- 1Nghị định 59/2007/NĐ-CP về việc quản lý chất thải rắn
- 2Thông tư 13/2007/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn do Bộ Xây dựng ban hành
- 3Luật Xây dựng 2014
- 4Nghị định 44/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3053/QĐ-UBND | Nam Định, ngày 23 tháng 12 năm 2016 |
V/V PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÙNG TỈNH NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2030
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;
Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về Quản lý chất thải rắn; Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;
Căn cứ Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về Quản lý chất thải rắn;
Xét đề nghị tại Tờ trình số 100/TTr-SXD ngày 05/12/2016 của Sở Xây dựng về việc phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Nam Định đến năm 2030.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Nam Định đến năm 2030, với các nội dung sau:
1. Phạm vi quy hoạch:
Phạm vi lập quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Nam Định đến năm 2030 bao gồm ranh giới hành chính của 10 huyện, thành phố của tỉnh Nam Định: thành phố Nam Định, các huyện: Mỹ Lộc, Ý Yên, Vụ Bản, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thủy, Hải Hậu và Nghĩa Hưng với tổng diện tích tự nhiên là 1.653 km2.
2. Quan điểm quy hoạch:
- Quản lý chất thải rắn là một trong những ưu tiên của công tác bảo vệ môi trường tỉnh Nam Định, phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và các quy hoạch khác, góp phần kiểm soát ô nhiễm, hướng tới phát triển bền vững.
- Công tác quản lý chất thải rắn phải lấy phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh và phân loại chất thải tại nguồn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, tăng cường tái sử dụng, tái chế để giảm khối lượng chất thải phải xử lý.
- Quản lý chất thải rắn là trách nhiệm chung của cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, chính quyền địa phương và đơn vị trực tiếp thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, trong đó Nhà nước có vai trò chủ đạo đẩy mạnh xã hội hóa, huy động tối đa mọi nguồn lực và tăng cường đầu tư cho công tác quản lý chất thải rắn.
- Quản lý chất thải rắn không khép kín theo địa giới hành chính, đảm bảo sự tối ưu về kinh tế, kỹ thuật, an toàn về xã hội và môi trường, tuân thủ nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”.
3. Mục tiêu quy hoạch:
a. Mục tiêu tổng quát:
- Nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn nhằm cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và phát triển đô thị bền vững.
- Xây dựng hệ thống quản lý chất thải rắn hiện đại, theo đó chất thải rắn được phân loại tại nguồn, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến và phù hợp, hạn chế tối đa lượng chất thải phải chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất và hạn chế gây ô nhiễm môi trường. Chất thải rắn nguy hại được quản lý và xử lý triệt để theo các phương thức phù hợp.
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về quản lý tổng hợp chất thải rắn, hình thành lối sống thân thiện với môi trường. Thiết lập các điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng, tài chính và nguồn nhân lực cho quản lý tổng hợp chất thải rắn.
b. Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống và phương thức phân loại chất thải rắn tại nguồn, đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng khu vực.
- Nâng cao năng lực, tăng cường trang thiết bị thu gom, vận chuyển chất thải rắn cho các đô thị, khu công nghiệp và điểm dân cư nông thôn.
- Xây dựng, hoàn chỉnh mạng lưới các khu xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh, đảm bảo đáp ứng yêu cầu xử lý chất thải rắn cho các đô thị, khu công nghiệp và các điểm dân cư nông thôn theo hướng tăng cường tái chế các loại chất thải rắn, hạn chế chôn lấp, đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường.
- Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống cơ chế chính sách, bộ máy quản lý về chất thải rắn nhằm đẩy mạnh hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn của tỉnh.
- Giai đoạn đến năm 2020 đảm bảo:
+ 90% tổng lượng chất thải sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó 70-80% chất thải rắn sinh hoạt đô thị được xử lý bằng biện pháp hạn chế chôn lấp (tái chế, tái sử dụng, đốt hoặc sản xuất phân hữu cơ).
+ 90% tổng lượng chất thải công nghiệp thông thường và nguy hại phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.
+ 100% lượng chất thải rắn y tế thông thường và nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế, bệnh viện được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.
+ 80% tổng lượng chất thải xây dựng, bùn cặn phát sinh tại đô thị được thu gom xử lý, trong đó 50% được thu hồi để tái sử dụng hoặc tái chế.
+ 70% lượng chất thải rắn phát sinh tại các điểm dân cư nông thôn và 80% lượng chất thải rắn phát sinh tại các làng nghề được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.
- Giai đoạn đến năm 2030 đảm bảo:
+ 100% tổng lượng chất thải sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó 90% được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ.
+ 100% tổng khối lượng chất thải công nghiệp không nguy hại và nguy hại phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.
+ 90% tổng lượng chất thải xây dựng, bùn cặn phát sinh tại đô thị được thu gom xử lý, trong đó 60% được thu hồi để tái sử dụng hoặc tái chế.
+ 90% lượng chất thải rắn phát sinh tại các điểm dân cư nông thôn và 100% lượng chất thải rắn phát sinh tại các làng nghề được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.
4. Nội dung quy hoạch:
a. Dự báo khối lượng chất thải rắn phát sinh:
Đến năm 2020: Tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh khoảng 1.750 tấn/ngày, trong đó chất thải rắn sinh hoạt: 1.130 tấn/ngày; chất thải rắn công nghiệp: 330 tấn/ngày; chất thải rắn y tế: 9 tấn/ngày và chất thải rắn xây dựng, bùn cặn: 280 tấn/ngày.
Đến năm 2025: Tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh khoảng 2.710 tấn/ngày, trong đó chất thải rắn sinh hoạt: 1.610 tấn/ngày; chất thải rắn công nghiệp: 610 tấn/ngày; chất thải rắn y tế: 10 tấn/ngày và chất thải rắn xây dựng: 480 tấn/ngày.
Đến năm 2030: Tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh khoảng 3.690 tấn/ngày, trong đó chất thải rắn sinh hoạt: 1.870 tấn/ngày; chất thải rắn công nghiệp: 1.230 tấn/ngày; chất thải rắn y tế: 11 tấn/ngày và chất thải rắn xây dựng, bùn cặn: 580 tấn/ngày.
(Chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo Quyết định này)
b. Công nghệ xử lý chất thải rắn:
- Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt, xây dựng, bùn cặn:
Căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương để áp dụng các công nghệ xử lý chất thải rắn phù hợp, ưu tiên áp dụng công nghệ trong nước đạt tiêu chuẩn, các công nghệ nước ngoài phù hợp với điều kiện kinh tế, có hiệu quả tốt, an toàn đối với môi trường:
+ Thu hồi, tái chế: Áp dụng đối với các loại rác còn giá trị sử dụng sau khi được xử lý về mặt kỹ thuật;
+ Đốt thông thường, đốt có thu hồi năng lượng: Áp dụng đối với nhiên liệu chế biến từ rác thải và các loại rác có độ ẩm thấp, dễ cháy và độc hại;
+ Ủ sinh học: Áp dụng đối với khu vực có diện tích chôn lấp nhỏ và lượng chất thải rắn hữu cơ lớn;
+ Chôn lấp hợp vệ sinh: Áp dụng đối với các loại chất thải rắn sinh hoạt, xây dựng không nguy hại và các thành phần bị thải loại bỏ từ các công nghệ xử lý khác, tại khu vực có diện tích đất lớn.
- Công nghệ xử lý chất thải rắn công nghiệp và y tế:
Để xử lý triệt để chất thải rắn công nghiệp và y tế, đặc biệt là chất thải nguy hại, cần xử lý tập trung kết hợp nhiều quy trình công nghệ khác nhau:
+ Các công nghệ phụ trợ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường và nguy hại bao gồm: phân loại, thu hồi, tái chế, xử lý cơ học, xử lý hóa - lý;
+ Công nghệ khử khuẩn xử lý chất thải rắn y tế bị nhiễm khuẩn;
+ Đốt: Xử lý chất thải rắn y tế nguy hại và một số chất thải rắn công nghiệp nguy hại (dạng hữu cơ);
+ Chôn lấp an toàn: Chất thải rắn công nghiệp và y tế thông thường; chất thải rắn công nghiệp nguy hại không xử lý được bằng các phương pháp khác và tro đốt chất thải rắn y tế, chất thải rắn công nghiệp nguy hại sau khi cố định và hóa rắn.
c. Quy hoạch vị trí các khu xử lý chất thải rắn tập trung:
- Quy hoạch khu xử lý chất thải rắn vùng tỉnh: Khu xử lý Lộc Hòa, thành phố Nam Định, diện tích 35,5 ha, xử lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại toàn tỉnh Nam Định, xử lý chất thải rắn thông thường cho thành phố Nam Định.
- Quy hoạch khu xử lý chất thải rắn vùng huyện, liên huyện: Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, y tế, xây dựng và bùn cặn, gồm 13 khu xử lý: Nam Toàn, Mỹ Thắng (thành phố Nam Định mở rộng); Yên Minh (huyện Ý Yên); Việt Hùng-Liêm Hải (huyện Trực Ninh); Giao Châu (huyện Giao Thủy); Nghĩa Thái, Rạng Đông (huyện Nghĩa Hưng); Minh Tân, Thành Lợi, Liên Bảo (huyện Vụ Bản); Nam Dương (huyện Nam Trực).
- Quy hoạch các cơ sở xử lý chất thải rắn phân tán: Chôn lấp hợp vệ sinh và đốt giảm thể tích chất thải rắn cho một số thị trấn, trung tâm cụm xã trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, gồm các bãi rác và lò đốt đã được đầu tư thiết kế hợp vệ sinh.
(Chi tiết tại Phụ lục 2 kèm theo Quyết định này)
d. Phương thức thu gom, vận chuyển chất thải rắn:
- Phương thức thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt, xây dựng, bùn cặn:
+ Thu gom, vận chuyển trực tiếp: Các phương tiện thu gom cỡ nhỏ sẽ thu gom chất thải tại các khu vực và vận chuyển thẳng đến địa điểm xử lý cuối cùng.
+ Thu gom, vận chuyển trung chuyển: Phương tiện thu gom cỡ nhỏ thu gom chất thải tại các khu vực và vận chuyển đến trạm trung chuyển/điểm tập kết. Ở trạm trung chuyển/điểm tập kết, chất thải rắn được chuyển vào các thiết bị thu gom cỡ lớn, sau đó được vận chuyển đến địa điểm xử lý cuối cùng bằng xe tải cỡ lớn.
+ Thu gom, vận chuyển tại các khu dân cư nông thôn: Tại các xã có điều kiện giao thông thuận lợi, mỗi thôn lớn hoặc 2-3 thôn nhỏ bố trí 1 điểm tập kết rác để vận chuyển tập trung đến khu xử lý của huyện. Tại một số xã có điều kiện vận chuyển tập trung khó khăn thì có thể xây dựng các cơ sở xử lý phân tán ở quy mô cấp xã. Ở các cơ sở xử lý cấp xã cần hạn chế tối đa lượng CTR phải chôn lấp. Không xây dựng các bãi chôn lấp ở cấp thôn.
- Phương thức thu gom, vận chuyển CTR công nghiệp, y tế: Sử dụng hai phương thức thu gom, vận chuyển:
+ Thu gom, vận chuyển sơ cấp: Các cơ sở công nghiệp, y tế tự chịu trách nhiệm hoặc thuê các đơn vị có chức năng thu gom, phân loại và vận chuyển các loại CTR đến trạm trung chuyển hoặc cơ sở xử lý.
+ Thu gom, vận chuyển thứ cấp: CTR công nghiệp, y tế sẽ do đơn vị chuyên trách thu gom, vận chuyển từ các trạm trung chuyển đến cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp. Các cơ sở sản xuất công nghiệp có trách nhiệm ký hợp đồng với đơn vị này để thu gom, vận chuyển và xử lý CTR công nghiệp.
5. Các giải pháp chủ yếu thực hiện Quy hoạch:
- Tổ chức rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh về CTR.
- Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ với mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR, quản lý CTR không theo địa giới hành chính.
- Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư, tham gia hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTR; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các đơn vị cung cấp dịch vụ theo cơ chế đấu thầu.
- Ưu tiên phân bố hợp lý nguồn vốn ngân sách, vốn ODA hoặc các nguồn vay dài hạn với lãi suất ưu đãi cho các dự án quản lý CTR, đầu tư trang thiết bị và xây dựng các khu xử lý CTR.
- Đẩy mạnh huy động các nguồn vốn đầu tư, xây dựng chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý CTR. Mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia góp vốn. Khuyến khích các doanh nghiệp môi trường đô thị sử dụng vốn tự có, vốn tín dụng để đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị. Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực quản lý CTR.
- Áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, đổi mới công nghệ, lựa chọn công nghệ phù hợp, ưu tiên các dự án đầu tư xử lý CTR theo công nghệ tái chế, thu hồi vật liệu, năng lượng, hạn chế chôn lấp, có quy mô tập trung, phục vụ liên huyện, liên đô thị. Hạn chế các dự án đầu tư xử lý CTR bằng công nghệ chôn lấp, đầu tư không đồng bộ.
- Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý CTR, chú trọng đào tạo cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật lành nghề bằng nhiều hình thức thích hợp.
6. Lộ trình thực hiện quy hoạch:
a. Giai đoạn đến năm 2020:
- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách quản lý chất thải rắn theo hướng xã hội hóa, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTR.
- Tổ chức hoạt động tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân, doanh nghiệp về công tác quản lý CTR và giữ vệ sinh môi trường; vận động sự tham gia của cộng đồng dân cư, doanh nghiệp trong thực hiện phân loại CTR từ nguồn (từ các hộ gia đình, từ các cơ quan, xí nghiệp...), thí điểm thực hiện phân loại tại nguồn.
- Tiếp tục tăng cường năng lực, nâng cao hiệu quả hoạt động các công ty môi trường đô thị trên địa bàn tỉnh, mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTR; tổ chức, sắp xếp, tăng cường năng lực các xí nghiệp hoặc tổ, đội vệ sinh môi trường từ cấp huyện đến cấp xã, thôn.
- Hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư và triển khai đầu tư xây dựng theo giai đoạn một số khu xử lý CTR.
b. Giai đoạn 2020 - 2025:
- Nhân rộng và triển khai các dự án thu gom, phân loại chất thải rắn tại nguồn (tập trung tại các đô thị cấp tỉnh) song song chương trình vận động cộng đồng cùng tham gia.
- Xã hội hóa rộng rãi công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn.
- Tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng theo giai đoạn các khu xử lý CTR vùng tỉnh, vùng huyện và liên huyện.
- Tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân, doanh nghiệp về công tác quản lý CTR và bảo vệ môi trường.
c. Giai đoạn 2025 - 2030:
- Triển khai thực hiện phân loại CTR rắn tại nguồn trên phạm vi toàn tỉnh.
- Hoàn thành các dự án tăng cường năng lực thu gom, vận chuyển chất thải rắn.
- Hoàn thành đầu tư xây dựng các khu xử lý CTR trong tỉnh.
- Tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân, doanh nghiệp về công tác quản lý CTR và bảo vệ môi trường.
7. Nguồn vốn thực hiện quy hoạch:
Nguồn vốn để thực hiện quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Nam Định đến năm 2025 bao gồm:
- Vốn ngân sách;
- Vốn ODA, vốn tài trợ nước ngoài;
- Vốn tín dụng đầu tư;
- Vốn từ các nhà đầu tư trong, ngoài nước;
- Các nguồn vốn hợp pháp khác.
1. Sở Xây dựng:
- Tổ chức công bố quy hoạch và hướng dẫn các Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện quy hoạch đảm bảo tiến độ, mục tiêu đề ra.
- Chủ trì tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện quy hoạch và là đầu mối phối hợp với các Sở, ngành địa phương xây dựng kế hoạch hàng năm thực hiện quy hoạch này.
- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan xây dựng Quy chế quản lý CTR cho toàn tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt làm cơ sở cho quản lý nhà nước.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương hướng dẫn, kiểm tra đột xuất và định kỳ hàng quý, năm về chất lượng thu gom, vận chuyển, xử lý CTR trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
- Nghiên cứu, đề xuất các dự án tăng cường năng lực thu gom, vận chuyển chất thải rắn; các dự án đầu tư xây dựng khu xử lý CTR vùng tỉnh, vùng huyện, liên huyện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
- Định kỳ tổng hợp tình hình thu gom, vận chuyển, xử lý CTR trên địa bàn, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Xây dựng theo quy định.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Hướng dẫn các doanh nghiệp, thực hiện việc xin giao đất làm dự án thu gom, vận chuyển, xử lý CTR theo quy định.
- Trong phạm vi, chức năng nhiệm vụ được giao, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTR nhằm bảo đảm vệ sinh môi trường và phát triển bền vững.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Hướng dẫn việc cấp chứng nhận đầu tư cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đầu tư thu gom, vận chuyển, xử lý CTR trên cơ sở Quy hoạch quản lý CTR được phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với Sở, ngành liên quan xây dựng chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư cho các tổ chức tham gia thu gom, vận chuyển, xử lý CTR trên địa bàn toàn tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với Sở, ngành liên quan trình UBND tỉnh ban hành Quy chế đấu thầu hoặc đặt hàng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTR trên địa bàn toàn tỉnh.
- Đề xuất bố trí vốn ngân sách cho các dự án, chương trình, kế hoạch quản lý CTR đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
4. Sở Công Thương:
- Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về CTR công nghiệp, làng nghề trên địa bàn tỉnh.
- Hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển, xử lý CTR nguy hại có xuất xứ từ sản xuất công nghiệp.
5. Sở Khoa học và Công nghệ:
Chủ trì phối hợp cùng với các ngành chức năng thẩm định công nghệ của các dự án đầu tư thu gom, vận chuyển, xử lý CTR trên địa bàn tỉnh.
6. Sở Tài chính:
Chủ trì thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt khung giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTR trên địa bàn tỉnh.
7. Ủy ban nhân dân các địa phương:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thu gom, vận chuyển, xử lý CTR.
- Tổ chức quản lý, giám sát các doanh nghiệp thu gom, vận chuyển, xử lý CTR trên địa bàn theo các quy định của pháp luật.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTR, phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý CTR trên địa bàn.
- Đề xuất vị trí cụ thể các Khu xử lý CTR vùng tỉnh, vùng huyện, liên huyện đặt tại địa phương mình.
- Xây dựng giá dịch vụ thu gom, xử lý CTR trên địa bàn của mình, đề nghị Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
8. Tổ chức, cá nhân tham gia vào các lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý CTR.
- Thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTR.
- Áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong thu gom, vận chuyển, xử lý CTR.
- Đầu tư cải tạo phục hồi môi trường sau khi kết thúc thực hiện dự án theo quy định.
Điều 3. - Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký;
- Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Nam Định và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
DỰ BÁO TỔNG LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN CÁC LOẠI TẠI CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ TỈNH NAM ĐỊNH
(Kèm theo Quyết định số: 3053/QĐ-UBND ngày 23/12/2016 của UBND tỉnh Nam Định
TT | Tên huyện/thành phố | Lượng chất thải rắn dự báo (tấn/ngày) | ||
Năm 2020 | Năm 2025 | Năm 2030 | ||
1 | TP Nam Định (mở rộng) | 622 | 1.149 | 1.434 |
2 | Huyện Xuân Trường | 117 | 175 | 262 |
3 | Huyện Giao Thủy | 135 | 162 | 186 |
4 | Huyện Ý Yên | 155 | 238 | 353 |
5 | Huyện Vụ Bản | 98 | 128 | 203 |
6 | Huyện Hải Hậu | 214 | 293 | 436 |
7 | Huyện Trực Ninh | 130 | 166 | 219 |
8 | Huyện Nam Trực | 100 | 116 | 152 |
9 | Huyện Nghĩa Hưng | 181 | 284 | 444 |
Tổng | 1.750 | 2.710 | 3.690 |
VỊ TRÍ, QUY MÔ, PHẠM VI PHỤC VỤ CỦA CÁC KHU XỬ LÝ CTR VÙNG TỈNH VÀ VÙNG HUYỆN, LIÊN HUYỆN
(Kèm theo Quyết định số 3053/QĐ-UBND ngày 23/12/2016 của UBND tỉnh Nam Định
TT | Tên khu xử lý | Vị trí | Diện tích quy hoạch (ha) | Công suất xử lý chất thải rắn đến năm 2030 | Phạm vi phục vụ | |||
Sinh hoạt (tấn/ngày) | Công nghiệp, xây dựng thông thường (tấn/ngày) | Công nghiệp nguy hại (tấn/ngày) | Y tế nguy hại (kg/ngày) | |||||
I | Khu xử lý vùng tỉnh | |||||||
I | KXL Lộc Hòa | Xã Lộc Hòa thành phố Nam Định | 35,5 (mở rộng thêm 12 ha) | 250 | - | 250 | 1.300 | - Xử lý CTR sinh hoạt cho TP. Nam Định - Xử lý CTR công nghiệp nguy hại cho toàn tỉnh Nam Định. Trước mắt CTR nguy hại được xử lý tại KCN Hòa Xá, TP. Nam Định. - Xử lý CTR y tế nguy hại cho TP. Nam Định mở rộng |
| Khu xử lý vùng liên huyện, huyện | |||||||
1 | KXL Nam Toàn | Xã Nam Toàn huyện Nam Trực | 18 | 230 | 170 | - | - | - Xử lý CTR sinh hoạt, CTR xây dựng và CTR công nghiệp thông thường cho phía Nam TP. Nam Định GĐ sau 2020) |
2 | KXL Mỹ Thắng | Xã Mỹ Thắng, huyện Mỹ Lộc | 12 | 300 | - | - | - | Xử lý CTR sinh hoạt cho phía Bắc TP. Nam Định mở rộng (GĐ sau 2025) |
3 | KXL Minh Tân | Xã Minh Tân, huyện Vụ Bản | 3 | 30 | - | - | 120 | - Xử lý CTR sinh hoạt cho huyện Vụ Bản - Đốt CTR y tế nguy hại cho huyện Vụ Bản |
4 | KXL Thành Lợi | Xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản | 3 | 30 | - | - | - | - Xử lý CTR sinh hoạt cho huyện Vụ Bản. |
5 | KXL Liên Bảo | Xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản | 3 | - | 70 | - | - | - Xử lý CTR công nghiệp thông thường, CTR xây dựng cho huyện Vụ Bản |
6 | KXL Nghĩa Thái | Xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng | 5 | 70 | - | - | 150 | - Xử lý CTR sinh hoạt cho phía Bắc huyện Nghĩa Hưng. - Đốt CTR y tế nguy hại cho huyện Nghĩa Hưng |
7 | KXL Rạng Đông | Thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng | 5 | 70 | 120 | - | - | - Xử lý CTR sinh hoạt, xây dựng, công nghiệp thông thường cho phía Nam huyện Nghĩa Hưng, KKT Ninh Cơ - Trung chuyển CTNH cho các huyện Hải Hậu, Nghĩa Hưng |
8 | KXL Xuân Ninh | Xã Xuân Ninh, huyện Xuân Trường | 5 | 90 | 70 | - | 90 | - Xử lý CTR sinh hoạt, xây dựng, công nghiệp thông thường cho huyện Xuân Trường trong giai đoạn trước mắt, về lâu dài sẽ quy hoạch khu xử lý trong KCN Kiên Ninh phục vụ cho KCN và các đô thị, khu dân cư xung quanh. - Đốt CTR y tế nguy hại cho huyện Xuân Trường |
9 | KXL Việt Hùng-Liêm Hải | Xã Việt Hùng, Liêm Hải, huyện Trực Ninh | 5 | 100 | 40 | - | 75 | - Xử lý CTR sinh hoạt, xây dựng, công nghiệp thông thường cho huyện Trực Ninh - Trung chuyển CTNH cho huyện Xuân Trường, Giao Thủy, bắc Hải Hậu - Đốt CTR y tế nguy hại cho huyện Trực Ninh |
10 | KXL Thịnh Long | Thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu | 10 | 220 | 50 | - | 230 | - Xử lý CTR sinh hoạt, xây dựng, công nghiệp thông thường cho huyện Hải Hậu, KKT Ninh Cơ - Đốt CTR y tế nguy hại cho huyện Hải Hậu |
11 | KXL Yên Minh | Xã Yên Minh, huyện Ý Yên | 5 | 150 | 80 | - | 120 | - Xử lý CTR sinh hoạt, xây dựng, công nghiệp thông thường cho huyện Ý Yên. - Trung chuyển CTNH cho huyện Ý Yên - Đốt CTR y tế nguy hại cho huyện Ý Yên |
12 | KXL Giao Châu | Xã Giao Châu, huyện Giao Thủy | 5 | 120 | 10 | - | 100 | - Xử lý CTR sinh hoạt, xây dựng, công nghiệp thông thường cho huyện Giao Thủy. - Đốt CTR y tế nguy hại cho huyện Giao Thủy |
13 | KXL Nam Dương | Xã Nam Dương, huyện Nam Trực | 2 | 80 | 20 | - | 70 | - Xử lý CTR sinh hoạt, xây dựng, công nghiệp thông thường cho huyện Nam Trực - Đốt CTR y tế nguy hại cho huyện Nam Trực |
- 1Quyết định 02/2017/QĐ-UBND Quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 2Quyết định 1613/2017/QĐ-UBND Quy định quản lý chất thải rắn thông thường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 3Quyết định 05/2017/QĐ-UBND Quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 4Quyết định 1460/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Ninh Bình đến năm 2030
- 1Nghị định 59/2007/NĐ-CP về việc quản lý chất thải rắn
- 2Thông tư 13/2007/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn do Bộ Xây dựng ban hành
- 3Luật Xây dựng 2014
- 4Nghị định 44/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Quyết định 02/2017/QĐ-UBND Quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 7Quyết định 1613/2017/QĐ-UBND Quy định quản lý chất thải rắn thông thường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 8Quyết định 05/2017/QĐ-UBND Quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 9Quyết định 1460/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Ninh Bình đến năm 2030
Quyết định 3053/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Nam Định đến năm 2030
- Số hiệu: 3053/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/12/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Nam Định
- Người ký: Ngô Gia Tự
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/12/2016
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực