Hệ thống pháp luật

BỘ LÂM NGHIỆP
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 302-LN/KL

Hà Nội, ngày 12 tháng 8 năm 1991

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH THỂ LỆ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG BÚA KIỂM LÂM

BỘ TRƯỞNG BỘ LÂM NGHIỆP

Căn cứ Điều 4 Pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng.
Căn cứ Nghị định số 196- CT ngày 11-12-1989 của Hội đồng Bộ trưởng quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ.
Xét yêu cầu về đổi mới công tác quản lý rừng và khai thác gỗ hiện nay.
Theo đề nghị của ông Cục trưởng Cục kiểm lâm nhân dân.

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản "Thể lệ quản lý, sử dụng búa kiểm lâm" thay cho bản "Thể lệ quản lý, sử dụng búa kiểm lâm" ban hành kèm theo Quyết định số 69-QĐ/KL ngày 17-1-1986 của Bộ Lâm nghiệp.

Điều 2. Bản Thể lệ này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1992.

Điều 3. Các ông Chánh văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục kiểm lâm nhân dân, Vụ trưởng Vụ lâm sinh công nghiệp rừng, Thủ trưởng các Vụ, Ban, Viện trực thuộc Bộ, Tổng giám đốc lliên hiệp Lâm - Nông - Công nghiệp, liên hiệp các liên hiệp xí nghiệp nguyên liệu giấy, liên hiệp gỗ mỏ, các Tổng công ty, Lâm trường trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở lâm nghiệp hoặc Sở Nông - Lâm, Chi cục trưởng kiểm lâm nhân dân, Hạt trưởng kiểm lâm nhân dân thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này và thông báo cho các đơn vị trong và ngoài ngành lâm nghiệp có liên quan thực hiện đúng Thể lệ này.

 

 

Phan Thanh Xuân

(Đã ký)

 

THỂ LỆ

QUẢN LÝ, SỬ DỤNG BÚA KIỂM LÂM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 302-LN/KL ngày 12-8-1991 của Bộ Lâm nghiệp)

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Tất cả các loại gỗ tròn (có đường kính đo đầu nhỏ 25cm và chiều dài 1m trở lên), gỗ xẻ hộp, phiến (có chiều dày 5cm, rộng 20 cm và chiều dài 1 m trở lên) khai thác ở rừng tự nhiên và rừng trồng trên lãnh thổ Việt Nam phải được trình kiểm và đóng dấu búa kiểm lâm.

Điều 2. Đóng dấu búa kiểm lâm vào gỗ khai thác nhằm mục đích:

- Quản lý chặt chẽ việc khai thác gỗ

- Xác định địa điểm gốc của gỗ khai thác

- Chứng nhận gỗ đã khai thác là hợp pháp, làm căn cứ để thu thuế tài nguyên.

- Phát hiện gỗ phạm pháp để có biện pháp xử lý.

Điều 3. Búa kiểm lâm được đúc theo mẫu thống nhất để sử dụng trong cả nước. Mặt dấu búa hình tròn, có đường kính 32 mm, trong hình tròn cho chữ KL và có số thứ tự để thể hiện số hiệu búa của các hạt, trạm kiểm lâm hoặc kiểm soát lâm sản (có mẫu búa kèm theo).

Điều 4. Đối với gỗ nước ngoài nhập vào Việt Nam bằng đường mậu dịch, phi mậu dịch, mượn đường, quá cảnh thì không đóng dấu búa kiểm lâm Việt Nam.

Trường hợp đơn vị, tổ chức có gỗ từ nước ngoài nhập vào Việt Nam, nếu muốn chế biến hoặc vận chuyển tiếp để tiêu thụ thì phải báo cho cơ quan kiểm lâm cấp tỉnh kiểm tra, xác nhận nguồn gốc gỗ.

Chương 2:

TRÁCH NHIỆM VÀ THỦ TỤC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG BÚA KIỂM LÂM

Điều 5. Giao cho lực lượng kiểm lâm thực hiện việc đóng dấu búa kiểm lâm vào gỗ đã khai thác có đóng dấu búa bài cây của các đơn vị, tổ chức, cá nhân được phép khai thác từ rừng tự nhiên và rừng trồng.

Điều 6. Cục kiểm lâm được Bộ Lâm nghiệp uỷ quyền thống nhất chỉ đạo, thực hiện việc đúc búa, phân phối và quản lý búa kiểm lâm theo đúng thể lệ này.

Theo đề nghị của Chi cục trưởng kiểm lâm, Cục trưởng Cục kiểm lâm xét, ký quyết định cấp búa, quy định số lượng, số hiệu búa theo mạng lưới các hạt, trạm kiểm lâm hoặc kiểm soát lâm sản ở địa phương.

Điều 7. Chi cục trưởng kiểm lâm chịu trách nhiệm tổ chức việc giao búa cho các hạt, trạm kiểm lâm hoặc kiểm soát lâm sản, hướng dẫn kiểm tra việc quản lý, sử dụng búa kiểm lâm ở địa phương, đơn vị mình, thông báo việc sử dụng búa kiểm lqâm số hiệu búa và thay dổi số hiệu búa cho các cơ quan có liên quan như Viện kiểm sát nhân dân , Toà án, Công an, kiểm soát quân sự, tài chính, quản lý thị trường ở địa phương biết để phối hợp công tác.

Điều 8. Hạt trưởng kiểm lâm hoặc kiểm soát lâm sản ký quyết định giao búa cho cán bộ quản lý búa và chịu trách nhiệm về quản lý, sử dụng búa tại đơn vị mình. Khi giao búa phải lập biên bản giao nhận búa và vào sổ theo dõi cấp búa.

Điều 9. Cán bộ quản lý búa chỉ được sử dụng búa đóng vào gỗ khi thi hành nhiệm vụ và trong địa bàn quản lý của đơn vị, phải đóng búa đúng thủ tục quy định, ghi chép sổ nhật ký đóng búa kiểm lâm và báo cáo kết quả gỗ được đóng búa cho hạt trưởng biết để tổng hợp (số lượng, lóng gỗ, khối lượng, tên cây, nhóm gỗ).

Cán bộ quản lý búa phải bảo quản cẩn thận, không được cho mượn búa, để mất búa. Nếu mất búa phải trình báo ngay lý do mất với hạt trưởng và lập biên bản mất búa kết luận rõ nguyên nhân mất búa (chủ quan, khách quan).

Cán bộ quản lý búa nếu làm mất búa không có lý do chính đáng sẽ bị kỷ luật hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tuỳ theo từng trường hợp.

Cán bộ quản lý búa phải trực tiếp đóng búa. Trường hợp cán bộ quản lý búa vắng mặt, hạt trưởng kiểm lâm hoặc kiểm soát lâm sản uỷ quyền quản lý, sử dụng búa bằng văn bản cho một cán bộ khác trong đơn vị. Người được uỷ quyền phải thực hiện đúng nhiệm vụ được giao.

Điều 10. Hàng tháng, hạt trưởng báo cáo chi cục để chi cục trưởng báo cáo Sở Nông lâm và Cục kiểm lâm số lượng , số lóng, khối lượng, nhóm gỗ đã được đóng dấu búa kiểm lâm.

Điều 11. Các đơn vị, tổ chức, cá nhân được phép khai thác gỗ phải trình kiểm và thống nhất với cơ quan kiểm lâm về thời gian, địa điểm để đo gỗ và đóng dấu búa kiểm lâm vào gỗ. Cơ quan kiểm lâm phải bố trí cán bộ đến đóng búa kiểm lâm vào gỗ đúng địa điểm và ngày, giờ đã thống nhất. Không được gây phiền hà cho tổ chức, đơn vị, cá nhân có gỗ khai thác.

Chương 3:

QUY ĐỊNH VỀ ĐÓNG DẤU BÚA KIỂM LÂM

Điều 12. Đối với gỗ khai thác của các đơn vị trong ngành lâm nghiệp (Liên hiệp lâm nông công nghiêp, lâm trường, hoặc hợp tác xã, tổ hợp khai thác gỗ cho ngành lâm nghiệp) thì nơi tiến hành đóng dấu búa là kho 1; đối với gỗ khai thác của các đơn vị ngoài ngành lâm nghiệp thì nơi tiến hành đóng dấu búa là nơi tập trung gỗ khai thác; đối với gỗ khai thác của cá nhân và gia đình theo chế độ lâm sản gia dụng thì nơi tiến hành đóng dấu búa tại cội.

Khi đóng dấu búa, cán bộ quản lý búa phải kiểm tra giấy phép khai thác gỗ, dấu búa bài chặt trên lóng gỗ, đo đếm lập lý lịch gỗ khai thác, ghi số hiệu búa vào lý lịch và ghi số thứ tự (theo lý lịch), nhóm gỗ trên thân cây gỗ (ghi bằng sơn); phải có mặt người chủ gỗ hoặc đại diện chủ gỗ. Sau mỗi đợt đóng dấu búa kiểm lâm phải lập biên bản xác nhận số lượng, số lóng, khối lượng gỗ đã được trình kiểm và đóng dấu búa kiểm lâm để làm cơ sở tính thuế tài nguyên.

Điều 13. Đỗi với gỗ khai thác hợp pháp thì đóng 2 dấu búa, ở mỗi đầu lóng đóng một dấu búa và chỉ đóng một lần.

Dấu búa kiểm lâm đóng vào mặt cắt ngang đầu gỗ hoặc trên mặt thân lóng gỗ hoặc gỗ xẻ hộp, phiến ở điểm cách mặt cắt ngang 50 cm. Trường hợp đóng dấu búa vào thân lóng gỗ tròn thì trước khi đóng dấu búa phải bóc vỏ và vát mặt bằng ở điểm sẽ đóng dấu búa.

Dấu búa phải đóng rõ rảng, in rõ mặt dấu búa trên gỗ.

Điều 14. Đối với gỗ phạm pháp thì phải lập biên bản và chưa được đóng dấu búa. Sau khi đã có quyết định xử lý thì gỗ được đóng dấu búa như đối với gỗ hợp pháp.

Điều 15. Đối với gỗ tròn đã có dấu búa kiểm lâm nhưng cần tái chế (cắt ngắn) để phù hợp với phương tiện vận chuyển, quy cách xuất khẩu phải đóng dấu búa kiểm lâm vào gỗ tái chế.

Chủ gỗ phải báo cơ quan kiểm lâm sở tại trước khi gỗ tái chế để kiểm tra và đóng dấu búa sau khi gỗ được tái chế như quy định ở Điều 13.

Cơ quan kiểm lâm phải lập lý lịch gỗ tái chế kèm theo lý lịch gốc của gỗ được tái chế và số hiệu búa mới.

Điều 16. Tất cả các loại gỗ tròn trước khi đưa vào xưởng xẻ tại rừng hoặc đưa vào cơ sở gia công chế biến gỗ trong và ngoài ngành lâm nghiệp đều phải có dâú búa kiểm lâm.

Các cơ sở gia công chế biến gỗ không được nhận xẻ hoặc chế biến, làm đồ mộc, đồ mỹ nghệ bằng gỗ không có dấu búa kiểm lâm.

Điều 17. Nghiêm cấm việc xoá dấu búa kiểm lâm làm giả búa kiểm lâm để đóng vào gỗ.

Chương 4:

GIAO NỘP BÚA, THAY ĐỔI CÁN BỘ QUẢN LÝ BÚA

Điều 18. Trong quá trình thực hiện đóng dấu búa kiểm lâm, chi cục trưởng kiểm lâm có thể quyết định việc giao nộp búa, thay búa và báo cáo Cục kiểm lâm biết.

Quyết định phải nộp trả lại búa là khi giải thể hạt, trạm kiểm lâm hoặc kiểm soát lâm sản.

Quyết định phải thay búa khi:

- Búa bị hư hỏng, chữ và số bị mòn, sứt mẻ, đóng vàogỗ chữ và số hoặc không đọc được nữa.

- Búa bị mất.

Những búa phải nộp lại khi phải giao nộp búa, thay búa phải được lưu trữ tại chi cục kiểm lâm.

Điều 19. Khi cán bộ quản lý búa được phân công làm nhiệm vụ khác, chuyển công tác khác hoặc bị kỷ luật thì hạt trưởng kiểm lâm hoặc kiểm soát lâm sản ký quyết định thay đổi cán bộ quản lý búa

Chương 5:

TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN LÀM VIỆC, CHẾ ĐỘ BỒI DƯỠNG VẬT CHẤT

Chương 6:

KHEN THƯƠNG, KỶ LUẬT

Điều 22. Những người có thành tích trong việc thi hành thể lệ quản lý, sử dụng búa kiểm lâm, hoặc phát hiện những người vi phạm Thể lệ này mà đương sự bị xử phạt thì sẽ được thưởng theo chế độ chung và được trích thưởng theo Nghị định hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng.

Điều 23. Người nào vi phạm những quy định trong thể lệ này, tuỳ theo mức độ vi phạm nặng hay nhẹ sẽ bị thi hành kỷ luật, hoặc bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, gỗ phạm pháp bị xử lý tịch thu.

Ngoài hình thức xử lý trên, người vi phạm còn phải bồi thường những thiệt hại do hành vi vi phạm của mình gây nên.

Chương 7:

ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 302-LN/KL năm 1991 về thể lệ quản lý, sử dụng búa kiểm lâm do Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp ban hành

  • Số hiệu: 302-LN/KL
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 12/08/1991
  • Nơi ban hành: Bộ Lâm nghiệp
  • Người ký: Phan Thanh Xuân
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/01/1992
  • Ngày hết hiệu lực: 11/07/2001
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản