Hệ thống pháp luật

BỘ CÔNG NGHIỆP
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

--------------

Số: 30/2007/QĐ-BCN

Hà Nội, ngày 17 tháng 07 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM ĐẾN NĂM 2015, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2020

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP

Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp;

Căn cứ Công văn số 3174/VPCP-CN ngày 11 tháng 6 năm 2007 của Văn phòng Chính phủ về việc Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền cho Bộ trưởng Bộ Công nghiệp phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2015, có xét đến năm 2020;

Xét Tờ trình số 237/TTr-NC ngày 09 tháng 7 năm 2007 của Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách công nghiệp;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,   

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2015, có xét đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm phát triển

1.1. Phát huy vai trò đầu tàu của Vùng đối với cả nước, phát triển nhanh theo hướng chuyển dần sang các ngành công nghiệp có công nghệ và kỹ thuật cao, có giá trị gia tăng cao, thúc đẩy phát triển các vùng khác.

1.2. Phát huy lợi thế của toàn Vùng và từng địa phương, phát triển công nghiệp chủ động hội nhập với khu vực và thế giới, tham gia một cách hiệu quả vào liên kết công nghiệp và hiệp tác sản xuất giữa các doanh nghiệp, giữa các ngành và với các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới.

1.3. Phát triển công nghiệp trên cơ sở phát huy tổng hợp nguồn lực của mọi khu vực kinh tế, trong đó động lực phát triển là khu vực dân doanh và đầu tư nước ngoài.

1.4. Phát triển công nghiệp kết hợp chặt chẽ với phát triển các ngành kinh tế khác, với bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh, quốc phòng.

2. Mục tiêu phát triển

2.1. Tốc độ tăng trưởng bình quân về giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2006- 2015 khoảng 15%, trong đó giai đoạn 2006- 2010 đạt 15 - 16%; giai đoạn 2016- 2020 khoảng 13 - 14%.

2.2. Tốc độ tăng trưởng bình quân về kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghiệp giai đoạn 2006-2015 là 15-16% và giai đoạn 2016-2020 là 14-15% . Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chiểm tỷ trọng 80-85 % tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Vùng.

2.3. Giai đoạn 2006-2010 khu vực công nghiệp thu hút thêm khoảng 800-810 nghìn lao động. Đến năm 2020, ngành công nghiệp sẽ có khoảng 5,5-6 triệu lao động, chiếm 37-38% tổng số lao động trên địa bàn. Từng bước cải thiện đời sống, thu nhập và điều kiện làm việc cho công nhân.

2.4. So với năm 2005 năng suất lao động công nghiệp (tính theo GDP) vào  năm 2010 đạt  gấp khoảng 1,46 lần, năm 2020 gấp 3,5-4 lần.

3. Định hướng phát triển

3.1. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng về tài nguyên (khai thác và chế biến dầu khí, phát điện, chế biến nông, lâm, hải sản); có lợi thế so sánh về nguồn nhân lực chất lượng cao (cơ khí chế tạo, cơ điện tử, điện tử, hoá chất), công nghiệp phục vụ xuất khẩu (dệt may, da giầy chế biến nông, lâm, hải sản), công nghiệp luyện kim và công nghiệp hỗ trợ.

3.2. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, có hàm lượng trí thức cao tại thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và chuyển dần các ngành sử dụng nhiều lao động, đất đai, có nhu cầu vận tải lớn từ các khu vực trung tâm thành phố ra các địa bàn lân cận.

4. Quy hoạch các ngành công nghiệp

4.1. Công nghiệp khai khoáng

a) Quan điểm phát triển

- Phát triển công nghiệp khai khoáng đảm bảo khai thác và sử dụng một cách hợp lý, tổng hợp và tiết kiệm nguồn tài nguyên trong Vùng; đồng thời từng bước đầu tư khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản ở nước ngoài.

- Đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm, thăm dò nguồn tài nguyên khoáng sản trong Vùng, đặc biệt là dầu khí theo sự chỉ đạo của Chỉnh phủ, đá vôi cho sản xuất xi măng và các khoáng sản khác nhằm gia tăng trữ lượng tài nguyên đánh giá đạt tiêu chuẩn thiết kế khai thác để đảm bảo phát triển bền vững.

- Kết hợp có hiệu quả giữa việc khai thác dầu khí với việc chế biến dầu khí.

b) Mục tiêu phát triển

- Phấn đấu đạt mức tăng trưởng sản xuất bình quân toàn Vùng (bao gồm cả khai thác dầu khí) giai đoạn 2006-2010 là 3,46%, giai đoạn 2011-2015 là 3,23% và giai đoạn 2016-2020 là 3,15%. Nếu không kể dầu khí mức tăng trưởng tương ứng từng giai đoạn là 15,65%, 13,51% và 11,69%.

c) Quy hoạch phát triển

- Đẩy mạnh khai thác dầu thô và khí thiên nhiên trên cơ sở thăm dò bổ sung nguồn tài nguyên (chủ yếu tại Bà Rịa Vũng Tàu); phấn đấu đạt sản lượng khai thác trong Vùng giai đoạn 2006-2010 chiếm 90-95% sản lượng toàn ngành, giai đoạn 2011-2015 chiếm 80-90% và giai đoạn 2016-2020 chiếm 85-90%.

- Khai thác đá vôi xi măng tại Tây Ninh và Bình Phước, đá, cát, sỏi xây dựng tại Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu và Bình Phước đảm bảo đáp ứng nhu cầu của Vùng và một phần cho Vùng Tây Nam bộ.

- Khai thác sét gạch ngói và cao lanh tại Bình Dương, Đồng Nai đáp ứng nhu cầu sản xuất gạch và gốm sứ trong Vùng .

- Khai thác nước khoáng tại Long An và Bà Rịa Vũng Tàu           - Quặng bauxit tại Bình Phước được xem xét khai thác sau năm 2020.

4.2. Công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản

a) Quan điểm phát triển

- Tập trung phát triển những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, có nguồn nguyên liệu dồi dào, có thị trường tiêu thụ lớn trong nước và xuất khẩu.

- Ưu tiên đầu tư công nghệ, thiết bị tiên tiến để nâng cao hàm lượng chế biến và giá trị gia tăng của sản phẩm, sản xuất sản phẩm cao cấp, sản phẩm mới, giảm sản phẩm sơ chế.

- Phát triển công nghiệp chế biến phải gắn với phát triển vùng nguyên liệu, có sự phân công, hợp tác chặt chẽ giữa các địa phương trong vùng, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, tranh mua, tranh bán.

- Đa dạng hóa về quy mô và loại hình chế biến; coi trọng việc phát triển các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ tại các vùng nguyên liệu làm nhiệm vụ sơ chế, cung cấp cho các nhà máy chế biến sâu; khuyến khích phát triển các cơ sở tiểu thủ công nghiệp, làng nghề  truyền thống.

b) Mục tiêu phát triển

- Phấn đấu đạt mức tăng trưởng sản xuất bình quân toàn ngành giai đoạn 2006-2010 là 16,05%,  giai đoạn 2011-2015 là 14,89% và giai đoạn 2016-2020 là 12,52%.

c) Quy hoạch phát triển

- Từng bước chuyển dịch một số ngành chế biến từ trung tâm các thành phố lớn về các tỉnh trong lân cận như Long An, Tiền Giang, Bình Phước, Tây Ninh.

- Xay xát gạo: Phát triển ở Long An, Tiền Giang và các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long.  Không xây dựng thêm cơ sở xay xát gạo ở  thành phố  Hồ Chí Minh.

- Chế biến thức ăn chăn nuôi: Giai đoạn 2006 - 2010: Hoàn thành xây dựng nhà máy chế biến thức ăn thuỷ sản ở Tiền Giang. Kêu gọi đầu tư xây dựng mới nhà máy ở Long An và Bà Rịa - Vũng Tàu. Giai đoạn 2011 - 2015: Kêu gọi đầu tư xây dựng ở Bình Phước, Tây Ninh, Tiền Giang 4 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi với tổng công suất từ 300-350 ngàn tấn/năm.

- Công nghiệp chế biến bột sắn: Đầu tư hoàn thiện các dây chuyền hiện có  nhằm nâng cao chất lượng bột và xử lý ô nhiễm môi trường. Kêu gọi đầu tư xây dựng ở Tây Ninh nhà máy sản xuất chất độn giữ ẩm từ tinh bột sắn công suất 1.000 tấn/ năm.

- Công nghiệp chế biến các loại bột ngũ cốc, bột dinh dưỡng: Giai đoạn 2006- 2015: Kêu gọi đầu tư nhà máy chế biết bột dinh dưỡng ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh; chế biến tinh bột ngô ở Đồng Nai; nhà máy xay bột gạo, ngô, đậu… ở Tiền Giang; xay xát lúa mỳ ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Công nghiệp chế biến đường mía: Giai đoạn 2006 - 2010 : Đầu tư đa dạng hoá sản phẩm cho các nhà máy đường như chế biến cồn từ rỉ đường, sản xuất bánh kẹo, ván dăm từ bã mía để nâng cao hiệu quả sản xuất. Giai đoạn 2011 - 2015 : Khi việc trồng mía đã ổn định, sản lượng mía gia tăng sẽ mở rộng các nhà máy đường hiện có và xây dựng mới nhà máy đường ở Bình Phước.

- Công nghiệp chế biến rau quả: Giai đoạn 2006 - 2015 : Phát triển các nhà máy chế biến rau quả hộp, nước trái cây, rau quả chiên sấy và sơ chế rau quả tươi xuất khẩu tại các vùng nguyên liệu ở Đồng nai, Tây Ninh, Bình Phước, Long An, Tiền Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu. Nghiên cứu, kêu gọi đầu tư chế biến nước ngọt, rượu vang từ  nước ép quả điều tại Bình Phước.

- Công nghiệp chế biến cà phê: Giai đoạn 2006 - 2015: Kêu gọi đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cà phê nhân chất lượng cao, nhà máy rang xay, chế biến cà phê hoà tan tại Bình Dương, Đồng Nai và Bình Phước.

- Công nghiệp chế biến hạt điều: Từ nay tới 2015 không đầu tư xây dựng thêm nhà máy chế biến hạt điều, tập trung đầu tư chiều sâu nâng cao chất lượng nhân điều, các dây chuyền ép dầu vỏ hạt điều, chế biến nước ngọt, rượu vang từ nước ép thịt quả điều, làm bánh kẹo cao cấp có pha trộn nhân điều… để gia tăng lợi nhuận cho công nghiệp chế biến điều.

- Công nghiệp chế biến dầu thực vật: Giai đoạn 2006 - 2015: Hoàn thiện nhà máy tinh luyện dầu tại Bình Dương; di chuyển nhà máy dầu Tường An về Bà Rịa - Vũng Tàu kết hợp đầu tư mới nhà máy trích ly dầu đậu nành với công suất 300 ngàn tấn/năm; kêu gọi đầu tư nhà máy trích ly dầu cám ở Long An, Tiền Giang ; nhà máy ép dầu ở Tây Ninh; cải tạo, nâng công suất các nhà máy ép dầu ở Đồng Nai.

- Công nghiệp chế biến sữa: Từ nay tới 2015 ngoài việc mở rộng sản xuất ở các nhà máy hiện có sẽ xây dựng thêm một số nhà máy ở Tây Ninh, Long An, Tiền Giang… để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, giữ vững vị trí dẫn đầu cả nước.

- Công nghiệp chế biến thịt: Cải tạo, mở rộng các cơ sở chế biến hiện có và kêu gọi đầu tư một số cơ sở chế biến hiện đại phục vụ xuất khẩu, bảo đảm các yêu cầu về kiểm tra thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Công nghiệp chế biến thuỷ sản: Tiếp tục phát triển tại Bà Rịa - Vũng Tàu cùng với cải tạo, nâng cấp các nhà máy hiện có, kêu gọi đầu tư mới một số nhà máy có công nghệ cao, chế biến sâu, sản phẩm đa dạng phục vụ xuất khẩu. Dịch chuyển một số cơ sở chế biến từ thành phố Hồ Chí Minh về Long An và Tiền Giang kết hợp nâng công suất và đổi mới công nghệ.

- Công nghiệp rượu, bia, nước giải khát: Trong giai đoạn đến năm 2015, hoàn thiện nhà máy bia Củ Chi với công suất 200 triệu lít/năm và nâng cấp, mở rộng các nhà máy bia ở Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, phát huy công suất nhà máy bia Foster ở Tiền Giang. Kêu gọi đầu tư nhà máy sản xuất nước trái cây với công suất 20 triệu lít/năm; nhà máy sản xuất men bia 120.000 tấn/năm; nhà máy sản xuất nước khoáng  30 triệu lít/năm.

- Công nghiệp chế biến thuốc lá: Trong thời gian tới không xây dựng thêm nhà máy sản xuất thuốc lá điếu. Tập trung đầu tư chiều sâu nâng cao kỹ thuật chế biến thuốc lá giảm thành phần độc hại, giảm ô nhiễm môi trường, tăng phẩm cấp thuốc lá để giảm bớt thuốc lá nhập lậu. Đẩy mạnh đầu tư sản xuất các nguyên, phụ liệu trong nước.

- Công nghiệp chế biến gỗ: Từ nay tới 2015, phát triển công nghiệp chế với việc kêu gọi đầu tư các nhà máy mới có công suất 600-700 ngàn m3/năm tại Bình Dương, Đồng Nai, các nhà máy gỗ bán sợi MDF với tổng công suất 130-150 ngàn m3/năm tại Tây Ninh, Đồng Nai và Bình Phước sử dụng nguyên liệu tại các địa phương.

- Công nghiệp chế biến giấy: Trong giai đoạn quy hoạch phát triển sản xuất bột giấy đi từ gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày với quy mô khoảng 200 ngàn tấn/năm tại Long An và Bình Phước; nghiên cứu xây dựng nhà máy giấy sử dụng nguyên liệu giấy phế liệu với quy mô lớn tại Bình Dương. Những nhà máy nhỏ, gây ô nhiễm môi trường, nếu không có giải pháp xử lý cần đình chỉ sản xuất hoặc di dời tới vị trí thích hợp. Tăng cường đầu tư phát triển vùng nguyên liệu giấy trong Vùng.

4.3. Công nghiệp cơ khí

a) Quan điểm phát triển

- Phát triển ngành trên cơ sở phát huy mọi nguồn lực trong nước kết hợp với nguồn lực bên ngoài. Nâng cao khả năng chuyên môn hóa và hợp tác hóa, tăng năng lực của ngành tạo tiền đề phát triển các ngành công nghiệp khác.

- Tập trung phát triển một số chuyên ngành, sản phẩm cơ khí trọng điểm mà Vùng có tiềm năng và lợi thế so sánh.

- Tăng cường năng lực tự nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, đồng thời đẩy mạnh việc tiếp thu, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến để đạt trình độ công nghệ trung bình tiên tiến của châu Á, chế tạo nhiều sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao.

b) Mục tiêu phát triển ngành

- Xây dựng ngành công nghiệp cơ khí đủ khả năng đáp ứng nhu cầu về sản phẩm của các ngành công nghiệp khác, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của Vùng và công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Nâng cao năng suất lao động, phấn đấu tăng hàm lượng xuất xứ trong nước của các sản phẩm cơ khí có tiềm năng xuất khẩu lên 35 - 40% vào năm 2015.

c) Quy hoạch phát triển

+ Tỉnh Bình Dương: Tập trung phát triển cơ khí lớn (máy công nghiệp hạng trung, máy xây dựng, chi tiết và bộ phận ô tô, xe máy);

+ Tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu: Tập trung phát triển công nghiệp cơ khí phục vụ dầu khí, cán thép các loại, đóng tàu;

+ Thành phố Hồ Chí Minh: Tập trung phát triển cơ khí chính xác, sản phẩm yêu cầu sử dụng công nghệ tiên tiến, đủ sức giải quyết những yêu cầu phức tạp trong chế tạo và chuyển giao; sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

+ Tỉnh Đồng Nai: Tập trung phát triển các ngành cơ khí chế tạo nhỏ và vừa: máy nông nghiệp, máy động lực cỡ nhỏ, các chi tiết nội địa hoá ôtô, xe máy...

+ Tỉnh Tiền Giang: Phát triển công nghiệp đóng tàu, máy thiết bị cho nông nghiệp và thuỷ sản;

+ Tỉnh Long An: Tham gia sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô, xe máy; máy canh tác; linh kiện cơ khí chính xác và dụng cụ y tế; đóng tàu...

+ Tỉnh Tây Ninh: Cơ khí hỗ trợ ngành ô tô, xe máy; máy nông nghiệp và chế biến nông sản; thiết bị năng lượng mặt trời...

+ Tỉnh Bình Phước: Cơ khí nông nghiệp và chế biến;

4.4.  Công nghiệp điện tử

a) Quan điểm phát triển

- Phát triển công nghiệp điện tử trên cơ sở huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế, đặc biệt là nguồn lực đầu tư nước ngoài.

- Phát triển công nghiệp điện tử theo chiến lược tiếp cận và đón đầu, đi thẳng vào công nghệ hiện đại, lấy định hướng xuất khẩu làm chủ lực để trở thành mắt xích trong chuỗi sản xuất khu vực và thế giới.

b) Mục tiêu phát triển

- Phát triển ngành điện tử - tin học thành ngành công nghiệp mũi nhọn của Vùng.

Phấn đấu đạt mức tăng trưởng sản xuất bình quân cả giai đoạn quy hoạch là 24%/năm, trong đó giai đoạn 2006-2010 đạt 28,11%, giai đoạn 2011-2015 đạt 23,99% và giai đoạn 2016-2020 đạt 19,33%.

Phấn đấu nâng dần tỷ lệ giá trị gia tăng của các sản phẩm từ 5-10% hiện nay lên 15-20% vào năm 2010 và trên 20% giai đoạn sau 2010;

Kim ngạch xuất khẩu đạt 2-3 tỷ USD vào năm 2010. Đến 2015 xuất khẩu đạt 4-5 tỷ USD và 8-9 tỷ USD vào năm 2020.

c) Quy hoạch phát triển

Trong giai đoạn 2006-2010, tập trung phát triển tại các tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương. Thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò chủ đạo trong việc thu hút đầu tư phát triển ngành (từ nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và sản xuất), đặc biệt vào các Khu công nghệ cao.

Giai đoạn sau 2010, mở rộng ra các địa phương trong Vùng, thành phố  Hồ Chí Minh sẽ trở thành một trung tâm thiết kế điện tử và bán dẫn, sản xuất các sản phẩm phức tạp, công nghệ cao như rô-bốt, máy tự động, tập trung đào tạo chuyên gia thiết kế nghiên cứu và phát triển sản phẩm; các địa phương khác, tuỳ vào khả năng sẽ đảm nhận một hoặc nhiều khâu gia công, lắp ráp các sản phẩm điện tử, bán dẫn. Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ và sản xuất linh kiện cho ngành.

4.5.  Công nghiệp luyện kim

a) Quan điểm phát triển

- Phát triển công nghiệp luyện kim trên cơ sở sử dụng công nghệ và thiết bị tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm thiểu tác động tới môi trường, hướng tới sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, các loại thép chế tạo...; sử dụng tổng hợp, tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản của đất nước kết hợp với nguyên liệu nhập khẩu.

- Thu hút các thành phần kinh tế, nhất là đầu tư nước ngoài, xây dựng các công trình có quy mô lớn ở công đoạn thượng nguồn và sản xuất các sản phẩm mới (thép dẹt) nhằm đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp xây dựng, chế tạo máy, hoá chất, ôtô, thiết bị điện - điện tử, đóng tàu, vận tải, đường sắt, các ngành công nghiệp mới…

b) Mục tiêu phát triển

- Phấn đấu đạt mức tăng trưởng sản xuất bình quân trong giai đoạn quy hoạch là 15,8%/năm, trong đó giai đoạn 2006-2010 đạt 20,99%, giai đoạn 2011-2015 đạt 11,63% và giai đoạn 2016-2020 đạt 6,37%.

- Phấn đấu đến năm 2020, trình độ sản xuất đạt mức tiên tiến của khu vực ASEAN, có khả năng cạnh tranh về chất lượng và giá cả trong môi trường cạnh tranh toàn cầu.

c) Quy hoạch phát triển

- Mở rộng cơ cấu sản phẩm từ chủ yếu là sản phẩm thép dài (thép hình, thép thanh) hiện nay đến năm 2010 là sản phẩm thép cuộn, băng, lá cán nguội và cán nóng (kể cả thép không rỉ); sau năm 2010/2015 là phôi thép, thép tấm và nhôm.

- Đẩy mạnh di dời các cơ sở gây ô nhiễm và có nguy cơ gây ô nhiễm trong các khu đô thị đông dân cư vào khu, cụm công nghiệp đã quy hoạch trên địa bàn.

- Hướng phát triển tập trung tại 3 tỉnh là Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai và Bình Dương.

+ Tại Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ xây dựng các nhà máy cán nóng, cán nguội, mạ kẽm; luyện cán thép không rỉ; cán nhôm hình (thanh) xuất khẩu; luyện thép lò điện công nghệ Consteel tiên tiến trong giai đoạn 2006-2010. Giai đoạn 2011-2015: Triển khai giai đoạn hai của 2 nhà máy cán (POSCO- Hàn Quốc và Phú Mỹ). Giai đoạn 2016-2020 dự kiến đầu tư tổ hợp hoàn nguyên luyện thép minimill (DR-EAF) và nhà máy điện phân nhôm.

+ Tại Bình Dương trong giai đoạn 2006-2010: Hoàn thành xây dựng và đưa vào sản xuất nhà máy thép cuộn cán nguội của Công ty tôn Hoa Sen. Xây dựng nhà máy thép cuộn cán nguội của công ty Sun Steel. Giai đoạn sau 2010 chủ yếu là tiếp nhận sự dịch chuyển sản xuất từ thành phố Hồ Chí Minh đến.

+ Tại Đồng Nai trong giai đoạn 2006-2010: Hoàn thành mở rộng nhà máy cán thép thanh, thép dây của Công ty Sun Steel. Giai đoạn sau 2010 chủ yếu là tiếp nhận sự chuyển dịch sản xuất từ thành phố Hồ Chí Minh.

-  Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn đến năm 2010 - 2015, tập trung đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị để xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất không thuộc diện phải di dời và thực hiện việc di dời hoặc chuyển đổi các cơ sở gây ô nhiễm theo kế hoạch.

4.6.  Công nghiệp hoá chất

a) Quan điểm phát triển

- Phát triển công nghiệp hóa chất nhằm đáp ứng đủ một số sản phẩm thiết yếu, có lợi thế trong vùng để cung cấp cho thị trường trong nước và tham gia xuất khẩu như phân bón, lốp ôtô- xe máy, lốp xe đạp ….

- Hình thành và phát triển công nghiệp hoá dầu, hoá dược với công nghệ hiện đaị, tạo ra sản phẩm có đủ sức cạnh tranh, góp phần giảm kim ngạch nhập khẩu và chuyển đổi cơ cấu ngành.

- Tại các thành phố chỉ phát triển các dự án sản xuất hoá chất áp dụng công nghệ cao, ít gây ô nhiễm môi trường, môi sinh.

b) Mục tiêu phát triển

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành bình quân giai đoạn 2006-2010 là 18-19%; giai đoạn 2011-2015 là 16,5-17,5% và giai đoạn 2016-2020 là 13-14%.

Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành hoá chất của Vùng so với cả nước đến năm 2010 chiếm khoảng 76-77%, năm 2015 khoảng 87-88%.

Công nghiệp hoá chất chiếm tỷ trọng khoảng 14-15% trong cơ cấu công nghiệp Vùng năm 2010 và 16-17% năm 2020.

c) Quy hoạch phát triển

- Chuyến đổi cơ cấu sản phẩm hướng vào các sản phẩm chủ lực như sản phẩm hoá dầu, sản phẩm nhựa cao cấp, chất tẩy rửa và các sản phẩm chăm sóc cá nhân cao cấp; săm lốp ô tô, xe máy, phân bón; cồn ethanol, pin, ắc quy cao cấp, sơn. 

- Hình thành các khu công nghiệp hoá chất tập trung; thực hiện triệt để kế hoạch di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường vào các khu, cụm công nghiệp, kết hợp đầu tư cải tạo, nâng cấp và đổi mới thiết bị, công nghệ.

- Các dự án quy mô lớn, sản xuất các sản phẩm chủ lực, công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, sẽ tập trung chủ yếu tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu. Các dự án sản xuất có quy mô nhỏ và vừa được bố trí tại các tỉnh khác trong vùng.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, các dự án chủ yếu bố trí trong các khu công nghiệp chuyên ngành như cồn etanol, chất tẩy rửa bố trí tại huyện Nhà Bè; sản phẩm nhựa, cao su tại huyện Bình Chánh, Hóc Môn; sản xuất thuốc, hoá mỹ phẩm tại huyện Củ Chi.

Tại Tây Ninh, các dự án cao su bố trí tại khu công nghiệp Trảng Bàng; các sản phẩm nhựa ở cụm công nghiệp Bến Củi.

Tại Bình Phước, các dự án cao su bố trí tại Đồng Phú, Bình Long.

Tại Đồng Nai các dự án áp dụng công nghệ sạch bố trí trong khu công nghiệp Nhơn Trạch, An Phước, Gò Dầu, Tam Phước.

Tại Bà Rịa - Vũng Tàu các nhà máy sản xuất sản phẩm hoá dầu bố trí trong khu liên hợp với nhà máy lọc dầu.

Tại Long An phát triển sản xuất phân bón NPK, các sản phẩm nhựa.

4.7. Qui hoạch phát triển ngành dệt may, da giày

a) Quan điểm phát triển

- Phát triển ngành theo hướng áp dụng công nghệ tiên tiến, sản xuất các sản phẩm cao cấp, thời trang, có giá trị gia tăng cao. Chuyển dịch công đoạn xử dụng nhiều lao động từ trung tâm Vùng sang các tỉnh khác, vùng khác.

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển, đặc biệt thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dệt và hoàn tất xử lý vải, da giày;

- Ưu tiên phát triển các lĩnh vực thời trang, sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu chính cho ngành dệt- may, da- giày trong Vùng và cả nước;

- Xây dựng các thương hiệu mạnh của ngành, giảm dần tỷ trọng gia công cho nước ngoài.

b) Mục tiêu phát triển

- Phấn đấu đạt mức tăng trưởng sản xuất bình quân trong giai đoạn quy hoạch khoảng 11%, trong đó giai đoạn 2006-2010 đạt 10,87%, giai đoạn 2011-2015 đạt 11,08% và giai đoạn 2016-2020 đạt 11,01%, đáp ứng 60% nhu cầu nguyên phụ liệu của cả nước.

- Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 6 - 6,5 tỷ USD, chiếm 50% giá trị xuất khẩu dệt - may, da - giày của cả nước; đạt 9 - 10 tỷ USD năm 2015, chiếm khoảng 45% của cả nước và 12 - 13 tỷ USD năm 2020, chiếm khoảng 40% của cả nước.

c) Quy hoạch phát triển

- Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm giao dịch, nghiên cứu, thiết kế  mẫu mốt phục vụ cho công nghiệp dệt - may, da - giày của Vùng và cả nước.

- Quy hoạch phát triển các nhóm sản phẩm theo lãnh thổ như sau:

+ Kéo sợi và sản xuất sợi: Các nhà máy phải đặt gần cảng để thuận lợi cho việc chuyên chở nguyên phụ liệu và sản phẩm, nên bố trí tại Bà Rịa - Vũng tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, thành phố Hồ Chí Minh.

+ Dệt: Các nhà máy gần thị trường tiêu thụ và nơi cung cấp nguyên liệu, tận dụng các điểm gần nhà máy xử lý hoàn tất vải, nên bố trí tại Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Long An, thành phố Hồ Chí Minh.

+ Nhuộm hoàn tất, thuộc da: Các nhà máy đặt trong các khu công nghiệp tập trung, có khả năng giải quyết vấn đề sử lý nước thải, đáp ứng yêu cầu về môi trường nên bố trí tại Tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An.

+ May mặc, da giày: Sử dụng nhiều lao động và chủ yếu là lao động nữ nên phát triển tại Bình Phước, Tiền Giang, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu.

+ Trung tâm giao dịch, sản xuất nguyên phụ liệu ngành may, da giày: nên bố trí ở thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Nai, Bình Dương.

4.8. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

a) Quan điểm phát triển

- Đầu tư công nghệ, kỹ thuật để sản xuất một số chủng loại vật liệu xây dựng mới, cao cấp tại một số địa phương có lợi thế, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; đáp ứng nhu cầu trong vùng các vật liệu xây dựng thông thường trên cơ sở nguồn nguyên liệu tại địa phương.

- Phát triển quy mô và phân bố sản xuất phải phù hợp với nguồn tài nguyên, thị trường tiêu thụ, điều kiện giao thông; gắn cơ sở sản xuất với cơ sở nguyên liệu.

- Không khuyến khích đầu tư mở rộng sản xuất vào những mặt hàng cung đã vượt cầu, khuyến khích đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm và phục vụ xuất khẩu.

b) Mục tiêu phát triển:

- Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân về giá trị sản xuất giai đoạn 2006-2010 là 13-14%, giai đoạn 2011-2015: 8,5-9,5% và giai đoạn 2016-2020 là 9-10%.

- Tập trung phát triển các sản phẩm cao cấp, sản phẩm xuất khẩu; đáp ứng nhu cầu các sản phẩm thông thường phù hợp nguồn nguyên liệu tại địa bàn.   

c) Quy hoạch phát triển

- Đầu tư sản xuất xi măng tại Tây Ninh và Bình Phước; xây dựng các trạm nghiền xi măng phục vụ nhu cầu tại chỗ tại Bà Rịa -Vũng Tàu

- Đẩy mạnh công tác di dời các cơ sở sản xuất gạch ngói nung thủ công ra khỏi đô thị, đầu tư các lò gạch tuy nen và gạch không nung.

- Sản xuất gốm sứ vệ sinh : Bình Dương, Đồng Nai.

- Sản xuất gạch ốp lát các loại : Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh.

- Sản xuất kính xây dựng, thuỷ tinh : Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh.

4.9. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện

a) Quan điểm phát triển

- Phát triển điện lực Vùng phải phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, có tính đến các điều kiện cụ thể Vùng, đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định.

- Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn trong nước và vốn nước ngoài, đa dạng hoá các hình thức đầu tư để phát triển nguồn điện. Ưu tiên phát triển nguồn năng lượng mới và tái tạo cho các địa bàn thuộc vùng sâu, vùng xa, hải đảo.

- Ưu tiên xây dựng các công trình thuỷ điện đa mục tiêu trong Vùng nhằm chống lũ, cấp nước, phát điện cho Vùng và hỗ trợ cấp nguồn cho hệ thống.

- Phát triển và hoàn thiện mạng lưới điện trong Vùng nhằm nâng cao độ ổn định, tin cậy cung cấp điện theo tiêu chí N-1, giảm thiểu tổn thất điện năng.

- Sơ đồ lưới điện phải có độ dự trữ và tính linh hoạt cao cung cấp điện an toàn, ổn định, đảm bảo chất lượng điện năng (điện áp và tần số) cho phát triển kinh tế - xã hội của Vùng, đặc biệt đối với khu vực trung tâm như thành phố Hồ Chí Minh và các khu chế xuất, khu công nghiệp.

b) Mục tiêu phát triển

Đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu tiêu dùng điện cho sản xuất và tiêu dùng dân cư trong Vùng, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và chất lượng điện áp, chú trọng tới các khu vực trung tâm, các khu công nghiệp, khu chế xuất.

- Trong giai đoạn 2006 - 2010 tốc độ tăng trưởng điện năng tiêu thụ khoảng 18,21%/năm; tốc độ tăng trưởng công suất khoảng 16,98%/năm; giai đoạn 2011 - 2015 tương ứng là 12,47%/năm và 12,11%/năm; giai đoạn 2016 -2020 tương ứng là 11,2%/năm và 10,8%/năm.

c) Quy hoạch phát triển

Thực hiện theo Quy hoạch phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn 2006-2015 có xét đến triển vọng 2025 và các Quy hoạch phát triển điện lực các tỉnh trong Vùng giai đoạn đến 2015. Khẩn trương nghiên cứu địa điểm phát triển thêm các nhà máy nhiệt điện than công suất lớn, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của Vùng trong trường hợp tăng trưởng cao hơn dự kiến. Phấn đấu đến 2015 trong Vùng sẽ phát triển thêm 11-13 công trình nguồn điện với tổng công suất khoảng 3.700 - 5.000 MW. Sau 2015, xây dựng thêm 2-3 nhà máy nhiệt điện than, công suất từ 1200-1800MW, đồng thời triển khai xây dựng nhà máy thuỷ điện tích năng. Phát triển đồng bộ lưới điện ở các cấp điện áp nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu dùng điện cho Vùng.

4.10. Quy hoạch phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất

a) Quan điểm phát triển

- Tập trung thu hút đầu tư để lấp đầy diện tích các khu công nghiệp, khu chế xuất hiện có. Chỉ đầu tư mở rộng hoặc đầu tư mới khi tỷ lệ lấp đầy đạt được trên 75%. Phát triển các khu công nghiệp đồng bộ với hạ tầng xã hội, chăm lo điều kiện làm việc, đời sống và nhà ở cho người lao động.

- Cần hình thành một số khu công nghiệp chuyên ngành như luyện kim, điện tử tin học, hoá chất, đóng tàu, một số khu công nghệ cao.

- Các khu công nghiệp, khu chế xuất cần được đầu tư từ mọi nguồn vốn, nhất là vốn từ các doanh nghiệp và cần được đầu tư cơ sở hạ tầng tốt nhất để tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư.

b) Mục tiêu phát triển

Trong giai đoạn đến năm 2015 - 2020 dự kiến mở rộng và triển khai xây dựng thêm khoảng 35 nghìn ha các khu công nghiệp, khu chế xuất.

c) Quy hoạch phát triển

Đến năm 2015 tổng diện tích khu công nghiệp do Chính phủ thành lập của Vùng sẽ đạt trên 30.662 ha chiếm 52,1% so với cả nước. Các khu công nghiệp do các địa phương thành lập đến năm 2020 khoảng 23.482 ha, nâng tổng diện tích khu công nghiệp của Vùng đến năm 2020 đạt khoảng 54.144 ha.

 (Danh mục các khu công nghiệp do Chính phủ thành lập xem Phụ lục 2).

4.11. Nhu cầu vốn đầu tư

- Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2006 - 2015 khoảng 806.171 tỷ đồng, trong đó cho các ngành công nghiệp khoảng 762.546 tỷ đồng; cho cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp khoảng  43.625 tỷ đồng .

- Khả năng huy động các nguồn vốn dự kiến :

+ Vốn trong nước khoảng 65%, bao gồm từ ngân sách 14 - 15%, vay 29 -30%, vốn của doanh nghiệp 21 - 22%.

+ Vốn ngoài nước khoảng 35%, trong đó nguồn đầu tư trực tiếp 32 - 33%.

(Danh mục một số công trình chủ yếu xem Phụ lục 1)

5. Giải pháp và chính sách

5.1. Những giải pháp chính

a) Giải pháp về tổ chức

- Tăng cường sự hợp tác liên kết giữa các tỉnh trong Vùng và giữa Vùng với các Vùng kinh tế khác trong cả nước. Từng bước hình thành các cụm liên kết doanh nghiệp trong đó bao gồm doanh nghiệp sản xuất, cơ sở dịch vụ công nghiệp, cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu-triển khai, cơ sở cung ứng nguyên liệu, kho bãi.

- Hình thành một số Khu công nghệ cao tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh.

- Dịch chuyển các nhà máy gây ô nhiễm môi trường, các ngành sử dụng nhiều lao động, sử dụng nhiều nguyên vật liệu với khối lượng lớn ra khỏi các trung tâm thành phố, hướng tập trung vào các khu, cụm công nghiệp, các vùng ven đô thị, gần nơi cung cấp nguyên vật liệu

- Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, để giảm phiền hà và chi phí cho các doanh nghiệp góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho ngành.

b) Giải pháp về vốn

- Vốn từ Ngân sách  Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để đến năm 2010 hoàn thành các công trình  chủ yếu, đảm bảo thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong Vùng; một phần hỗ trợ cho đầu tư nghiên cứu đổi mới khoa học công nghệ và đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

- Ưu tiên cho các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp vay đầu tư phát triển những lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà Nhà nước khuyến khích.

- Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển, chú trọng các nguồn vốn của doanh nghiệp, từ thị trường chứng khoán, từ cổ phần hoá doanh nghiệp, nguồn FDI, vốn vay...kết hợp lồng ghép giữa các nguồn vốn để phát huy hiệu quả .

- Khuyến khích thành lập doanh nghiệp mới, khuyến khích tư nhân đầu tư sản xuất thông qua việc đơn giản hóa các thủ tục thành lập, tạo điều kiện tiếp cận về đất đai, mặt bằng sản xuất, nguồn vốn, thông tin...

c) Giải pháp về đất đai

- Phân bố kế hoạch sử dụng đất một cách hợp lý, có hiệu quả, đặc biệt đất giành cho khu công nghiệp.

- Có giải pháp và chính sách tích cực, đồng bộ về giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư cho các dự án bảo đảm tiến độ xây dựng.

d) Giải pháp về công nghệ

- Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất theo phương châm đổi mới công nghệ từng phần, từng công đoạn tiến tới đổi mới toàn bộ.

- Phát triển hệ thống thông tin khoa học và công nghệ phục vụ công tác nghiên cứu của các doanh nghiệp trong vùng. Gắn hoạt động nghiên cứu phát triển của các cơ sở nghiên cứu với các doanh nghiệp.

đ) Giải pháp về nguồn nhân lực

- Tập trung đào tạo đủ nguồn nhân lực cho các ngành then chốt như: cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin, sản xuất vật liệu mới... cho các khu công nghiệp, các dự án công nghiệp trọng điểm, các ngành nghề mới, chú trọng đào tạo nghề để có đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ lành nghề đủ khả năng nắm bắt và sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Tổ chức đào tạo lại đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý, nâng chất lượng đào tạo lên ngang tầm các nước trong khu vực và thế giới.

- Thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo nghề. Củng cố và đầu tư phát triển các Trường công nhân kỹ thuật, Trường dạy nghề của các địa phương trong Vùng.

- Có các chính sách khuyến khích doanh nghiệp và các địa phương tổ chức đào tạo nguồn nhân lực bằng các hình thức đào tạo theo địa chỉ, đào tạo tại chỗ, tổ chức dạy nghề cho cư dân nông thôn.

e) Giải pháp bảo vệ môi trường

- Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về đánh giá tác động môi trường của dự án và đánh giá môi trường chiến lược của các quy hoạch.

- Giành đủ nguồn lực cho đầu tư các dự án bảo vệ môi trường, xử lý chất thải từ các nhà máy tới các khu công nghiệp. Khuyến khích doanh nghiệp tăng tích luỹ, hình thành nguồn vốn hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường.

- Thực hiện đầy đủ công tác theo dõi, quan trắc, đo đạc và quản lý các chỉ tiêu môi trường; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường của doanh nghiệp.

5.2. Các chính sách chủ yếu

a) Chính sách về thị trường

- Xây dựng đồng bộ chính sách kích cầu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp ở nông thôn.

- Mở rộng và nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, thông tin thị trường, để giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh.

- Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý liên quan tới thương mại, để hạn chế những hành vi gian lận thương mại (hàng giả, hàng nhái, buôn lậu...), vi phạm các nguyên tắc và luật lệ thương mại quốc tế như trợ cấp, bán phá giá; các hành vi cạnh tranh không bình đẳng; nâng cao ý thức của người tiêu dùng và tăng cường vai trò của Hội bảo vệ người tiêu dùng.

- Nâng cao vai trò của các Hiệp hội ngành hàng trong công tác xúc tiến thương mại, phát triển thị trường và hỗ trợ giữa các doanh nghiệp trong Vùng.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, để giảm phiền hà và chi phí cho các doanh nghiệp, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho ngành.

b) Chính sách xúc tiến đầu tư

-  Công bố danh mục các dự án công nghiệp kêu gọi đầu tư trong từng thời kỳ để các nhà đầu tư lựa chọn các phương án đầu tư thích hợp.

- Triển khai cụ thể hoá các chủ trương chính sách phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn trong vùng.

- Khuyến khích các Tập đoàn, Tổng công ty lớn trong và ngoài nước đầu tư dưới nhiều hình thức khác nhau vào các ngành nghề công nghệ cao, các dự án có quy mô lớn, công nghệ tiên tiến.

c) Chính sách huy động vốn

- Áp dụng chính sách tạo vốn đầu tư thông qua hình thức thuê tài chính, nhất là thuê tài chính của các tổ chức nước ngoài.

- Áp dụng huy động vốn ứng trước đối với khách hàng để đầu tư hạ tầng, trước hết là đầu tư cho điện, nước và giao thông.

- Các địa phương trong Vùng có kế hoạch giành từ ngân sách địa phương 0,5 - 1% tổng thu ngân sách hàng năm để bổ sung nguồn kinh phí khuyến công.

d) Chính sách về tài chính, thuế

 - Tạo thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp được tiếp cận các nguồn tài chính một cách bình đẳng, nhanh chóng. Có cơ chế hỗ trợ tích cực cho các hoạt động khoa học công nghệ, hình thành doanh nghiệp mới, tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp vừa và nhỏ...

- Các doanh nghiệp áp dụng công nghệ cao được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, về sử dụng đất được quy định tại Điều 3, Điều 4, Quyết định số 53/2004/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về  một số chính sách khuyến khích đầu tư tại Khu công nghệ cao

- Từng địa phương cần công khai khung giá thuê đất cho từng khu vực tạo điều kiện cho các nhà đầu tư lựa chọn; phổ biến các biểu thuế theo lộ trình cam kết WTO để doanh nghiệp chủ động các giải pháp thực hiện.

- Sử dụng công cụ thuế, phí một cách linh hoạt, phù hợp với các cam kết quốc tế để khuyến khích cạnh tranh bình đẳng, đồng thời bảo hộ hợp lý một số sản phẩm công nghiệp.

e) Chính sách khoa học công nghệ

- Có chính sách hỗ trợ một phần kinh phí để đổi mới, chuyển giao công nghệ  hoặc mua thiết kế, đào tạo nhân lực.....

- Hình thành một số trung tâm nghiên cứu và phát triển mạnh đủ khả năng cung cấp thông tin, tư vấn chuyển giao công nghệ tiên tiến cho các doanh nghiệp trong Vùng.

- Có chính sách hỗ trợ tài chính để tạo lập và phát triển thị trường công nghệ, sản xuất sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm chế thử lần đầu từ các kết quả nghiên cứu.

- Các tỉnh trong Vùng có kế hoạch giành một phần ngân sách địa phương hàng năm để hỗ trợ cho các hoạt động khoa học công nghệ, nghiên cứu triển khai áp dụng công nghệ mới, các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học, áp dụng các giải pháp hữu ích...

- Cần có chính sách thu hút cán bộ quản lý giỏi, các chuyên gia khoa học kỹ thuật đầu đàn, công nhân có tay nghề cao như ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại, phương tiện làm việc, phụ cấp lương...

g) Chính sách phát triển vùng nguyên liệu

- Khuyến khích hình thành mối liên kết giữa nhà sản xuất với người cung cấp nguyên liệu bằng nhiều hình thức phù hợp trên cơ sở hài hoà lợi ích để phát triển vùng nguyên liệu và ổn định nguồn cung cấp.

- Các địa phương, doanh nghiệp có cơ chế hỗ trợ người trồng nguyên liệu về giống, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh, chăm sóc cây trồng, vật nuôi, thu hái và sơ chế, bảo quản, vận chuyển để nâng cao chất lượng nguyên liệu và hiệu quả sản xuất.

h) Chính sách đào tạo và sử dụng lao động

- Có chính sách thu hút các trí thức, chuyên gia, thợ lành nghề về công tác tại các địa phương trong vùng. Những cán bộ trẻ có năng lực cần được gửi đi đào tạo tại các nước phát triển.

- Thực hiện chính sách tuyển dụng cán bộ thông qua thi tuyển, bố trí đúng người, đúng việc; chuyển dần hình thức bổ nhiệm giám đốc doanh nghiệp sang hình thức ký hợp đồng.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ công nghiệp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân các tỉnh trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam  thực hiện quy hoạch này và tham gia có hiệu quả các hoạt động của Ban chỉ đạo điều phối phát triển các Vùng Kinh tế trọng điểm do Phó thủ tướng Chính phủ phụ trách.

2. Các Bộ : Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Xây dựng, Thương mại, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông Vận tải, Ngân hàng Nhà nước theo chức năng của mình phối hợp với Bộ Công nghiệp triển khai cụ thể hoá các giải pháp, chính sách nêu trong Quyết định này.

3. Uỷ ban nhân dân các tỉnh trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam chỉ đạo các Sở Công nghiệp:

- Hoàn thiện quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn mỗi tỉnh, thành phố cho phù hợp với quy hoạch tổng thể của Vùng.

- Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp triển khai các dự án.

- Đưa các nội dung triển khai quy hoạch công nghiệp theo Vùng vào kế hoạch hàng năm, kế hoạch 5 năm (đến năm 2015) để Bộ Công nghiệp tổng hợp, cân đối.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh trong Vùng Kinh tế trọng điểm Phía Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

  

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc  Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố  trực thuộc Trung ương;
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- UBKT&NS  của Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- VPCP,  Website Chính  phủ, Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ; 
- Công báo;
 - Các Vụ NLDK, CLH, TDTP, KHCN, TCKT,  HTQT;
 - Cục CNĐP;
 - Viện CLCSCN;
 - Lưu: VT, KH.

BỘ TRƯỞNG




Hoàng Trung Hải

 

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHỦ YẾU GIAI ĐOẠN 2006-2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 30/2007/QĐ-BCN ngày 17 tháng 7 năm 2007)

1. NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI KHOÁNG

TT

Địa phương
Tên dự án

2006-2010

2011-2015

Sản lượng

Vốn đầu tư

Sản lượng

Vốn đầu tư

1

Tận khai các mỏ dầu Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Rạng Đông, Hồng Ngọc, Ngọc Lục Bảo

20,5-21,5 triệu tấn sản lượng quy dầu (năm 2010)

800-1.000
triệu U$

22,5-23,5 triệu tấn sản lượng quy dầu (năm 2015)

 

2

Tăng sản lượng các mỏ mới khai thác: khí Lan Tây, dầu Sư Tử Đen

3

Khai thác mỏ khí mới: Rồng Đôi, Rồng Đôi Tây và Lan Đỏ

600-750 triệu U$

4

Tận khai các mỏ dầu Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Rạng Đông, Hồng Ngọc, Ngọc Lục Bảo

 

 

1.100-1.500
triệu U$

5

Khai thác mỏ khí Hải Thạch, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Nga, Kim Cương Tây, Sư Tử Trắng

 

 

6

Khai thác mỏ dầu Rồng Trẻ và Tê Giác Trắng

 

 

7

Thăm dò các khu vực quanh mỏ Tê Giác Trắng; tìm kiếm, thăm dò các lô mở bể Cửu Long, Nam Côn Sơn, Tư Chính-Vũng Mây.

 

1.000-1.300
triệu U$

 

1.000-1.500
triệu U$

 

 


2. NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG LÂM THUỶ SẢN

STT

Địa phương

Các dự án đầu tư

Giai đoạn 2006¸ 2010

Giai đoạn 2011¸ 2015

Giai đoạn 2016¸ 2025

Công suất

Vốn đầu tư (tỷ đồng)

Công suất

Vốn đầu tư (tỷ đồng)

Công suất

Vốn đầu tư (tỷ đồng)

 

1

 

TP.HCM

Công nghiệp xay xát

- Kho bảo quản

 

100.000m3

 

100,0

 

100.000m3

 

-

 

100.000m3

 

 

2

Long An

- Kho bảo quản

50.000m3

50,0

100.000m3

50,0

100.000m3

-

3

Cả vùng

- Đầu các dây chuyền đánh bóng, tách mầu

400.000T/M

80,0

800.000T/n

80,0

800.000T/n

-

 

 

- ĐTCS và đổi mới thiết bị

-

50,0

-

80,0

-

150,0

 

 

Công nghiệp CB thức ăn chăn nuôi

 

 

 

 

 

150,0

1

Đồng Nai

- ĐT XD nhà máy CB thức ăn chăn nuôi

300.000T/n

22,0

500.000T/n

150,0

500.000T/n

-

2

Bà Rịa - VT

- ĐT XD nhà máy CB thức ăn chăn nuôi

100.000T/n

80,0

200.000T/n

80,0

500.000T/n

200,0

3

Tiền Giang

- Hoàn chỉnh Nhà máy CB thức ăn thuỷ sản

160.000T/n

300,0

160.000T/n

-

300.000T/n

250,0

4

Cả vùng

ĐTCS và đổi mới thiết bị các nhà máy

-

120,0

-

150

-

300,0

 

 

Công nghiệp chế biến tinh bột sắn

 

 

 

 

 

 

1

Tây Ninh

- ĐTXD Nhà máy CB mật nha từ bộ sắn

10 tsp/ngày

10,0

20Tsp/ngày

10,0

20Tsp/ngày

-

2

Cả vùng

ĐTCS nâng cao chất lượng bột, xử lý môi trường

-

100,0

-

100,0

-

100,0

 

 

Công nghiệp sơ chế mủ cao su

 

 

 

 

 

 

1

Bình Phước

- ĐTXD 3 nhà máy sơ chế mủ cao su

3 x 10.000T/n

120,0

3 x 20.000T/n

60.0

3 x 20.000T/n

-

2

Bình Dương

- ĐTXD 2 nhà máy sơ chế mủ cao su

2 x 10.000T/n

80,0

2 x 20.000T/n

40.0

2 x 20.000T/n

-

3

Đồng Nai

- ĐTXD 2 nhà máy sơ chế mủ cao su

2 x 6.000T/n

40,0

2 x 10.000T/n

20.0

2 x 6.000T/n

-

4

Tây Ninh

- ĐTXD 2 nhà máy sơ chế mủ cao su

2 x 6.000T/n

40,0

2 x 10.000T/n

20.0

2 x 6.000T/n

-

5

Bà Rịa - VT

- ĐTXD  nhà máy sơ chế mủ cao su

6.000T/n

20,0

10.000T/n

10.0

10.000T/n

-

6

Cả vùng

Đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị

-

100,0

-

100.0

-

200,0

 

 

Công nghiệp chế biến dầu thực vật

 

 

 

 

 

 

1

Bình Dương

- Hoàn chỉnh và đưa vào sản xuất n/m dầu Đasô

120.000T/n

300,0

120.000T/n

-

120.000T/n

-

 

 

- Cải tạo, mở rộng n/m ép dầu thực vật

60.000T/n

100,0

60.000T/n

-

60.000T/n

-

2

Bà Rịa - VT

- ĐTXD nhà máy trích ly dầu đậu nành

300.000T/n

320,0

300.000T/n

-

600.000T/n

320,0

 

 

Công nghiệp chế biến Rượu-Bia-Nước giải khát

 

 

 

 

 

 

1

TP. HCM

- XD 3 nhà máy Bia Sài Gòn-Củ Chi

200 tr lít/n

4.000,0

300 tr lít/n

2.000,0

500 tr lít/n

4.000,0

2

Đồng Nai

- ĐT mở rộng sản xuất nhà máy Bia

20 tr lít/n

300,0

20 tr lít/n

-

20 tr lít/n

-

3

Bà Rịa - VT

- ĐT Mở rộng sản xuất nhà máy Bia

10 tr lít/n

160,0

10 tr lít/n

-

10 tr lít/n

-

4

Tiền Giang

Phát huy hết  công suất nhà máy Bia Foster

70 tr lít/n

50,0

70 tr lít/n

-

70 tr lít/n

-

5

Long An

Nhà máy bia quy mô lớn

50-100 tr.lít/n

 

 

 

 

 

 

 

Công nghiệp sản xuất giấy

 

 

 

 

 

 

1

Đồng Nai

- Mở rộng sản xuất Cty giấy Tân Mai

200.000t/n

150.000Tbột/n

 

1600,0

200.000T/n

150.000T/n

-

200.000T/n

150.000T/n

 

 

 

- Mở rộng sản xuất Cty cổ phần giấy Đồng Nai

100.000T giấy/n

60.000Tbột/n

300,0

100.000T/n

60.000T/n

-

100.000T/n

60.000T/n

 

 

 

- Mở rộng PX giấy bao bì nhà máy Gổ Đồng Nai

50.000T/n

100,0

 

-

50.000T/n

 

2

Bình Dương

- Mở rộng sản xuất Cty Giấy Bình An

100.000T giấy/n

60.000Tbột/n

 

200,0

100.000T/n

60.000T/n

-

100.000T/n

60.000T/n

 

 

Bình Dương

Nhà máy giấy kraft Vina (Thái Lan)

220.000 tấn/năm

136 triệu USD

 

 

 

 

3

Long An

Nhà máy bột giấy Phương Nam, H, Thạch Hoá

100.000T/n

 

 

 

 

 

4

Bình Phước

Đầu tư xây dựng nhà máy bột giấy

-

-

50.000T/n

1.800,0

100.000T/n

1000,0

5

Cả vùng

MRSX các nhà máy hiện có

400.000T/n

1,000

600.000T/n

1000,0

1.000.000T/n

2.500,0

3. NGÀNH CƠ KHÍ

STT

Dự án

Sản phẩm

Vốn đầu tư­ (tỷ đồng)

2006-2010

2011-2015

1

Xây dựng mới nhà máy thiết bị điện dân dụng

Tủ lạnh, máy giặt 50.000 cái/năm. Nồi cơm điện, máy xay sinh tố 500.000 cái/năm

100

150

2

Xây dựng nhà máy sản xuất kết cấu phi kim loại, thiết bị phi tiêu chuẩn

20.000 T/năm

20

20

3

Xây dựng xưởng đúc ống gang cầu

ống dẫn n­ớc1000 T/ năm

15

10

4

Xưởng sản xuất khung nhà thép

5.000 tấn/năm

47

 

5

N/m SX bulông, ốc vít, đinh tán, vòng đệm

300tr.SP/năm

78

 

6

N/m sản xuất ống thép (dầu khí)

10000Tấn/năm

78

 

7

N/m đóng sửa chữa tàu biển Long Sơn

Sau năm 2015 đầu t­ mở rộng

930

1.550

8

N/m SX van công nghiệp phục vụ dầu khí, hoá chất CN điện, CN đóng tàu

3.000tấn/năm (sau năm 2015)

 

1.550

9

N/m cơ khí nặng

20.000 tấn/năm (sau năm 2015)

 

15.500

10

Dự án sản xuất ô tô buýt:

1.200 xe/năm

4,2 tr.USD.

 

11

Dự án sản xuất ô tô mini buýt

2.000 xe/năm.

Sau năm 2010 nâng công suất lên 4.000 xe/năm

2 tr. USD

2,9 tr. USD

12

Nhà máy sản xuất thiết bị điện gia đình

Tủ lạnh: 100.000 cái/năm

Máy điều hoà không khí: 50.000 cái/năm

Máy hút bụi: 10.000 cái/năm

Nồi cơm điện: 100.000 cái/năm

Máy xay sinh tố: 50.000 cái/năm

20 tr. USD

 

13

Dự án đầu tư­­ mới Nhà máy sản xuất đồng hồ đo đếm điện:

Công tơ điện, đồng hồ đo các thông số điện các loại. Sản lượng: 5 triệu sản phẩm/năm.

12 tr. USD

 

14

Dự án đầu tư­ NM chế tạo dụng cụ cắt gọt cho máy công cụ

500 T/năm.

10 tr. USD

 

15

Đầu tư­  nhà máy chế tạo sản phẩm quy chế  mới

Sản phẩm,: Bu-lông, đai ốc, vòng đệm lò xo chất lượng cao phục vụ cho công nghiệp ô tô, xe máy, đường sắt, cầu... - Sản l­ượng 3.000 T/năm

4,5 tr. USD

 

16

Nâng cao năng lực thiết kế chế tạo Công ty CK Tây Ninh

500 Tấn thiết bị/năm

40

 

17

Nhà máy SX thiết bị điện và khí cụ điện

100.000 SP/năm

40

 

18

Cơ sở chế tạo kết cấu thép

5.000 Tấn/năm. Sau năm 2010 có thể mở rộng lên 6.000Tấn/năm

20

20

19

NM SX thanh nhôm định hình

2000 tấn SP/năm.

Sau 2010 nâng CS lên 4.000 tấn SP/năm

50

40

20

Đầu tư cơ sở chế tạo cấu kiện kim loại

1.500 tấn sản phẩm/năm

10

30

21

NM SX và lắp ráp đồ điện gia dụng

 500.000 SP/năm

-

50

22

NM SX phụ tùng và lắp ráp xe máy

5000 xe và phụ tùng/năm.

Sau 2010 nâng CS lên gấp đôi

40

40

 


4- NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ

TT

Tên dự án

Vốn ĐT (tr. USD)

06-10

11-15

10

Sản xuất mạch in nhiều lớp

17

10

15

Dự án nhà máy sản xuất đóng gói chíp của Intel

300

305

17

Các dự án tăng vốn của Nidec

150

200

19

Sản xuất tấm silicon

50

50

20

Sản xuất màn tinh thể lỏng cho ĐT di động

20

20

21

Sản xuất bộ nhớ động NAND

30

20

23

Sản xuất "than nano" lỏng và ống than nano

10

20

25

Sản xuất các thiết bị điện tử sử dụng cho thanh toán ngân hàng

15

10

27

Sản xuất các thiết bị điện tử cho ngành điện lực

10

10

31

Sản xuất, lắp ráp màn hình tivi LCD, Plasma

10

30

34

Mở rộng và tăng vốn của các dự án FDI hiện có

150

200

5

Sản xuất, lắp ráp các thiết bị thu phát không dây

30

20

7

Dây chuyền lắp ráp máy tính để bàn + xách tay

7

10

8

Sản xuất, lắp ráp các thiết bị truyền hình kỹ thuật số đa chức năng

10

10

10

Sản xuất linh kiện và lắp ráp các thiết bị l­u trữ số, ổ đĩa, băng từ

25

50

13

Sản xuất bản mạch in dẻo dùng trong các thiết bị điện tử số

50

30

1

Sản xuất bộ nhớ DRAM và DDRAM cho máy tính để bàn và laptop

30

20

3

Sản xuất thẻ nhớ di động cho máy ảnh, máy tính, camera

30

20

4

Sản xuất các thiết bị điện tử cảm biến

15

20

5- NGÀNH HOÁ CHẤT

TT

Dự án

Công suất

Vốn đầu tư  (Tỷ đồng)

2006 - 2010

2011 - 2015

1

Nhà máy sản xuất lốp ô tô  theo công nghệ radian

2-3 triệu bộ/năm

1.500

 

6

Nhà máy sản xuất pin nhiên liệu rắn

5 triệu sản phẩm/năm

300-500

 

7

Nhà máy hoặc xưởng sản xuất pin Niken Hydro kim loại hoặc pin ion - Li

1 – 1,5 triệu sản phẩm/năm

200

 

10

Nhà máy sản xuất băng tải và dây curoa 

1 triệu m2 băng tải và 3 triệu m dây curoa/năm

 

1.000

13

Nhà máy sản xuất pin ion - Li

5 triệu sản phẩm/năm

 

300-500

17

Nhà máy sản xuất ethanol

100 triệu lít/năm

1600

 

18

Nhà máy sản xuất Formaldehyt

300.000 tấn/năm

300

 

19

Nhà máy sản xuất etylen và polyetylen

300.000 tấn/năm

4.960

 

20

Nhà máy sản xuất PVC

100.000 tấn/năm

1.085

 

21

Nhà máy lọc dầu Long Sơn

6,5 triệu tấn/năm

20.150

 

26

Nhà máy sản xuất phân NPK

300.000 tấn/năm

 

30

27

Nhà máy sản xuất săm lốp ôtô, máy kéo

1 triệu bộ/năm

 

3.120

6- NGÀNH DỆT-MAY, DA-GIÀY

Vải dệt kim:

(Bình quân công suất 1.000 tấn.năm/nhà máy)

Tỉnh

2010

2015

2020

SL (Tấn)

VĐT (tỷ đồng)

SL (Tấn)

VĐT (tỷ đồng)

SL (Tấn)

VĐT (tỷ đồng)

Đồng Nai

2.000

50

1.000

25

2.000

50

Long An

1.000

25

2.000

50

1.000

25

Bình Dương

1.000

25

1.000

25

1.000

25

Tp. Hồ Chí Minh

1.000

25

 

 

 

 

Tổng cộng

5.000

125

4.000

100

4.000

100

May mặc:

(Bình quân 2 triệu sản phẩm.năm/nhà máy)

Tỉnh

2010

2015

2020

SL (Tr.SP)

VĐT (tỷ đồng)

SL (Tr.SP)

VĐT (tỷ đồng)

SL (Tr.SP)

VĐT (tỷ đồng)

Bà Rịa- Vũng Tàu

6

30

4

20

4

20

Đồng Nai

6

30

4

20

4

20

Long An

10

50

10

50

20

100

Bình Dương

4

20

4

20

4

20

Tây Ninh

10

50

20

100

20

100

Bình Phước

6

30

20

100

20

100

Tiền Giang

6

30

20

100

10

50

Tổng cộng

48

250

82

410

82

410

Da giày:

(Bình quân công suất 2 triệu sản phẩm.năm/nhà máy)

Tỉnh

2010

2015

2020

SL (Tr.SP)

VĐT (tỷ đồng)

SL (Tr.SP)

VĐT (tỷ đồng)

SL (Tr.SP)

VĐT (tỷ đồng)

Bà Rịa- Vũng Tàu

6

42

4

16

4

16

Đồng Nai

6

42

4

16

4

16

Long An

10

70

10

40

20

80

Bình Dương

6

42

4

16

4

16

Tây Ninh

10

70

20

80

20

80

Bình Phước

6

42

20

80

20

80

Tiền Giang

6

42

20

80

10

40

Tổng cộng

50

350

82

574

82

574

 

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 30/2007/QĐ-BCN ngày 17 tháng 7 năm 2007)

TT

Tên KCN

Địa phương

Diện tích (ha)

Ghi chú

1

KCN Tân Phú

Đồng Nai

60

 

2

KCN Bàu Xéo

Đồng Nai

492

 

3

KCN Ông Kèo

Đồng Nai

300

 

4

KCN Lộc An-Bình Sơn

Đồng Nai

500

 

5

KCN Long Đức

Đồng Nai

450

 

6

KCN Long Khánh

Đồng Nai

300

 

7

KCN Định Quán

Đồng Nai

150

Mở rộng

8

KCN Giang Điền

Đồng Nai

500

 

9

KCN Dầu Giây

Đồng Nai

300

 

10

KCN Mỹ Phước 3

Bình Dương

1.000

 

11

KCN Việt Hương 2

Bình Dương

140

Mở rộng

12

KCN Xanh Bình Dương

Bình Dương

200

 

13

KCN An Tây

Bình Dương

500

 

14

KCN Chơn Thành

Bình Phước

255

Mở rộng

15

KCN Nam Đồng Phú

Bình Phước

150

 

16

KCN Tân Khai

Bình Phước

700

 

17

KCN Minh Hưng

Bình Phước

700

 

18

KCN Đồng Xoài

Bình Phước

650

 

19

KCN Bắc Đồng Phú

Bình Phước

250

 

20

KCN Mỹ Xuân A2

BR- Vũng Tàu

90

Mở rộng

21

KCN Long Hương

BR- Vũng Tàu

400

 

22

Mỹ Xuân B1-Đại Dương

BR- Vũng Tàu

146

Mở rộng

23

KCN Hiệp Phước

TP. HCM

630

Mở rộng

24

KCN Phú Hữu

TP. HCM

162

 

25

KCN Tây Bắc Củ Chi

TP. HCM

170

Mở rộng

26

KCN Trâm Vàng

Tây Ninh

375

 

27

KCN Trảng Bàng

Tây Ninh

163

Mở rộng

28

Cầu Tràm (Cầu Đước)

Long An

78

 

29

Tân Bửu-Mỹ Yên-Long Hiệp

Long An

340

 

30

KCN Tân Thành

Long An

300

 

31

KCN Nam Tân Lập

Long An

200

 

32

KCN Bắc Tân Tập

Long An

100

 

33

KCN Nhật Chánh

Long An

122

 

34

KCN Đức Hòa 3

Long An

2.300

 

35

KCN Thuận Đạo

Long An

200

Mở rộng

36

Tân Kim (Tân Phước MR)

Long An

56

Mở rộng

37

KCN Thạnh Đức

Long An

256

 

38

KCN An Nhật Tân

Long An

120

 

39

KCN Long Hậu

Long An

142

 

40

KCN Tân Hương

Tiền Giang

59

Mở rộng

41

KCNTT Soài Rạp

Tiền Giang

289

 

Tổng cộng vùng

 

14.294

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 30/2007/QĐ-BCN phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2015, có xét đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành

  • Số hiệu: 30/2007/QĐ-BCN
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 17/07/2007
  • Nơi ban hành: Bộ Công nghiệp
  • Người ký: Hoàng Trung Hải
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 562 đến số 563
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản