- 1Quyết định 56/2003/QĐ-BGDĐT ban hành Điều lệ trường Cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Nghị định 116/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Thông tư 10/2004/TT-BNV hướng dẫn thực hiện Nghị định 116/2003/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước do Bộ Nội vụ ban hành
- 5Quyết định 2460/2004/QĐ-UB về quy định phân cấp công tác tổ chức, cán bộ, công, viên chức do Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3046/2005/QĐ-UBND | Cao Bằng,ngày 23 tháng 11 năm 2005 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TẠM THỜI VỀ XÉT TUYỂN GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM CAO BẰNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 116/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;
Căn cứ thông tư số 10/2004/TT-BNV ngày 19/02/2004 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;
Căn cứ quyết định số 56/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 10/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ Trường Cao đẳng;
Căn cứ quyết định số: 2460/2004/QĐ-UB ngày 05/10/2004 của UBND Tỉnh Cao Bằng về việc Ban hành quy định phân cấp công tác tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ và Hiệu trưởng trường Cao đẳng Sư phạm Cao Bằng,
QUYẾT ĐỊNH
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ XÉT TUYỂN GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM CAO BẰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3046/2005/QĐ-UBND ngày 23/11/2005 của Ủy ban nhân dân Tỉnh Cao Bằng)
NGUYÊN TẮC, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG
Căn cứ vào chỉ tiêu biên chế hàng năm và nhu cầu giảng viên của từng loại chuyên ngành đào tạo của trường, xét tuyển giảng viên nhằm lựa chọn những người có đủ tiêu chuẩn, năng lực và phẩm chất đạo đức để bổ sung vào lực lượng cán bộ giảng dạy của nhà trường;
Việc tổ chức xét tuyển phải đảm bảo dân chủ, khách quan, công khai, công bằng xã hội, thực hiện chính sách ưu tiên theo quy định của Đảng và Nhà nước. Mọi công dân có đủ điều kiện theo quy định đều có cơ hội được xét tuyển. Những người được tuyển dụng phải đúng tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch và được bố trí đúng việc, đủ việc theo quy định;
Tổ chức xét tuyển thông qua hội đồng xét tuyển của tỉnh.
Việc xét tuyển giảng viên được thực hiện để tuyển dụng cán bộ giảng dạy tại các khoa đào tạo trong trường.
Điều 3. Đối tượng và điều kiện xét tuyển:
Là công dân Việt Nam; có hộ khẩu thường trú tại Việt Nam, có nguyện vọng giảng dạy tại Trường Cao đẳng sư phạm (CĐSP) Cao Bằng; đã tốt nghiệp Đại học sư phạm (hoặc tốt nghiệp Trường đại học khác mà đúng chuyên ngành và có chứng chỉ sư phạm bậc II) trong nước và nước ngoài;
Tuổi đời: đủ từ 18 đến dưới 45 tuổi;
Có lý lịch rõ ràng, có các văn bằng, chứng chỉ đào tạo theo yêu cầu của ngạch giảng viên;
Có đủ sức khỏe để đảm nhận công việc;
Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
4.1. Căn cứ vào chỉ tiêu biên chế được giao hàng năm. Trường CĐSP chủ trì cùng Sở Nội vụ tỉnh xây dựng kế hoạch xét tuyển trình UBND tỉnh quyết định về chủ trương, số lượng và thời gian tổ chức xét tuyển giảng viên;
4.2. Thông báo công khai trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Cao Bằng và niêm yết công khai tại nơi tiếp nhận hồ sơ về chỉ tiêu, điều kiện, tiêu chuẩn theo từng chuyên ngành cần tuyển, thời gian xét tuyển để những người có đủ điều kiện biết và đăng ký dự tuyển;
4.3. Hiệu trưởng Trường CĐSP dự kiến thời gian và thành phần Hội đồng xét tuyển theo quy định tại điểm 5.1 và 5.2 của quy chế này, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định (qua Sở Nội vụ).
Điều 5. Hội đồng xét tuyển:
5.1. Hội đồng xét tuyển:
Hội đồng xét tuyển giảng viên Trường CĐSP do Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định thành lập gồm từ 05 đến 07 thành viên:
- Chủ tịch hội đồng là Lãnh đạo UBND tỉnh;
- Phó chủ tich thường trực Hội đồng là Lãnh đạo Trường CĐSP;
- Phó chủ tịch hội đồng là Lãnh đạo Sở Nội vụ;
- Trưởng phòng Tổ chức và CTSV Trường CĐSP là Ủy viên thư ký;
- Trưởng phòng Quản lý Công chức và Đào tạo Sở Nội vụ là Ủy viên;
- Các ủy viên khác do Chủ tịch hội đồng chỉ định;
(Lưu ý: Những người có con, anh, chị, em ruột, vợ hoặc chồng dự tuyển thì không tham gia hội đồng xét tuyển).
5.2. Nhiệm vụ của Hội đồng xét tuyển:
Hội đồng xét tuyển có trách nhiệm giúp Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện công tác xét tuyển cán bộ giảng dạy tại trường CĐSP. Hội đồng xét tuyển có nhiệm vụ:
- Thông báo cụ thể chỉ tiêu, điều kiện, tiêu chuẩn theo ngành cần tuyển, hồ sơ, đối tượng tuyển dụng vào ngạch giảng viên cho người dự tuyển biết và đăng ký;
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc tiếp nhận hồ sơ của người dự tuyển vào viên chức giảng viên;
- Giúp Chủ tịch UBND tỉnh xem xét tuyển dụng cán bộ giảng dạy bảo đảm đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục, chế độ chính sách;
- Đề xuất và kiến nghị với Chủ tịch UBND tỉnh việc xem xét tuyển dụng giảng viên phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và những quy định chung của Nhà nước;
- Tổng hợp danh sách những người dự tuyển được Hội đồng đề nghị xét tuyển để báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh quyết định công nhận kết quả xét tuyển.
5.3. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng xét tuyển:
Hội đồng xét tuyển giảng viên làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, quyết định theo đa số;
Mọi quyết định của Hội đồng phải được thảo luận thống nhất trong các kỳ họp của hội đồng xét tuyển;
Hội đồng tự giải thể khi hoàn thành công tác xét tuyển.
5.4. Giúp việc cho Hội đồng xét tuyển là Ủy viên thư ký (hoặc tổ thư ký) do Chủ tịch hội đồng quyết định, ủy viên thư ký (tổ thư ký) có nhiệm vụ:
- Lập danh sách những người dự tuyển có nguyện vọng công tác tại trường theo từng chuyên ngành và sắp xếp theo hạng tốt nghiệp từ cao xuống thấp, các đối tượng chính sách ưu tiên theo quy định hiện hành của Nhà nước;
- Báo cáo đầy đủ kết quả thẩm định, xem xét hồ sơ của những người dự tuyển và những khó khăn, vướng mắc cụ thể khi thẩm định để Hội đồng xét tuyển xem xét, giải quyết.
6.1. Thông báo công khai trên Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Cao Bằng và niêm yết công khai tại nơi tiếp nhận ít nhất 01 tháng trước khi xét tuyển về hồ sơ, chỉ tiêu, điều kiện, tiêu chuẩn của các ngành cần tuyển, thời gian xét tuyển.
6.2. Thời gian tiếp nhận hồ sơ trong vòng 15 ngày kể từ khi hết thời hạn thông báo công khai việc tuyển dụng viên chức. Nơi tiếp nhận hồ sơ của người dự tuyển phải thuận tiện.
6.3. Thủ tục hồ sơ và lệ phí xét tuyển:
- Đơn xin dự tuyển (theo mẫu);
- Bản khai Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của chính quyền địa phương…);
- Bản sao Giấy khai sinh;
- Bản sao Học bạ (bảng điểm quá trình đào tạo theo chuyên ngành), Bằng tốt nghiệp;
- Giấy khám sức khỏe (trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày đăng ký dự tuyển);
- Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có);
- 03 ảnh cỡ 4 x 6 và 03 phong bì dán tem ghi rõ địa chỉ liên hệ;
- Hồ sơ được đựng trong bì cỡ 24cm x 34cm;
- Lệ phí xét tuyển: Theo quy định hiện hành của Nhà nước (130.000,đ/1 hồ sơ).
6.4. Quá trình xét tuyển:
Thư ký phân loại hồ sơ nêu rõ yêu cầu, đặc điểm nghề nghiệp, nguyện vọng, kết quả học tập, đối tượng ưu tiên theo quy định của Nhà nước đối với từng người dự tuyển, lập danh sách người dự tuyển theo từng chuyên ngành để báo cáo hội đồng xét tuyển;
Căn cứ vào chỉ tiêu, trình độ đào tạo đã thông báo công khai, lấy kết quả học tập, rèn luyện trong trường Đại học (bảng điểm) của người dự tuyển và chính sách ưu tiên theo quy định của Nhà nước để xét tuyển;
Người trúng tuyển là những người đã được xét tuyển (không qua thi tuyển) có trình độ đào tạo phù hợp, xếp loại tốt nghiệp, kết quả học tập trung bình toàn khóa, đối tượng ưu tiên theo thứ tự từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu biên chế. Cụ thể như sau:
- Người dân tộc thiểu số ít người như: Mông, Dao, Lô Lô, Sán chỉ… (trừ Tày, Nùng);
- Người tốt nghiệp Đại học hệ chính quy đạt loại giỏi, loại khá, người được kết nạp Đảng trong trường học;
- Người có trình độ đào tạo cao hơn được xét trước, nếu còn chỉ tiêu mớ xét đến người có trình độ đào tạo thấp hơn;
- Người tốt nghiệp theo thứ tự loại giỏi, khá, trung bình khá, trung bình;
- Người có kết quả xếp loại tốt nghiệp như nhau thì xét kết quả trung bình học tập toàn khóa theo thứ tự từ cao xuống thấp.
Thư ký tổng hợp danh sách kết quả xét tuyển để báo cáo Hội đồng xét tuyển;
Kết quả xét tuyển được thông báo và niêm yết công khai, thể hiện đầy đủ các tiêu chí xét tuyển: Trình độ đào tạo, xếp loại tốt nghiệp, kết quả học tập trung bình toàn khóa, diện ưu tiên.
6.5. Ưu tiên trong xét tuyển: Những người có cùng trình độ đào tạo, kết quả xếp loại tốt nghiệp và có điểm trung bình toàn khóa học như nhau thì được xét theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Người dự tuyển là thương binh;
- Người dự tuyển Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động;
- Là con liệt sĩ;
- Là con thương binh, con bệnh binh;
- Con mồ côi cả cha và mẹ;
- Người dự tuyển có hộ khẩu thường trú ở địa phương.
7.1. Chậm nhất 05 ngày sau khi xét tuyển, Hội đồng xét tuyển phải báo cáo kết quả bao gồm: Danh sách người đăng ký dự tuyển, danh sách người trúng tuyển, danh sách người không trúng tuyển, biên bản họp hội đồng và hồ sơ đăng ký của người dự tuyển về Sở Nội vụ để xem xét trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định công nhận kết quả xét tuyển.
7.2. Chậm nhất 15 ngày sau khi xét tuyển, Hội đồng xét tuyển phải công bố kết quả và gửi thông báo cho người dự tuyển.
7.3. Sau 15 ngày kể từ ngày công bố kết quả xét tuyển, nếu không có đơn khiếu nại thì Sở Nội vụ phê duyệt số lượng, danh sách người được tuyển dụng để Hiệu trưởng nhà trường ký hợp đồng làm việc đối với viên chức theo quy định hiện hành của Nhà nước.
7.4. Người được tuyển dụng phải đến cơ quan nhận việc theo đúng thời gian ghi trong quyết định phê duyệt tuyển dụng. Trường hợp người được tuyển dụng có lý do chính đáng mà không thể nhận việc đúng thời hạn thì phải làm đơn đề nghị gia hạn thời gian nhận việc và phải được cơ quan sử dụng viên chức đồng ý. Nếu quá thời hạn trên thì cơ quan sử dụng viên chức báo cáo Sở Nội vụ ra quyết định hủy bỏ tên trong danh sách tuyển dụng.
- 1Quyết định 07/2012/QĐ-UBND quy định quản lý đội ngũ giảng viên thỉnh giảng tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 2Quyết định 08/2014/QĐ-UBND về Quy chế tuyển dụng viên chức do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 3Quyết định 158/QĐ-UBND năm 2015 về Công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng năm 2014
- 1Quyết định 56/2003/QĐ-BGDĐT ban hành Điều lệ trường Cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Nghị định 116/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Thông tư 10/2004/TT-BNV hướng dẫn thực hiện Nghị định 116/2003/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước do Bộ Nội vụ ban hành
- 5Quyết định 2460/2004/QĐ-UB về quy định phân cấp công tác tổ chức, cán bộ, công, viên chức do Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành
- 6Quyết định 07/2012/QĐ-UBND quy định quản lý đội ngũ giảng viên thỉnh giảng tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trên địa bàn tỉnh Sơn La
Quyết định 3046/2005/QĐ-UBND Quy chế tạm thời về xét tuyển giảng viên Trường Cao đẳng sư phạm Cao Bằng do Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành
- Số hiệu: 3046/2005/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/11/2005
- Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng
- Người ký: Lô Ích Giang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 03/12/2005
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực