Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2974/QĐ-UBND | Hà Giang, ngày 28 tháng 12 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 580/2018/UBTVQH14 ngày 04 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
Căn cứ Nghị quyết số 32/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2018 của HĐND tỉnh về việc thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thành Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang;
Căn cứ Kết luận số 404-KL/TU ngày 18 tháng 10 năm 2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác tổ chức bộ máy cán bộ;
Xét đề nghị của Trưởng Ban Tổ chức - Nội vụ tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thành Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; Trưởng Ban Tổ chức - Nội vụ tỉnh; Giám đốc Sở Tài chính và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
THÍ ĐIỂM HỢP NHẤT VĂN PHÒNG ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI, VĂN PHÒNG HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ VĂN PHÒNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÀNH VĂN PHÒNG ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI, HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
(Kèm theo Quyết định số: 2974/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2018 của UBND tỉnh)
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Ngày 04/10/2018, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 580/2018/UBTVQH14 về việc thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại 10 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó có tỉnh Hà Giang; Nghị quyết có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành và thời gian thực hiện thí điểm từ ngày 01/01/2019 đến hết ngày 31/12/2019.
Ngày 07/12/2018, HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết số 32/NQ-HĐND về việc thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thành Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang. Do đó, việc xây dựng Đề án là cần thiết để cụ thể hóa các phương án, giải pháp xử lý tổ chức bộ máy, biên chế, tài sản, tài chính và các vấn đề khác liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện thí điểm hợp nhất 03 cơ quan Văn phòng theo Nghị quyết số 580/2018/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị quyết số 32/NQ-HĐND ngày 07/12/2018 của HĐND tỉnh.
1. Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
2. Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức;
3. Nghị quyết số 580/2018/UBTVQH14 ngày 04/10/2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
4. Nghị định số 83/2006/NĐ-CP ngày 17/8/2006 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính, tổ chức sự nghiệp nhà nước;
5. Nghị quyết 1097/2015/UBTVQH13 ngày 22/12/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
6. Nghị định số 48/2016/NĐ-CP ngày 27/5/2016 của Chính phủ quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
7. Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
8. Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
9. Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
10. Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-VPCP-BNV ngày 23/10/2015 của Văn phòng Chính phủ và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
11. Quyết định số 99/QĐ-HĐND ngày 26/6/2012 của Thường trực HĐND tỉnh về thành lập Trung tâm Thông tin trực thuộc Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Hà Giang;
12. Quyết định số 1021/QĐ-UBND ngày 30 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Trung tâm Hành chính công tỉnh Hà Giang; Quyết định số 1584/QĐ-UBND ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc sáp nhập bộ phận cổng thông tin điện tử thuộc Sở Thông tin và Truyền thông vào Trung tâm Công báo - Tin học thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và Quyết định số 1977/QĐ-UBND ngày 24/9/2018 của UBND tỉnh về việc chuyển giao nguyên trạng Chi cục Văn thư lưu trữ và Ban Thi đua khen thưởng từ trực thuộc Sở Nội vụ sang trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh.
13. Kết luận số 404-KL/TU ngày 18/10/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về cho chủ trương thực hiện đối với một số Đề án theo Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII trên địa bàn tỉnh.
14. Nghị quyết số 32/NQ-HĐND ngày 07/12/2018 của HĐND tỉnh về việc thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thành Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang.
III. THỰC TRẠNG (tính đến thời điểm tháng 10/2018)
1.1. Vị trí, chức năng
1.1.1. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội là cơ quan tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của các đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tại địa phương.
1.1.2. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội trực thuộc Văn phòng Quốc hội.
1.2. Nhiệm vụ
1.2.1. Trong công tác tham mưu, tổng hợp, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội có những nhiệm vụ sau đây:
a) Tham mưu, tổ chức phục vụ Đoàn đại biểu Quốc hội thảo luận về dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác, dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội theo yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội; phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đại biểu Quốc hội thực hiện quyền trình dự án luật, pháp lệnh và kiến nghị về luật, pháp lệnh;
b) Tham mưu, tổ chức phục vụ hoạt động giám sát, khảo sát của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội; thực hiện chỉ đạo của Đoàn đại biểu Quốc hội trong phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan phục vụ hoạt động giám sát, khảo sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội tại địa phương;
c) Tham mưu, tổ chức phục vụ đại biểu Quốc hội trong việc tiếp xúc cử tri; giúp Đoàn đại biểu Quốc hội tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri chuyển đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật;
d) Tham mưu, tổ chức phục vụ đại biểu Quốc hội trong việc tiếp công dân và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân gửi đến đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân do đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết;
đ) Phối hợp phục vụ hoạt động của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội; giúp đại biểu Quốc hội tham gia hoạt động của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội mà đại biểu là thành viên và các hoạt động khác của các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội;
e) Giúp Đoàn đại biểu Quốc hội xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng tháng, hàng quý, 06 tháng và cả năm; báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội về tình hình hoạt động của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội 06 tháng, cả năm hoặc theo yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
1.2.2. Trong công tác hành chính, tổ chức, quản trị, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội có những nhiệm vụ sau đây:
a) Giúp Đoàn đại biểu Quốc hội lập dự toán kinh phí hoạt động hàng năm, quản lý kinh phí và tài sản của Đoàn đại biểu Quốc hội để bảo đảm các điều kiện hoạt động của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội;
b) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện việc quản lý công chức, người lao động của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội theo phân cấp quản lý cán bộ và quy định của pháp luật;
c) Tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, lễ tân, bảo vệ.
1.2.3. Ngoài các nhiệm vụ quy định ở trên, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội có những nhiệm vụ sau đây:
a) Giúp Đoàn đại biểu Quốc hội, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội giữ mối liên hệ công tác với các cơ quan trung ương và Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố khác trực thuộc trung ương; Thường trực tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và các cơ quan, tổ chức khác ở địa phương;
b) Xây dựng, khai thác hệ thống thông tin, dữ liệu phục vụ hoạt động của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội; tổ chức nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác của Văn phòng;
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội giao.
1.3. Biên chế, nhân sự
1.3.1. Biên chế được giao: Biên chế công chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội nằm trong tổng biên chế công chức của Văn phòng Quốc hội.
Năm 2018, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang được giao 08 chỉ tiêu, trong đó có 06 biên chế công chức và 02 hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP.
1.3.2. Biên chế đã thực hiện: 08/08, trong đó có 06 công chức, 02 hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP.
1.3.3. Nhân sự: Tổng số 08 người, cụ thể:
a) Chánh Văn phòng: 01 người.
b) Chuyên viên: 03 người.
c) Cán sự: 01 người.
d) Lái xe: 01 người.
đ) Hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP: 02 người.
(Có Danh sách kèm theo)
1.4. Tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị
1.4.1. Tài chính
- Tồn năm 2017 chuyển sang: Không.
- Tổng kinh phí được cấp năm 2018: 5.527.000.000 (trong đó: KP trung ương: 3.927.000.000, KP địa phương hỗ trợ: 1.300.000.000).
- Kinh phí bổ sung năm 2018: Không.
- Đã sử dụng hết tháng 9/2018: 3.219.958.021 (trong đó KP trung ương: 2.536.870.891, KP địa phương hỗ trợ: 683.087.130).
- Tồn hết tháng 9/2018: 2.007.041.979 (trong đó: KP trung ương: 616.912.870, KP địa phương hỗ trợ: 1.390.129.109).
1.4.2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị
Trụ sở Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh được bố trí chung cùng tòa nhà làm việc của Văn phòng HĐND và Văn phòng UBND tỉnh.
a) Cơ sở vật chất:
- Văn phòng được bố trí 06 phòng làm việc, trong đó:
+ 01 phòng: Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH;
+ 01 phòng: Chánh Văn phòng;
+ 02 phòng: Chuyên viên;
+ 01 phòng: Văn thư, kế toán;
+ 01 phòng: phục vụ.
- Hội trường phục vụ các hoạt động của Đoàn ĐBQH hiện nay được sử dụng chung với Hội trường của HĐND tỉnh.
b) Trang thiết bị: Chi tiết có biểu kèm theo.
2. Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh
2.1. Vị trí, chức năng
2.1.1. Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh là cơ quan tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang.
2.1.2. Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.
2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn
2.2.1. Giúp Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân và các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh xây dựng chương trình làm việc, kế hoạch hoạt động hàng tháng, hàng quý, sáu tháng và cả năm; tổ chức phục vụ việc thực hiện chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt.
2.2.2. Phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch điều hành công việc chung của Hội đồng nhân dân tỉnh; điều hòa, phối hợp hoạt động các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh; bảo đảm việc thực hiện quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, nội quy kỳ họp Hội đồng nhân dân; giúp Thường trực Hội đồng nhân dân giữ mối liên hệ với Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh; phục vụ Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh trong hoạt động đối ngoại.
2.2.3. Giúp Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh xây dựng chương trình, tổ chức phục vụ kỳ họp Hội đồng nhân dân, phiên họp của Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh; phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan chuẩn bị tài liệu phục vụ kỳ họp Hội đồng nhân dân, phiên họp của Thường trực Hội đồng nhân dân, cuộc họp của các Ban thuộc Hội đồng nhân dân tỉnh; tổng hợp chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân.
2.2.4. Tham mưu, phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh xây dựng báo cáo công tác; tham mưu, phục vụ Ban của Hội đồng nhân dân thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án; giúp Thường trực Hội đồng nhân dân hoàn thiện các dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.
2.2.5. Tham mưu, phục vụ Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh trong hoạt động giám sát; khảo sát, theo dõi, tổng hợp, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nghị quyết về giám sát.
2.2.6. Phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tiếp công dân; tiếp nhận, tham mưu xử lý kiến nghị, đơn thư khiếu nại, tố cáo của cơ quan, tổ chức, công dân gửi đến Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cơ quan, tổ chức, công dân.
2.2.7. Phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan phục vụ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tiếp xúc cử tri; giúp Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh tổng hợp ý kiến, nguyện vọng của nhân dân và gửi cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xem xét giải quyết.
2.2.8. Phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự án Luật, dự án Pháp lệnh và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác theo yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành.
2.2.9. Phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh thực hiện việc: Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp huyện.
2.2.10. Tham mưu, phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh giải quyết các vấn đề giữa hai kỳ họp; giúp Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh thẩm tra các văn bản do Ủy ban nhân dân trình giữa hai kỳ họp của Hội đồng nhân dân theo sự phân công của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh.
2.2.11. Tham mưu, phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức các cuộc họp giao ban, trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
2.2.12. Tham mưu, phục vụ Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh giữ mối liên hệ công tác với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan, tổ chức Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, Thường trực Tỉnh ủy, Thành ủy, Ủy ban nhân dân, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân và các cơ quan, tổ chức, đoàn thể ở địa phương.
2.2.13. Được ký văn bản thông báo ý kiến, kết luận của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh; được quyền đề nghị hoặc yêu cầu các đơn vị cùng cấp, cấp dưới phối hợp thực hiện nhiệm vụ; được quyền yêu cầu các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu cho Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh hoạt động theo quy định.
2.2.14. Tham mưu, giúp Hội đồng nhân dân tỉnh: Lập dự toán kinh phí hoạt động hàng năm; tổ chức thực hiện dự toán; quản lý kinh phí hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh.
2.2.15. Giúp Hội đồng nhân dân tỉnh: Bảo đảm điều kiện hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh; thực hiện chế độ, chính sách đối với đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh.
2.2.16. Quản lý cơ sở vật chất, hoạt động nghiên cứu khoa học, công tác hành chính, lưu trữ, bảo vệ và lễ tân của cơ quan, của Hội đồng nhân dân tỉnh.
2.2.17. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện việc quản lý công chức, người lao động của Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật.
2.2.18. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh giao theo quy định của pháp luật.
2.3. Cơ cấu tổ chức
2.3.1. Lãnh đạo Văn phòng: Gồm Chánh Văn phòng, 01 Phó Chánh Văn phòng.
2.3.1. Các phòng chuyên môn (02 phòng):
a) Phòng Tổng hợp: Có nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo Văn phòng thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc các lĩnh vực hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh, Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh.
b) Phòng Hành chính - Tổ chức - Quản trị: Có nhiệm vụ tham mưu giúp lãnh đạo Văn phòng HĐND tỉnh thực hiện các nhiệm vụ về: Công tác tổ chức, cán bộ theo phân cấp quản lý; công tác thi đua - khen thưởng và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; công tác tổng hợp chung của Văn phòng; đảm bảo công tác hành chính, quản trị (văn thư, lưu trữ, lái xe, tạp vụ) để phục vụ hoạt động của HĐND tỉnh và Văn phòng HĐND tỉnh.
2.3.3. Đơn vị trực thuộc (01 đơn vị):
Trung tâm Thông tin có chức năng xây dựng và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh và Văn phòng Đoàn ĐBQH và Văn phòng HĐND tỉnh; đồng thời đảm bảo công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, đại biểu HĐND tỉnh và Văn phòng HĐND tỉnh.
2.4. Biên chế số lượng người làm việc, nhân sự
2.4.1. Biên chế:
a) Biên chế được UBND tỉnh giao năm 2018 tại Quyết định số 135/QĐ-UBND và Quyết định số 136/QĐ-UBND ngày 18/01/2018 của UBND tỉnh là 43 chỉ tiêu (trong đó: 30 biên chế công chức; 07 chỉ tiêu số lượng người làm việc và 06 hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP). Trong tổng biên chế được giao có 10 biên chế là Thường trực HĐND và Lãnh đạo các Ban HĐND tỉnh (hoạt động chuyên trách và theo Nghị định 48/20116/NĐ-CP không thuộc biên chế của Văn phòng HĐND tỉnh).
Tổng số biên chế của Văn phòng còn lại là 33, trong đó: 20 biên chế công chức, 07 chỉ tiêu số lượng người làm việc và 06 hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP, được bố trí như sau:
- Lãnh đạo Văn phòng: 03 biên chế công chức.
- Các phòng chuyên môn (23 biên chế): Phòng Tổng hợp 07 biên chế công chức; Phòng Hành chính - Tổ chức - Quản trị 16 biên chế (gồm 10 biên chế công chức, 06 hợp đồng 68).
- Trung tâm Thông tin 07 chỉ tiêu số lượng người làm việc (viên chức).
b) Biên chế đã thực hiện đến thời điểm xây dựng Đề án là 28, trong đó: 17 biên chế công chức; 06 số lượng người làm việc và 05 HĐLĐ theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP (còn 03 biên chế công chức, 01 chỉ tiêu số lượng người làm việc và 01 hợp đồng 68 chưa sử dụng).
Hiện nay, Văn phòng HĐND tỉnh đang sử dụng 02 biên chế công chức để hợp đồng làm công tác chuyên môn (01 Phòng Tổng hợp và 01 Phòng Hành chính - Tổ chức - Quản trị).
2.4.2. Nhân sự: Tổng số 30 người (gồm 17 công chức, 06 viên chức, 05 lao động hợp đồng 68 và 02 hợp đồng làm công tác chuyên môn), được bố trí theo vị trí việc làm như sau:
a) Lãnh đạo Văn phòng: 02 người, gồm Chánh Văn phòng và 01 Phó Chánh Văn phòng.
b) Các phòng chuyên môn:
- Phòng Tổng hợp: 07 người (trong đó có 01 hợp đồng làm công tác chuyên môn), gồm: Trưởng phòng, 02 Phó Trưởng phòng và 04 chuyên viên.
- Phòng Hành chính - Tổ chức - Quản trị: 15 người, (trong đó 09 công chức, 05 HĐLĐ 68 và 01 hợp đồng làm công tác chuyên môn: văn thư, thủ quỹ). Cơ cấu gồm Trưởng phòng, 03 Phó Trưởng phòng và 11 nhân viên.
c) Đơn vị trực thuộc (01 đơn vị): Trung tâm Thông tin 06 người, gồm 01 Phó Giám đốc phụ trách (đang khuyết chức danh Giám đốc) và 05 viên chức.
(Có Danh sách kèm theo)
2.5. Tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị
2.5.1. Tài chính
- Tồn 2017 chuyển sang là: 1.327.250đ
- Tổng kinh phí được cấp năm 2018 là: 8.226.000.000đ.
Trong đó: + Kinh phí cấp đầu năm 2018: 8.181.000.000đ
+ Kinh phí bổ sung trong năm 2018: 45.000.000đ
- Đã sử dụng hết tháng 9/2018 là: 6.043.157.500đ
- Tồn hết tháng 9/2018 là: 2.184.169.750
2.5.2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị
Trụ sở Văn phòng HĐND được bố trí chung cùng tòa nhà làm việc của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và Văn phòng UBND tỉnh.
3. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
3.1. Vị trí, chức năng
3.1.1. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh về: Chương trình, kế hoạch công tác; kiểm soát thủ tục hành chính; tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã; tổ chức, quản lý và công bố các thông tin chính thức về hoạt động của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; đầu mối Cổng thông tin điện tử, kết nối hệ thống thông tin hành chính điện tử chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; quản lý công báo và phục vụ các hoạt động chung của Ủy ban nhân dân tỉnh; giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo thẩm quyền; quản lý văn thư - lưu trữ và công tác quản trị nội bộ của Văn phòng.
3.1.2. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.
3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn
3.2.1. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành
a) Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
c) Văn bản hướng dẫn cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện);
d) Văn bản quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn chức danh Trưởng, Phó đơn vị thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3.2.2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành
a) Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Các văn bản khác theo sự phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
3.2.3. Tham mưu, xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh
a) Tổng hợp đề nghị của các sở, cơ quan ngang sở, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh (sau đây gọi chung là sở), Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan, tổ chức liên quan;
b) Kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đưa vào chương trình, kế hoạch công tác những vấn đề cần tập trung chỉ đạo, điều hành hoặc giao cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng đề án, dự án, dự thảo văn bản;
c) Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hoặc phê duyệt chương trình, kế hoạch công tác;
d) Theo dõi, đôn đốc các sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng;
đ) Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất kết quả thực hiện; kiến nghị giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình, kế hoạch công tác;
e) Kịp thời báo cáo, điều chỉnh chương trình, kế hoạch công tác, đáp ứng yêu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
3.2.4. Phục vụ hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị chương trình, nội dung, phục vụ các cuộc họp của Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Thực hiện chế độ tổng hợp, báo cáo;
c) Theo dõi, đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh;
d) Tổ chức công tác tiếp công dân theo quy định của pháp luật.
3.2.5. Tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau
a) Triệu tập, chủ trì các cuộc họp;
b) Theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra công tác đối với các sở; Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện;
c) Thực hiện nhiệm vụ trước Hội đồng nhân dân tỉnh; tiếp xúc, báo cáo, trả lời kiến nghị của cử tri;
d) Chỉ đạo, áp dụng biện pháp cần thiết giải quyết công việc trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp;
đ) Cải tiến lề lối làm việc; duy trì kỷ luật, kỷ cương của bộ máy hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh.
3.2.6. Tiếp nhận, xử lý, trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết những văn bản, hồ sơ do các cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi, trình (văn bản đến)
a) Đối với đề án, dự án, dự thảo văn bản do các cơ quan trình: kiểm tra hồ sơ, trình tự, thủ tục soạn thảo, thể thức, kỹ thuật trình bày dự thảo văn bản; tóm tắt nội dung, nêu rõ thẩm quyền quyết định, sự đồng bộ trong chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đối với vấn đề liên quan, đề xuất một trong các phương án: ban hành, phê duyệt; đưa ra phiên họp Ủy ban nhân dân tỉnh; gửi lấy ý kiến các thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh; thông báo ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu cơ quan soạn thảo hoàn chỉnh lại, lấy thêm ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định và Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Trong quá trình xử lý, nếu đề án, dự án, dự thảo văn bản còn ý kiến khác nhau, chủ trì họp với cơ quan, tổ chức liên quan để trao đổi trước khi trình;
b) Đối với dự thảo báo cáo, bài phát biểu: phối hợp với các cơ quan liên quan biên tập, hoàn chỉnh theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
c) Đối với văn bản khác: kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao cơ quan liên quan triển khai thực hiện; tổ chức các điều kiện cần thiết để Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý theo quy định của pháp luật và nội dung văn bản đến.
3.2.7. Phát hành, quản lý, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình, kết quả thực hiện văn bản của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
a) Quản lý, sử dụng con dấu, phát hành văn bản của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình, kết quả thực hiện văn bản của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; định kỳ rà soát, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong chỉ đạo, điều hành;
c) Rà soát nhằm phát hiện vướng mắc, phát sinh về thẩm quyền, hồ sơ, trình tự, thủ tục và nghiệp vụ hành chính văn phòng trong quá trình chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung; hàng năm, tổng hợp, báo cáo Văn phòng Chính phủ;
d) Lưu trữ văn bản, hồ sơ, tài liệu của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
3.2.8. Về cải cách hành chính:
3.2.8.1. Về kiểm soát thủ tục hành chính:
a) Hướng dẫn, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính; tổ chức thực hiện việc rà soát, đánh giá thủ tục hành chính thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
b) Cho ý kiến, thẩm định về thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh;
c) Đôn đốc các sở, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện việc thống kê các thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ; kiểm soát chất lượng và nhập dữ liệu thủ tục hành chính, văn bản liên quan đã được công bố vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; tạo đường kết nối giữa trang tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh với Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính;
d) Tổ chức tiếp nhận, nghiên cứu và đề xuất việc phân công xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi thẩm quyền của Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; theo dõi, đôn đốc việc xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính tại các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và các đơn vị khác có liên quan;
đ) Tổ chức nghiên cứu, đề xuất, trình Ủy ban nhân dân tỉnh các sáng kiến cải cách thủ tục hành chính và quy định có liên quan; theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện sau khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
e) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính tại các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã;
g) Đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh thiết lập hệ thống công chức đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính theo chế độ kiêm nhiệm tại các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và đơn vị liên quan ở địa phương;
h) Thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.
3.2.8.2. Thực hiện nhiệm vụ làm đầu mối tiếp nhận và trả kết quả tập trung đối với tất cả các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, cơ quan ngang sở và Ủy ban nhân dân tỉnh theo Quyết định số 1021/QĐ-UBND ngày 30 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Trung tâm Hành chính công tỉnh Hà Giang.
3.2.8.3. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
3.2.8.4. Thông tin, tuyên truyền; tổng hợp, báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính, cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
32.9. Về công tác văn thư, lưu trữ:
a) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và hướng dẫn thực hiện các chế độ, quy định về công tác văn thư, lưu trữ theo quy định của pháp luật;
b) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác quản lý lưu trữ thông tin số trong các cơ quan, đơn vị nhà nước trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
c) Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Danh mục tài liệu hết giá trị của Lưu trữ lịch sử của tỉnh, quyết định hủy tài liệu hết giá trị tại Lưu trữ lịch sử của tỉnh theo quy định của pháp luật;
d) Thẩm định Danh mục tài liệu hết giá trị cần hủy tại Lưu trữ cơ quan đối với cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử của tỉnh; quyết định việc hủy tài liệu có thông tin trùng lặp tại Lưu trữ lịch sử của tỉnh theo quy định của pháp luật;
đ) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác văn thư, lưu trữ;
e) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư, lưu trữ đối với đội ngũ công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ;
g) Kiểm tra việc thực hiện các chế độ, quy định về công tác văn thư, lưu trữ: Giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về văn thư, lưu trữ;
h) Thực hiện công tác báo cáo, thống kê về văn thư, lưu trữ theo quy định của pháp luật;
i) Thực hiện nhiệm vụ của Lưu trữ lịch sử của tỉnh, gồm: Trình cấp có thẩm quyền ban hành Danh mục cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu và phê duyệt Danh mục tài liệu nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử của tỉnh; hướng dẫn các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu chuẩn bị tài liệu nộp lưu; thu thập, chỉnh lý, xác định giá trị, thống kê, tu bổ phục chế, bảo hiểm, bảo quản, giải mật tài liệu lưu trữ lịch sử và tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ theo quy định của pháp luật;
k) Cấp, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề lưu trữ cho cá nhân có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật;
l) Thực hiện các hoạt động dịch vụ lưu trữ theo quy định của pháp luật.
3.2.10. Về công tác thi đua, khen thưởng:
a) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Hội đồng thi đua - khen thưởng tỉnh tổ chức các phong trào thi đua; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và các tổ chức kinh tế thực hiện các phong trào thi đua và chính sách khen thưởng của Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Chủ trì, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội ở địa phương và các cơ quan thông tin đại chúng phát hiện, tuyên truyền và nhân rộng các điển hình tiên tiến;
b) Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức làm công tác thi đua, khen thưởng ở các sở, ban, ngành, ở cấp huyện, cấp xã và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra những vấn đề liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng và giải quyết các khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật;
c) Thẩm định hồ sơ đề nghị khen thưởng của các sở, ban, ngành, của cấp huyện, cấp xã, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế ở địa phương và cơ sở, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định khen thưởng theo quy định;
d) Quản lý, lưu trữ hồ sơ khen thưởng theo quy định của pháp luật; xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về thi đua, khen thưởng; tổng hợp, báo cáo định kỳ về thi đua, khen thưởng theo quy định. Xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật; quản lý, cấp phát, thu hồi, cấp đổi hiện vật khen thưởng theo phân cấp; tham mưu tổ chức thực hiện việc trao tặng, đón nhận các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật;
đ) Làm nhiệm vụ thường trực Hội đồng Thi đua-Khen thưởng tỉnh.
3.2.11. Về công tác Thông tin - Công báo:
a) Tổ chức quản lý, cập nhật thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Thực hiện chế độ thông tin báo cáo về hoạt động của Cổng Thông tin điện tử và kết nối hệ thống thông tin hành chính điện tử chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
c) Tổ chức thực hiện Quyết định số 1584/QĐ-UBND ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc sáp nhập bộ phận Cổng thông tin điện tử thuộc Sở Thông tin và Truyền thông vào Trung tâm Công báo - Tin học thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.
3.2.12. Bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật:
a) Bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Phục vụ các chuyến công tác, làm việc, tiếp khách của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
3.2.13. Hướng dẫn nghiệp vụ hành chính văn phòng
Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh tổng kết, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ hành chính văn phòng đối với Văn phòng các sở, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện, công chức Văn phòng - Thống kê xã, phường, thị trấn.
3.2.14. Thực hiện nhiệm vụ quản trị nội bộ:
a) Tổ chức thực hiện các văn bản, quy hoạch, kế hoạch do cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt liên quan đến hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Tiếp nhận, xử lý văn bản do cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; ban hành và quản lý văn bản theo quy định;
c) Hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật và sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
d) Nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và cải cách hành chính phục vụ nhiệm vụ được giao;
đ) Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
e) Thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
g) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc; quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quy định;
h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao hoặc theo quy định của pháp luật.
3.3. Cơ cấu tổ chức
3.3.1. Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh gồm có Chánh Văn phòng và không quá 03 Phó Chánh Văn phòng.
3.3.2. Đơn vị hành chính (10 đơn vị):
a) Phòng Kinh tế - Tổng hợp;
b) Phòng Kinh tế ngành;
c) Phòng Khoa giáo - Văn xã;
d) Phòng Nội chính;
đ) Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính-
e) Phòng Hành chính - Tổ chức;
g) Phòng Quản trị - Tài vụ;
h) Ban Tiếp công dân tỉnh;
i) Ban Thi đua khen thưởng;
k) Chi cục Văn thư lưu trữ.
3.3.3. Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc (03 đơn vị):
a) Nhà khách Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Trung tâm Thông tin - Công báo tỉnh;
c) Trung tâm Hành chính công tỉnh Hà Giang.
3.4. Biên chế, số lượng người làm việc, nhân sự
3.4.1. Biên chế:
a) Biên chế được UBND tỉnh giao năm 2018 tại Quyết định số 1978/QĐ-UBND ngày 24/9/2018 của UBND tỉnh là 139 chỉ tiêu (gồm: 81 chỉ tiêu biên chế công chức, 36 chỉ tiêu số lượng người làm việc sự nghiệp khác và 22 chỉ tiêu hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP).
b) Biên chế đã thực hiện đến thời điểm xây dựng Đề án là 125/139, trong đó: 74/81 biên chế công chức; 31/36 biên chế viên chức; 20/22 hợp đồng 68 (còn 07 biên chế công chức, 05 chỉ tiêu số lượng người làm việc và 02 hợp đồng 68 chưa sử dụng). Cụ thể:
- Thường trực UBND tỉnh: 04/04 biên chế công chức, gồm Chủ tịch và 03 Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
- Lãnh đạo Văn phòng: 04/04 biên chế công chức, gồm Chánh Văn phòng và 03 Phó Văn phòng.
- Đơn vị hành chính:
(1) Phòng Kinh tế - Tổng hợp: 07/07 biên chế công chức.
(2) Phòng Kinh tế ngành: 07/07 biên chế công chức.
(3) Phòng Khoa giáo - Văn xã: 03/04 biên chế công chức.
(4) Phòng Nội chính: 03/04 biên chế công chức.
(5) Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính: 03/04 biên chế công chức.
(6) Phòng Hành chính - Tổ chức: 11/11, trong đó 06 biên chế công chức và 05 hợp đồng 68
(7) Phòng Quản trị - Tài vụ: 21/22, trong đó 11 biên chế công chức và 10/11 hợp đồng 68
(8) Ban Tiếp công dân tỉnh: 04/04 biên chế công chức
(9) Ban Thi đua khen thưởng: 15/16, trong đó 14/15 biên chế công chức và 01 hợp đồng 68.
(10) Chi cục Văn thư lưu trữ: 17/20, trong đó 08/11 biên chế công chức, 06 biên chế viên chức và 03 hợp đồng 68.
- Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc:
(1) Trung tâm Hành chính công tỉnh Hà Giang: 03/05, trong đó 02/03 biên chế viên chức và 01/02 hợp đồng 68
(2) Nhà khách Ủy ban nhân dân tỉnh: 09/11 biên chế viên chức.
(3) Trung tâm Thông tin - Công báo tỉnh: 14/16 biên chế viên chức.
3.4.2. Nhân sự: Tổng số 126 người, trong đó: 74 công chức, 31 viên chức, 20 hợp đồng 68 và 01 cán bộ Công an tỉnh biệt phái; được bố trí theo vị trí việc làm như sau:
a) Thường trực UBND tỉnh 04 người, gồm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
b) Lãnh đạo Văn phòng 04 người, gồm Chánh Văn phòng và 03 Phó Văn phòng (trong đó 01 Phó Văn phòng là cán bộ Công an tỉnh biệt phái, không thuộc biên chế của Văn phòng UBND tỉnh).
c) Đơn vị hành chính (10 đơn vị) là 92 người, trong đó:
- Phòng Kinh tế - Tổng hợp: 07 người;
- Phòng Kinh tế ngành: 07 người;
- Phòng Khoa giáo - Văn xã: 03 người;
- Phòng Nội chính: 03 người;
- Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính: 03 người;
- Phòng Hành chính - Tổ chức: 11 người;
- Phòng Quản trị - Tài vụ: 21 người;
- Ban Tiếp công dân tỉnh: 04 người;
- Ban Thi đua khen thưởng: 15 người;
- Chi cục Văn thư lưu trữ: 17 người.
d) Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc (03 đơn vị) là 26 người, trong đó:
- Nhà khách Ủy ban nhân dân tỉnh: 09 người;
- Trung tâm Thông tin - Công báo tỉnh: 14 người;
- Trung tâm Hành chính công tỉnh Hà Giang: 03 người.
(Có Danh sách kèm theo)
3.5. Tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị
3.5.1. Tài chính
- Tồn năm 2017 chuyển sang: Không có.
- Tổng kinh phí được cấp năm 2018 là: 26.867.296.000đ.
Trong đó: + Kinh phí cấp đầu năm 2018: 20.104.000.000đ
+ Kinh phí bổ sung trong năm 2018: 6.763.296.000đ
- Đã sử dụng hết tháng 9/2018 là: 21.498.423.000đ
- Tồn hết tháng 9/2018 là: 5.368.873.000đ
3.5.2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị
- Trụ sở Văn phòng UBND được bố trí chung cùng tòa nhà làm việc của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và Văn phòng HĐND tỉnh.
- Văn phòng UBND tỉnh hiện đang bố trí 30 phòng làm việc và các hội trường tại tòa nhà Trụ sở làm việc của HĐND - UBND tỉnh.
1. Tên gọi: VĂN PHÒNG ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI, HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG.
2. Về vị trí, chức năng: Thực hiện theo Điều 2 Nghị quyết số 580/2018/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
3. Về nhiệm vụ, quyền hạn: Chuyển giao nguyên trạng nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng HĐND, Văn phòng UBND tỉnh trước khi hợp nhất sang đơn vị mới theo đúng Điều 3 Nghị quyết số 580/2018/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trên cơ sở đó, rà soát, sắp xếp, gộp các nhiệm vụ, quyền hạn tương đồng (như: Nhiệm vụ Hành chính - Tổ chức; Quản trị - Tài vụ; giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo; công tác Thông tin - Công báo; phát hành, quản lý, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ giao), đảm bảo không chồng chéo, trùng lắp.
Từ 17 đơn vị của 03 Văn phòng hiện nay, sắp xếp lại thành 13 phòng, đơn vị (giảm 04 đơn vị so với trước khi hợp nhất), vượt quá 02 đơn vị theo Khoản 2 Điều 4 Nghị quyết số 580/2018/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (do đặc thù hợp nhất tổ chức bộ máy của tỉnh Hà Giang). Cụ thể:
4.1. Đơn vị hành chính (11 đơn vị):
(1) Phòng Công tác đại biểu Quốc hội: Trên cơ sở kiện toàn Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội hiện nay.
(2) Phòng Công tác Hội đồng nhân dân: Giữ nguyên và đổi tên đổi tên Phòng Tổng hợp thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh hiện nay.
(3) Phòng Kinh tế - Tổng hợp: Trên cơ sở hợp nhất Phòng Kinh tế - Tổng hợp với Phòng Kinh tế ngành thuộc Văn phòng UBND tỉnh hiện nay (tên Phòng có thay đổi và không tách thành Phòng Thư ký - Tổng hợp như Nghị quyết số 580/2018/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội).
(4) Phòng Văn hóa - Xã hội: Giữ nguyên và đổi tên từ Phòng Khoa giáo - Văn xã thuộc Văn phòng UBND tỉnh hiện nay.
(5) Phòng Nội chính - Pháp chế: Đổi tên và bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn về Pháp chế của Phòng Nội chính thuộc Văn phòng UBND tỉnh hiện nay.
(6) Phòng Hành chính - Tổ chức: Kiện toàn lại trên cơ sở tách bộ phận Hành chính - Tổ chức từ Phòng Phòng Hành chính - Tổ chức - Quản trị thuộc Văn phòng HĐND tỉnh và bộ phận hành chính của Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội để sáp nhập vào Phòng Hành chính - Tổ chức thuộc Văn phòng UBND tỉnh hiện nay.
(7) Phòng Quản trị - Tài vụ: Kiện toàn lại trên cơ sở chuyển nguyên trạng bộ phận quản trị, tài vụ của 3 Văn phòng sang đơn vị mới và chuyển các biên chế đang bố trí làm vị trí lái xe tại các đơn vị trực thuộc về Phòng Quản trị - Tài vụ quản lý chung.
(8) Ban Tiếp công dân: Giữ nguyên như hiện nay, đồng thời chuyển chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc Hội tỉnh, Văn phòng HĐND tỉnh sang để tránh chồng chéo, trùng lắp.
(9) Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hà Giang: Tổ chức lại trên cơ sở sáp nhập Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính với Trung tâm Hành chính công tỉnh Hà Giang trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh hiện nay
(10) Ban Thi đua khen thưởng: Giữ nguyên như hiện nay.
(11) Chi cục Văn thư lưu trữ: Giữ nguyên như hiện nay.
4.2. Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc (02 đơn vị):
(1) Trung tâm Thông tin - Công báo tỉnh: Kiện toàn lại trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Thông tin trực thuộc Văn phòng HĐND tỉnh vào Trung tâm Thông tin - Công báo trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh.
(2) Nhà khách Ủy ban nhân dân tỉnh: Giữ nguyên như hiện nay.
* Lý do đề xuất:
- Về số lượng đơn vị thuộc và trực thuộc sau khi hợp nhất 03 Văn phòng:
+ Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh mới tiếp nhận chuyển giao nguyên trạng 02 đơn vị trực thuộc theo Đề án thí điểm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về hợp nhất Ban Tổ chức Tỉnh ủy với Sở Nội vụ (đó là Ban Thi đua khen thưởng và Chi cục Văn thư lưu trữ), đây là đặc thù riêng của tỉnh Hà Giang.
Mặt khác, 02 đơn vị này là tổ chức hành chính, có con dấu, tài khoản riêng, tham mưu, giúp Văn phòng UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên môn, chuyên ngành. Do đó, việc sáp nhập các đơn vị này với các Phòng chỉ thực hiện nhiệm vụ tham mưu tổng hợp là không phù hợp.
+ Do 02 đơn vị này là đặc thù của tỉnh nên không tính vào số lượng đơn vị theo Khoản 2 Điều 4 Nghị quyết số 580/2018/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Vì vậy, tổng số đơn vị thuộc và trực thuộc Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh sau khi hợp nhất vẫn đảm bảo không qua 11 đơn vị theo quy định.
+ Vẫn đảm bảo tinh gọn được đầu mối bên trong (giảm 04 đơn vị) theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
- Về Phòng Kinh tế - Tổng hợp (không tách thành Phòng Kinh tế - Tài chính và Phòng Thư ký - Tổng hợp theo Nghị quyết số 580/2018/UBTVQH14):
Nhiệm vụ Thư ký - Tổng hợp là hoạt động tham mưu, phục vụ cho hoạt động chung của Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh (như thư ký Kỳ họp HĐND, họp Thường trực HĐND, phiên họp UBND và Thường trực UBND tỉnh). Theo quy định hiện hành, cơ quan Văn phòng HĐND, UBND tỉnh không có chức danh Thư ký riêng, một số đồng chí Chuyên viên được cử làm Thư ký cho các đồng chí Thường trực HĐND, UBND tỉnh vẫn kiêm làm nhiệm vụ chuyên môn, không có Quyết định cử làm thư ký, không được hưởng phụ cấp thư ký.
Mặt khác hiện nay, nhiệm vụ Thư ký - Tổng hợp và Tài chính - Kế hoạch vẫn đang được thực hiện tại Phòng Tổng hợp thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh và Phòng Kinh tế - Tổng hợp thuộc Văn phòng UBND tỉnh. Nên mặc dù tên gọi của Phòng không giống Nghị quyết số 580/2018/UBTVQH14 nhưng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn vẫn thực hiện đầy đủ theo quy định hiện hành.
- Về sáp nhập Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính với Trung tâm Hành chính công tỉnh Hà Giang:
+ Theo Nghị định số 61/2018/NĐ-CP của Chính phủ thì Trung tâm Phục vụ hành chính công là đơn vị hành chính đặc thù thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, vì vậy khi sáp nhập với Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính không ảnh hưởng đến chức năng, nhiệm vụ của 02 đơn vị này mà còn hỗ trợ cho nhau.
+ 02 đơn vị này có nhiệm vụ tương đồng, đó là: Công tác kiểm soát thủ tục hành chính và vận hành cơ chế một cửa cần phải gắn liền với công tác tiếp nhận và trả kết quả cũng như thống kê, theo dõi đôn đốc.
Những năm qua, công tác kiểm soát thủ tục hành chính không gắn với bộ phận một cửa nên chỉ thực hiện đến bước công bố thủ tục hành chính, không nắm bắt được khó khăn vướng mắc khi thực hiện, không đề xuất được các nội dung cần cải cách và cụ thể hóa với địa phương trong các bộ thủ tục hành chính.
+ Khi sáp nhập, đổi lại tên của Trung tâm theo đúng quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP là "Trung tâm Phục vụ hành chính công". Cơ cấu và biên chế không phù hợp với Điểm a Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP, đó là không được giao biên chế mà do Văn phòng UBND tỉnh và các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh cử công chức, viên chức đến quản lý, vận hành và làm việc tại Trung tâm; tuy nhiên hiện nay Trung tâm đang được bố trí 05 chỉ tiêu (gồm 03 biên chế viên chức và 02 hợp đồng 68), và khi sáp nhập phải bố trí biên chế công chức chuyên trách làm nhiệm vụ Kiểm soát thủ tục hành chính.
Do đây là Đề án thí điểm hợp nhất tổ chức bộ máy để tổng kết, đánh giá theo Nghị quyết số 580/2018/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, vì vậy vẫn có thể thực hiện sáp nhập 02 đơn vị này.
5. Biên chế, hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP
5.1. Tiếp nhận nguyên trạng 08 chỉ tiêu (gồm 06 biên chế công chức và 02 hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP) từ Văn phòng Quốc hội về UBND tỉnh quản lý và giao cho Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND và UBND tỉnh Hà Giang (đơn vị mới sau khi hợp nhất) theo đúng Khoản 4 Điều 8 Nghị quyết số 580/2018/UBTVQH14.
5.2. Chuyển giao biên chế công chức, chỉ tiêu số lượng người làm việc và hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh sang đơn vị mới sau khi hợp nhất, cụ thể:
5.2.1. Chuyển giao 42 chỉ tiêu (gồm: 30 biên chế công chức; 06 chỉ tiêu số lượng người làm việc và 06 hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP) của Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh sang đơn vị mới.
5.2.2. Chuyển giao nguyên trạng 139 chỉ tiêu (gồm: 81 chỉ tiêu biên chế công chức, 36 chỉ tiêu số lượng người làm việc sự nghiệp khác và 22 chỉ tiêu hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP) của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh sang đơn vị mới.
5.3. Tổng số biên chế, hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND và UBND tỉnh Hà Giang sau khi tiếp nhận, chuyển giao là 189 biên chế, gồm: 117 biên chế công chức, 42 chỉ tiêu số lượng người làm việc và 30 chỉ tiêu hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP (trong đó còn 09 biên chế công chức, 05 chỉ tiêu số lượng người làm việc và 03 hợp đồng 68 chưa sử dụng). Dự kiến sắp xếp như sau:
5.3.1. Thường trực HĐND và Lãnh đạo các Ban HĐND tỉnh (hoạt động chuyên trách); Thường trực UBND tỉnh là 14 biên chế (trong đó: HĐND tỉnh 10, UBND tỉnh 04).
5.3.2. Lãnh đạo Văn phòng: 07 biên chế (giữ nguyên như hiện nay).
5.3.3. Đơn vị hành chính (11 đơn vị): 135 biên chế, gồm 96 biên chế công chức, 09 chỉ tiêu viên chức và 30 hợp đồng 68. Cụ thể:
(1) Phòng Công tác đại biểu Quốc hội: 03 biên chế công chức (giữ nguyên bộ phận làm chuyên môn như hiện nay của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội).
(2) Phòng Công tác Hội đồng nhân dân: 08 biên chế công chức (giữ nguyên như Phòng Tổng hợp thuộc Văn phòng HĐND tỉnh hiện nay và điều động 01 nhân sự gắn với biên chế từ Phòng Hành chính - Tổ chức - Quản trị thuộc Văn phòng HĐND tỉnh sang).
(3) Phòng Kinh tế - Tổng hợp: 14 biên chế công chức (giữ nguyên như hiện nay của Phòng Kinh tế - Tổng hợp và Phòng Kinh tế ngành thuộc Văn phòng UBND tỉnh).
(4) Phòng Văn hóa - Xã hội: 03 biên chế công chức (chuyển 03 biên chế đã sử dụng của Phòng Khoa giáo - Văn xã thuộc Văn phòng UBND tỉnh sang)
(5) Phòng Nội chính - Pháp chế: 07 biên chế công chức (giữ nguyên 04 biên chế như hiện nay của Phòng Nội chính; điều động 01 công chức từ Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính sang và chuyển 01 biên chế chưa sử dụng từ Phòng Khoa giáo - Văn xã, 01 biên chế chưa sử dụng của Văn phòng HĐND tỉnh sang hoặc bố trí biên chế gắn với nhân sự để làm công tác pháp chế - nhiệm vụ mới, lĩnh vực rộng);
(6) Phòng Hành chính - Tổ chức: 17 biên chế, gồm 12 biên chế công chức và 05 hợp đồng 68. Cụ thể:
- Chuyển nguyên trạng biên chế Phòng Hành chính - Tổ chức thuộc Văn phòng UBND tỉnh sang là 11, trong đó 06 biên chế công chức và 05 hợp đồng 68;
- Chuyển 05 biên chế công chức từ bộ phận Hành chính - Tổ chức của Phòng Phòng Hành chính - Tổ chức - Quản trị thuộc Văn phòng HĐND tỉnh sang (trong đó có 01 biên chế chưa gắn với nhân sự).
- Chuyển 01 biên chế công chức làm công tác Văn thư thuộc Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội sang.
(7) Phòng Quản trị - Tài vụ: 36 biên chế, trong đó 17 biên chế công chức và 19 hợp đồng 68.
Quan điểm sắp xếp là chuyển nguyên trạng bộ phận quản trị, tài vụ của 3 Văn phòng hiện nay sang đơn vị mới và chuyển các biên chế đang bố trí làm vị trí lái xe tại các đơn vị trực thuộc về Phòng Quản trị - Tài vụ quản lý chung. Cụ thể:
- Chuyển nguyên trạng biên chế Phòng Quản trị - Tài vụ thuộc Văn phòng UBND tỉnh sang là 22 (gồm 11 biên chế công chức và 11 hợp đồng 68);
- Chuyển 10 biên chế (gồm 04 biên chế công chức và 06 hợp đồng 68) từ bộ phận Quản trị của Phòng Phòng Hành chính - Tổ chức - Quản trị thuộc Văn phòng HĐND tỉnh sang;
- Chuyển 03 chỉ tiêu (gồm 01 biên chế công chức hiện đang bố trí vị trí lái xe và 02 hợp đồng 68) làm công tác phục vụ thuộc Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội sang.
- Chuyển 01 biên chế công chức bố trí vị trí lái xe từ Ban Thi đua khen thưởng sang Phòng Quản trị - Tài vụ.
(8) Ban Tiếp công dân: 04 biên chế công chức (giữ nguyên như hiện nay của Ban Tiếp công dân trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh).
(9) Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hà Giang (trên cơ sở sáp nhập Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính vào Trung tâm Hành chính công tỉnh Hà Giang): 08 chỉ tiêu, gồm 03 biên chế công chức (chuyển 02 biên chế đã sử dụng và 01 biên chế chưa sử dụng của Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng UBND tỉnh sang) và 03 biên chế viên chức, 02 hợp đồng 68 (giữ nguyên như hiện nay của Trung tâm Hành chính công tỉnh Hà Giang).
(10) Ban Thi đua khen thưởng: 15 biên chế, gồm 14 biên chế công chức và 01 hợp đồng 68 (chuyển từ Ban Thi đua khen thưởng thuộc Văn phòng UBND tỉnh sang).
(11) Chi cục Văn thư lưu trữ: 20 biên chế, gồm 11 biên chế công chức, 06 biên chế viên chức và 03 hợp đồng 68 (chuyển từ Chi cục Văn thư lưu trữ thuộc Văn phòng UBND tỉnh sang).
5.3.4. Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc (02 đơn vị): 33 biên chế viên chức, cụ thể:
(1) Trung tâm Thông tin - Công báo tỉnh: 22 chỉ tiêu số lượng người làm việc (biên chế viên chức)
- Chuyển 06 biên chế viên chức từ Trung tâm Thông tin thuộc Văn phòng HĐND tỉnh sang.
- Chuyển nguyên trạng 16 biên chế viên chức của Trung tâm Thông tin - Công báo trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh sang.
(2) Nhà khách Ủy ban nhân dân tỉnh: 11 biên chế viên chức (giữ nguyên như hiện nay).
5.4. Thu hồi về nguồn dự trữ tỉnh 01 biên chế viên chức chưa sử dụng của Trung tâm Thông tin thuộc Văn phòng HĐND tỉnh.
5.5. Giao Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh (đơn vị mới):
- Bố trí, quản lý, sử dụng biên chế theo Quyết định giao biên chế hàng năm của Chủ tịch UBND tỉnh và quy định hiện hành.
- Xây dựng Đề án điều chỉnh vị trí việc làm trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt.
- Trên cơ sở Đề án điều chỉnh vị trí việc làm để xác định biên chế cần thiết, phù hợp, có lộ trình sắp xếp công chức, viên chức, lao động hợp đồng 68 và tinh giản biên chế theo quy định nhằm đảm bảo mục tiêu cải cách hành chính.
6.1. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh: Chuyển giao nguyên trạng tổng số 08 người (gồm 06 công chức, 02 lao động hợp đồng 68) đang công tác tại Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh sang đơn vị mới.
6.2. Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh: Chuyển giao nguyên trạng tổng số 30 người (gồm 17 công chức, 06 viên chức, 05 lao động hợp đồng 68 và 02 hợp đồng làm công tác chuyên môn), đang công tác tại Văn phòng HĐND tỉnh sang đơn vị mới.
6.3. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: Chuyển giao nguyên trạng tổng số 126 người (gồm 74 công chức, trong đó có 04 Lãnh đạo UBND tỉnh; 31 viên chức; 20 lao động hợp đồng 68 và 01 cán bộ Công an tỉnh biệt phái), đang công tác tại Văn phòng UBND tỉnh sang đơn vị mới.
6.4. Đối với nhân sự của đơn vị mới sau khi hợp nhất
6.4.1. Lãnh đạo Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND và UBND tỉnh (thực hiện theo đúng Khoản 1 Điều 4 Nghị quyết số 580/2018/UBTVQH14):
a) Từ nay đến năm 2020:
- Gồm Chánh Văn phòng và các Phó Chánh Văn phòng (giữ nguyên số lãnh đạo của 03 Văn phòng như hiện nay).
- Việc sắp xếp, bố trí Lãnh đạo Văn phòng do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định theo quy định và phân cấp quản lý cán bộ (sau khi thống nhất với Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Chủ tịch HĐND tỉnh và có chủ trương đồng ý của Ban Thường vụ Tỉnh ủy).
b) Từ năm 2020: Số lượng Phó Chánh Văn phòng theo quy định chung của Trung ương.
6.4.2. Lãnh đạo các phòng, đơn vị thuộc và trực thuộc Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND và UBND tỉnh
Sau khi hợp nhất, đối với các phòng, đơn vị không sáp nhập thì giữ nguyên số lãnh đạo phòng, đơn vị như hiện nay; các phòng, đơn vị sáp nhập thì căn cứ tiêu chuẩn, trình độ, năng lực và yêu cầu của từng vị trí lãnh đạo, Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND và UBND tỉnh xem xét, bổ nhiệm theo quy định và phân cấp, đảm bảo số lượng cấp phó không vượt quá số hiện có của các đơn vị. Riêng Trưởng phòng và tương đương, việc bổ nhiệm được thực hiện sau khi xin ý kiến đồng ý của Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh.
Trường hợp không được bổ nhiệm, thực hiện chính sách đối với công chức lãnh đạo theo quy định hiện hành.
6.4.3. Công chức, viên chức, hợp đồng 68
Sau hợp nhất, Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND và UBND tỉnh có trách nhiệm:
- Thực hiện sắp xếp, bố trí lại công chức, viên chức, lao động Hợp đồng 68 vào các phòng, đơn vị thuộc và trực thuộc Văn phòng theo Phương án sắp xếp cơ cấu tổ chức và biên chế tại Đề án này, đảm bảo phù hợp với vị trí việc làm, tiêu chuẩn ngạch, chức danh nghề nghiệp.
- Đối với nhân sự không sắp xếp được vào vị trí việc làm của đơn vị mới (sau khi sáp nhập và bố trí nhân sự theo Đề án vị trí việc làm), giao Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND và UBND tỉnh chủ trì phối hợp và các ngành liên quan xem xét tham mưu theo các hướng sau:
+ Sắp xếp về các cơ quan, đơn vị khác thuộc tỉnh theo đúng chuyên môn nghiệp vụ, khi điều động nhân sự gắn với chỉ tiêu biên chế;
+ Giải quyết nghỉ theo chế độ quy định hiện hành hoặc cho phép cá nhân tự liên hệ công tác khác theo nguyện vọng.
7.1. Trụ sở làm việc: Tại tòa nhà Trụ sở làm việc của Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND và UBND tỉnh hiện nay (Địa chỉ: số 01, đường Đội cấn, phường Nguyễn Trãi, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang).
7.2. Tài chính, tài sản
- Tiếp nhận nguyên trạng cơ sở vật chất, kinh phí (đến thời điểm hợp nhất) từ Văn phòng Quốc hội về UBND tỉnh quản lý và giao cho Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND và UBND tỉnh Hà Giang (đơn vị mới sau khi hợp nhất) theo đúng Khoản 4 Điều 8 Nghị quyết số 580/2018/UBTVQH14.
- Chuyển giao nguyên trạng toàn bộ tài chính, tài sản, trang thiết bị hiện tại của Văn phòng HĐND và Văn phòng UBND tỉnh sang Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND và UBND tỉnh (đơn vị mới) tiếp tục quản lý và sử dụng ngay sau khi có quyết định hợp nhất.
- Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND và UBND tỉnh có trách nhiệm sắp xếp và sử dụng, thanh quyết toán về kinh phí, tài chính, tài sản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của pháp luật hiện hành.
II. TÊN GỌI, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA ĐƠN VỊ SAU KHI HỢP NHẤT
1. Tên gọi: Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang.
Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang là cơ quan hành chính nhà nước tương đương cấp sở, thuộc UBND tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của: Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh; của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Đồng thời tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý, chỉ đạo điều hành về: Kiểm soát thủ tục hành chính; tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã; đầu mối Cổng thông tin điện tử, kết nối hệ thống thông tin hành chính điện tử chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ nhà nước và thi đua - khen thưởng trên địa bàn tỉnh.
Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.
3.1. Trong công tác tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh
3.1.1. Tham mưu, tổ chức phục vụ Đoàn đại biểu Quốc hội thảo luận về dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác; phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đại biểu Quốc hội thực hiện quyền trình dự án luật, pháp lệnh và kiến nghị về luật, pháp lệnh;
3.1.2. Tham mưu, tổ chức phục vụ hoạt động giám sát, khảo sát của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội; thực hiện chỉ đạo của Đoàn đại biểu Quốc hội trong phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan phục vụ hoạt động giám sát, khảo sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội tại địa phương;
3.1.3. Tham mưu, tổ chức phục vụ đại biểu Quốc hội trong việc tiếp xúc cử tri; giúp Đoàn đại biểu Quốc hội tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri chuyến đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật; ,
3.1.4. Phối hợp phục vụ hoạt động của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội; giúp đại biểu Quốc hội tham gia hoạt động của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội mà đại biểu là thành viên và các hoạt động khác của các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội;
3.1.5. Giúp Đoàn đại biểu Quốc hội xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng tháng, hàng quý, 06 tháng và cả năm; báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội về tình hình hoạt động của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội 06 tháng, cả năm hoặc theo yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3.1.6. Giúp Đoàn đại biểu Quốc hội lập dự toán kinh phí hoạt động hàng năm, quản lý kinh phí và tài sản của Đoàn đại biểu Quốc hội để bảo đảm các điều kiện hoạt động của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội;
3.1.7 Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện việc quản lý công chức, người lao động của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội theo phân cấp quản lý cán bộ và quy định của pháp luật;
3.1.8. Giúp Đoàn đại biểu Quốc hội, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội giữ mối liên hệ công tác với các cơ quan trung ương và Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố khác trực thuộc trung ương; Thường trực Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và các cơ quan, tổ chức khác ở địa phương;
3.2. Trong công tác tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh
3.2.1. Giúp Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân và các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh xây dựng chương trình làm việc, kế hoạch hoạt động hàng tháng, hàng quý, sáu tháng và cả năm; tổ chức phục vụ việc thực hiện chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt.
3.2.2. Phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch điều hành công việc chung của Hội đồng nhân dân tỉnh; điều hòa, phối hợp hoạt động các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh; bảo đảm việc thực hiện quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, nội quy kỳ họp Hội đồng nhân dân; giúp Thường trực Hội đồng nhân dân giữ mối liên hệ với Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh; phục vụ Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh trong hoạt động đối ngoại.
3.2.3. Giúp Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh xây dựng chương trình, tổ chức phục vụ kỳ họp Hội đồng nhân dân, phiên họp của Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh; phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan chuẩn bị tài liệu phục vụ kỳ họp Hội đồng nhân dân, phiên họp của Thường trực Hội đồng nhân dân, cuộc họp của các Ban thuộc Hội đồng nhân dân tỉnh; tổng hợp chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân.
3.2.4. Tham mưu, phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh xây dựng báo cáo công tác; tham mưu, phục vụ Ban của Hội đồng nhân dân thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án; giúp Thường trực Hội đồng nhân dân hoàn thiện các dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.
3.2.5. Tham mưu, phục vụ Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh trong hoạt động giám sát; khảo sát, theo dõi, tổng hợp, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nghị quyết về giám sát.
3.2.6. Phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan phục vụ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tiếp xúc cử tri; giúp Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh tổng hợp ý kiến, nguyện vọng của nhân dân và gửi cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xem xét giải quyết.
3.2.7. Phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự án Luật, dự án Pháp lệnh và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác theo yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành.
3.2.8. Phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh thực hiện việc: Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp huyện.
3.2.9. Tham mưu, phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh giải quyết các vấn đề giữa hai kỳ họp; giúp Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh thẩm tra các văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh trình giữa hai kỳ họp của Hội đồng nhân dân theo sự phân công của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh.
3.2.10. Tham mưu, phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức các cuộc họp giao ban, trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
3.2.11. Tham mưu, phục vụ Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh giữ mối liên hệ công tác với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan, tổ chức Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, Thường trực Tỉnh ủy, Thành ủy, Ủy ban nhân dân, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân và các cơ quan, tổ chức, đoàn thể ở địa phương.
3.2.12. Được ký văn bản thông báo ý kiến, kết luận của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh; được quyền đề nghị hoặc yêu cầu các đơn vị cùng cấp, cấp dưới phối hợp thực hiện nhiệm vụ; được quyền yêu cầu các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu cho Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh hoạt động theo quy định.
3.2.13. Tham mưu, giúp Hội đồng nhân dân tỉnh: Lập dự toán kinh phí hoạt động hàng năm; tổ chức thực hiện dự toán; quản lý kinh phí hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh.
3.2.14. Giúp Hội đồng nhân dân tỉnh: Bảo đảm điều kiện hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh; thực hiện chế độ, chính sách đối với đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh.
3.3. Trong công tác tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động, quản lý, chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
3.3.1. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành
a) Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND và Ủy ban nhân dân tỉnh;
c) Văn bản hướng dẫn cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện);
d) Văn bản quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn chức danh Trưởng, Phó đơn vị thuộc Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND và Ủy ban nhân dân tỉnh; Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3.3.2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành
a) Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị thuộc Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND và Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Các văn bản khác theo sự phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
3.3.3. Tham mưu, xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh
a) Tổng hợp đề nghị của các sở, cơ quan ngang sở, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh (sau đây gọi chung là sở), Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan, tổ chức liên quan;
b) Kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đưa vào chương trình, kế hoạch công tác những vấn đề cần tập trung chỉ đạo, điều hành hoặc giao cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng đề án, dự án, dự thảo văn bản;
c) Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hoặc phê duyệt chương trình, kế hoạch công tác;
d) Theo dõi, đôn đốc các sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng;
đ) Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất kết quả thực hiện; kiến nghị giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình, kế hoạch công tác;
e) Kịp thời báo cáo, điều chỉnh chương trình, kế hoạch công tác, đáp ứng yêu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
3.3.4. Phục vụ hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị chương trình, nội dung, phục vụ các cuộc họp của Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Thực hiện chế độ tổng hợp, báo cáo;
c) Theo dõi, đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh;
3.3.5. Tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau
a) Triệu tập, chủ trì các cuộc họp;
b) Theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra công tác đối với các sở; Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện;
c) Thực hiện nhiệm vụ trước Hội đồng nhân dân tỉnh; tiếp xúc, báo cáo, trả lời kiến nghị của cử tri;
d) Chỉ đạo, áp dụng biện pháp cần thiết giải quyết công việc trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp;
đ) Cải tiến lề lối làm việc; duy trì kỷ luật, kỷ cương của bộ máy hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh.
3.3.6. Tiếp nhận, xử lý, trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết những văn bản, hồ sơ do các cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi, trình (văn bản đến)
a) Đối với đề án, dự án, dự thảo văn bản do các cơ quan trình: Kiểm tra hồ sơ, trình tự, thủ tục soạn thảo, thể thức, kỹ thuật trình bày dự thảo văn bản; tóm tắt nội dung, nêu rõ thẩm quyền quyết định, sự đồng bộ trong chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đối với vấn đề liên quan, đề xuất một trong các phương án: Ban hành, phê duyệt; đưa ra phiên họp Ủy ban nhân dân tỉnh; gửi lấy ý kiến các thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh; thông báo ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu cơ quan soạn thảo hoàn chỉnh lại, lấy thêm ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định và Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Trong quá trình xử lý, nếu đề án, dự án, dự thảo văn bản còn ý kiến khác nhau, chủ trì họp với cơ quan, tổ chức liên quan để trao đổi trước khi trình;
b) Đối với dự thảo báo cáo, bài phát biểu: Phối hợp với các cơ quan liên quan biên tập, hoàn chỉnh theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
c) Đối với văn bản khác: Kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao cơ quan liên quan triển khai thực hiện; tổ chức các điều kiện cần thiết để Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý theo quy định của pháp luật và nội dung văn bản đến.
3.3.7. Về cải cách hành chính
3.3.7.1. Về kiểm soát thủ tục hành chính:
a) Hướng dẫn, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính; tổ chức thực hiện việc rà soát, đánh giá thủ tục hành chính thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
b) Cho ý kiến, thẩm định về thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh;
c) Đôn đốc các sở, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện việc thống kê các thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ; kiểm soát chất lượng và nhập dữ liệu thủ tục hành chính, văn bản liên quan đã được công bố vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; tạo đường kết nối giữa trang tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh với Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính;
d) Tổ chức tiếp nhận, nghiên cứu và đề xuất việc phân công xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi thẩm quyền của Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; theo dõi, đôn đốc việc xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính tại các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và các đơn vị khác có liên quan;
đ) Tổ chức nghiên cứu, đề xuất, trình Ủy ban nhân dân tỉnh các sáng kiến cải cách thủ tục hành chính và quy định có liên quan; theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện sau khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
e) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính tại các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã;
g) Đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh thiết lập hệ thống công chức đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính theo chế độ kiêm nhiệm tại các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và đơn vị liên quan ở địa phương.
3.3.7.2. Thực hiện nhiệm vụ làm đầu mối tiếp nhận và trả kết quả tập trung đối với tất cả các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, cơ quan ngang sở và Ủy ban nhân dân tỉnh tại Trung tâm Phục vụ hành chính công theo quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
3.3.7.3. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
3.3.7.4. Thông tin, tuyên truyền; tổng hợp, báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính, cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
3.3.8. Về công tác văn thư, lưu trữ:
a) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và hướng dẫn thực hiện các chế độ, quy định về công tác văn thư, lưu trữ theo quy định của pháp luật;
b) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác quản lý lưu trữ thông tin số trong các cơ quan, đơn vị nhà nước trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
c) Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Danh mục tài liệu hết giá trị của Lưu trữ lịch sử của tỉnh, quyết định hủy tài liệu hết giá trị tại Lưu trữ lịch sử của tỉnh theo quy định của pháp luật;
d) Thẩm định Danh mục tài liệu hết giá trị cần hủy tại Lưu trữ cơ quan đối với cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử của tỉnh; quyết định việc hủy tài liệu có thông tin trùng lặp tại Lưu trữ lịch sử của tỉnh theo quy định của pháp luật;
đ) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác văn thư, lưu trữ;
e) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư, lưu trữ đối với đội ngũ công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ;
g) Kiểm tra việc thực hiện các chế độ, quy định về công tác văn thư, lưu trữ: Giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về văn thư, lưu trữ;
h) Thực hiện công tác báo cáo, thống kê về văn thư, lưu trữ theo quy định của pháp luật;
i) Thực hiện nhiệm vụ của Lưu trữ lịch sử của tỉnh, gồm: Trình cấp có thẩm quyền ban hành Danh mục cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu và phê duyệt Danh mục tài liệu nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử của tỉnh; hướng dẫn các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu chuẩn bị tài liệu nộp lưu; thu thập, chỉnh lý, xác định giá trị, thống kê, tu bổ phục chế, bảo hiểm, bảo quản, giải mật tài liệu lưu trữ lịch sử và tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ theo quy định của pháp luật;
k) Cấp, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề lưu trữ cho cá nhân có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật;
l) Thực hiện các hoạt động dịch vụ lưu trữ theo quy định của pháp luật.
3.3.9. Về công tác thi đua, khen thưởng:
a) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Hội đồng thi đua - khen thưởng tỉnh tổ chức các phong trào thi đua; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và các tổ chức kinh tế thực hiện các phong trào thi đua và chính sách khen thưởng của Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Chủ trì, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội ở địa phương và các cơ quan thông tin đại chúng phát hiện, tuyên truyền và nhân rộng các điển hình tiên tiến;
b) Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức làm công tác thi đua, khen thưởng ở các sở, ban, ngành, ở cấp huyện, cấp xã và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra những vấn đề liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng và giải quyết các khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật;
c) Thẩm định hồ sơ đề nghị khen thưởng của các sở, ban, ngành, của cấp huyện, cấp xã, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế ở địa phương và cơ sở, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định khen thưởng theo quy định;
d) Quản lý, lưu trữ hồ sơ khen thưởng theo quy định của pháp luật; xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về thi đua, khen thưởng; tổng hợp, báo cáo định kỳ về thi đua, khen thưởng theo quy định. Xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật; quản lý, cấp phát, thu hồi, cấp đổi hiện vật khen thưởng theo phân cấp; tham mưu tổ chức thực hiện việc trao tặng, đón nhận các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật;
đ) Làm nhiệm vụ thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh.
3.3.10. Bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; phục vụ các chuyến công tác, làm việc, tiếp khách của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
3.4. Các nhiệm vụ chung phục vụ hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Thường trực Hội đồng nhân dân và của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh
3.4.1. Về công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân
a) Tham mưu, tổ chức phục vụ đại biểu Quốc hội trong việc tiếp công dân và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân gửi đến đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân do đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết;
b) Tham mưu tổ chức, phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp công dân theo quy định của pháp luật; tiếp nhận, tham mưu xử lý kiến nghị, đơn thư khiếu nại, tố cáo của cơ quan, tổ chức, công dân gửi đến Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cơ quan, tổ chức, công dân.
3.4.2. Về công tác Thông tin - Công báo
a) Xây dựng, khai thác hệ thống thông tin, dữ liệu phục vụ hoạt động của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội. Tổ chức quản lý, cập nhật thông tin phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; quản lý và công bố các thông tin chính thức về hoạt động của Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trên cổng thông tin điện tử tỉnh và Trang thông tin điện tử của Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh.
b) Thực hiện chế độ thông tin báo cáo về hoạt động của cổng Thông tin điện tử và kết nối hệ thống thông tin hành chính điện tử chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
c) Quản lý, phát hành Công báo tỉnh.
3.4.3. Phát hành, quản lý, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình, kết quả thực hiện văn bản của Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
a) Quản lý, sử dụng con dấu, phát hành văn bản của Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình, kết quả thực hiện văn bản của Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; định kỳ rà soát, báo cáo Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành;
c) Rà soát nhằm phát hiện vướng mắc, phát sinh về thẩm quyền, hồ sơ, trình tự, thủ tục và nghiệp vụ hành chính văn phòng trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; kịp thời báo cáo Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung; hàng năm, tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định;
d) Lưu trữ văn bản, hồ sơ, tài liệu của Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
3.4.4. Quản lý, vận hành hệ thống thông tin điện tử phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của tỉnh (các phần mềm dùng chung).
3.5. Hướng dẫn nghiệp vụ hành chính văn phòng: Tổng kết, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ hành chính văn phòng đối với Văn phòng các sở, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện, công chức Văn phòng - Thống kê xã, phường, thị trấn.
3.6. Thực hiện nhiệm vụ quản trị nội bộ
3.6.1. Tổ chức thực hiện các văn bản, quy hoạch, kế hoạch do cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt liên quan đến hoạt động của Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh;
3.6.2. Tiếp nhận, xử lý văn bản do cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; ban hành và quản lý văn bản theo quy định;
3.6.3. Hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật và sự phân công hoặc ủy quyền của Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
3.6.4. Nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và cải cách hành chính phục vụ nhiệm vụ được giao;
3.6.5. Quản lý cơ sở vật chất, tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp thuộc Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh;
3.6.6. Thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh;
3.6.7. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc; quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quy định;
3.6.8. Thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh.
3.7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao hoặc theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức bộ máy, biên chế, nhân sự, tài chính, tài sản
4.1. Tổ chức bộ máy
4.1.1. Lãnh đạo Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh: Có Chánh Văn phòng và các Phó Chánh Văn phòng.
Tại thời điểm có Quyết định hợp nhất, giữ nguyên số lượng Lãnh đạo Văn phòng hiện có của Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trước khi hợp nhất.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng sau khi thống nhất với Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội và Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, đảm bảo theo đúng các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ và quy định của pháp luật.
4.1.2. Cơ cấu tổ chức: Thực hiện theo Phương án xử lý cơ cấu tổ chức nêu tại Khoản 4 Mục I Phần II Đề án này.
Đơn vị trực thuộc Văn phòng có Trưởng phòng và tương đương, các Phó trưởng phòng và tương đương. Tại thời điểm hợp nhất, số lượng các Phó trưởng phòng và tương đương không vượt quá số lượng cấp phó hiện có của các đơn vị thuộc Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trước khi hợp nhất. Sau khi Trung ương có quy định chung về số lượng cấp phó sẽ thực hiện theo đúng quy định.
Nhiệm vụ cụ thể của từng phòng, đơn vị trực thuộc do Chánh Văn phòng quyết định sau khi xin ý kiến của lãnh đạo Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân và lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh.
4.2. Biên chế, hợp đồng 68
4.2.1. Tổng số biên chế, hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND và UBND tỉnh Hà Giang sau khi hợp nhất là 189 biên chế, trong đó: 117 biên chế công chức, 42 chỉ tiêu số lượng người làm việc và 30 chỉ tiêu hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP.
4.2.2. Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm xây dựng Đề án điều chỉnh vị trí việc làm trình UBND tỉnh xem xét quyết định và bố trí công chức, viên chức, hợp đồng 68 vào các phòng, đơn vị trực thuộc theo vị trí việc làm.
III. PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC
1. Phương thức hoạt động (theo Điều 5 Nghị quyết số 580/2018/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội), cụ thể:
1.1. Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh làm việc theo chế độ thủ trưởng kết hợp với chế độ chuyên viên, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo lĩnh vực được phân công.
1.2. Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh điều hành công việc của Văn phòng và chịu trách nhiệm trước Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng; là chủ tài khoản cơ quan Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh.
Phó Chánh Văn phòng giúp Chánh Văn phòng thực hiện nhiệm vụ được Chánh Văn phòng phân công theo dõi từng lĩnh vực công việc, chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng, trước pháp luật về lĩnh vực công việc được phân công.
Khi Chánh Văn phòng vắng mặt, một Phó Chánh Văn phòng được Chánh Văn phòng ủy nhiệm điều hành hoạt động của Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Mối quan hệ công tác: Thực hiện theo Điều 6 Nghị quyết số 580/2018/UBTVQH14 ngày 04/10/2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại 10 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương.
I. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ LIÊN QUAN
1. Ban Tổ chức - Nội vụ tỉnh
1.1. Thẩm định Đề án này và hồ sơ có liên quan trình cấp có thẩm quyền; là đầu mối để các đơn vị phối hợp trong giải quyết các vấn đề liên quan phát sinh trong quá trình thực hiện Đề án thí điểm;
1.2. Chủ trì, phối hợp với đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh sắp xếp, bố trí, bổ nhiệm lãnh đạo Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh (đơn vị mới sau khi hợp nhất) theo đúng quy định hiện hành, đảm bảo đồng thời với việc hợp nhất tổ chức bộ máy đến không ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị, và tham mưu xây dựng lộ trình để đến năm 2020 số lượng Phó Chánh Văn phòng theo quy định chung (đúng theo Khoản 1 Điều 4 Nghị quyết số 580/2018/UBTVQH14 ngày 04/10/2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội).
1.3. Phối với với đơn vị mới (Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh) trong việc triển khai thực hiện sắp xếp: Tổ chức bộ máy, nhân sự, giải quyết các chế độ chính sách trong quá trình trước và sau khi sáp nhập cho đến khi Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh đi vào hoạt động theo quy định; đồng thời tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổng kết đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 580/2018/UBTVQH14 ngày 04/10/2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo đúng yêu cầu.
1.4. Tham mưu trình UBND tỉnh:
1.4.1. Tiếp nhận nguyên trạng 08 chỉ tiêu (gồm 06 biên chế công chức và 02 hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP) từ Văn phòng Quốc hội về UBND tỉnh quản lý và giao cho Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND và UBND tỉnh Hà Giang (đơn vị mới sau khi hợp nhất) theo đúng Khoản 4 Điều 8 Nghị quyết số 580/2018/UBTVQH14.
1.4.2. Điều chuyển biên chế công chức, chỉ tiêu số lượng người làm việc, hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh sang đơn vị mới sau khi hợp nhất.
1.4.3. Thẩm định, trình phê duyệt Đề án vị trí việc làm của đơn vị mới theo quy định.
2. Sở Tài chính
2.1. Chỉ đạo việc kiểm kê và hướng dẫn bàn giao về: Kinh phí, tài chính, tài sản, cơ sở vật chất trang thiết bị của các đơn vị trong quá trình trước và sau khi chuyển giao cho đến khi Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh đi vào hoạt động.
2.2. Chủ trì trong việc giải quyết các nội dung có liên quan về tài chính.
2.3. Trình UBND tỉnh điều chỉnh dự toán kinh phí theo chỉ tiêu biên chế được phê duyệt và phương án xử lý tài sản sau hợp nhất.
3. Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh (các đơn vị trước khi hợp nhất)
3.1. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân và cơ quan liên quan xây dựng Đề án thí điểm hợp nhất Văn phòng Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh theo đúng Nghị quyết số 580/2018/UBTVQH14 ngày 04/10/2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, gửi Ban Tổ chức - Nội vụ thẩm định, hoàn thiện và trình Ban Chỉ đạo đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị cho ý kiến chỉ đạo; trình Ủy ban nhân dân tỉnh để thống nhất với Lãnh đạo Đoàn đại biểu Quốc hội và Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trước khi trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho chủ trương thực hiện.
3.2. Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh:
3.2.1. Chịu trách nhiệm về các thông tin (thực trạng của cơ quan cung cấp) có liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của đơn vị; đồng thời thực hiện các nội dung có liên quan trong quá trình trước và sau khi chuyển giao hợp nhất cho đến khi Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh đi vào hoạt động.
3.2.2. Tiến hành khóa sổ sách kế toán, lập báo cáo kiểm kê công nợ, kiểm kê tài sản, vật tư, trang thiết bị, công cụ, dụng cụ và thực hiện thanh quyết toán các nguồn kinh phí đã chi đến thời điểm hợp nhất và tổ chức bàn giao tài chính, tài sản, trang thiết bị, hồ sơ sổ sách có liên quan đến công chức, viên chức, hợp đồng 68, hợp đồng lao động về đơn vị mới để làm cơ sở lập báo cáo tài chính theo quy định.
3.3. Thực hiện việc lưu trữ hồ sơ tài liệu khi hợp nhất theo quy định của Luật Lưu trữ.
4. Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh (đơn vị mới sau khi hợp nhất)
4.1. Tổ chức triển khai thực hiện các nội dung thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền được giao tại Đề án và chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để đảm bảo không làm gián đoạn hoạt động của đơn vị khi thực hiện phương án thí điểm hợp nhất Văn phòng theo Đề án này.
4.2. Xây dựng Đề án điều chỉnh vị trí việc làm gửi Ban Tổ chức - Nội vụ thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt để tổ chức thực hiện.
4.3. Xây dựng dự thảo Quy định nhiệm vụ cụ thể của từng phòng, đơn vị trực thuộc để xin ý kiến của lãnh đạo Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân và lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh trước khi ban hành.
Sắp xếp, bố trí Lãnh đạo cấp phòng, công chức, viên chức, người lao động của đơn vị theo vị trí việc làm và Quyết định giao biên chế của Chủ tịch UBND tỉnh;
4.4. Ban hành Quy chế làm việc của Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh.
4.5. Thực hiện việc quản lý, sử dụng công chức, cơ sở vật chất, tài sản, tài chính của đơn vị mới theo quy định và phân cấp của tỉnh.
4.6. Chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức - Nội vụ tỉnh và cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổng kết đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 580/2018/UBTVQH14 ngày 04/10/2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại 10 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ trước ngày 01/01/2020 theo yêu cầu.
4.7. Trong quá trình triển khai thực hiện Đề án này, nếu phát sinh khó khăn vướng mắc, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với Ban Tổ chức - Nội vụ để giải quyết, trường hợp vượt quá thẩm quyền, tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ để được hướng dẫn.
1. Tháng 10/2018
- Xây dựng, hoàn thiện dự thảo Đề án trình Ban Chỉ đạo đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị cho ý kiến chỉ đạo;
- Tiếp thu hoàn chỉnh dự thảo Đề án và trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho chủ trương để thực hiện.
2. Tháng 12/2018
- Tiếp thu hoàn chỉnh dự thảo Đề án theo Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, xây dựng Tờ trình và dự thảo Nghị quyết trình Kỳ họp thứ 8 - Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII, xem xét, quyết định để làm căn cứ, cơ sở tổ chức thực hiện.
- Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án và ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang.
3. Thời gian thực hiện Đề án: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019./.
LÃNH ĐẠO VÀ CHUYÊN VIÊN, NHÂN VIÊN CỦA VĂN PHÒNG ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH HÀ GIANG, TÍNH ĐẾN THÁNG 10/2018
(Kèm theo Đề án hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng HĐND và Văn phòng UBND tỉnh)
STT | Họ và tên | Năm sinh | Trình độ | Trình độ chính trị | Chức vụ, vị trí công việc hiện tại | Ghi chú |
1 | Đỗ Văn Hùng | 1971 | Thạc sỹ luật | Cử nhân | Chánh Văn phòng | Đảng viên |
2 | Lê Ngọc Hà | 1980 | Cử nhân luật | Cao cấp | Chuyên viên chính | Đảng viên |
3 | Trần Thị Thu Hiền | 1983 | Cử nhân triết học (HV báo chí TT) |
| Chuyên viên | Đảng viên |
4 | Phan Trọng Tuấn | 1974 | Cử nhân kế toán | Trung cấp | Chuyên viên | Đảng viên |
5 | Nguyễn Thị Thu Hà | 1978 | Cử nhân luật - Trung cấp văn thư lưu trữ |
| Cán sự (Văn thư) | Đảng viên |
6 | Vi Văn Hợi | 1968 | Sơ cấp | Trung cấp | Công chức (Lái xe) | Đảng viên |
7 | Lê Đại Vương | 1987 | Sơ cấp |
| HĐ68 (Lái xe) | Đảng viên dự bị |
8 | Nguyễn Thị Hương Giang | 1992 | Cao đẳng Quản trị nhân lực (ĐH LĐTB&XH) |
| HĐ68 (Tạp vụ) |
|
- 1Nghị quyết 118/NQ-HĐND năm 2018 thông qua Đề án hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thành Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh
- 2Nghị quyết 113/NQ-HĐND năm 2018 về thực hiện "Hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thành Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng
- 3Quyết định 10/2019/QĐ-UBND quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức trong thời gian thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
- 1Nghị định 83/2006/NĐ-CP Quy định trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại,giải thể tổ chức hành chính, tổ chức sự nghiệp nhà nước
- 2Nghị định 68/2000/NĐ-CP về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp
- 3Luật lưu trữ 2011
- 4Nghị định 24/2014/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- 5Nghị quyết 39-NQ/TW năm 2015 tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7Thông tư liên tịch 01/2015/TTLT-VPCP-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ - Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 8Nghị quyết 1097/2015/UBTVQH13 thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 9Nghị định 48/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- 10Quyết định 1021/QĐ-UBND năm 2016 thành lập Trung tâm Hành chính công tỉnh Hà Giang trực thuộc Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang
- 11Nghị định 92/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 12Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính
- 13Quyết định 1584/QĐ-UBND năm 2017 về sáp nhập bộ phận Cổng thông tin điện tử thuộc Sở Thông tin và Truyền thông vào Trung tâm Công báo - Tin học thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thành Trung tâm Thông tin - Công báo trực thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang
- 14Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 15Nghị quyết 580/2018/UBTVQH14 về thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 16Nghị quyết 32/NQ-HĐND năm 2018 về thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thành Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang
- 17Nghị quyết 118/NQ-HĐND năm 2018 thông qua Đề án hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thành Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh
- 18Nghị quyết 113/NQ-HĐND năm 2018 về thực hiện "Hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thành Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng
- 19Quyết định 10/2019/QĐ-UBND quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức trong thời gian thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
Quyết định 2974/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Đề án thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thành Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang
- Số hiệu: 2974/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/12/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang
- Người ký: Nguyễn Văn Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra