; Y = 100; K = 5
- 1Quyết định 42/2010/QĐ-UBND Quy chế về quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 2Quyết định 31/2011/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Hoa Đà Lạt do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 3Quyết định 27/2008/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm Cà phê Di Linh do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 4Quyết định 701/QĐ-UBND năm 2011 ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm yến sào Bình Định
- 5Quyết định 21/2008/QĐ-UBND về quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm Dứa Cayenne Đơn Dương do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 6Quyết định 26/2014/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Cà phê Arabica Lang Biang do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 7Quyết định 17/2015/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Diệp hạ châu Cát Tiên do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 1Luật Sở hữu trí tuệ 2005
- 2Nghị định 103/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp
- 3Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Quyết định 106/2007/QĐ-BNN quy định về quản lý sản xuất và kinh doanh rau an toàn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Quyết định 42/2010/QĐ-UBND Quy chế về quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 7Quyết định 31/2011/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Hoa Đà Lạt do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 8Quyết định 27/2008/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm Cà phê Di Linh do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 9Quyết định 701/QĐ-UBND năm 2011 ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm yến sào Bình Định
- 10Quyết định 21/2008/QĐ-UBND về quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm Dứa Cayenne Đơn Dương do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 11Quyết định 26/2014/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Cà phê Arabica Lang Biang do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 12Quyết định 17/2015/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Diệp hạ châu Cát Tiên do tỉnh Lâm Đồng ban hành
Quyết định 31/2008/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Rau Đà Lạt do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- Số hiệu: 31/2008/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/07/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Huỳnh Đức Hòa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/08/2008
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực