- 1Quyết định 44/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định tạm thời về các chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng do Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành
- 2Quyết định 03/2010/QĐ-UBND quy định những trường hợp không áp dụng Quyết định 44/2009/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành
- 3Quyết định 11/2010/QĐ-UBND bãi bỏ điểm d, khoản 1, điều 5, chương II, Quy định tạm thời về các chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng do Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành
- 1Nghị định 17/2006/NĐ-CP sửa đổi Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai và Nghị định 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần
- 2Nghị định 84/2007/NĐ-CP bổ sung quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai
- 3Luật Đất đai 2003
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Nghị định 181/2004/NĐ-CP thi hành Luật Đất đai
- 6Nghị định 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- 7Nghị định 69/2009/NĐ-CP bổ sung quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
- 8Thông tư 14/2009/TT-BTNMT về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/2010/QĐ-UBND | Sóc Trăng, ngày 01 tháng 12 năm 2010 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND, ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Đất đai, ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP , ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai; Nghị định số 197/2004/NĐ-CP , ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 17/2006/NĐ-CP , ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP , ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP , ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạnh sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư;
Căn cứ Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT , ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế các văn bản sau.
1. Quyết định số 44/2009/QĐ-UBND , ngày 09/12/2009 của UBND tỉnh Sóc Trăng về quy định tạm thời về các chính sánh hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
2. Quyết định số 03/2010/QĐ-UBND , ngày 19/01/2010 của UBND tỉnh về quy định những trường hợp không áp dụng Quyết định số 44/2009/QĐ-UBND , ngày 09/12/2009.
3. Quyết định số 11/2010/QĐ-UBND , ngày 22/6/2010 của UBND tỉnh về việc bãi bỏ điểm d khoản 1 Điều 5 Chương II Quy định tạm thời về các chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban ngành tỉnh Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn và tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 30 /2010/QĐ-UBND, ngày 01 tháng 12 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng)
1. Quy định này quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
2. Người có đất, tài sản bị Nhà nước thu hồi để sử dụng vào mục đích quy định tại khoản 1 Điều này đủ điều kiện để được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được hưởng chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo Quy định này và các quy định khác của Nhà nước.
3. Các trường hợp Nhà nước thu hồi đất không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo Quy định này.
4. Nhà nước khuyến khích người có đất, tài sản thuộc phạm vi thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quy định tại khoản 1 Điều này tự nguyện hiến, tặng một phần hoặc toàn bộ đất, tài sản gắn liền với đất cho Nhà nước.
Tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng bị Nhà nước thu hồi để sử dụng vào mục đích quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy định này (sau đây gọi chung là người sử dụng đất có đất bị thu hồi đất).
Điều 3. Bồi thường nhà, công trình đối với người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước
Người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước (nhà thuê hoặc nhà do tổ chức tự quản) nằm trong phạm vi thu hồi đất phải phá dỡ, thì người đang thuê nhà không được bồi thường đối với diện tích nhà ở thuộc sở hữu nhà nước và diện tích cơi nới, trái phép, nhưng được bồi thường 100% giá trị chi phí tự cải tạo, sửa chữa nâng cấp theo khung giá hiện hành của UBND tỉnh.
Điều 4. Bồi thường về di chuyển mồ mả
1. Mồ mả chôn trong khuôn viên đất của hộ gia đình, họ tộc hoặc chôn trên đất nghĩa trang, nghĩa địa do Nhà nước quản lý hoặc nghĩa địa không do Nhà nước quản lý, khi Nhà nước thu hồi đất được bồi thường như sau:
a) Bồi thường chi phí đào, bốc, di chuyển, xây dựng lại cho từng loại mả như sau:
- Mả đất: 1.560.000 đồng/cái.
- Mả đá, mả xây gạch bán kiên cố (thông dụng): 2.600.000 đồng/cái
- Mả xây gạch bán kiên cố có khuôn viên: 3.250.000 đồng/cái.
- Mả xây gạch kiên cố (có cẩn gạch men hoặc đá mài): 3.900.000 đồng/cái.
- Mả kiểu người Hoa có diện tích trên 100 m2: 4.550.000 đồng/cái.
- Đối với nhà mồ có kết cấu kiên cố hoặc có kiến trúc phức tạp thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án xem xét, xác định mức bồi thường theo kết cấu xây dựng thực tế hoặc quy theo cấp loại nhà cho từng trường hợp cụ thể, trình cơ quan quản lý chuyên ngành về xây dựng (chủ trì phối họp các ngành liên quan) thẩm định, đưa vào phương án bồi thường trình cấp có nhẩm quyền phê duyệt.
b) Hỗ trợ tiền mua đất để cải táng: 4.000.000 đồng/cái.
2. Đối với mồ mả vắng chủ hoặc vô chủ quá thời hạn đã thông báo bốc mộ thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng hợp đồng với đơn vị phục vụ mai táng của địa phương tổ chức bốc mộ, cải táng với chi phí không vượt mức quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 5. Bồi thường đối với vật nuôi (nuôi trồng thuỷ sản)
Đối với trường hợp vật nuôi (nuôi trồng thuỷ sản) mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm; trường hợp có thể di chuyển được thì được bội thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra, mức bồi thường do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng xây dựng, thông qua cơ quan quản lý chuyên ngành về nông nghiệp (chủ trì phối hợp các ngành liên quan) thẩm định, đưa vào phương án bồi thường trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
Điều 6. Bồi thường nhà, công trình khác xây dựng trên đất
1. Mức bồi thường đối với nhà, công trình xây dựng khác (không thuộc nhà, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ) bằng tổng giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại và khoản tiền bằng 10% giá trị hiện có của nhà, công trình, nhưng tổng mức bồi thường tối đa không quá 100% giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương với nhà, công trình bị thiệt hại.
2. Đối với nhà, công trình xây dựng khác bị phá dỡ một phần, mà phần còn lại còn sử dụng được thì được bồi thường phần giá trị công trình bị phá dỡ và chi phí để sửa chữa, hoàn thiện phần còn lại bằng 30% giá trị bồi thường nhà, công trình.
3. Đối với nhà, công trình xây dựng khác bị phá dỡ một phần, mà phần còn lại không sử dụng được, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm tổng hợp và được cơ quan quản lý chuyên ngành về xây dựng xác nhận, thì được bồi thường cho toàn bộ nhà, công trình.
Điều 7. Xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng và các ngành có liên quan phối hợp với chủ đầu tư xác định chi phí đầu tư vào đất đối với trường hợp không có chứng từ, thông qua cơ quan tài chính thẩm định đưa vào phương án bồi thường, trình UBND cấp thẩm quyền phê duyệt để thực hiện.
1. Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ kinh phí để di chuyển như sau:
a) Mức hỗ trợ chung:
- Nhà ở bị giải tỏa có diện tích mặt bằng xây dựng dưới 50m2 thì được hỗ trợ 1.500.000 đồng/hộ.
- Nhà ở bị giải tỏa có diện tích mặt bằng xây dựng từ 50m2 đến 100m2 thì được hỗ trợ 3.000.000 đồng/hộ.
- Nhà ở bị giải tỏa có diện tích mặt bằng xây dựng trên 100m2 thì được hỗ trợ 4.500.000 đồng/hộ.
b) Đối với nhà xây dựng trên đất có nguồn gốc lấn chiếm, trên kênh rạch không đủ điều kiện bồi thường về đất thì được xét hỗ trợ di chuyển với mức hỗ trợ theo quy định tại điểm a khoản này.
c) Trường hợp có nhà ở trên đất thuê, ở nhờ trên đất người khác, ngoài việc được bồi thường về tài sản, còn được hỗ trợ chi phí di chuyển chỗ ở với mức hỗ trợ theo quy định tại điểm a khoản này.
d) Đối với trường hợp nhà bị phá dỡ một phần mà phần diện tích còn lại đủ điều kiện tồn tại (sử dụng được) theo quy định tại Quyết định số 39/2005/QĐ-TTg ngày 28/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn thi hành Điều 121 của Luật Xây dựng và hộ bị ảnh hưởng ở lại trên phần đất chưa thu hồi hết (ổn định tại nơi ở cũ) thì được hỗ trợ bằng 50% mức hỗ trợ di chuyển quy định tại điểm a khoản này.
2. Tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc đang sử dụng đất hợp pháp, khi Nhà nước thu hồi mà phải di chuyển cơ sở sản xuất, kinh doanh thì được hỗ trợ kinh phí để tháo dỡ, di chuyển và lắp đặt theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Người bị thu hồi đất ở, giải tỏa nhà ở mà không còn chỗ ở khác thì trong thời gian chờ tạo lập chỗ ở mới (bố trí vào khu tái định cư hoặc tự lo chỗ ở), nếu thực hiện bàn giao mặt bằng sớm theo đúng yêu cầu của Nhà nước thì dược bố trí vào nhà ở tạm hoặc được hỗ trợ tiền thuê nhà ở như sau:
a) Hộ có từ 04 nhân khẩu trở xuống: 1.500.000 đồng/hộ/tháng.
b) Hộ có từ 05 nhân khẩu trở lên: 350.000 đồng/nhân khẩu/tháng.
c) Thời gian hỗ trợ tiền thuê nhà ở là 06 tháng. Riêng đối với hộ được bố trí tái định cư tập trung, nếu quá thời hạn 06 tháng mà vẫn chưa bố trí được vào khu tái định cư, căn cứ tiến độ thi công Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tính thêm thời gian hỗ trợ tiền thuê nhà ở với mức chi phí hỗ trợ quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
1. Giá trị một suất tái định cư tối thiểu bao gồm giá trị suất đầu tư hạ tầng, giá trị đất nền tái định cư và giá trị nhà.
2. Giá trị suất tái định cư tối thiểu là 120 triệu đồng; giá trị suất đầu tư hạ tầng tính cho một hộ gia đình tại khu tái định cư tập trung là 30 triệu đồng; Giá trị đất nền tái định cư và giá trị nhà căn cứ vào Bảng giá đất và đơn giá xây dựng do UBND tỉnh quy định.
3. Hộ gia đình, cá nhân nhận đất ở, nhà ở tái định cư theo quy định mà số tiền được bồi thường, hỗ trợ về đất ở, nhà ở nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu quy định tại khoản 2 Điều này thì được hỗ trợ khoản chênh lệch đó; trường hợp không nhận đất ở, nhà ở tại khu tái định cư thì được nhận bằng tiền tương đương với khoản chênh lệch đó.
4. Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở (đủ điều kiện bố trí tái định cư theo quy định) phải di chuyển chỗ ở mà tự lo chỗ ở thì được hỗ trợ một khoản tiền bằng suất đầu tư hạ tầng tính cho một hộ gia đình tại khu tái định cư tập trung quy định tại khoản 2 Điều này, trừ trường hợp đã được nhận khoản tiền hỗ trợ tái định cư quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 10. Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất
1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp (kể cả đất vườn, ao và đất nông nghiệp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 21 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP) thì được hỗ trợ ổn định đời sống theo quy định sau đây:
a) Thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 6 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 12 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến địa bàn các xã, phường, thị trấn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ là 24 tháng.
b) Thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 12 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến địa bàn các xã phường, thị trấn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ là 36 tháng.
c) Mức hỗ trợ cho một nhân khẩu quy định tại điểm a và b khoản này được tính bằng tiền tương đương 30 kg gạo trong 01 tháng theo thời giá trung bình tại thời điểm hỗ trợ của địa phương.
2. Khi Nhà nước thu hồi đất của tổ chức kinh tế, hộ sản xuất, kinh doanh có đăng ký kinh doanh, mà bị ngừng sản xuất, kinh doanh, thì được hỗ trợ bằng 30% một năm thu nhập sau thuế, theo mức thu nhập bình quân của ba năm liền kề trước đó được cơ quan thuế xác nhận.
3. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản (không bao gồm đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ) của các nông, lâm trường quốc doanh khi Nhà nước thu hồi mà thuộc đối tượng là cán bộ, công nhân viên của nông, lâm trường quốc doanh đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp đang trực tiếp sản xuất nông, lâm nghiệp; hộ gia đình, cá nhân nhận khoán đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp và có nguồn sống chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp thì được hỗ trợ bằng tiền. Mức hỗ trợ bằng giá đất bồi thường tính theo diện tích đất thực tế thu hồi, nhưng không vượt hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 69 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ.
4. Hộ gia đình, cá nhân được bồi thường bằng đất nông nghiệp thì được hỗ trợ ổn định sản xuất, bao gồm: hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi cho sản xuất nông nghiệp, các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi và kỹ thuật nghiệp vụ đối với sản xuất, kinh doanh dịch vụ công thương nghiệp.
5. Số tiền hỗ trợ quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều này được chi trả một lần sau khi có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của UBND cấp có thẩm quyền.
1. Hộ gia đình, cá nhân khi bị thu hồi đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở trong khu dân cư nhưng không được công nhận là đất ở; đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở riêng lẻ; đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở dọc tuyển đường giao thông, thuỷ lợi thì ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp trồng cây lâu năm còn được hỗ trợ bằng 30% giá đất ở của thửa đất đó; diện tích được hỗ trợ bằng 05 lần hạn mức giao đất ở do UBND tỉnh quy định nhưng không quá tổng diện tích các thửa đất bị thu hồi.
Trường hợp người sử dụng đất có các thửa đất bị thu hồi ở nhiều vị trí khác nhau có tổng diện tích vượt diện tích được hỗ trợ quy định tại khoản này (vượt 05 lần hạn mức giao đất ở do UBND tỉnh quy định) và có mức giá đất ở khác nhau, thì ưu tiên hỗ trợ đối với vị trí có giá đất ở cao nhất đến vị trí có giá đất ở thấp hơn đến khi diện tích được hỗ trợ bằng 05 lần hạn mức giao đất ở.
2. Hộ gia đình, cá nhân khi bị thu hồi đất nông nghiệp trong địa giới hành chính phường, trong khu dân cư thuộc thị trấn, khu dân cư nông thôn; thửa đất nông nghiệp tiếp giáp với ranh giới phường, ranh giới khu dân cư thì ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp còn được hỗ trợ bằng 20% giá đất ở trung bình của khu vực có đất bị thu hồi đối với diện tích đất trong khu vực đô thị và hỗ trợ bằng 30% giá đất ở trung bình của khu vực có đất bị thu hồi đối với diện tích đất trong khu vực nông thôn; diện tích được hỗ trợ bằng 05 lần hạn mức giao đất ở do UBND tỉnh quy định nhưng không quá tổng diện tích các thửa đất bị thu hồi.
3. Khu dân cư thị trấn, khu dân cư nông thôn theo quy dính tại khoản 1 và 2 Điều này được xác định trên cơ sở kết quả khoanh vẽ ranh giới các khu dân cư trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất đã được UBND các cấp phê duyệt tại kỳ kiểm kê đất đai năm 2010 theo Chỉ thị số 618/2009/CT-TTg, ngày 15/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
4. Giá đất ở trung bình của khu vực thu hồi đất theo quy định tại khoản 2 Điều này được xác định theo nguyên tắc trung bình cộng các mức giá đất ở trong bảng giá đất do UBND tỉnh ban hành của khu vực, phạm vi có đất bị thu hồi.
Trường hợp dự án thu hồi đất có ảnh hưởng đến nhiều phường, xã, thị trấn của các huyện, thành phố thì giá đất ở được tính cùng một mức giá trung bình trong phạm vi các phường có đất bị thu hồi thuộc thị xã, thành phố; trong phạm vi các thị trấn có đất bị thu hồi thuộc 01 huyện; trong phạm vi các xã có đất bị thu hồi thuộc 01 huyện.
Điều 12. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm
1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 11 Quy định này mà không có đất để bồi thường thì ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp đang sử dụng còn được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm theo một trong các hình thức bằng tiền hoặc bằng đất ở hoặc nhà ở hoặc đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp như sau:
a) Hỗ trợ bằng tiền bằng 1,5 lần giá đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi; diện tích dược hỗ trợ không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp theo quy định tại Điều 69 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ.
b) Hỗ trợ bằng một (01) suất đất ở hoặc một (01) căn hộ chung cư hoặc một (01) suất đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp chỉ thực hiện một lần khi có đủ các điều kiện sau:
- Hộ gia đình, cá nhân được hỗ trợ có nhu cầu nhận suất đất ở hoặc căn hộ chung cư hoặc suất đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp.
- Địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, quỹ nhà ở.
- Số tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm quy định tại điểm a khoản này phải bằng hoặc lớn hơn giá trị một (01) suất đất ở hoặc giá một (01) căn hộ chung cư hoặc giá trị một (01) suất đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; phần chênh lệch được hỗ trợ bằng tiền.
Trường hợp số tiền hỗ trợ nhỏ hơn giá trị một suất đất ở hoặc giá trị một căn hộ chung cư hoặc giá trị suất đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp thì hộ gia đình, cá nhân chỉ được nhận bằng tiền.
2. Những trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp sau khi chủ trương thu hồi đất được công bố thì không áp dụng các chính sách hỗ trợ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Ngoài việc hỗ trợ theo quy định tại các Điều 8, 9, 10, 11 và 12 Quy định này, hộ gia đình, cá nhân thuộc các đối tượng sau đây được hỗ trợ một lần khi phải di chuyển chỗ ở đến nơi ở mới, mức hỗ trợ được tính như sau:
a) Hỗ trợ đối tượng chính sách:
- Bà mẹ VNAH; Anh hùng LLVT : 5.000.000 đồng/hộ.
- Gia đình liệt sĩ; thương bệnh binh các hạng : 4.000.000 đồng/hộ.
- Gia đình có công cách mạng : 3.000.000 đồng/hộ.
- Các đối tượng chính sách quy định tại điểm này phải có giấy chứng nhận theo quy định. Trường hợp hộ gia đình có nhiều đối tượng chính sách được hưởng thì chỉ được hưởng một mức hỗ trợ cao nhất.
b) Hỗ trợ hộ nghèo:
Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện hộ nghèo được UBND xã, phường, thị trấn xét, công nhận và được UBND cấp huyện phê duyệt danh sách hộ nghèo trên địa bàn thì được hỗ trợ vốn sản xuất, kinh doanh. Mức hỗ trợ tính theo từng người trong hộ gia đình (có đăng ký thường trú hoặc tạm trú liên tục từ một (01) năm trở lên tại cơ quan nhà nước cấp xã nơi có đất bị giải tỏa tính đến ngày công bố quyết định thu hồi đất), cụ thể như sau:
- Khu vực xã : 4.000.000 đồng/người,
- Khu vực phường (thị trấn) : 5.000.000 đồng/người.
2. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp có nguồn sống chính từ sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp đang sử dụng mà không đủ điều kiện được bồi thường theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9, 10 và 11 Điều 8 Nghị định 197/2007/NĐ-CP và các Điều 44, 45 và 46 Nghị định 84/2007/NĐ-CP thì tùy từng trường hợp cụ thể UBND cấp thẩm quyền xem xét hỗ trợ phù hợp với thực tế của địa phương.
3. Hỗ trợ bàn giao mặt bằng đúng thời gian quy định:
Hộ gia đình, cá nhân chấp hành tốt và bàn giao mặt bằng đúng thời gian quy định theo thông báo của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng và tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ về đất, nhà và công trình, cây trồng và hoa màu từ 2.500.000 đồng trở lên thì được hỗ trợ với mức là 4% tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ, nhưng không quá mức quy định sau:
a) Hộ chỉ bị thiệt hại về đất: 1.000.000 đồng/hộ.
b) Hộ chỉ bị thiệt hại về nhà, công trình: 1.000.000 đồng/hộ.
c) Hộ bị thu hồi đất làm ảnh hưởng một phần nhà, công trình: 2.000.000 đồng/hộ.
d) Hộ bị thu hồi cả nhà và đất (giải toả trắng): 5.000.000 đồng/hộ.
Điều 14. Hỗ trợ khi thu hồi đất công ích của xã, phường, thị trấn
Trường hợp đất thu hồi thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn thì được hỗ trợ; mức hỗ trợ bằng mức bồi thường theo đơn giá đất và loại đất đang sử dụng theo quy định hiện hành; tiền hỗ trợ được nộp vào ngân sách nhà nước và được đưa vào dự toán ngân sách hàng năm của xã, phường, thị trấn; tiền hỗ trợ chỉ được sử dụng để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng, sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
Trường hợp trong hộ gia đình có nhiều thế hệ (nhiều cặp vợ chồng) cùng chung sống đủ điều kiện tách hộ hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một (01) thửa đất ở thì những hộ đủ điều kiện tách hộ và các hộ có chung quyền sử dụng đất ở bị thu hồi nếu không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi thì được bố trí tái định cư theo quy định và được hưởng các chính sách theo quy định tại Điều 9 Quy định này.
Điều 16. Thời gian thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất
Thời gian thực hiện các bước công việc trong việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất thực hiện theo quy định tại Điều 29, 30 và 31 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ.
Điều 17. Trách nhiệm của UBND cấp huyện, xã
1. UBND cấp huyện nơi có đất bị thu hồi có trách nhiệm:
a) Căn cứ kết quả xử lý hồ sơ về đầu tư, ra thông báo thu hồi đất (theo ủy quyền), trong đó phải thể hiện các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ và Điều 26 Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
b) Chỉ đạo Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng cung cấp thông tin, văn bản liên quan đến chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho hộ dân bị ảnh hưởng và các tổ chức, cá nhân có liên quan khi có yêu cầu; tổ chức, tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và thực hiện giải phóng mặt bằng theo đúng quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
e) Chỉ đạo Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng cùng cấp, các đơn vị có liên quan tổ chức lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; thực hiện phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo thẩm quyền.
d) Phối hợp các Sở ngạnh, các tổ chức liên quan và chủ đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng, phương án tạo lập các khu tái định cư tại địa phương theo phân cấp của UBND tỉnh.
đ) Quyết định thu hồi đất chi tiết của từng hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo thẩm quyền được giao; ra quyết định cưỡng chế và tổ chức cưỡng chế thu hồi đất theo thẩm quyền đối với các trường hợp không bàn giao đất đã bị thu hồi cho Nhà nước; phối hợp các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện việc cưỡng chế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
2. UBND cấp xã nơi có đất bị thu hồi có trách nhiệm:
a) Tổ chức tuyên truyền về mục đích thu hồi đất, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án.
b) Phối hợp Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc xác nhận nguồn gốc, giấy tờ đất đai, tài sản của người bị thu hồi.
c) Phối hợp và tạo điều kiện hỗ trợ cho việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư cho người bị thu hồi đất và tạo điều kiện cho việc giải phóng mặt bằng.
Điều 18. Trách nhiệm của Sở ngành tỉnh và các cơ quan liên quan
1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp cặc cơ quan liên quan thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuộc thẩm quyền UBND tỉnh phê duyệt.
b) Lập thủ tục trình UBND tỉnh phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định.
c) Hướng dẫn việc xác định diện tích đất, loại đất, vị trí đất và điều kiện đất được bồi thường, đất không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
d) Hướng dẫn việc xác định quy mô diện tích đất thuộc đối tượng được bồi thường hoặc không được bồi thường, mức độ bồi thường hoặc hỗ trợ cho từng người sử dụng đất bị thu hồi làm cơ sở cho việc tính toán bồi thường và hỗ trợ cho từng đối tượng.
đ) Phối hợp các ngành chức năng giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, tổ chức, cộng đồng dân cư có liên quan đến bồi thường thực hiện dự án theo thẩm quyền.
e) Chủ trì, phối hợp các cơ quan có liên quan xây dựng bảng giá các loại đất đất để tính bồi thường, các mức hỗ trợ, biện pháp hỗ trợ và tái định cư thông qua cơ quan chức năng thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt.
2. Sở Tài chính có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt bảng giá tài sản (trừ nhà và công trình xây dựng khác).
b) Chủ trì, phối hợp Cục thuế giải quyết những vướng mắc về thực hiện nghĩa vụ tài chính của người bị thu hồi đất.
c) Chủ trì, phối hợp các cơ quan có liên quan giải quyết vướng mắc trong xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại.
d) Phối hợp các ngành chức năng giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân có liên quan đến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thực hiện dự án.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn, kiểm tra việc lập và thực hiện các dự án dầu tư, dự án tái định cư, khu dân cư, cụm dân cư phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
b) Phối hợp các Sở ngành liên quan tổ chức kiểm tra tiến độ thực hiện dự án đầu tư
c) Phối hợp các ngành chức năng giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân có liên quan đến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
4. Sở Xây dựng có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn việc xác định quy mô, diện tích, tính chất hợp pháp, không hợp pháp của các công trình xây dựng gắn liền với đất bị thu hồi làm cơ sở cho việc tính toán bồi thường và hỗ trợ cho từng đối tượng.
b) Xác định giá nhà và các công trình xây dựng gắn liền với đất để tính bồi thường trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
c) Chủ trì, phối hợp các cơ quan chức năng xác định vị trí, quy mô khu tái định cư phù hợp với quy hoạch phát triển chung của địa phương trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
d) Chủ trì, phối hợp các cơ quan chức năng chỉ đạo việc cung cấp mẫu thiết kế nhà ở miễn phí đối với trường hợp được giao đất ở tại khu tái định cư.
e) Phối hợp các ngành chức năng giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân có liên quan đến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
5. Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
a) Xác định giá cây trồng, vật nuôi để tính bồi thường, hỗ trợ, biện pháp hỗ trợ ổn định sản xuất và đời sống tại khu tái định cư để tính bồi thường, hỗ trợ trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
b) Hướng dẫn xác định quy mô, diện tích, mật độ cây trồng, vật nuôi để tính toán bồi thường, hỗ trợ cho từng đối tượng.
c) Thẩm định đối với công trình thủy lợi, đê điều, nông - lâm - ngư nghiệp và các công trình thuộc phạm vi quản lý.
d) Xác định tổng mức bồi thường, hỗ trợ, biện pháp hỗ trợ đối với hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi cho sản xuất nông nghiệp, các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
đ) Phối hợp các ngành chức năng giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân có liên quan đến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
6. Sở Công Thương có trách nhiệm:
Thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán chi phí di dời và lắp đặt, xây dựng lại các công trình hạ tầng kỹ thuật: dầu khí, nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp, hoá chất, vật liệu nổ công nghiệp, chế tạo máy và các dự án công nghiệp chuyên ngành khác thuộc thẩm quyền, trừ công trình công nghiệp vật liệu xây dựng.
7. Sở Giao thông Vận tải có trách nhiệm:
b) Phối hợp các ngành giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân có liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
8. Sở Lao động Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn việc xác định chế độ trợ cấp đối với người lao động làm việc (theo hợp đồng lao động được ký kết) trong các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh (có đăng ký kinh doanh) bị ngừng sản xuất, kinh doanh do Nhà nước thu hồi đất
b) Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức việc đào tạo chuyển đổi nghề và tạo việc làm cho các hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp có nhu cầu.
9. Sở Thông tin Truyền thông, Đài Phát thanh Truyền hình, Báo Sóc Trăng có trách nhiệm:
Phối hợp chủ đầu tư và UBND cấp huyện xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của nhân dân, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện dự án.
10. Thanh tra tỉnh có trách nhiệm:
Chủ trì, phối hợp các Sở ngành liên quan và chủ đầu tư giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân có liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thực hiện dự án.
11. Chủ đầu tư có trách nhiệm:
a) Phối hợp UBND cấp huyện, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khảo sát, lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, niêm yết công khai các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại khu vực thu hồi đất theo quy định.
b) Phối hợp các ngành chức năng giải quyết khiếu nại của người sử dụng đất trong phạm vi thực hiện dự án.
c) Đáp ứng kịp thời nguồn vốn giải phóng mặt bằng và phối hợp Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người bị thu hồi đất sau khi phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
12. Các cơ quan khác có liên quan có trách nhiệm:
a) Thẩm định các chi phí có liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuộc phạm vi quản lý.
b) Tham gia giải quyết những vướng mắc có liên quan khi có yêu cầu.
Điều 19. Xử lý một số vấn đề phát sinh khi ban hành Quy định này
1. Đối với những dự án, hạng mục đã chi trả xong bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trước ngày Quy định này có hiệu lực thi hành thì không được áp dụng hoặc điều chỉnh theo Quy định này.
2. Đối với những dự án, hạng mục đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc đang thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo phương án đã được phê duyệt trước khi Quy định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo phương án đã phê duyệt, không áp dụng hoặc điều chỉnh theo quy định này. Trường hợp thực hiện bồi thường chậm thì giá đất để thực hiện bồi thường, hỗ trợ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP .
1. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng và các Sở ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quy định này, giải quyết các vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện và báo cáo UBND tỉnh để xử lý trong trường hợp vượt thẩm quyền.
2. Chủ đầu tư phối hợp Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án có trách nhiệm phổ biến, giải thích, hướng dẫn thực hiện cụ thể về nội dung phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được phê duyệt đến các đối tượng thuộc diện bị thu hồi đất biết để thực hiện.
3. Giao chủ tịch UBND cấp huyện củng cố và kiện toàn bộ máy tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của địa phương để đảm bảo thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, phục vụ việc đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
- 1Quyết định 44/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định tạm thời về các chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng do Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành
- 2Quyết định 03/2010/QĐ-UBND quy định những trường hợp không áp dụng Quyết định 44/2009/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành
- 3Quyết định 11/2010/QĐ-UBND bãi bỏ điểm d, khoản 1, điều 5, chương II, Quy định tạm thời về các chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng do Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành
- 4Quyết định 118/QĐHC-CTUBND năm 2011 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành
- 5Quyết định 34/2014/QĐ-UBND về Quy định chính sách bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 6Quyết định 468/QĐ-UBND năm 2015 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng hết hiệu lực thi hành
- 1Quyết định 44/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định tạm thời về các chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng do Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành
- 2Quyết định 03/2010/QĐ-UBND quy định những trường hợp không áp dụng Quyết định 44/2009/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành
- 3Quyết định 11/2010/QĐ-UBND bãi bỏ điểm d, khoản 1, điều 5, chương II, Quy định tạm thời về các chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng do Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành
- 4Quyết định 118/QĐHC-CTUBND năm 2011 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành
- 5Quyết định 26/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng kèm theo Quyết định 30/2010/QĐ-UBND
- 6Quyết định 34/2014/QĐ-UBND về Quy định chính sách bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 7Quyết định 468/QĐ-UBND năm 2015 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng hết hiệu lực thi hành
- 1Nghị định 17/2006/NĐ-CP sửa đổi Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai và Nghị định 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần
- 2Nghị định 84/2007/NĐ-CP bổ sung quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai
- 3Luật Đất đai 2003
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Nghị định 181/2004/NĐ-CP thi hành Luật Đất đai
- 6Nghị định 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- 7Quyết định 39/2005/QĐ-TTg hướng dẫn thi hành Điều 121 của Luật Xây dựng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Chỉ thị 618/CT-TTg năm 2009 về việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Nghị định 69/2009/NĐ-CP bổ sung quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
- 10Thông tư 14/2009/TT-BTNMT về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Quyết định 30/2010/QĐ-UBND Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng do Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành
- Số hiệu: 30/2010/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 01/12/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Sóc Trăng
- Người ký: Trần Thành Nghiệp
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/12/2010
- Ngày hết hiệu lực: 10/01/2015
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực