- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 2Luật Khoáng sản 1996
- 3Nghị định 68-CP năm 1996 Hướng dẫn Luật khoáng sản
- 4Quyết định 325/1997/QĐ-ĐCKS ban hành "Quy định thủ tục hành chính về cấp giấy phép hoạt động khoáng sản" do Bô trưởng Bộ công nghiệp ban hành
- 5Nghị định 35-CP năm 1997 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về khoáng sản
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 307/1999/QĐ-UB | Đông Hà, ngày 18 tháng 3 năm 1999 |
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994;
- Căn cứ Luật khoáng sản ngày 20/3/1996; Nghị định số 68/CP ngày 01/11/1996 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Luật khoáng sản và Nghị định số 35/CP ngày 23/4/1997 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về khoáng sản;
- Căn cứ Quyết định số 325/QĐ-ĐCKS ngày 26/02/1997 của Bộ Trưởng Bộ Công nghiệp ban hành Quy định thủ tục hành chính về giấy phép hoạt động khoáng sản;
- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công nghiệp - TTCN tại tờ trình số 221/TT-SCN ngày 17/11/1998,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này bản "Quy định về việc quản lý tài nguyên khoáng sản, các hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị "
Điều 2: Quyết định này được thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3: Các ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Thủ trưởng các Sở, ban ngành và các tổ chức, cá nhân có hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM/UBND TỈNH QUẢNG TRỊ |
VỀ VIỆC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN, CÁC HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TÍNH QUẢNG TRỊ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 307/QĐ-UB ngày 18 tháng 3 năm 1999 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Trị)
Điều 1: Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Mọi tổ chức, cá nhân ( trong và ngoài nước) tiến hành điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, hoạt động khoáng sản ( khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản) ở thể rắn, thể khí, nước khoáng, nước nóng thiên nhiên trên địa bàn tỉnh Quảng Trị được điều chỉnh bằng Luật khoáng sản, các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Công nghiệp và Quy định này.
Bảo vệ tài nguyên khoáng sản là trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, chính trị xã hội, các tổ chức kinh tế lực lượng vũ trang và mọi công dân.
Điều 2: Các tổ chức cá nhân, các thành phần kinh tế đều phải tuân thủ các quy định quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản khi:
1. Tiến hành các hoạt động khoáng sản: Khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến các loại khoáng sản;
2. Khai thác tận thu các loại khoáng sản ở các khu vực đã được Bộ Công nghiệp khoanh định và bàn giao để UBND tỉnh quản lý và cấp giấy phép tận thu.
Điều 3: Nghiêm cấm những hoạt động khoáng sản thuộc các khu vực sau đây:
1. Danh lam thắng cảnh, khu du lịch, di tích lịch sử, vành đai bảo vệ các công trình văn hoá đã được công nhận, đất tôn giáo, đất nhà thờ tộc họ, khu vực
quốc phòng an ninh, khu vực rừng cấm quốc gia, rừng phòng hộ, đê điều, kè bờ sông, khu bảo tồn địa chất.
2. Khu vực có đường dây tải điện cao thế đi qua, đường giao thông, các mốc trắc địa quốc gia, các công trình thuỷ lợi, các cột mốc biên giới.
3. Nghiêm cấm các hành vi hoạt động gây ảnh hưởng xấu đến khu vực có tài nguyên khoáng sản như:
a. Chôn người chết, chôn súc vật chết.
b. Xây dựng các công trình kiên cố.
c. Thải các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt.
d. Nổ bom mìn hoặc các chất nổ khác.
THẨM QUYỀN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN
Điều 4: Uỷ ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền:
1. Cấp gia hạn, thu hồi và cho phép trả lại giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn ( tại quy định kèm theo Quyết định số 154/QĐ-ĐCKS ngày 23/01/1997 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp), cho phép chuyển nhượng quyền hoạt động khoáng sản theo lạo giấy phép đó và giấy phép khai thác tận thu.
2. Quản lý về công tác quy hoạch, kế hoạch, tham gia ý kiến về các hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng về việc cấp giấy phép khảo sát thăm dò các loại khoáng sản tại địa phương.
3. Giải quyết các điều kiện liên quan khác cho tổ chức cá nhân được phép điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
Sở Công nghiệp - TTCN chịu sự chỉ đạo của Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo hướng dẫn nghiệp vụ quản lý Nhà nước về khoáng sản của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.
Nhiệm vụ, quyền hạn quản lý Nhà nước về khoáng sản của Sở Công nghiệp- TTCN được quy định tại Quyết định số 329/QĐ-TCCB ngày 26/2/1997 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.
1. Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác, giữ gìn bí mật Nhà nước về tài nguyên khoang sản chưa khai thác ở địa phương, kết hợp với việc bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên khác, bảo đảm an ninh, trật tự xã hội, bảo vệ tính mạng và sức khoẻ của nhân dân, tài sản của Nhà nước và công dân.
2. Trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình giải quyết các điều kiện liên quan đến việc thuê đất, sử dụng cơ sỏ hạ tầng và các điều kiện liên quan khác cho tổ chức, cá nhân được phép điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản tại địa phương theo quy định của Pháp luật và hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
3. Tuyên truyền giáo dục và giám sát việc thi hành Pháp luật về khoáng sản, tham gia giải quyết những vấn đề tranh chấp về hoạt động khoáng sản và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật tại địa phương.
TRÌNH TỰ VÀ THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÔNG THƯỜNG VÀ THAN BÙN
Điều 8: Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản theo quy định của Luật khoáng sản bao gồm:
1. Các tổ chức Việt Nam có đủ điều kiện theo quy định của Pháp luật về Doanh nghiệp Nhà nước, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác mà mục đích thành lập có nội dung hoạt động khoáng sản được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận.
2. Các tổ chức cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Tổ chức, cá nhân nêu ở khoản 1 và 2 Điều này được cấp giấy phép hoạt động khoáng sản phải có đủ vốn đầu tư ban đầu theo đề án khả thi được cơ quan có thẩm quyền duyệt theo đúng quy định hiện hành (kể cả vốn vay) để thực hiện dự án. Vốn pháp định của tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản không được ít hơn 30% tổng dự toán vốn đầu tư của dự án xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản.
Tổ chức, cá nhân chỉ được phép khai thác khoáng sản thì được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép.
Điều 9: Thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản:
1. Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp các loại giấy phép sau đây:
Giấy phép khai thác, giấy phép chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn cho các tổ chức, cá nhân trong nước.
2. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị uỷ quyền Giám đốc Sở Công nghiệp - TTCN cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản đối với các khu vực đã được Bộ Công nghiệp khoanh định và bàn giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý và cấp giấy phép khai thác tận thu.
A. GIẤY PHÉP KHẢO SÁT, THĂM DÒ KHOÁNG SẢN
1. Hồ sơ xin cấp giấy phép khảo sát, thăm dò khoáng sản gồm có:
- Đơn xin khảo sát, thăm dò khoáng sản (theo mẫu quy định)
- Đề án khảo sát, thăm dò khoáng sản.
- Bản đồ khu vực xin khảo sát, thăm dò khoáng sản tỷ lệ 1/50.000 hoặc 1/100.000, hệ toạ độ vuông góc UTM hoặc hệ GAUSS.
- Các văn bản về tư cách pháp lý của chủ đơn theo quy định của Pháp luật.
2. Hồ sơ xin phép gia hạn giấy phép khảo sát (đối với giấy phép khảo sát có diện tích trên 100 km2), gia hạn giấy phép thăm dò:
- Đơn xin gia hạn nói rõ lý do xin gia hạn kèm theo báo cáo kết quả khảo sát, thăm dò đã thực hiện trước khi giấy phép hết hạn ít nhất ba mươi (30) ngày.
3. Hồ sơ xin phép trả lại giấy phép khảo sát, thăm dò:
- Đơn xin trả lại giấy phép nói rỏ lý do xin trả lại, kèm theo báo cáo kết quả khảo sát, thăm dò đến thời điểm xin trả lại giấy phép.
Khi kết thúc quá trình khảo sát, thăm dò khoáng sản, tổ chức, cá nhân phải:
1. Báo cáo toàn bộ kết quả hoạt động bằng văn bản cho UBND tỉnh Quảng Trị (Thông qua Sở Công nghiệp-TTCN).
2. Thực hiện bảo quản các công trình địa chất và trắc địa cần sử dụng thanh lý công trình địa chất còn lại nhằm bảo đảm an toàn và bảo vệ tài nguyên khoáng sản.
3. Nộp lưu trữ Nhà nước tài liệu và mẫu vật địa chất theo quy định của Pháp luật.
B. THỦ TỤC VÀ TRÌNH TỰ CẤP GIẤY PHÉP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÔNG THƯỜNG VÀ THAN BÙN
Điều 14: Những căn cứ chủ yếu để Uỷ ban nhân dân tỉnh xét cấp giấy phép theo thẩm quyền:
1. Chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch khai thác, chế biến khoáng sản của Nhà nước và địa phương; Hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động khoáng sản gắn liền với yêu cầu bảo đảm an ninh Quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ các lợi ích công cộng khác theo quy định của pháp luật liên quan.
2. Kết quả điều tra, khảo sát, thăm dò khoáng sản và đánh giá chất lượng, trữ lượng khoáng sản ở khu vực xin khai thác đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Văn bản thẩm định và quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi về khai thác, chế biến khoáng sản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 44 của Nghị định 68/CP ngày 1/11/1996 của Chính phủ.
4. Các điều kiện về tài chính, tư cách pháp lý của chủ đơn theo quy định của Pháp luật.
1. Đơn xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản (theo mẫu quy định)
2. Văn bản phê duyệt hoặc thẩm định báo cáo thăm dò của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 43 Nghị định 68/CP ngày 1/11/1996 của Chính phủ và văn bản xác nhận đã nộp báo cáo thăm dò vào lưu trữ địa chất Nhà nước.
3.Báo cáo nghiên cứu khả thi về khai thác khoáng sản kèm theo văn bản thẩm định, phê duyệt theo quy định tại Điều 44 của Nghị định 68/CP ngày 1/11/1996 của Chính phủ.
4. Bản đồ khu vực khai thác khoáng sản trên nền bản đồ địa hình có tỷ lệ không nhỏ hơn 1/5000 hệ toạ độ vuông góc UTM (4) bộ.
5.Các văn bản về tư cách pháp lý của chủ đơn ( nếu chủ đơn không phải là tổ chức, cá nhân được phép thăm dò)
6.Các văn bản xác nhận về tài sản, năng lực tài chính của chủ đơn.
7. Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
8. Bản sao giấy phép đầu tư để khai thác khoáng sản có xác nhận của công chứng Nhà nước (đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài).
9. Văn bản xác nhận chất lượng, thành phần nguồn nước của cơ quan y tế có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế nếu khoáng sản xin khai thác là nước khoáng, nước nóng thiên nhiên được sử dụng vào mục đích điều trị bệnh, điều dưỡng giải khát đóng chai.
Đối với giấy phép khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền của uỷ ban nhân dân tỉnh quy định như sau:
Trong thời hạn không quá 50 (năm mươi) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của tổ chức, cá nhân, Sở Công nghiệp - TTCN (cơ quan tiếp nhận đơn) phải hoàn thành việc thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa, thu thập ý kiến của các cơ quan hữu trách và trình cấp có thẩm quyền quyết định cấp giấy phép khai thác hoặc trả lời tổ chức, cá nhân bằng văn bản về việc giấy phép không được cấp.
Nghiêm cấm mọi hoạt động khai thác khoáng sản khi chưa có Giám đốc điều hành mỏ (trừ khai thác nước khoáng, nước nóng thiên nhiên).
Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày kể từ ngày nhận đủ đơn và nộp hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận đơn phải xem xét, kiểm tra và trình cấp có thẩm quyền quyết định hoặc trả lời bằng văn bản các vấn đề không được chấp thuận.
Giấy phép khai thác khoáng sản bị thu hồi theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật khoáng sản thì Uỷ ban nhân dân tỉnh giải quyết thoả đáng những thiệt hại cho tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản do việc cấm gây ra theo các quy định hiện hành.
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản nào thì có thẩm quyền phê duyệt đề án đóng cửa mỏ loại khoáng sản đó.
Cục địa chất và khoáng sản Việt Nam hoặc Sở Công nghiệp - TTCN là cơ quan tiếp nhận đề án đóng cửa mỏ trong thời hạn không quá 20 ( hai mươi) ngày kể từ nhận được đề án, cơ quan tiếp nhận đề án phải hoàn thành việc thẩm định, kiểm tra thực địa, thu thập ý kiến và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
C. GIẤY PHÉP CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN
Thủ tục cấp giấy phép chế biến khoáng sản tuân theo Điều 39" Quy định thủ tục hành chính về cấp giấy hoạt động khoáng sản "ban hành kèm theo Quyết định số 325/QĐ-ĐCKS ngày 26/2/1997 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được phép hoạt động chế biến khoáng sản thực hiện theo điều 45,46 của Luật khoáng sản.
Trình tự, thủ tục cấp giấy phép, gia hạn, chuyển nhượng, thừa kế, thu hồi giấy phép hoạt động chế biến khoáng sản thực hiện theo các điều 40,41,42,43,44,45,46,47, và 48 "Quy định thủ tục hành chính về giấy phép hoạt động khoáng sản" ban hành kèm theo Quyết định số 325/QĐ-ĐCKS ngày 26/2/19997 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp.
D. THỦ TỤC VÀ TRÌNH TỰ CẤP GIẤY PHÉP KHAI THÁC TẬN THU
1.Đơn xin cấp giấy phép khai thác tận thu (theo mẫu quy định)
2.Báo cáo kết quả điều tra đánh giá sơ bộ chất lượng, trữ lượng khoáng sản, tác động môi trường trên diện tích xin khai thác.
3. Phương án khai thác tận thu.
Báo cáo khảo sát địa chất và phương án khai thác tận thu do chủ đơn ký tên, đóng dấu nhưng phải được Giám đốc Sở Công nghiệp - TTCN chủ trì thẩm định phê duyệt.
4. Bản đồ khu vực xin khai thác trên nền bản đồ địa hình có tỷ lệ không nhỏ hơn 1/500. hệ toạ độ vuông gốc UTM - bốn (4) bộ.
5. Các văn bản về tư cách pháp lý của chủ đơn.
Trong thời hạn không quá 40 (bốn mươi) ngày, kể từ ngày nhận được đơn và hồ sơ hợp lệ, Sở Công nghiệp - TTCN phải xem xét, kiểm tra và quyết định cấp giấy phép hoặc trả lời bằng văn bản về việc cấp giấy phép không được cấp.
1. Tổ chức, cá nhân được phép khai thác tận thu đã hoàn thành mọi nghĩa vụ theo quy định tại Điều 52 Luật khoáng sản.
2.Khu vực xin gia hạn giấy phép còn phù hợp với hình thức khai thác tận thu theo quy định của Luật khoáng sản và các Điều 65 và 66 của Nghị định số 68/CP ngày 1/11/1996 của Chính phủ.
3. Giấy phép khai thác tận thu có thời hiệu không ít hơn 30 (ba mươi) ngày.
1. Đơn xin gia hạn giấy phép khai thác tận thu ( theo mẫu quy định).
2. Báo cáo kết quả khai thác kể từ ngày giấy phép có hiệu lực đến thời điểm xin gia hạn, trữ lượng khoáng sản còn lại và diện tích xin tiếp tục khai thác trong diện đã được cấp.
3. Bản kê nghĩa vụ đã thực hiện: Nộp thuế, bồi thường thiệt hại, bảo vệ môi trường, phục hồi mặt bằng, đất đai ở các diện tích đã chấm dứt hoạt động khai thác.
4. Bản đồ hiện trạng khai thác mỏ tại thời điểm xin gia hạn.
Trong thời hạn không quá 20 (hai mươi) ngày kể từ ngày nhận được đơn và hồ sơ hợp lệ, giấy phép khai thác còn hiệu lực, Sở Công nghiệp - TTCN phải xem xét và quyết định gia hạn hoặc trả lời chủ đơn bằng văn bản về việc giấy phép không được gia hạn.
Điều 30: Giấy phép khai thác tận thu bị thu hồi khi xẩy ra một trong các trường hợp sau đây:
1. Như quy định tại khoản 1 Điều 53 Luật khoáng sản.
2. Sau 3 (ba) tháng kể từ ngày giấy phép có hiệu lực, tổ chức, cá nhân được phép khai thác tận thu bắt đầu hoạt động khai thác mà không có lý do chính đáng.
Khi giấy phép khai thác tận thu bị thu hồi, tổ chức, cá nhân được phép khai thác tận thu phải thực hiện đầy đủ các quy định tại khoản 2 Điều 53 của Luật khoáng sản và Điều 70 của Nghị định số 68/CP ngày 1/11/1996 của Chính phủ.
Các tổ chức nói trên có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu hợp lý tổ chức, cá nhân được phép tận thu.
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN
Điều 32: Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản có những quyền hạn sau:
1. Đối với giấy phép khai thác và chế biến khoáng sản, thực hiện theo quy định tại Điều 32 và Điều 45 Luật khoáng sản.
2. Đối với giấy khai thác tận thu, thực hiện theo quy định tại Điều 51 Luật khoáng sản. Cụ thể như sau:
- Tiến hành khai thác theo quy định của giấy phép.
- Cất giữ, vận chuyển, chế biến, tiêu thụ khoáng sản đã được khai thác theo quy định của pháp luật.
- Xin gia hạn giấy phép khai thác tận thu.
- Khiếu nại hoặc khởi kiện về Quyết định thu hồi giấy phép khai thác tận thu hoặc quyết định xử lý khác của cơ quan Nhà nước theo quy định của Pháp luật.
Điều 33: Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản có những nghĩa vụ sau:
1. Đối với giấy phép khai thác và chế biến khoáng sản, thực hiện theo quy định tại Điều 33 và Điều 46 Luật khoáng sản.
2. Đối với giấy phép khai thác tận thu, thực hiện theo quy định tại Điều 52 Luật khoáng sản. Cụ thể như sau:
- Nộp lệ phí giấy phép, thuế tài nguyên khoáng sản và nghĩa vụ khác đối với địa phương theo quy định của pháp luật.
- Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác gây ra.
- Hạn chế tổn thất tài nguyên khoáng sản và tài nguyên khác, bảo vệ môi trường, môi sinh và các công trình cơ sở hạ tầng.
- Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động trong hoạt động khai thác.
- Thực hiện các quy định về quản lý hành chính, trật tự an toàn lao động.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nghiên cứu khoa học được Nhà nước cho phép trong phạm vi khu vực khai thác.
3. Khi giấy phép hoạt động khoáng sản bị thu hồi hoặc đã hết hạn thì tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản phải di chuyển toàn bộ tài sản của mình ra khỏi khu vực của giấy phép, phục hồi môi trường, môi sinh và đất đai.
Hàng năm phải thực hiện chế độ báo cáo định ký 6 tháng một lần:
- Lần thứ nhất: Chậm nhất vào ngày 10 tháng 6.
- Lần thứ hai: Chậm nhất vào ngày 10 tháng 12( có cộng dồn cả năm)
Báo cáo gửi về:
- Cục địa chất và khoáng sản Việt Nam.
- Văn phòng quản lý hoạt động khoáng sản Miền Trung.
- Sở Công nghiệp - TTCN Quảng Trị
Báo cáo phải đủ nội dung, đảm bảo thông tin chính xác đối với hoạt động theo từng giấy phép.
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÀ NƯỚC, THÔNG BÁO ĐIỀU TRA ĐỊA CHẤT VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN
1. Đối với giấy phép do Bộ công nghiệp cấp hồ sơ đăng ký gồm:
Giấy phép khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản kèm theo đề án khảo sát, thăm dò báo cáo nghiên cứu khả thi khai thác, chế biến khoáng sản bản đồ khu vực hoạt động được gửi đến Sở Công nghiệp - TTCN 01 (một ) bộ.
2. Đối với giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn, giấy phép khai thác tận thu kèm theo bản đồ khu vực khai thác và những thông tin cần thiết được lưu giữ tại Sở Công nghiệp - TTCN 01 (một) bộ và gửi đến Cục địa chất và khoáng sản Việt Nam 1 (một) bộ. ngoài ra Sở Công nghiệp - TTCN còn lưu giữ những tài liệu sau:
- Đơn xin khai thác hoặc chế biến khoáng sản.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi về khai thác, chế biến khoáng sản kèm theo văn bản thẩm định và phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền.
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Các văn bản về tư cách pháp lý, xác định tài sản, năng lực về tài chính của chủ đơn ( nếu bản sao phải có công chứng Nhà nước).
Trong thời hạn 5 (năm) ngày, cơ quan đăng ký phải hoàn tất mọi thủ tục và cấp giấy xác nhận cho chủ giấy phép, ký tên, đóng dấu vào bản đồ khu vực khai thác mỏ( bộ trả lại cho chủ giấy phép khai thác).
THANH TRA CHUYÊN NGÀNH VỀ KHOÁNG SẢN
Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra chuyên ngành về khoáng sản tuân theo quy định tại Điều 59, 60 Luật khoáng sản, nghị định số 35/CP ngày 23/4/1997 của Chính phủ "Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về khoáng sản" và "Quy chế tổ chức và hoạt động thanh tra khoáng sản" ban hành kèm theo Quyết định số 48/1998-BCN ngày 28/7/1998 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.
Việc giải quyết tranh chấp về hoạt động khoáng sản được quy định tại Điều 57 Luật khoáng sản.
Điều 41: Các tổ chức, cá nhân đang hoạt động khoáng sản là đối tượng thanh tra có trách nhiệm:
1. Tạo điều kiện cho đoàn thanh tra và thanh tra viên thi hành nhiệm vụ.
2. Chấp hành quyết định của đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên.
Quy định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các văn bản trước đây trái với Quy định này đều bãi bỏ./.
- 1Quyết định 70/2006/QĐ-UBND về Quy định quản lý tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 2Quyết định 332/2000/QĐ-UB sửa đổi Điều 9 Quy định Quản lý Tài nguyên Khoáng sản, các hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ban hành kèm theo Quyết định 307/1999/QĐ-UB của UBND tỉnh Quảng Trị
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 2Luật Khoáng sản 1996
- 3Nghị định 68-CP năm 1996 Hướng dẫn Luật khoáng sản
- 4Quyết định 325/1997/QĐ-ĐCKS ban hành "Quy định thủ tục hành chính về cấp giấy phép hoạt động khoáng sản" do Bô trưởng Bộ công nghiệp ban hành
- 5Nghị định 35-CP năm 1997 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về khoáng sản
- 6Quyết định 23/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Quyết định 307/1999/QĐ-UB về Quy định quản lý tài nguyên khoáng sản, hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- Số hiệu: 307/1999/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/03/1999
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị
- Người ký: Nguyễn Bường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/03/1999
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực