- 1Thông tư liên tịch 53/1998/TTLT/BGDĐT-BTC-BLĐTBXH về chế độ học bổng và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên các trường đào tạo công lập do Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Lao động, thương binh và xã hội - Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư liên tịch 54/1998/TTLT-BGDĐT-TC thực hiện thu, chi và quản lý học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo - Bộ Tài Chính ban hành
- 1Nghị định 15-CP năm 1993 về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 2Nghị định 29-CP năm 1994 về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và đào tạo
- 3Quyết định 04/1999/QĐ-BGDĐT về Quy chế tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp đại học và cao đẳng hệ chính quy do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1Quyết định 43/2007/QĐ-BGDĐT về Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Quyết định 69/2008/QĐ-BGDĐT công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành từ năm 1975 đến năm 2006 về hoạt động của trường sư phạm hết hiệu lực do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Quyết định 2375/QĐ-BGDĐT năm 2010 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giáo dục và Đào tạo và liên tịch ban hành từ năm 1986 đến năm 2007 hết hiệu lực do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/2001/QĐ-BGDĐT | Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 2001 |
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30/3/1994 của Chính phủ quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Quyết định số 04/1999/QĐ-BGDDT ngày 11/2/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế về tổ chức đào tạo, đánh giá kết quả học tập, xét và công nhận tốt nghiệp đại học và cao đẳng hệ chính quy (sau đây gọi là Quy chế 04);
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đại học,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Điều kiện đào tạo theo học chế tín chỉ.
Để đào tạo theo học chế tín chỉ, các trường đại học, cao đẳng cần có các điều kiện sau:
1. Đã thiết kế hoàn chỉnh chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ. Mỗi ngành đào tạo phải có nhiều học phần tự chọn để sinh viên có thể lựa chọn theo định hướng phát triển nghề nghiệp.
2. Có đủ các hướng dẫn về tổ chức đào tạo, chương trình đào tạo toàn khoá của từng ngành đào tạo, chương trình chi tiết các học phần, số học phần sẽ bố trí giảng dạy trong từng học kỳ và lịch trình giảng dạy để cung cấp cho sinh viên.
3. Có đủ số lượng giảng viên có trình độ chuyên môn để giảng dạy về lý thuyết, thực hành, thực tập theo yêu cầu chuyên môn.
4. Có đội ngũ giảng viên tham gia làm chủ nhiệm lớp, để giúp đỡ sinh viên trong quá trình học tập.
5. Có đủ sách tham khảo, tài liệu học tập.
Điều 2. Việc áp dụng các quy định của Quy chế 04 đối với hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ
1. Việc áp dụng các quy định của Quy chế 04 vào đào tạo theo học chế tín chỉ như sau:
Các trường đại học, cao đẳng có đủ điều kiện theo quy định tại
Thay thế cụm từ "đơn vị học trình" trong quy chế 04 bằng từ "tín chỉ".
2. Các quy định khác của Quy chế 04 được bổ sung và sửa đổi để áp dụng đối với các trường đại học, cao đẳng tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ như sau:
2.1. Các quy định về chương trình đào tạo tại các khoản 1, 2, 3 Điều 1 của Quy chế 04 được áp dụng vào tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ; riêng khoản 4 được sửa đổi như sau:
"a) Tín chỉ là đơn vị dùng để đo khối lượng kiến thức đồng thời là đơn vị để đánh giá kết quả học tập của sinh viên dựa trên số lượng tín chỉ đã tích luỹ được.
Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết. Để tiếp thu được 1 tiết học lý thuyết, sinh viên cần ít nhất 2 tiết chuẩn bị cá nhân.
Cứ 30 tiết thảo luận trên lớp, bài tập, thí nghiệm hoặc 45 - 60 tiết thực tập, kiến tập, làm tiểu luận hoặc đồ án, khoá luận tốt nghiệp được tính tương đương 1 tín chỉ.
b) Học phần tích luỹ là học phần có kết quả thi kết thúc học phần từ 5 điểm trở lên. Điểm trung bình chung của các học phần này gọi là điểm trung bình chung tích luỹ. Số tín chỉ của các học phần này được tính là số tín chỉ tích luỹ".
2.2 Giữ nguyên quy định tại các khoản 1,2 Điều 2 của Quy chế 04 và bổ sung khoản 3 với nội dung sau đây:
"Tuỳ theo khả năng, sinh viên học theo học chế tín chỉ được rút ngắn hoặc kéo dài thêm thời gian học tối đa tương ứng với các khoá học như sau:
Khoá học | Số tín chỉ tích luỹ tối thiểu | Rút ngắn tối đa | Kép dài thêm |
Đại học 4 năm | 140 | 2 học kỳ chính | 4 học kỳ chính |
Đại học 5 năm | 180 | 3 học kỳ chính | 5 học kỳ chính |
Đại học 6 năm | 220 | 4 học kỳ chính | 6 học kỳ chính |
Cao đẳng 3 năm | 120 | 2 học kỳ chính | 3 học kỳ chính |
Trong các trường đại học, thời gian học khối kiến thức giáo dục đại cương của sinh viên được kéo dài thêm tối đa không quá hai học kỳ".
2.3. Sửa đổi Điều 4 của Quy chế 04 như sau:
"Sau mỗi học kỳ chính, căn cứ vào số học phần sinh viên đã đăng ký và xếp được lịch học, điểm trung bình chung học tập, điểm trung bình chung tích luỹ, số học phần và số tín chỉ tích luỹ, Hiệu trưởng quy định và thông báo cho sinh viên biết về tiến độ học tập, thưởng, phạt và xử lý học vụ.
a) Sinh viên vi phạm một trong các quy định sau đây phải thôi học:
- Đã hết thời gian tối đa được phép học.
- Có điểm trung bình chung học tập của một học kỳ dưới 3,00.
- Có điểm trung bình chung học tập của hai học kỳ liên tiếp dưới 4,00.
- Đã tự ý bỏ học từ một học kỳ chính trở lên.
b) Sinh viên không thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều 4 này được đăng ký học tiếp".
2.4. Giữ nguyên quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 5 của Quy chế 04.
2.5. Sửa đổi Điều 6 của Quy chế 04 như sau:
"a) Tính từ đầu khoá học, những sinh viên đã có tối thiểu 60% số tín chỉ tích luỹ quy định của ngành đang học và:
- Có điểm trung bình chung tích luỹ từ 7,00 trở lên được đăng ký học thêm ngành chuyên môn ở cùng nhóm ngành tại trường đang học.
- Có điểm trung bình chung tích luỹ từ 8,00 trở lên được đăng ký học thêm ngành chuyên môn ở trường đại học hoặc cao đẳng khác.
b) Thời gian học ngành chuyên môn thứ hai được tính trong tổng thời gian học tối đa quy định cho sinh viên theo học chế tín chỉ.
c) Căn cứ vào khả năng đào tạo, Hiệu trưởng trường đang học, HIệu trưởng trường tiếp nhận quy định điều kiện đăng ký, sắp xếp ngành học, chương trình và thời gian học ở ngành thứ hai đối với sinh viên.
d) Sinh viên được học ngành chuyên môn được bảo lưu kết quả học tập của những học phần có số tín chỉ tương đương hoặc lớn hơn, có chương trình chi tiết giống nhau từ 80% và kết quả thi kết thúc học phần từ 5,0 điểm trở lên.
đ) Tính đến thời điểm xét của mỗi học kỳ, những sinh viên có trên 90% số tín chỉ tích luỹ theo quy định trong chương trình đào tạo của học kỳ đó được đề nghị vào danh sách xét học bổng và khen thưởng về học tập. Chế độ học bổng, học phí đối với sinh viên được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 54/1998/TTLT ngày 31/8/1998 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Tài chính và Thông tư liên tịch số 53/1998/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 25/8/1998 của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Tài chính -Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội".
2.6. Sửa đổi Điều 9 của Quy chế 04 như sau:
"Thi kết thúc học phần thực hiện ở cuối mỗi học kỳ. Tuỳ theo điều kiện của từng trường, HIệu trưởng quy định số kỳ thi kết thúc học phần ở cuối mỗi học kỳ nhưng không được quá 2. Kỳ thi thứ hai, nếu có do HIệu trưởng quy định.
Thời gian dành cho ôn thi mỗi học phần tỷ lệ thuận với số tín chỉ của học phần đó và khoảng nửa ngày cho mỗi tín chỉ. Hiệu trưởng quy định thời gian ôn và thi, quy định tỷ trọng của điểm kiểm tra thường kỳ trong điểm thi kết thúc học phần.
Không tổ chức thi ngoài các kỳ thi đã thông báo".
2.7. Giữ nguyên các quy định tại Điều 13 của Quy chế 04 và bổ sung điểm c vào khoản 1 về hình thức học và thi cuối khoá như sau:
"Hình thức sinh viên đại học đăng ký học, thi một số học phần tự chọn có khối lượng từ 10 đến 15 tín chỉ. Tổ chức học, kiểm tra và thi các học phần tự chọn này được thực hiện theo quy định chung về kiểm tra và thi kết thúc học phần".
2.8. Giữ nguyên khoản 2 Điều 16 của Quy chế 04 và sửa đổi khoản 1 như sau:
"Điều kiện tốt nghiệp: Kết thúc khoá học, những sinh viên có đủ các điều kiện sau đây thuộc diện xét tốt nghiệp:
- Tại thời điểm xét tốt nghiệp, sinh viên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không bị kỷ luật từ mức đình chỉ học tập.
- Có đủ số tín chỉ tích luỹ quy định cho mỗi ngành đào tạo (gồm cả đồ án, khoá luận, học phần thi cuối khoá hoặc học phần tự chọn).
- Có các Chứng chỉ giáo dục quốc phòng và Chứng chỉ giáo dục thể chất (đối với các ngành đào tạo không chuyên về quân sự và giáo dục thể chất)".
2.9. Giữ nguyên các khoản 1, 2, 3 Điều 17 của Quy chế 04 và sửa đổi khoản 4 như sau:
"Những sinh viên không đủ điều kiện cấp bằng tốt nghiệp và đã hết thời gian tối đa được phép học thì được cấp giấy chứng nhận về kết quả học tập của các học phần đã học trong chương trình đào tạo của trường. Những sinh viên không đủ điều kiện cấp bằng tốt nghiệp nhưng chưa hết thời gian tối đa được phép học, trong thời hạn 3 năm, được trở về trường thi lại những học phần chưa đạt để đủ điều kiện xét tốt nghiệp".
Điều 3. Tổ chức học theo học chế tín chỉ và đăng ký học của sinh viên.
1. Tổ chức học cần hình thành hai loại lớp học là:
a) Lớp sinh viên được tổ chức cho các sinh viên đăng ký học cùng ngành chuyên môn trong cùng một khoá đào tạo. Lớp sinh viên phải được tổ chức tương đối ổn định từ đầu đến cuối khoá học nhằm duy trì các sinh hoạt đoàn thể, các phong trào thi đua, các hoạt động chính trị - xã hội, văn hoá thể thao và để quản lý sinh viên trong quá trình học tập theo quy định của trường. Mỗi lớp sinh viên có một giảng viên làm chủ nhiệm lớp.
Hiệu trưởng căn cứ vào số lượng sinh viên của mỗi khoá, mỗi ngành đào tạo, đội ngũ giảng viên tham gia làm chủ nhiệm lớp để quy định số lớp sinh viên.
b) Lớp học phần được tổ chức cho các sinh viên đăng ký học cùng một học phần trong cùng một thời điểm. Hiệu trưởng quy định số lượng sinh viên tối thiểu, tối đa cho mỗi lớp học phần sao cho phù hợp với tính chất của từng học phần, đội ngũ giảng viên và điều kiện cơ sở vật chất của trường.
c) Mỗi lớp sinh viên, lớp học phần có một ký hiệu do trường quy định. Trong khoá học, mỗi sinh viên có một mã số để quản lý.
2. Đầu khoá học, trường phải thông báo cho sinh viên về:
a) Chương trình đào tạo toàn khoá của từng ngành đào tạo.
b) Quy chế học tập và các quy định liên quan đến học tập của trường.
c) Quyền và nghĩa vụ của sinh viên.
3. Chậm nhất khoảng một tháng trước khi bắt đầu học kỳ mới, trường phải thông báo và cung cấp các tài liệu hướng dẫn cho sinh viên về:
a) Danh sách các học phần và số lượng tín chỉ của mỗi học phần dự kiến giảng dạy trong học kỳ, điều kiện để đăng ký học các học phần đó.
b) Số lớp học phần dự kiến tổ chức cho mỗi loại học phần và thời khoá biểu của các lớp học phần đó.
4. Đầu mỗi học kỳ, sinh viên phải đăng ký các học phần sẽ học trong học kỳ đó theo phiếu đăng ký do trường quy định. Hiệu trưởng quy định số tín chỉ đăng ký tối đa, tối thiểu cho mỗi học kỳ. Đối với sinh viên có học phần phải đăng ký học lại thì tổng số tín chỉ của các học phần học lại và các học phần mới sẽ học không được vượt quá số tín chỉ tối đa quy định cho một học kỳ.
Sinh viên phải đăng ký học lại các học phần bắt buộc nếu kết quả thi kết thúc học phần đó trong kỳ thi thứ nhất và kỳ thi thứ hai (nếu có) đều dưới 5 điểm. Đối với các học phần tự chọn bị điểm dưới 5, sinh viên được phép đăng ký học lại học phần đó hoặc chọn học phần khác thay thế trong số các học phận tự chọn quy định cho mỗi ngành đào tạo.
Sinh viên phải đăng ký và nộp phiếu đăng ký học trong thời hạn quy định của trường.
Hiệu trưởng quy định điều kiện, thủ tục, cách thức đăng ký học đối với sinh viên của trường.
5. Sinh viên có trách nhiệm theo dõi kết quả đăng ký học tại Phòng đào tạo hoặc Văn phòng khoa của trường. Kết quả đăng ký học của mỗi sinh viên được thông báo ở phiếu học tập. Trên phiếu học tập ghi rõ tên các học phần, số tín chỉ của mỗi học phần và lịch học.
Sinh viên có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về học tập, tham gia các hoạt động đoàn thể và các sinh hoạt khác theo quy định của trường.
6. Giảng viên chủ nhiệm có trách nhiệm giúp đỡ sinh viên định hướng phát triển nghề nghiệp, hướng dẫn sinh viên lựa chọn, đăng ký các học phần tự chọn, lựa chọn tiểu luận, bài tập lớn, đồ án, khoán luận tốt nghiệp hoặc đăng ký các học phần học, thi cuối khoá.
7. Trong mỗi học kỳ, căn cứ vào đăng ký học của sinh viên, trường bố trí lịch học, giảng đường, giảng viên lên lớp cho từng ngành đào tạo của trường. Hiệu trưởng quy định tỷ lệ thời gian học trên lớp (học lý thuết, làm bài tập, thực hành, thực tập), làm tiểu luận, đồ án, khoán luận và thời gian sinh viên tự học.
1. Quyết định này được áp dụng từ khoá tuyển sinh năm học 2001-2002 ở các trường đại học, cao đẳng có đăng ký đào tạo theo học chế tín chỉ và được sự đồng ý của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Đối với các khoá của các trường đại học, cao đẳng đã tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ trước khi Quyết định này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục thực hiện cho đến kết thúc khoá học theo quy định đã có của mỗi trường.
3. Vụ Đại học có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, tổng kết việc triển khai thực hiện Quyết định này ở các trường đại học, cao đẳng.
4. Các Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Đại học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ, Giám đốc các đại học, Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Trần Văn Nhung (Đã ký) |
- 1Quyết định 43/2007/QĐ-BGDĐT về Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Quyết định 69/2008/QĐ-BGDĐT công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành từ năm 1975 đến năm 2006 về hoạt động của trường sư phạm hết hiệu lực do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Quyết định 2375/QĐ-BGDĐT năm 2010 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giáo dục và Đào tạo và liên tịch ban hành từ năm 1986 đến năm 2007 hết hiệu lực do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1Quyết định 43/2007/QĐ-BGDĐT về Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Quyết định 69/2008/QĐ-BGDĐT công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành từ năm 1975 đến năm 2006 về hoạt động của trường sư phạm hết hiệu lực do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Quyết định 2375/QĐ-BGDĐT năm 2010 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giáo dục và Đào tạo và liên tịch ban hành từ năm 1986 đến năm 2007 hết hiệu lực do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1Nghị định 15-CP năm 1993 về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 2Nghị định 29-CP năm 1994 về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và đào tạo
- 3Thông tư liên tịch 53/1998/TTLT/BGDĐT-BTC-BLĐTBXH về chế độ học bổng và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên các trường đào tạo công lập do Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Lao động, thương binh và xã hội - Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư liên tịch 54/1998/TTLT-BGDĐT-TC thực hiện thu, chi và quản lý học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo - Bộ Tài Chính ban hành
- 5Quyết định 04/1999/QĐ-BGDĐT về Quy chế tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp đại học và cao đẳng hệ chính quy do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Quyết định 31/2001/QĐ-BGDĐT về việc thí điểm tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp đại học, cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- Số hiệu: 31/2001/QĐ-BGDĐT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/07/2001
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Người ký: Trần Văn Nhung
- Ngày công báo: 08/10/2001
- Số công báo: Số 37
- Ngày hiệu lực: 05/09/2001
- Ngày hết hiệu lực: 07/10/2007
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực