Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ LÂM NGHIỆP | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 300-LN/KL | Hà Nội, ngày 12 tháng 8 năm 1991 |
CỦA BỘ LÂM NGHIỆP BAN HÀNH THỂ LỆ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG BÚA BÀI CÂY
BỘ TRƯỞNG BỘ LÂM NGHIỆP
Căn cứ Điều 4 Pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng;
Căn cứ Nghị định số 196-C T ngày 11 tháng 12 năm 1989 của Hội đồng Bộ trưởng quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ.
Xét yêu cầu về đổi mới công tác quản lý rừng và khai thác gỗ hiện nay.
heo đề nghị của ông Cục trưởng Cục kiểm lâm nhân dân,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản "Thể lệ quản lý, sử dụng búa bài cây" để đóng vào cây bài chặt trong thiết kế khai thác gỗ.
Điều 2. Bản thể lệ này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 10 năm 1991.
Điều 3. Các ông Chánh văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục kiểm lâm nhân dân, Vụ trưởng Vụ lâm sinh công nghiệp rừng, Thủ trưởng, Vụ, Ban, Viện trực thuộc Bộ, Tổng giám đốc các liên hiệp Lâm - Nông - Công nghiệp, liên hiệp các xí nghiệp nguyên liệu giấy, liên hiệp gỗ mỏ, các Tổng công ty và lâm trường trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Lâm nghiệp hoặc Sở Nông - Lâm, Chi cục trưởng kiểm lâm nhân dân, Hạt trưởng kiểm lâm nhân dân thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Phan Thanh Xuân (Đã ký) |
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG BÚA BÀI CÂY
(Ban hành kèm theo Quyết định số 300-LN/KL ngày 12-8-1991 của Bộ Lâm nghiệp)
Sử dụng búa bài cây trong thiết kế khai thác gỗ nhằm bảo đảm việc khai thác đúng cây được phép khai thác, xác định rõ cây chặt cây chừa; xác định sở hữu gỗ của chủ khai thác; làm cơ sở cho việc mua bán lô cúp khai thác; kiểm tra đóng búa kiểm lâm cho phép lưu thông và làm cơ sở pháp lý để nộp thuế tài nguyên.
Điều 1. Đối với rừng thực hiện theo phương thức chặt chọn, tất cả những cây gỗ bài chặt trong thiết kế khai thác đều phải đóng búa bài cây.
Riêng đối với gỗ mỏ, gỗ nguyên liệu giấy và gỗ rừng trồng, nếu được phép khai thác trắng thì không theo quy định này.
Điều 2. Búa bài cây được đóng ở những cây gỗ đủ tiêu chuẩn khai thác và những cây kém phẩm chất phải chặt để làm vệ sinh nuôi dưỡng rừng.
Điều 3. Bùa bái cây do Bộ Lâm nghiepẹ (Cục kiểm lâm nhân dân) thống nhát chế toạ, quản lý và phân phối cho các chủ rừng được phép khai thác gỗ hợp pháp.
Mặt búa có hình vuông, mỗi cạnh 3 cm, bên trong có chữ QL và có số búa bằng chữ ả Rập bắt đầu từ 001 trở lên (có mẫu búa kèm theo).
Điều 4. Búa bài cây chỉ có giá trị để bài cây trong thiết kế khai thác gỗ, không có tác dụng thay thế búa kiểm lâm.
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG BÚA BÀI CÂY
Điều 5. Cục kiểm lâm nhân dân và Vụ Lâm sinh công nghiệp rừng có trách nhiệm trong các việc sau đây:
5.1. Cục kiểm lâm nhân dân chịu trách nhiệm chế tạo, phân phối và quản lý búa bài cây.
5.2. Vụ Lâm sinh công nghiệp rừng chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo các Sở lâm nghiệp, nông lâm nghiệp, nông - lâm - thuỷ và các chủ rừng thực hiện sử dụng búa bài cây trong thiết kế khai thác gỗ.
Điều 6. Các chủ rừng có rừng khai thác có trách nhiệm quản lý và tổ chức thực hiện đóng búa bài cây trên diện tích rừng thiết kế khai thác gỗ do mình hoặc đơn vị mình quản lý.
Điều 7. Toàn bộ nhu cầu búa bài cây của một tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc trung ương do chi cục kiểm lâm nhân dân dự trù và báo cáo cho Cucj kiểm lâm nhân dân để có kế hoạch tạo và cung cáp. Sau đó các chi cục phân phối lại cho các chủ rừng trong địa phương mình.
Điều 8. Khi búa bị hỏng, bị mất các chủ rừng phải lập biên bản và báo cáo chi cục kiểm lâm nhân dân sở tại để xin thay thế hoặc cấp búa khác. Chi cục kiểm lâm nhândân phải thông báo ngay trong địa phương về búa bị mất để tránh việc lợi dụng búa đó một cách trái phép, đồng thời báo cáo cho cục kiểm lâm nhân dân biết. Búa bị hỏng và búa của các đơn vị giải thể, đơn vị không còn nhiệm vụ quản lý rừng khai thác nữa thì giao lại cho chi cục kiểm lâm nhân dân quản lý.
Điều 9. Mỗi cây được phép chặt phải đóng 2 dấu búa bài cây: Một dấu ở tầm cao 1,3 m của cây, một dấu ở gốc dưới tầm chặt cách mặt đất chừng 1/3 đường kính gốc cây. Chỗ đóng búa phải vát hết vỏ đến phâng gỗ rộng khoảng 10 cmm dài 20 cm. Dấu búa phải đóng rõ nét và theo một hướng nhất định tuỳ theo địa hình để mà nhận biết.
Điều 10. Những cây không có dấu búa bài chặt (gồm cây giao giống, cây chưa đến tuổi khai thác, cây giữ lại điều chỉnh mật độ), nếu bị để gẫy trong qúa trình khai thác thì được chặt mang ra lấy sản phẩm, nhưng trước khi chặt phải báo cho chủ rừng đến kiểm tra xác nhận và phải đóng búa bài cây bổ sung vào thân cây bằng 2 dấu búa liền một chỗ.
Điều 11. Người khai thác chỉ được phép khai thác ở những lô đã có thiết kế khai thác được duyệt kèm theo quyết định cho mở rừng khai thác, chỉ được chặt và phải chặt hết những cây có dấu búa bài chặt và những cây bị đổ gẫy sau khi đã được chủ rừng xác nhận. Khi vận xuất gỗ, những cây cần phải cắt ra nhiều lóng (đoạn) thì trên mặt cắt của mỗi lóng phải đóng một dấu búa bài cây. Gỗ xếp vào bãi phải hướng phần có dấu búa lên phía trên để dễ kiểm tra.
Điều 12. Trong quá trình khai thác, chủ rừng phải thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra để ngăn ngừa vi phạm khi khai thác xong phải lập biên bản nghiệm thu, giao nhận lại rừng giữa chủ rừng với người khai thác. Gỗ được tập trung ở bãi I để đóng búa kiểm lâm cho phép lưu thông và làm căn cứ để nộp thuế tài nguyên.
Điều 13. Những cây gỗ đã chặt không có dấu búa bài cây là gỗ bất hợp pháp. Nếu người khai thác vi phạm thì những cây gỗ đó được giao lại cho chủ rừng, nếu chủ rừng vi phạm thì giao trách nhiệm cho hạt kiêmẻ lâm nhân dân sở tại xử lý stheo quy định hiện hanhf đối với gỗ bất hợp pháp.
Điều 14. Đơn vị hoặc cá nhân có thành tích trong việc chấp hành thể lệ này hoặc phát hiện những vụ việc vi phạm thể lệ này sẽ được khen thưởng theo chế độ hiện hành do Nhà nước quy định.
Điều 15. Đơn vị hoặc cá nhân nào vi phạm những quy định trong thể lệ này hoặc bao che cho những đơn vị hoặc cá nhân vi phạm thể lệ này thì tuỳ theo mức độ, tính chát mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 16. Việc đóng búa bài cây thống nhất cả nước được thực hiện từ ngày quy định tại Quyết định ban hành Thể lệ này.
Điều 17. Giao cho Cục trưởng Cụ kiểm lâm nhân dân và Vụ trưởng Vụ lấminh công nghiệp rừng tổ chức triển khai, hướng dẫn, đôn đốc chỉ đạo và kiểm tra, giám sát việc thi hành Thể lẹ này.
Điều 18. Việc bổ sung, sửa đổi Thể lệ này do Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp quyết định.
Quyết định 300-LN/KL năm 1991 về thể lệ quản lý, sử dụng búa bài cây do Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp ban hành
- Số hiệu: 300-LN/KL
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/08/1991
- Nơi ban hành: Bộ Lâm nghiệp
- Người ký: Phan Thanh Xuân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra