- 1Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007
- 2Chỉ thị 24/1998/CT-TTg về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư do Chính Phủ ban hành
- 3Thông tư 03/2000/TTLT-BTP-BVHTT-BTTUBTƯMTTQVN về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư do Bộ tư pháp-Bộ văn hoá thông tin-Ban thướng trực uỷ ban trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành
- 4Thông tư liên tịch 04/2001/TTLT-BTP-BVHTT-BTTUBMTTQVN-UBQGD bổ sung Thông tư liên tịch 03/2000/TTLT/BTP-BVHTT-BTTUBTƯMTTQVN xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư về việc thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình do Bộ Tư pháp - Bộ Văn hoá, thông tin - Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình ban hành
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 7Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN về hướng dẫn thi hành các điều 11, điều 14, điều 16, điều 22 và điều 26 của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn do Chính phủ - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành
- 8Thông tư 04/2012/TT-BNV hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 9Nghị quyết 22/2012/NQ-HĐND về định hướng nội dung Quy ước thôn, xóm, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 1Quyết định 03/2019/QĐ-UBND bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 2Quyết định 52/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành hết hiệu lực toàn bộ và một phần
- 3Quyết định 162/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành kỳ hệ thống hóa 2019-2023
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/2013/QĐ-UBND | Tuyên Quang, ngày 10 tháng 12 năm 2013 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn ngày 20 tháng 4 năm 2007;
Căn cứ Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Hướng dẫn thi hành các Điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22 và Điều 26 của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Chỉ thị số 24/1998/CT-TTg ngày 19 tháng 6 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT/BTP-BVHTT-BTTUBTƯMTTQVN ngày 31 tháng 3 năm 2000 của liên Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa Thông tin và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư; Thông tư liên tịch số 04/2001/TTLT/BTP-BVHTT-BTTUBTƯMTTQVN-UBQGDS-KHHGĐ ngày 09 tháng 7 năm 2001 của liên Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa Thông tin, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban Quốc gia Dân số - Kế hoạch hóa Gia đình hướng dẫn bổ sung Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT/BTP-BVHTT-BTTUBTƯMTTQVN xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư về việc thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình;
Căn cứ Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố;
Căn cứ Nghị quyết số 22/2012/NQ-HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành Định hướng nội dung Quy ước thôn, xóm, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang;
Theo đề nghị của Sở Tư pháp tại Tờ trình số 135/TTr-STP ngày 07 tháng 12 năm 2013 về việc ban hành Quy định trình tự, thủ tục xây dựng và công nhận quy ước thôn, xóm, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định trình tự, thủ tục xây dựng và công nhận quy ước thôn, xóm, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 12 năm 2013.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Trưởng thôn, xóm, bản, tổ dân phố và các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XÂY DỰNG VÀ CÔNG NHẬN QUY ƯỚC THÔN, XÓM, BẢN, TỔ DÂN PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
(ban hành kèm theo Quyết định số: 30/2013/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)
Quy định này quy định về trình tự, thủ tục xây dựng, công nhận, tổ chức thực hiện quy ước thôn, xóm, bản (sau đây gọi chung là thôn), tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc xây dựng và công nhận quy ước thôn, tổ dân phố.
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến hoạt động soạn thảo, tham gia ý kiến, bàn, biểu quyết, trình, công nhận và tổ chức thực hiện quy ước thôn, tổ dân phố bao gồm cả việc sửa đổi, bổ sung, thay thế nội dung quy ước thôn, tổ dân phố (sau đây gọi chung là việc xây dựng, công nhận và thực hiện quy ước thôn, tổ dân phố).
Điều 3. Nguyên tắc xây dựng và thực hiện quy ước
1. Việc xây dựng và thực hiện quy ước thôn, tổ dân phố phải tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành, các nguyên tắc quy định tại Mục I Định hướng nội dung Quy ước thôn, xóm, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (ban hành kèm theo Nghị quyết số 22/2012/NQ-HĐND ngày 13/12/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh) và Quy định này.
2. Quy ước thôn, tổ dân phố đã được nhân dân trong thôn, tổ dân phố biểu quyết thông qua, được Ủy ban nhân dân huyện, thành phố (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) công nhận phải được tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong thôn, tổ dân phố nghiêm chỉnh thực hiện.
3. Không đề ra các quy định trái với quy ước thôn, tổ dân phố; không phù hợp với truyền thống văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp của địa phương, của dân tộc.
4. Không tuyên truyền, phổ biến trái với nội dung quy ước thôn, tổ dân phố đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận.
5. Không được vận động, cưỡng ép, dụ dỗ, lôi kéo, kích động người khác không thực hiện hoặc thực hiện không đúng với quy ước thôn, tổ dân phố.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XÂY DỰNG VÀ CÔNG NHẬN QUY ƯỚC
Điều 4. Thành lập ban, nhóm soạn thảo quy ước
1. Trưởng thôn, xóm, bản (sau đây gọi chung là Trưởng thôn), Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì cùng Trưởng Ban công tác Mặt trận dưới sự lãnh đạo của Chi ủy chi bộ thống nhất các nội dung cơ bản của quy ước cần soạn thảo, đồng thời chỉ định các thành viên tham gia ban hoặc nhóm soạn thảo (sau đây gọi chung là Ban soạn thảo).
2. Thành viên Ban soạn thảo quy ước bao gồm: Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận, các đoàn thể và đại diện của các thành phần trong cộng đồng dân cư thôn, như: cán bộ hưu trí, cựu chiến binh, già làng, trưởng bản, trưởng tộc, đại diện chức sắc tôn giáo (nếu có) và những người khác là những người có uy tín, trình độ trong cộng đồng.
Thành viên Ban soạn thảo quy ước phải là những người sống trong cộng đồng dân cư, có uy tín, am hiểu pháp luật và phong tục tập quán ở địa phương.
3. Ban soạn thảo quy ước tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Điều 5. Tổ chức soạn thảo quy ước
1. Ban soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành, Định hướng nội dung quy ước thôn, xóm, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (ban hành kèm theo Nghị quyết số 22/2012/NQ-HĐND ngày 13/12/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh), truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của địa phương để tổ chức soạn thảo quy ước thôn, tổ dân phố. Đối với những nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số có phong tục, tập quán riêng phải chọn lọc những phong tục, tập quán tốt đẹp, phù hợp với thuần phong mỹ tục để đưa vào nội dung quy ước.
2. Việc soạn thảo quy ước thôn, tổ dân phố phải bảo đảm đúng thể thức, kỹ thuật trình bày, cụ thể như sau:
a) Tên quy ước kèm theo tên thôn, tổ dân phố;
b) Thể thức, kỹ thuật trình bày:
- Phần Lời nói đầu (không bắt buộc): Quy ước có thể có phần Lời nói đầu để ghi nhận truyền thống văn hóa và mục đích của việc xây dựng quy ước;
- Phần nội dung: Được trình bày thành các chương, mục, điều, khoản, điểm;
- Phần ký: Quy ước chính thức trình Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận phải có chữ ký của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố; Bí thư chi bộ thôn, tổ dân phố; Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố và già làng (nếu có).
Có Mẫu trình bày quy ước thôn, tổ dân phố kèm theo Quy định này.
Điều 6. Tổ chức lấy ý kiến vào dự thảo quy ước
Căn cứ vào đặc điểm tình hình, điều kiện thực tế của mỗi thôn, tổ dân phố, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố quyết định hình thức lấy ý kiến hộ gia đình, nhân dân trong thôn, tổ dân phố và cơ quan, tổ chức hữu quan về dự thảo quy ước thôn thông qua các hình thức sau đây:
1. Gửi dự thảo quy ước đến từng hộ gia đình để lấy ý kiến góp ý.
2. Các tổ chức, đoàn thể tổ chức thảo luận lấy ý kiến của đoàn viên, hội viên.
3. Niêm yết tại nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, tổ dân phố hoặc ở địa điểm thích hợp, thuận tiện cho nhân dân được tiếp cận, đóng góp ý kiến.
Điều 7. Thảo luận, biểu quyết thông qua quy ước
Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố sau khi thống nhất với Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố quyết định lựa chọn một trong các hình thức tổ chức cuộc họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố; tổ chức phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình để tham gia, biểu quyết.
1. Trường hợp tổ chức họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trình tự thực hiện như sau:
a) Chủ trì họp thôn, tổ dân phố: Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố.
Cuộc họp của thôn, tổ dân phố thảo luận, biểu quyết thông qua quy ước được tiến hành khi có trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tham dự. Trường hợp thôn, tổ dân phố có trên 200 hộ gia đình, có địa bàn dân cư sống không tập trung thì có thể tổ chức các cuộc họp theo từng cụm dân cư. Mỗi cụm dân cư có từ 70 đến 150 hộ gia đình. Cuộc họp của mỗi cụm dân cư được tiến hành khi có trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong cụm dân cư tham dự. Trưởng thôn, tổ dân phố tổng hợp kết quả cuộc họp ở từng cụm dân cư vào kết quả chung của toàn thôn.
b) Trình tự tổ chức cuộc họp được thực hiện như sau:
- Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tuyên bố lý do, nêu mục đích, yêu cầu, nội dung cuộc họp; giới thiệu người để cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình biểu quyết cử làm thư ký;
- Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố trình bày nội dung quy ước, các vấn đề còn có ý kiến khác nhau về quy ước để cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình xem xét;
- Những người tham gia cuộc họp thảo luận;
- Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổng hợp chung các ý kiến của những người tham gia cuộc họp; đề xuất phương án biểu quyết. Việc biểu quyết được thực hiện bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do cuộc họp quyết định;
c) Nếu có trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tán thành thì kết quả cuộc họp có giá trị thi hành. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lập biên bản về kết quả cuộc họp và hoàn chỉnh hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp xã, đồng thời thông báo kết quả đến các hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố.
d) Trường hợp không đạt trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn tán thành thì Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức lại cuộc họp. Việc tổ chức lại cuộc họp thực hiện theo điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều này.
2. Trường hợp tổ chức phát phiếu lấy ý kiến cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình để nhân dân bàn và biểu quyết quy ước trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận:
a) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố phối hợp với Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố tổ chức phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình để bàn, biểu quyết về quy ước;
b) Trình tự tổ chức phát phiếu lấy ý kiến của cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình được thực hiện như sau:
- Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố phối hợp với Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố xây dựng kế hoạch tổ chức phát phiếu lấy ý kiến; thành lập Tổ phát phiếu lấy ý kiến có từ 03 đến 05 người; Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố là Tổ trưởng Tổ phát phiếu;
- Tổ phát phiếu lấy ý kiến trực tiếp đến từng hộ gia đình để phát phiếu cho cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình; tiến hành lấy phiếu của các cử tri đã góp ý và tổng hợp kết quả lấy ý kiến.
c) Nếu có trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tán thành thì kết quả lấy ý kiến có giá trị thi hành. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lập biên bản xác nhận và hoàn chỉnh hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp xã, đồng thời thông báo kết quả đến các hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố.
Điều 8. Trình tự, thủ tục công nhận quy ước
Việc công nhận quy ước thôn, tổ dân phố được thực hiện như sau:
1. Trong thời hạn 03 (ba) ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thông qua quy ước, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có trách nhiệm báo cáo ngay với Uỷ ban nhân dân cấp xã kết quả việc nhân dân bàn, biểu quyết thông qua quy ước, hồ sơ báo cáo được lập thành 01 bộ, gồm:
a) Báo cáo của trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố về kết quả họp bàn, biểu quyết thông qua quy ước thôn;
b) Biên bản họp bàn, biểu quyết thông qua quy ước đối với trường hợp tổ chức họp hoặc biên bản xác nhận kết quả lấy phiếu cử tri, cử tri đại diện hộ gia đình đối với trường hợp lấy phiếu (có mẫu Biên bản kèm theo Quy định này);
c) Quy ước thôn, tổ dân phố đã được cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình bàn, biểu quyết.
2. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ báo cáo của Trưởng thôn quy định tại khoản 1 Điều này, Uỷ ban nhân dân cấp xã giao trách nhiệm cho công chức Tư pháp - Hộ tịch chủ trì phối hợp với công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã tổ chức thẩm định hồ sơ, báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp xã trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện công nhận. Hồ sơ được lập thành 01 bộ, gồm:
a) Tờ trình của Uỷ ban nhân dân cấp xã đề nghị công nhận quy ước;
b) Các văn bản, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của Uỷ ban nhân dân cấp xã, Uỷ ban nhân dân cấp huyện giao Phòng Tư pháp chủ trì phối hợp với Phòng Văn hóa Thông tin cấp huyện thẩm định hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận quy ước thôn, tổ dân phố; trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện không công nhận quy ước thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 9. Tổ chức thực hiện quy ước
1. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm gửi quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận quy ước thôn, tổ dân phố (bao gồm quyết định và Quy ước được công nhận kèm theo; bản quy ước phải có dấu giáp lai của Ủy ban nhân dân cấp huyện) tới Ủy ban nhân dân cấp xã, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố (02 bản) và các cơ quan, tổ chức hữu quan để tổ chức thực hiện hoặc giám sát, kiểm tra việc thực hiện.
2. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có trách nhiệm niêm yết 01 bản quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện kèm theo bản quy ước đã được công nhận tại nhà văn hóa thôn, tổ dân phố hoặc địa điểm sinh hoạt cộng đồng; đồng thời tổ chức công khai, tuyên truyền đến cá nhân, hộ gia đình, tổ chức trong thôn, tổ dân phố biết để thực hiện.
Khuyến khích việc sao gửi tới từng hộ gia đình, tổ chức trong thôn, tổ dân phố quy ước đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận.
3. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì phối hợp với Trưởng Ban công tác Mặt trận tổ chức kiểm điểm việc thực hiện quy ước thôn, tổ dân phố vào tháng 12 hàng năm.
Điều 10. Sửa đổi, bổ sung, thay thế quy ước
1. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn thường xuyên tổ chức rà soát quy ước để phát hiện những nội dung không còn phù hợp với pháp luật hiện hành hoặc tình hình thực tế của thôn để sửa đổi, bổ sung, thay thế.
2. Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế quy ước cũng phải tuân theo trình tự, thủ tục xây dựng và công nhận quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Quy định này; các thôn, tổ dân phố không được tùy tiện sửa đổi, bổ sung, thay thế quy ước sau khi đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận.
Điều 11. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành
1. Sở Tư pháp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý thống nhất về xây dựng và thực hiện quy ước thôn, tổ dân phố theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 22/2012/NQ-HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Định hướng nội dung Quy ước thôn, xóm, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang và quy định của pháp luật hiện hành.
2. Các sở, ban, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm chủ trì hoặc phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện quy ước thôn, tổ dân phố theo quy định của pháp luật hiện hành và Quy định này.
Điều 12. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã
1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a) Thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 22/2012/NQ-HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
b) Căn cứ Nghị quyết số 22/2012/NQ-HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh và Quy định này, Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng kế hoạch chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã hướng dẫn các thôn, tổ dân phố tiến hành rà soát quy ước để xây dựng sửa đổi, bổ sung, thay thế cho phù hợp. Đối với thôn, tổ dân phố mới thành lập, chia tách, sáp nhập nhưng chưa xây dựng quy ước thôn, tổ dân phố thì tiến hành xây dựng quy ước theo đúng quy định.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị quyết số 22/2012/NQ-HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh và Quy định này.
Quy định này được triển khai và phổ biến đến toàn thể nhân dân trên địa bàn tỉnh biết để thực hiện.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị, địa phương có văn bản gửi Sở Tư pháp để hướng dẫn theo thẩm quyền hoặc tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết theo quy định.
Mẫu trình bày quy ước thôn, tổ dân phố
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
QUY ƯỚC THÔN, TỔ DÂN PHỐ…
Xã, phường, thị trấn….
(được công nhận kèm theo Quyết định số:…/QĐ-UBND ngày… tháng…năm… của Ủy ban nhân dân huyện…)
LỜI NÓI ĐẦU
….
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1….
Điều 2…
Điều…
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Mục 1
………………………..
Điều…
Điều…
Mục 2
…………………………….
Điều …
Điều…
Chương…
………………………………..
Điều…
BÍ THƯ CHI BỘ (ký, ghi rõ họ và tên) | TRƯỞNG BAN CÔNG TÁC MẶT TRẬN (ký, ghi rõ họ và tên) | TRƯỞNG THÔN (ký, ghi rõ họ và tên) |
Mẫu Biên bản thông qua quy ước thôn, tổ dân phố
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------
BIÊN BẢN HỘI NGHỊ THÔN, TỔ DÂN PHỐ….
Về việc bàn, biểu quyết thông qua Quy ước thôn, tổ dân phố
Hôm nay, vào hồi… giờ… phút, ngày… tháng… năm…, thôn, tổ dân phố… tiến hành Hội nghị cử tri (hoặc cử tri đại diện hộ gia đình) để bàn, biểu quyết thông qua Quy ước thôn, tổ dân phố cụ thể như sau:
I. Thành phần:
- Tổng số cử tri trong thôn, tổ dân phố (hoặc hộ gia đình):….
- Có mặt:…. cử tri (hoặc cử tri đại diện hộ gia đình)
- Vắng:…. Trong đó: Có lý do….; không có lý do….
- Chủ trì cuộc họp:………………………………………………………….
- Thư ký ghi biên bản:……………………………………………………
II. Nội dung
Tiến hành bàn, biểu quyết thông qua Quy ước thôn, tổ dân phố, cụ thể:
1. Thông qua dự thảo Quy ước.
2. Thảo luận: (Nêu các ý kiến thảo luận)
3. Kết luận phần thảo luận:
4. Biểu quyết thông qua quy ước:
+ Số cử tri nhất trí:……….
+ Số cử tri không nhất trí:………
Hội nghị thôn, tổ dân phố kết thúc vào hồi… giờ… cùng ngày. Biên bản này đã được thông qua toàn thể cử tri dự Hội nghị thôn.
THƯ KÝ (ký, ghi rõ họ và tên) | TRƯỞNG BAN CÔNG TÁC MẶT TRẬN (ký, ghi rõ họ và tên) | CHỦ TRÌ TRƯỞNG THÔN (ký, ghi rõ họ và tên) |
Mẫu biên bản tổng hợp phiếu thông qua quy ước
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------
BIÊN BẢN
Tổng hợp phiếu lấy ý kiến cử tri (đại diện hộ gia đình) để thông qua quy ước thôn, tổ dân phố
Hôm nay, vào hồi….giờ……phút, ngày……tháng…..năm….., thôn, tổ dân phố………….tiến hành tổng hợp phiếu lấy ý kiến cử tri (cử tri đại diện hộ gia đình) để thông qua quy ước thôn, tổ dân phố, cụ thể như sau:
I. Thành phần
1. Ông (bà):……………………………………………………………..
2. Ông (bà):……………………………………………………………..
3. Ông (bà):……………………………………………………………..
4. Ông (bà):……………………………………………………………..
5. Ông (bà):……………………………………………………………..
Chủ trì: Ông (bà):……………………………………………………….
Thư ký ghi biên bản: Ông (bà)…………………………………………
II. Nội dung
Tiến hành tổng hợp phiếu lấy ý kiến cử tri (đại diện hộ gia đình) để thông qua quy ước thôn, tổ dân phố cụ thể:
- Tổng số cử tri (cử tri đại diện hộ gia đình):……………….
- Tổng số phiếu phát ra:………………..phiếu;
- Tổng số phiếu thu về:………………..phiếu;
- Số phiếu nhất trí thông qua:………….phiếu = …..%;
- Số phiếu không nhất trí:…………….phiếu =……%;
Biên bản kết thúc hồi…….giờ cùng ngày và đã được thông qua cho các thành viên.
THƯ KÝ (ký, ghi rõ họ và tên) | TRƯỞNG BAN CÔNG TÁC MẶT TRẬN (ký, ghi rõ họ và tên) | CHỦ TRÌ TRƯỞNG THÔN (ký, ghi rõ họ và tên) |
- 1Quyết định 08/2013/QĐ-UBND về tiêu chuẩn công nhận, hướng dẫn chấm điểm và trình tự, thủ tục xét công nhận danh hiệu "Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị" trong Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 2Nghị quyết 365/2015/NQ-HĐND về định hướng nội dung Quy ước thôn, bản, đội, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 3Quyết định 20/2016/QĐ-UBND mẫu Quy ước thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 4Quyết định 14/2016/QĐ-UBND Quy định trình tự, thủ tục xây dựng, công nhận quy ước của khóm, ấp và bản Quy ước mẫu trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 5Quyết định 03/2019/QĐ-UBND bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 6Quyết định 52/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành hết hiệu lực toàn bộ và một phần
- 7Quyết định 162/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành kỳ hệ thống hóa 2019-2023
- 1Quyết định 03/2019/QĐ-UBND bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 2Quyết định 52/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành hết hiệu lực toàn bộ và một phần
- 3Quyết định 162/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành kỳ hệ thống hóa 2019-2023
- 1Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007
- 2Chỉ thị 24/1998/CT-TTg về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư do Chính Phủ ban hành
- 3Thông tư 03/2000/TTLT-BTP-BVHTT-BTTUBTƯMTTQVN về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư do Bộ tư pháp-Bộ văn hoá thông tin-Ban thướng trực uỷ ban trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành
- 4Thông tư liên tịch 04/2001/TTLT-BTP-BVHTT-BTTUBMTTQVN-UBQGD bổ sung Thông tư liên tịch 03/2000/TTLT/BTP-BVHTT-BTTUBTƯMTTQVN xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư về việc thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình do Bộ Tư pháp - Bộ Văn hoá, thông tin - Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình ban hành
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 7Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN về hướng dẫn thi hành các điều 11, điều 14, điều 16, điều 22 và điều 26 của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn do Chính phủ - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành
- 8Thông tư 04/2012/TT-BNV hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 9Nghị quyết 22/2012/NQ-HĐND về định hướng nội dung Quy ước thôn, xóm, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 10Quyết định 08/2013/QĐ-UBND về tiêu chuẩn công nhận, hướng dẫn chấm điểm và trình tự, thủ tục xét công nhận danh hiệu "Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị" trong Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 11Nghị quyết 365/2015/NQ-HĐND về định hướng nội dung Quy ước thôn, bản, đội, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 12Quyết định 20/2016/QĐ-UBND mẫu Quy ước thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 13Quyết định 14/2016/QĐ-UBND Quy định trình tự, thủ tục xây dựng, công nhận quy ước của khóm, ấp và bản Quy ước mẫu trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
Quyết định 30/2013/QĐ-UBND về trình tự, thủ tục xây dựng và công nhận quy ước thôn, xóm, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- Số hiệu: 30/2013/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/12/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang
- Người ký: Chẩu Văn Lâm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/12/2013
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực