Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HOÁ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3090 QĐ/CT

Thanh Hoá, ngày 26 tháng 9 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH VÙNG NGUYÊN LIỆU MÍA PHÍA BẮC TỈNH THANH HOÁ.

(Phục vụ nhà máy đường Việt-Đài công suất 6000 tấn mía/ngày)

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ

- Căn cứ luật tổ chức của HĐND và UBND công bố ngày 05/7/1994

- Căn cứ Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ.

- Thực hiện công văn số 2142/UB-NN ngày 03/7/2002 của UBND tỉnh giao cho Sở Nông nghiệp &PTNT tổ chức nghiên cứu, khảo sát, soát xét lại quy hoạch các vùng tập trung trồng cây công nghiệp(mía, dứa, cà phê...)

- Căn cứ tờ trình số 649/NN&PTNT-KHTC ngày 07/5/2003 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tờ trình số 749 QH/KH&ĐT ngày 26/6/2003 của Sở Kế hoạch và Đầu tư V/v xin phê duyệt Rà soát, bổ sung Quy hoạch vùng nguyên liệu mía phía Bắc tỉnh Thanh Hoá đến năm 2010 phục vụ nhà máy đường Việt- Đài công suất 6000 tấn mía/ngày.

QUYẾT ĐỊNH

Điều I: Phê duyệt dự án điều chỉnh Quy hoạch vùng nguyên liệu mía phía Bắc của tỉnh(phục vụ Nhà máy đường Việt-Đài công suất 6.000 tấn mía/ngày) với các nội dung sau:

1/ Phạm vi dự án: Phân bố 6 huyện gồm: Thạch Thành(25 xã, 3 nông trường, 1 lâm trường), Vĩnh Lộc(7 xã), Hà Trung(10 xã, 1 lâm trường), TX Bỉm Sơn(6 xã phường, 1 nông trường), Cẩm Thuỷ(12 xã, 2 nông trường, 1 lâm trường), Yên Định(5 xã) .

2/ Quy mô vùng nguyên liệu mía:

a/ Các loại đất trồng mía mở rộng:(có phụ biểu kèm theo)

STT

Tên đơn vị

Tổng

Đất mía

 

Mía mở rộng thêm trên các loại đất

 

 

diện tích

đã có

Tổng số

Chuyên

Lúa

Vườn

Đất đồi

 

 

đất mía

năm 2002

 

mầu

mầu

tạp

<15 0

 

Toàn vùng

13210

8612,50

4597,50

1648,82

747,63

131,92

2069,15

1

Cẩm Thuỷ

1833

1318,90

514,10

291,50

23,70

21,10

177,80

2

Thạch Thành

8000

5087,40

2912,60

1232,02

295,93

104,82

1279,75

3

Vĩnh Lộc

750

105,00

645,00

 

327,00

 

318,00

4

Hà Trung

1200

846,50

353,50

27,00

50,00

 

276,50

5

TX Bỉm Sơn

1177

1160,00

17,00

 

 

 

17,00

6

Yên Định

250

94,70

155,30

98,30

51,00

6,00

 

b/ Bố trí đất mía:

STT

Tên đơn vị

Tổng DT

 

Trong đó

 

 

 

bố trí

Xây dựng

Diện tích

Diện tích mía đứng

 

 

đất mía

đồng ruộng

luân phiên

Tổng số

Trong đó:

Mía thâm canh

 

Toàn vùng

13210

385

1825

11000

4000

1

Cẩm Thuỷ

1833

53

253

1.600

700

2

Thạch Thành

8000

234

1105

6.500

2000

3

Vĩnh Lộc

750

22

104

550

200

4

Hà Trung

1200

35

166

1.100

400

5

TX Bỉm Sơn

1177

34

163

1.050

550

6

Yên Định

250

7

35

200

150

 

 

 

 

 

 

 

 

3/ Năng suất, sản lượng mía nguyên liệu:

STT

Chỉ tiêu

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

 

 

(ha)

(tạ/ha)

(tấn)

 

Tổng số

11000

700

780000

1

DT thâm canh

4000

900

360000

2

DT đại trà

7000

600

420000

Với diện tích mía đứng và năng suất đến năm 2010 mới đáp ứng được 87% công suất nhà máy. Để đảm bảo đủ công suất nhà máy, cần tích cực đầu tư để đưa năng suất mía thâm canh đạt 1000 tạ/ha, mía đại trà 700 tạ/ha sau năm 2010, đồng thời phát triển vùng mía nguyên liệu sang hai tỉnh Ninh Bình và Hoà Bình.

4/ Kế hoạch xây dựng vùng nguyên liệu mía:

- Giai đoạn từ 2003-2005:

Tập trung mở rộng diện tích để toàn vùng đạt quy mô 13.210 ha, trong đó: diện tích trồng mía là 12.850 ha để cung cấp cho nhà máy (chưa có đất để luân canh) vì năng suất còn thấp, diện tích XDCB 385 ha.

- Giai đoạn từ 2006-2010:

Từng bước giảm bớt diện tích mía đứng để có đất luân canh. Tổng diện tích mía đứng 11.000 ha (trong đó diện tích thâm canh 4.000 ha để đạt năng suất 900 tạ/ha, luân canh 1.825 ha, XDCB 385 ha).

5/ Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng:

a/ Nâng cấp và làm mới đường giao thông:

- Đường liên vùng: 86 km(Thạch Thành: 36 km, Cẩm Thuỷ: 21 km, Vĩnh Lộc: 15 km, Hà Trung: 14 km).

- Đường nội đồng: 167 km (Thạch Thành: 12 km, Cẩm Thuỷ: 93 km, Vĩnh Lộc: 14 km, Hà Trung: 31 km, TX Bỉm sơn: 7 km, Yên Định: 10 km).

b/ Thuỷ lợi:

- Nâng cấp và xây dựng mới 14 trạm bơm (trong đó: Thạch Thành 12 trạm, Vĩnh Lộc: 1 trạm, Yên Định 1 trạm) để tưới và tiêu cho mía, chủ yếu vùng ven sông Bưởi.

- Xây dựng đập tràn Bái Trời(Vĩnh Lộc) có chiều dài 80 m, H=5 m.

- Xây dựng kênh mương tưới và tiêu cho mía: kiên cố hoá 27,75 km, kênh mương đất 16,5 km.

c/ Điện:

Xây dựng 9 trạm biến áp, đường dây 10 KV: 15,15 km.

d/ Xây dựng trung tâm khảo nghiệm, phục tráng và sản xuất giống: 534 ha

e/ Thực hiện dồn điền đổi thửa, cải tạo và khai hoang xây dựng đồng ruộng: 3767 ha(trong đó: dồn điền đổi thửa:900 ha, cải tạo 970 ha, khai hoang: 1897 ha)

6/ Vốn đầu tư:

Dự kiến tổng vốn đầu tư: 175. 783 triệu đồng

Phân theo nguồn vốn:

Ngân sách: 29. 466 triệu đồng chiếm 16,76 % tổng vốn đầu tư

Vốn Việt Đài: 19.679 triệu đồng chiếm 11,20 % tổng vốn đầu tư

Vốn vay: 56. 085 triệu đồng chiếm 31,90 % tổng vốn đầu tư

Vốn tự có: 70.553 triệu đồng chiếm 40,14 % tổng vốn đầu tư

7/ Hiệu quả kinh tế và xã hội:

- Khi dự án được thực thi và sản xuất ổn định sẽ tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 22 000 lao động trực tiếp sản xuất và hàng ngàn lao động dịch vụ khác.

- Thu nhập của người lao động và ngân sách hàng năm được tăng lên, đời sống nhân dân trong vùng được cải thiện, trình độ dân trí được nâng cao.

8/ Các giải pháp thực hiện dự án:

8.1/ Khoa học, công nghệ:

- Tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng mía để chuyển giao cho nhân dân trong vùng.

- Nghiên cứu du nhập, tuyển chọn các giống mía có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh thích ứng với từng mùa vụ và chân đất như giống mía ROC(10, 16, 23...), Việt Đường v.v...

- Mở các lớp khuyến nông, tập huấn kỹ thuật cho nông dân từ khâu chọn đất, giống, cách trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch mía.

8.2/ Về cơ chế chính sách:

- Vùng nguyên liệu mía được rà soát, bổ sung quy hoạch là định hướng về sử dụng đất đai; các huyện, thị xã phải quản lý, tổ chức xây dựng vùng nguyên liệu theo quy hoạch và kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt

- Khi dự án rà soát, bổ sung quy hoạch vùng nguyên liệu mía phía Bắc được UBND tỉnh phê duyệt; Các đơn vị có liên quan tiến hành xây dựng các dự án đầu tư trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Các tổ chức tín dụng cần thực hiện quyết định số 67/1999/QĐ-TTg ngày 30/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn đảm bảo đủ vốn và kịp thời đáp ứng cho việc trồng mía và đổi mới thiết bị công nghệ.

-Thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư cho giao thông liên vùng, thuỷ lợi, điện, công tác khuyến nông, giống mía, dồn điền đổi thửa, khai hoang và cải tạo đồng ruộng.

- Thành lập Hiệp hội mía đường phía Bắc, khuyến khích khen thưởng kịp thời đối với các hộ, các thành phần kinh tế sản xuất giỏi trong vùng mía.

8.3/ Về môi trường: Trong quá trình xây dựng dự án khả thi trồng mía thì phải có phương án chống xói mòn và tạo độ ẩm cho đất trong vùng dự án.

8.4/ Quản lý, tổ chức xây dựng vùng nguyên liệu:

- Công ty TNHH đường mía Việt Nam - Đài Loan:

+ Hàng năm trước vụ trồng mía, phải công bố giá sàn mía mua xô tại ruộng và các chính sách phát triển vùng mía nguyên liệu cho người trồng mía biết, đồng thời chủ trì ký hợp đồng tiêu thụ mía nguyên liệu và các dịch vụ trồng mía với các Doanh nghiệp, tổ chức HTX, nông, lâm trường, trang trại, hộ gia đình theo tinh thần Quyết định 80 CP về hợp đồng tiêu thụ nông sản cho nông dân.

+ Tổ chức tốt hệ thống nông vụ, tăng cường công tác khuyến nông hỗ trợ người trồng mía ứng dụng nhanh các tiến bộ KHKT nâng cao năng suất mía và thu nhập trên một đơn vị diện tích cho người trồng mía, các dịch vụ làm đất, cung ứng giống, phân bón... theo hướng khuyến khích mọi thành phần kinh tế có điều kiện hợp đồng với Công ty TNHH Đường mía Việt Nam-Đài Loan và với hộ trồng mía. Tổ chức tốt hơn các khâu cân nhận, xử lý tạp vật, thanh toán giữa Nhà máy với người trồng mía một cách minh bạch, công khai, hợp lý, hợp tình và kịp thời.

Phải có cơ sở nghiên cứu, hệ thống cung ứng giống mía mới có năng suất, trữ đường cao phù hợp với từng vùng sinh thái.

- UBND các huyện vùng mía:

+ Chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về xây dựng vùng mía nguyên liệu. Có kế hoạch hàng năm về phát triển diện tích, năng suất, sản lượng mía của địa phương giao cho cơ sở. Chỉ đạo hướng dẫn Công ty TNHH Đường mía Việt - Đài và các tổ chức kinh tế thực hiện QĐ 80 CP.

+ Phối hợp chặt chẽ với Công ty TNHH Đường mía Việt - Đài giải quyết kịp thời mọi yêu cầu đảm bảo cho vùng mía phát triển đúng theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt.

+ Tăng cường chỉ đạo đổi điền dồn thửa, xây dựng và phát triển các HTX, xây dựng hiệp hội mía đường.

+ Chủ động lồng ghép các chương trình, dự án, huy động các nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng vùng mía.

Điều II: Sở Nông nghiệp và PTNT thống nhất với Công ty mía đường Việt Đài và UBND các huyện vùng nguyên liệu, căn cứ quyết định này để tiến hành xây dựng các dự án đầu tư vùng mía trình UBND tỉnh phê duyệt.

Điều III: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, Công ty Liên doanh Đường mía Việt Đài, UBND các huyện và các Sở, Ban ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều III-QĐ Phó chủ tịch
- Lưu VP+ NN

KT/ CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HOÁ




Lôi Xuân Len

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3090/QĐ-CT năm 2003 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch vùng nguyên liệu mía phía Bắc tỉnh Thanh Hóa

  • Số hiệu: 3090/QĐ-CT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 26/09/2003
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
  • Người ký: Lôi Xuân Len
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 26/09/2003
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản