Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3069/QĐ-UBND

Sơn La, ngày 26 tháng 12 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG, DỰ TOÁN LẬP DỰ ÁN MÔI TRƯỜNG VÀ KHẢO SÁT TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số 4005/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La về việc Giao dự toán thu, chi ngân sách năm 2006 (Mục VI sự nghiệp kinh tế khác - Dự án MT và khảo sát TN nước);

Căn cứ Thông tư số 114/2000/TT-BTC ngày 27 tháng 11 năm 2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí chi các cuộc điều tra thuộc nguồn vốn sự nghiệp từ ngân sách Nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 2876/QĐ-UBND ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La về việc cho phép lập dự án môi trường và khảo sát tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Sơn La;

Căn cứ Công văn số 254/TNN ngày 08 tháng 8 năm 2006 của Cục quản lý Tài nguyên nước-Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc góp ý đề cương dự án tài nguyên nước mặt tỉnh Sơn La;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 698/TTr-KHĐT ngày 14 tháng 12 năm 2006,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đề cương, dự toán lập dự án môi trường và khảo sát tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Sơn La với các nội dung chính sau:

1. Tên dự án: Dự án môi trường và khảo sát tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Sơn La (Kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước mặt tỉnh Sơn La).

2. Chủ đầu tư: Sở Tài nguyên và Môi trường Sơn La.

3. Quy mô triển khai: Trên phạm vi 11 huyện, thị xã tỉnh Sơn La.

4. Đề cương - dự toán kinh phí: Có đề cương, dự toán kèm theo (15 trang).

5. Dự toán kinh phí lập: 296,0 triệu đồng. (Hai trăm chín sáu triệu đồng).

6. Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước (Quyết định số 4005/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La về việc Giao dự toán thu, chi ngân sách năm 2006 (Mục VI sự nghiệp kinh tế khác - Dự án MT và khảo sát TN nước).

7. Thời gian lập và trình duyệt: Từ tháng 12 năm 2006 đến tháng 12 năm 2007.

Điều 2. Chủ đầu tư tổ chức triển Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP; Thông tư số 114/2000/TT/BTC ngày 27 tháng 11 năm 2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí chi các cuộc điều tra thuộc nguồn vốn sự nghiệp từ ngân sách Nhà nước và các quy định hiện hành của nhà nước.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị; Thủ trưởng các ngành, các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- TT: TU, HĐND tỉnh (b/c);
- TT: UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- TT Lưu trữ;
- Lưu VT-Châu 02. 15b.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Cầm Văn Đoản

 

ĐỀ CƯƠNG

DỰ ÁN MÔI TRƯỜNG VÀ KHẢO SÁT NGUỒN NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

(Kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước mặt tỉnh Sơn La)

(Kèm theo Quyết định số 3069/QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2006 của UBND tỉnh Sơn La)

1. Sự cần thiết đầu tư dự án

Sơn La là tỉnh miền núi phía Tây Bắc Việt Nam, có nhiều thế mạnh phát triển kinh tế - xã hội như: Nông, lâm nghiệp, chăn nuôi, chế biến nông, lâm thuỷ sản và các ngành công nghiệp khác. Nền sản xuất đang có chuyển biến mạng từ tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hoá. Nhiều mô hình kinh tế đang phát triển như: Mô hình kinh tế trang trại, kinh tế cá thể....

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Sơn La, Nhà nước đang đầu tư xây dựng công trình thủy điện Sơn La với quy mô lớn nhất Đông Nam Á, kèm theo hàng loạt các nội dung cần giải quyết có liên quan chặt chẽ đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước như: Cung cấp nước sinh hoạt cho dân tái định cư; khai thác, sử dụng nguồn nước phục vụ cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội: Nông, lâm nghiệp, công nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm, du lịch, dịch vụ...Do đó, việc kiểm kê, điều tra đánh giá nguồn tài nguyên nước, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.

Sơn La có mạng sông suối khá phát triển, mật độ mạng lưới sông suối tương đối lớn 1,4 – 1,6 km/km2; Các dòng sông lớn chảy qua tỉnh Sơn La như Sông Đà và thượng lưu Sông Mã, các suối lớn như: SUối Sập, Suối Nậm La...Ngoài ra còn hệ thống các suối nhỏ nằm tập trung trong các thung lũng đá vôi, các dòng suối nhỏ hoạt động chủ yếu về mùa mưa, mùa khô phần lớn các con suối này thường bị cạn gây nên sự mất cân đối về nước.

Với điều kiện địa chất phức tạp, sự phân bố tài nguyên nước không đều cả về không gia và thời gian. Những năm gần đây công tác đánh giá, thống kê và đề xuất khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên nước mặt đã được quan tâm. Tuy nhiên, việc kiểm kê, đánh giá một cách tổng thể nguồn tài nguyên nước mặt phục vụ công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, khai thác, sử dụng và phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước chưa được nghiên cứu đầy đủ.

Nhiệm vụ quản lý tài nguyên nước trên địa bàn là khó khăn và nặng nề, trong khi đó hồ sơ, tài liệu, thông tin và dữ liệu phục vụ công tác quản lý tài nguyên nước hầu như chưa có, hoặc có thì phân tán và lạc hậu.

Thông báo số 24/TB-UBND ngày 20 tháng 02 năm 2006 của UBND tỉnh Sơn La về Chương trình công tác chỉ đạo, điều hành của Uỷ ban nhân dân tỉnh năm 2006. Trong đó, có công tác xây dựng các dự án điều tra cơ bản làm rõ các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn tỉnh phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (Danh mục dự kiến chương trình, dự án kèm theo có Dự án kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước mặt tỉnh Sơn La); Công văn số 05/TNN ngày 11 tháng 01 năm 2005 của Cục Quản lý tài nguyên nước về việc tài liệu tài nguyên nước tỉnh Sơn La, trong đó có nói sự hạn chế về tài liệu tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Sơn La và sự cần thiết điều tra, đánh giá tài nguyên nước tạo cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách, bố trí di dân tái định cư, sắp xếp, chuyển đổi cơ cấu đầu tư...

Vì vậy, việc thực hiện dự án là hết sức cần thiết, trên cơ sở kết quả điều tra, tổng hợp, phân tích, đánh giá hiện trạng tài nguyên nước, tiến hành xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu, dự báo tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đề xuất biện pháp bảo vệ, kiểm soát trữ lượng và chất lượng tài nguyên nước mặt, phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc hiện đại hoá, công nghiệp hoá tỉnh Sơn La.

Nhìn chung, nguồn tài liệu đã thực hiện trong các giai đoạn trước đây liên quan đến tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Sơn La còn sơ lược và mức độ nghiên cứu rất khác nhau, nguồn tài liệu phân tán, chưa được thống kê, cập nhật đầy đủ và kịp thời phân tích xử lý để khai thác và sử dụng hiệu quả. Chính vì vậy, cần thiết phải tổng hợp, điều tra đánh giá bổ sung để thành lập một hệ thống cơ sở dữ liệu trên cơ sở ứng dụng những thành tựu mới nhất của công nghệ thông tin, thành lập bộ bản đồ tài nguyên nước mặt tỷ lệ 1/100.000 cho toàn tỉnh, tỷ lệ 1/100.000 cho các vùng đã điều trạm, đánh giá nguồn nước mặt nhằm quản lý và khai thác bền vững tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Sơn La.

2. Tên dự án

Dự án môi trường và khảo sát nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh Sơn La (Kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước mặt tỉnh Sơn La).

3. Phạm vi thực hiện dự án

Phạm vị thực hiện dự án bao gồm 11 huyện, thị xã trên địa bàn của tỉnh Sơn La.

4. Cơ quan chủ quản: Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La.

5. Cơ quan chủ đầu tư: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La.

6. Thời gian thực hiện dự án: Từ tháng 12 năm 2006 đến tháng 12 năm 2007.

7. Mục tiêu dự án

Mục tiêu tổng quát

Nắm được hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt; kiểm kê, đánh giá tình hình quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt; dự báo nhu cầu sử dụng nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; đề xuất biện pháp bảo vệ và phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Mục tiêu cụ thể của Dự án là nhằm xác định

- Đặc điểm hệ thống sông, suối và nguồn nước mặt;

- Đặc điểm địa chất, địa chất thủy văn;

- Hiện trạng khai thác, sử dụng nước mặt;

- Những vấn đề nổi cộm về khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước;

- Đề xuất định hướng khai thác, sử dụng hợp lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên nước mặt.

8. Nội dung và nhiệm vụ

8.1. Thu thập, rà soát, tổng hợp thông tin, dữ liệu, các kết quả nghiên cứu và xây dựng báo cáo chuyên đề tổng hợp chung trên phạm vị Dự án

Mục đích của công việc này là thu thập thông tin, dữ liệu và tổng hợp kết quả nghiên cứu chính theo mục tiêu của Dự án; Rà soát, đánh giá và định hướng cho các công tác điều tra, khảo sát, thu thập, cập nhật thông tin tiếp theo ở địa phương.

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu hiện có, tổng hợp và xây dựng các báo cáo chuyên đề sau:

8.1.1. Đối với nguồn nước mặt

- Đặc điểm hình thái (Chiều dài, chiều rộng các sông suối, hồ trên địa bàn tỉnh), đặc trưng mực nước, lưu lượng tại một số trạm quan trắc của hệ thống sông, suối chính trong tỉnh;

- Sự biến đổi dòng chảy năm, sự phân phối dòng chảy giữa các sông chính trong vùng Dự án;

- Chất lượng, tổng lượng nước sông, suối và tình hình ô nhiễm;

- Tổng quan kết quả tính toán dự báo nhu cầu sử dụng nước và cân bằng nước thuộc vùng Dự án.

8.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội và những định hướng phát triển chung ở vùng Dự án

- Thực trạng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh;

- Tình hình chung về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh liên quan tới khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước mặt.

8.2. Điều tra, thu thập, tổng hợp, cập nhật, bổ sung thông tin, dữ liệu tài liệu về tình hình khai thác, sử dụng nguồn nước mặt trong tỉnh

Mục đích của công tác này là tìm hiểu, thu thập bổ sung, cập nhật tài liệu, thông tin, dữ liệu, các kết quả nghiên cứu về nguồn nước mặt, hiện trạng khai thác, sử dụng nguồn nước mặt; tổng hợp thông tin, dữ liệu và xây dựng báo cáo tổng hợp theo các nhóm nội dung chính, gồm:

- Tình hình chung về chất lượng nguồn nước mặt;

- Các hoạt động chính có nguy cơ làm ô nhiễm nguồn nước mặt;

- Tình hình khai thác, sử dụng nguồn nước mặt để cấp nước đô thị, các khu công nghiệp tập trung và sinh hoạt khu vực nông thôn;

- Tình hình khai thác, sử dụng nguồn nước mặt để cấp nước tưới và sản xuất.

8.3. Khảo sát thực tế tình hình khai thác, sử dụng nước nguồn ở các đô thị, thị trấn, khu công nghiệp tập trung và dọc các trục phát triển trên các quốc lộ và các sông chính

Mục đích của các hoạt động này là thống kê, cập nhật, nắm thông tin thực tế tại những khu vực trọng điểm về khai thác, sử dụng nước mặt để cập nhật, bổ sung thông tin, dữ liệu về tình hình khai thác, sử dụng nước mặt; xác định vị trí các công trình khai thác sử dụng nước mặt ở các khu vực trọng điểm; lấy mẫu nước tại một số vị trí để phân tích, thí nghiệm.

Về nội dung khảo sát, thu thập thông tin tại mỗi công trình hoặc điểm khảo sát cụ thể bao gồm các nhóm thông tin chính như sau:

* Khai thác, sử dụng nước:

- Thông tin chung về cơ sở, công trình khai thác sử dụng nước mặt và vị trí, toạ độ công trình , phạm vi cấp nước;

- Thông tin về tình hình khai thác, sử dụng nước mặt và diễn biến quá trình khai thác, sử dụng;

- Thông tin về đặc điểm của công trình khai thác, sử dụng nước;

- Thông tin khác có liên quan.

Các điểm khảo sát được đo toạ độ bằng thiết bị GPS để đưa lên bản đồ phạm vị khảo sát bao gồm thị xã, thị trấn; các trục phát triển chính dọc theo quốc lộ 6, quốc lộ 4G và các sông chính trong tỉnh.

- Kết quả khảo sát ở từng khu vực sẽ được thống kê, xử lý, tổng hợp, phân loại kết quả, đưa lên bản đồ.

8.4. Lấy mẫu và phân tích mẫu nước

Trong khuôn khổ Dự án này việc lấy mẫu và phân tích mẫu chỉ tập trung ở những khu vực trọng điểm về khai thác, sử dụng nguồn nước (các thị xã, thị trấn và sông chính trong tỉnh).

Việc phân tích mẫu nước được thực hiện theo cả phương pháp phân tích thí nghiệm hiện trường và phân tích thí nghiệm trong phòng. Trong đó, chủ yếu tập trung sử dụng phương pháp phân tích thí nghiệm hiện trường.

8.5. Xử lý, phân loại, phân tích kết quả điều tra, thu thập, khảo sát; tổng hợp thông tin, dữ liệu từ các chuyên đề đã được xây dựng, các báo cáo điều tra, khảo sát ở các địa phương....và xây dựng các chuyên đề tổng hợp chung trên phạm vi Dự án này, gồm:

- Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội;

- Đặc điểm hệ thống sông ngòi và nguồn nước mặt;

- Hiện trạng khai thác, sử dụng nguồn nước mặt;

- Đặc điểm chất lượng nguồn nước mặt (gồm nước ông, suối, hồ, nước mưa trên toàn tỉnh) và những vấn đề nổi cộm về khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước;

- Định hướng khai thác, sử dụng, bảo vệ và phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước mặt.

8.6. Tổng hợp thông tin, dữ liệu xây dựng báo cáo tổng hợp và các bản đồ

- Bản đồ phân bố công trình khai thác, sử dụng nguồn nước mặt; hiện trạng chất lượng nước, phân bố trên các dòng chính cho từng huyện, thị, tỷ lệ 1/100.000.

- Bản đồ phân bố công trình khai thác, sử dụng nguồn nước mặt; hiện trạng chất lượng nước phân bố trên các dòng chính cho toàn tỉnh, tỷ lệ 1/100.000.

Các bản đồ trên sẽ được xây dựng trên nền cơ sở bản đồ hành chính của tỉnh, theo phương pháp chồng lớp trên phần mềm làm bản đồ.

9. Sản phẩm giao nộp của Dự án

- Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước mặt tỉnh Sơn La, với các nội dung chính:

+ Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội;

+ Đặc điểm hệ thống sông ngòi và nguồn nước mặt;

+ Hiện trạng khai thác, sử dụng nguồn nước mặt;

+ Hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước và ô nhiễm nguồn nước mặt ở những khu vực trọng điểm;

+ Đặc điểm chất lượng nguồn nước mặt và những vấn đề nổi cộm về khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước;

+ Định hướng khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước.

- Các bản đồ và bộ dữ liệu bản đồ, gồm:

+ Bản đồ phân bố công trình khai thác, sử dụng nguồn nước mặt; hiện trạng chất lượng nước phân bố trên các dòng chính cho từng huyện, thị, tỷ lệ 1/100.000 (02 bộ/01 huyện).

+ Bản đồ phân bố công trình khai thác, sử dụng nguồn nước mặt; hiện trạng chất lượng nước phân bố trên các dòng chính cho toàn tỉnh, tỷ lệ 1/100.000 (02 bộ/toàn tỉnh).

 

DỰ TOÁN KINH PHÍ

DỰ ÁN MÔI TRƯỜNG VÀ KHẢO SÁT NGUỒN NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

(Kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước mặt tỉnh Sơn La)

I. CĂN CỨ LẬP DỰ TOÁN

- Thông tư số 45/2001/TTLT/BTC-BKHCNMT ngày 18 tháng 6 năm 2001 của liên Bộ Tài chính – Khoa học công nghệ và môi trường hướng dẫn một số chế độ chi tiêu đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

- Thông tư số 114/2000/TT-BTC ngày 27 tháng 11 năm 2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí chi các cuộc điều tra thuộc nguồn vốn sự nghiệp từ ngân sách Nhà nước.

- Thông tư số 94/1998/TT-BTC ngày 30 tháng 6 năm 1998 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác trong nước.

- Áp dụng cho mức lương cơ bản 350.000 đồng cho cán bộ là KS1, KS2 tham gia thực hiện Dự án.

- Căn cứ khối lượng công việc chính thực hiện đề tài.

II. DỰ TOÁN KINH PHÍ

1. Tổng hợp kinh phí thực hiện Dự án

- Tổng kinh phí thực hiện Dự án: 295.817.000 đồng

(Hai trăm chín mươi lăm triệu tám trăm mười bảy nghìn đồng chẵn)

Chi tiết kinh phí thực hiện được phân bổ theo các hạng mục công việc sau:

 

BẢNG TỔNG HỢP

KINH PHÍ ĐẦU TƯ DỰ ÁN KIỂM KÊ, ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TỈNH SƠN LA

STT

Các hạng mục công việc

Đơn vị

Khối

lượng

Kinh phí

(Đồng)

I

Xây dựng và duyệt đề cương dự án

Đề cương

1

1.135.000

II

Thu thập, rà soát, tổng hợp thông tin, dữ liệu chung toàn vùng và xây dựng các báo cáo chuyên đề

 

 

18.000.000

1

Nước mặt

Chuyên đề

 

12.000.000

1.1

Đặc điểm hình thái, đặc trưng mực nước, lưu lượng một số trạm lưu lượng, mực nước của hệ thống sông, suối chính trong tỉnh

Chuyên đề

1

3.000.000

1.2

Sự biến đổi dòng chảy năm, phân phối dòng chảy giữa các sông chính trong tỉnh

Chuyên đề

1

3.000.000

1.3

Chất lượng nước và tình hình ô nhiễm nguồn nước mặt

Chuyên đề

1

3.000.000

1.4

Tổng quan kết quả tính toán nhu cầu sử dụng nước và cân bằng nước có liên quan đến các vùng kinh tế

Chuyên đề

1

3.000.000

2

Tình hình phát triển kinh tế, xã hội và những định hướng phát triển chung

 

 

6.000.000

2.1

Thực trạng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh

Chuyên đề

1

3.000.000

2.2

Một số vấn đề chung về phát triển kinh tế xã hội của tỉnh liên quan tới khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước

Chuyên đề

1

3.000.000

III

Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin, dữ liệu ở các địa phương và tại các khu vực trọng điểm

 

 

63.200.000

1

Thu thập, tổng hợp tài liệu, điều tra bổ sung, cập nhật tài liệu ở các địa phương và xây dựng các nội dung chuyên đề theo các ngành sử dụng nước

Chuyên đề

 

6.000.000

1.1

Thu thập thông tin, tài liệu và điều tra bổ sung tại các địa phương thuộc phạm vị Dự án

Chuyên đề

1

3.000.000

1.2

Tổng hợp thông tin dữ liệu, điều tra, thu thập số liệu bổ sung về tình hình nguồn nước, khai thác, sử dụng nguồn nước ở từng địa phương

Chuyên đề

1

3.000.000

2

Khảo sát thực tế tình hình khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt, sản xuất công nghiệp ở thị xã, thị trấn, thị tứ, khu công nghiệp tập trung và xây dựng báo cáo kết quả khảo sát

Chuyên đề

 

57.200.000

2.1

Hiện trạng khai thác, sử dụng và xả nước thải vào nguồn nước mặt dọc quốc lộ 6 và quốc lộ 4G, quốc lộ 37

Chuyên đề

1

3.000.000

2.2

Tại thị xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh

Chuyên đề

1

3.000.000

2.3

Trên các sông, suối chính

Chuyên đề

1

3.000.000

2.4

Khảo sát thực địa trên 11 huyện, thị

Công

 

48.200.000

IV

Đo đạc các thông số môi trường nước

Mẫu

660

16.302.000

1

Chất lượng nước mặt

Mẫu

462

8.151.000

2

Chất lượng nước thải

Mẫu

198

8.151.000

V

Xử lý, phân loại, tổng hợp kết quả điều tra và phân tích mẫu, bản đồ và lập báo cáo tổng hợp kết quả Dự án

 

 

165.857.624

1

Xử lý, phân tích, tổng hợp thông tin, dữ liệu, các kết quả thu thập điều tra, khảo sát gồm

 

 

18.000.000

1.1

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội

Báo cáo

1

3.000.000

1.2

Đặc điểm hệ thống sông ngòi và nguồn nước mặt

Báo cáo

1

3.000.000

1.3

Hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước và ô nhiễm nguồn nước mặt ở những khu vực trọng điểm

Báo cáo

1

3.000.000

1.4

Hiện trạng khai thác, sử dụng nguồn nước ở các khu vực trọng điểm

Báo cáo

1

3.000.000

1.5

Đặc điểm chất lượng nguồn nước và những vấn đề nổi cộm về khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước

Báo cáo

1

3.000.000

1.6

Định hướng khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước

Báo cáo

1

3.000.000

2

Xây dựng bản đồ chuyên đề

 

 

135.857.624

2.1

Bản đồ phân bố công trình khai thác, sử dụng nguồn nước mặt trên các dòng chính cho từng huyện, thị, tỷ lệ 1:100.000 (02 bộ)

Bộ

22

73.845.534

2.2

Xây dựng và thành lập bản đồ chuyên đề theo công nghệ tin học cho toàn tỉnh, tỷ lệ 1:100.000

Bộ

1

62.012.090

3

Lập báo cáo tổng hợp kết quả của Dự án

Báo cáo

1

12.000.000

VI

Tổng kết, nghiệm thu và các chi phí khác

 

 

4.430.000

1

Nghiệm thu Dự án cấp tỉnh

 

 

960.000

2

Nghiệm thu Dự án chính thức

 

 

1.320.000

3

In bản đồ mầu A0

Tờ

26

1.300.000

4

In laser

Trang

500

250.000

5

Chế bản

Bộ

6

600.000

 

Cộng

 

 

268.924.624

 

Thuế giá trị gia tăng 10%

 

 

26.892.462

 

Tổng cộng

 

 

295.817.086

 

Làm tròn

 

 

295.817.000

Bằng chữ:  Hai trăm chín mươi năm triệu tám trăm mười bảy nghìn đồng chẵn

 

PHẦN PHỤ LỤC: DỰ ÁN MÔI TRƯỜNG VÀ KHẢO SÁT

NGUỒN NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

(Kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước mặt tỉnh Sơn La)

Phụ lục 1. Xây dựng xét duyệt đề cương

(Theo Thông tư số 45/2001/TTLT-BTC-BKHCNMT ngày 18/6/2001)

TT

Nội dung

Đơn vị tính

Số lượng

Định mức (đồng)

Thành tiền (đồng)

I

Xây dựng đề cương

Đề cương

01

600.000

600.000

II

Xét duyệt đề cương

 

 

 

535.000

1

Chủ tịch Hội đồng

Người

1

150.000

150.000

2

Thành viên hội đồng và thư ký

Người

1

100.000

100.000

3

Đại biểu mời tham dự

Người

5

50.000

250.000

4

Nước uống

Chai

7

5.000

35.000

Phụ lục 2. Công tác ngoại nghiệp

TT

Nội dung chi phí

Kinh phí (đồng)

 

Công tác thu thập, điều tra, tổng hợp thông tin dữ liệu của 11 huyện thị theo Thông tư số 15/2005/TTLT-BTC-BTNMT

48.200.000

1

05 người x 06 ngày x 10 huyện x 50.000đ

15.000.000

2

05 người x 05 đêm x 10 huyện x 120.000đ

30.000.000

3

Vé xe cán bộ đi lại công tác 10 huyện (05 người x 10 huyện x 64.000đ)

3.200.000

Phụ lục 3. Đo đạc các thông số môi trường nước mặt

(Theo Thông tư số 83/2002/TT-BTC)

TT

Chỉ tiêu

Đơn giá (đồng)

Số mẫu

Huyện, thị

Thành tiền (đồng)

1

PH

30.000

3

11

990.000

2

Độ đục

50.000

3

11

1.650.000

3

Độ dẫn điện

40.000

3

11

1.320.000

4

Nhiệt độ nước

7.000

3

11

231.000

5

DO

60.000

3

11

1.980.000

6

BOD5

60.000

3

11

1.980.000

 

Tổng cộng

247.000

 

 

8.151.000

Phụ lục 4. Đo đạc các thông số môi trường nước thải

(Theo Thông tư số 83/2002/TT-BTC)

TT

Chỉ tiêu

Đơn giá (đồng)

Số mẫu

Huyện, thị

Thành tiền (đồng)

1

PH

30.000

3

11

990.000

2

Độ đục

50.000

3

11

1.650.000

3

Độ dẫn điện

40.000

3

11

1.320.000

4

Nhiệt độ nước

7.000

3

11

231.000

5

DO

60.000

3

11

1.980.000

6

BOD5

60.000

3

11

1.980.000

 

Tổng cộng

247.000

 

 

8.151.000

Phụ lục 5. Số hoá bản đồ và khoanh vẽ các công trình khai thác nguồn nước mặt trên toàn tỉnh tỷ lệ 1:100.000 mức khó khăn 2

(Theo định mức kinh tế - kỹ thuật số 406/QĐ-TCĐC ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc bản đồ)

Theo quy phạm thành lập bản đồ địa hình. Đối với tỷ lệ 1/100.000 là 250.000 ha = 1 mảnh bản đồ.

Diện tích của tỉnh Sơn La là: 1.405.500 ha. Thì số mảnh bản đồ toàn bản đồ toàn tỉnh là: 1.405.500/250.000 = 5,6 mảnh.

TT

Nội dung công việc

Công/1mảnh (54x78cm)

Số mảnh bản đồ

Tiền công(đ/ngày)

Thành tiền (đồng)

1

Chuẩn bị thu thập tài liệu, dữ liệu bản đồ

4,0

5,6

55.025

1.232.560

2

Quét tài liệu

0,75

5,6

49.600

208.320

3

Nắn file ảnh

1,3

5,6

49.600

361.088

4

Số hoá

163,55

5,6

55.025

50.396.297

5

Biên tập nội dung bản đồ

59,8

5,6

55.025

18.426.772

6

In phun (3 bản)

1,2

5,6

55.025

369.768

7

Ghi lý lịch

1,0

5,6

55.025

308.140

8

Ghi ra CD, kiểm tra

0,95

5,6

55.025

292.733

9

Giao nộp sản phẩm

8,1

5,6

49.600

2.249.856

 

Tổng cộng

 

 

 

73.845.534

 

Phụ lục 6. Xây dựng và thành lập bản đồ chuyên đề toàn tỉnh Sơn La, tỷ lệ 1:100.000 mức khó khăn 2

(Theo định mức kinh tế - kỹ số 406/QĐ-TCĐC ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc bản đồ)

TT

Nội dung công việc

Công/1mảnh (54x78cm)

Số mảnh bản đồ

Tiền công(đ/ngày)

Thành tiền (đồng)

I

Biên tập khoa học

 

 

 

6.162.800

1

Xác định tên trang và chủ đề trang, tỷ lệ, kích thước bố cục nội dung bản đồ

13,0

5,6

55.025

4.005.820

2

Viết đề cương biên tập khoa học

7,0

5,6

55.025

2.156.820

II

Biên tập kỹ thuật

 

 

 

15.252.930

1

Nghiên cứu đề cương biên tập khoa học, trao đổi với chuyên gia chọn yếu tố bản đồ

5,0

5,6

55.025

1.540.700

2

Thu thập đánh giá tư liệu

11,0

5,6

55.025

3.389.540

3

Viết kế hoạch biên tập chi tiết

13,5

5,6

55.025

4.159.890

4

Thiết kế thư viện ký hiệu trên máy vi tính

10,0

5,6

55.025

3.081.400

5

Lập các mẫu tác giả, mẫu màu, mẫu ký hiệu...

10,0

5,6

55.025

3.081.400

III

Xây dựng bản tác giả ở dạng số

 

 

 

40.596.360

1

Xử lý tài liệu biên vẽ yếu tố chuyên môn

43,5

5,6

55.025

13.404.090

2

Cài đặt chương trình, copy các tệp chuẩn vào thư mục

2,0

5,6

55.025

616.280

3

Xây dựng cơ sở toán học cho bản đồ

2,5

5,6

55.025

770.350

4

Quét và số hóa bổ sung

25,0

5,6

55.025

6.944.000

5

Biên tập nội dung bản số

29,0

5,6

55.025

8.936.060

6

In phun, kiểm tra trên máy, trên giấy bản đồ số

25,0

5,6

55.025

7.703.500

7

Phục vụ kiểm tra nghiệm thu

8,0

5,6

49.600

2.222.080

 

Tổng cộng

 

 

 

62.012.090

 

Phụ lục 7. Nghiệm thu Dự án cấp Sở

(Theo Thông tư số 45/2001/TTLT-BTC-BKHCNMT ngày 18/6/2001)

TT

Nội dung công việc

Đơn vị tính

Số lượng

Định mức (đồng)

Thành tiền (đồng)

1

Chủ tịch Hội đồng

Người

1

150.000

150.000

2

Thành viên hội đồng và thư ký

Người

5

100.000

500.000

3

Đại biểu mời tham dự

Người

5

50.000

250.000

4

Nước uống

Chai

12

5.000

60.000

 

Tổng cộng

 

 

 

960.000

Phụ lục 8. Nghiệm thu chính thức

(Theo Thông tư số 45/2001/TTLT-BTC-BKHCNMT ngày 18/6/2001)

TT

Nội dung

Đơn vị tính

Số lượng

Định mức (đồng)

Thành tiền (đồng)

1

Chủ tịch Hội đồng

Người

1

150.000

150.000

2

Thành viên hội đồng và thư ký

Người

5

100.000

500.000

3

Đại biểu mời tham dự

Người

8

50.000

400.000

4

Bài nhận xét của uỷ viên

Bài

2

100.000

200.000

5

Nước uống

Chai

14

5.000

70.000

 

Tổng cộng

 

 

 

1.320.000

 

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

DỰ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ KHẢO SÁT NGUỒN NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

(Kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước mặt tỉnh Sơn La)

1. Phương pháp thực hiện

Phương pháp tiếp cận chung để thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Dự án:

- Tổng hợp các kết quả nghiên cứu đã có liên quan tới mục tiêu, nội dung của Dự án trên cơ sở tài liệu thu thập của các ngành có liên quan;

- Rà soát, đánh giá kết quả đã đạt được và xác định nội dung, thông tin, dữ liệu cần thu thập cập nhật bổ sung trong quá trình điều tra, khảo sát ở các địa phương, từng khu vực trọng điểm;

- Trên cơ sở kết quả tổng hợp thông tin, dữ liệu theo tài liệu thu thập ở các ngành và thông tin, dữ liệu được cập nhật từ các địa phương qua quá trình thu thập, khảo sát nắm tình hình chung sẽ tiến hành khảo sát chi tiết một số công trình khai thác, sử dụng nước ở các khu vực khai thác trọng điểm, các hệ thống sông, suối chính, thị xã nhằm thu thập các thông tin cụ thể ở từng công trình khai thác, cung cấp thông tin cho việc xử lý, phân tích, tổng hợp và đánh giá theo các chuyên đề tổng hợp trên phạm vị toàn vùng;

- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tổng hợp từ các chuyên đề theo tài liệu thu thập, thông tin, dữ liệu được cập nhật từ các địa phương và kết quả khảo sát chi tiết tại các công trình khai thác trên phạm vi toàn vùng, phân tích, tổng hợp, đánh giá để xây dựng các chuyên đề tổng hợp chung trên toàn vùng theo nội dung nghiên cứu đã được trình bày ở mục 8.5 và lập các bản đồ chuyên môn.

Các phương pháp chung để thực hiện Dự án gồm:

- Phương pháp phối hợp, chuyên gia tổng hợp, phân tích;

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa;

- Phương pháp hồi cứu, phân tích, thống kê, tổng hợp;

- Phương pháp chồng lớp (lập các bản đồ).

2. Tổ chức thực hiện

Dự kiến sẽ thành lập các nhóm chuyên môn để thực hiện một số nội dung chính của Dự án như sau:

- Nhóm thu thập, tổng hợp, xử lý thông tin chung trên toàn vùng;

- Nhóm hướng dẫn địa phương phối hợp thu thập, tổng hợp, điều tra cập nhật, bổ sung thông tin;

- Các nhóm khảo sát;

- Nhóm xử lý, phân tích, tổng hợp thông tin, dữ liệu;

- Nhóm tổng hợp chung.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3069/QĐ-UBND năm 2006 phê duyệt đề cương, dự toán lập dự án môi trường và khảo sát tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Sơn La

  • Số hiệu: 3069/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 26/12/2006
  • Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
  • Người ký: Cầm Văn Đoản
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản