Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 295/QĐ-UBND

Tuyên Quang, ngày 08 tháng 9 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA THANH TRA TỈNH TUYÊN QUANG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010;
Căn cứ Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010;
Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh tại Công văn số 1071/TTg-TCCV ngày 30 tháng 6 năm 2009;
Xét đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh và Tổ trưởng Tổ công tác thực hiện đề án 30 của Uỷ ban nhân dân tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Thanh tra tỉnh Tuyên Quang.

1. Trường hợp thủ tục hành chính nêu tại Quyết định này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ sau ngày Quyết định này có hiệu lực và các thủ tục hành chính mới được ban hành thì áp dụng đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải cập nhật để công bố.

2. Trường hợp thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhưng chưa được công bố tại Quyết định này hoặc có sự khác biệt giữa nội dung thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này thì được áp dụng theo đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải cập nhật để công bố.

Điều 2. Thanh tra tỉnh có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Tổ công tác thực hiện Đề án 30 của Uỷ ban nhân dân tỉnh thường xuyên cập nhật để trình Uỷ ban nhân dân tỉnh công bố những thủ tục hành chính nêu tại khoản 1 Điều 1 Quyết định này. Thời hạn cập nhật hoặc loại bỏ thủ tục hành chính này chậm nhất không quá 10 ngày kể từ ngày văn bản quy định thủ tục hành chính có hiệu lực thi hành.

Đối với các thủ tục hành chính nêu tại khoản 2 Điều 1 Quyết định này, Thanh tra tỉnh có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Tổ công tác thực hiện Đề án 30 trình Uỷ ban nhân dân tỉnh công bố trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày phát hiện có sự khác biệt giữa nội dung thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này hoặc thủ tục hành chính chưa được công bố.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, Ngành cấp tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Đỗ Văn Chiến

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA THANH TRA TỈNH TUYÊN QUANG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 295/QĐ-UBND ngày 08 tháng 9 năm 2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang )

PHẦN I: DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA THANH TRA TỈNH TUYÊN QUANG

STT

Tên thủ tục hành chính

I

Lĩnh vực Thanh tra giải quyết Khiếu nại, tố cáo

1

Thủ tục tiếp công dân

2

Thủ tục xử lý đơn thư

3

Thủ tục giải quyết khiếu nại lần 1

4

Thủ tục giải quyết khiếu nại lần 2

5

Thủ tục giải quyết tố cáo.

PHẦN II: NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA THANH TRA TỈNH TUYÊN QUANG

I. Lĩnh vực Thanh tra giải quyết Khiếu nại, tố cáo

1. Thủ tục tiếp công dân:

* Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tiếp xúc ban đầu

+ Đề nghị công dân xuất trình giấy tờ tuỳ thân. Nếu công dân không trực tiếp đến thì có thể uỷ quyền cho người đại diện hợp pháp; người này phải có giấy uỷ quyền, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người uỷ quyền cư trú.

- Bước 2: Quá trình làm việc:

+Yêu cầu công dân trình bày trung thực sự việc, cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo.

+ Trường hợp có nhiều người khiếu nại, tố cáo đến nơi tiếp công dân để khiếu nại, tố cáo cùng một nội dung thì yêu cầu họ cử đại diện trực tiếp trình bày nội dung sự việc.

+ Cán bộ tiếp công dân lắng nghe, ghi chép vào sổ theo dõi tiếp công dân đầy đủ nội dung do công dân trình bày và đọc lại cho người trình bày nghe và có ký xác nhận.

+ Người tiếp công dân tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo và các tài liệu có liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo, phản ánh do công dân cung cấp và phải viết, giao giấy biên nhận các tài liệu đã tiếp nhận cho công dân.

+ Xử lý khiếu nại, tố cáo tại nơi tiếp công dân.

+ Trong trường hợp công dân đến khiếu nại trực tiếp mà vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền của cơ quan mình thì người tiếp công dân hướng dẫn họ viết thành đơn hoặc ghi lại nội dung khiếu nại và yêu cầu công dân ký tên hoặc điểm chỉ. Nếu vụ việc khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì hướng dẫn công dân khiếu nại đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

+ Đối với tố cáo thì người tiếp công dân phải ghi rõ nội dung tố cáo, tiếp nhận tài liệu liên quan, phân loại đơn và xử lý theo thủ tục xử lý đơn thư.

- Bước 3: Kết thúc.

Kết thúc tiếp công dân, người tiếp công dân thông báo cho công dân biết cơ quan có thẩm quyền giải quyết để họ liên hệ sau này.

* Cách thức thực hiện: Đến trụ sở của cơ quan Thanh tra tỉnh.

* Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đơn khiếu nại, đơn tố cáo hoặc văn bản ghi lại nội dung khiếu nại, tố cáo (có xác nhận hoặc điểm chỉ của công dân).

+ Các tài liệu, giấy tờ do người khiếu nại, tố cáo cung cấp.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

* Thời hạn giải quyết: Cho đến khi kết thúc việc tiếp công dân.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Thanh tra tỉnh.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Thanh tra tỉnh.

- Cơ quan phối hợp nếu có: Không

* Đối tượng thực hiện: Cá nhân, tổ chức.

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn khiếu nại, đơn tố cáo (ban hành kèm theo Quyết định số 1131/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng Thanh tra).

* Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy biên nhận tài liệu.

- Chứng cứ do người khiếu nại, tố cáo cung cấp.

- Phiếu hướng dẫn.

* Yêu cầu điều kiện thực hiện TTHC:

Theo Điều 13, Nghị định số 89/CP ngày 07/8/1997 của Chính phủ ban hành Quy chế tổ chức tiếp công dân: Khi tiếp công dân, người tiếp công dân có quyền:

- Từ chối không tiếp những trường hợp đã được kiểm tra xem xét, xác minh đã có quyết định hoặc kết luận giải quyết của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và đã trả lời đầy đủ cho đối tượng.

- Từ chối không tiếp những người trong tình trạng say rượu, tâm thần và những người vi phạm quy chế, nội quy nơi tiếp công dân.

- Yêu cầu công dân trình bày đầy đủ, rõ ràng những nội dung khiếu nại, tố cáo, lý do và những yêu cầu giải quyết, cung cấp các tài liệu chứng cứ liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo.

Trường hợp công dân trình bày bằng miệng các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, nếu thấy cần thiết thì yêu cầu viết thành văn bản và ký tên xác nhận.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998.

- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2005.

- Luật phòng chống tham nhũng năm 2005; Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo và các luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo.

- Nghị định số 89/NĐ-CP ngày 07/8/1989 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tiếp công dân.

- Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20/10/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng.

- Thông tư số 1178/TT-TTNN ngày 25/9/1997 của Thanh tra Nhà nước hướng dẫn thực hiện Nghị định số 89/NĐ-CP ngày 07/8/1989 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức tiếp công dân.

- Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng Thanh tra về việc ban hành mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

2. Thủ tục xử lý đơn thư:

* Trình tự thực hiện:

Bước1: Nhận đơn: Tiếp nhận đơn, vào sổ công văn đến.

Bước 2: Phân loại và xử lý đơn.

- Đối với đơn khiếu nại:

+ Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan thuộc Sở và cấp tương đương; Giám đốc Sở và cấp tương đương; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và có đủ các điều kiện để giải quyết thì cơ quan có thẩm quyền thụ lý để giải quyết và gửi thông báo về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho cá nhân hoặc tổ chức chuyển đơn. Trong trường hợp đơn khiếu nại có chữ ký của nhiều người thì hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn riêng để thực hiện việc khiếu nại.

+ Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nêu trên nhưng không đủ điều kiện để thụ lý giải quyết theo quy định tại Điều 2 Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ thì có văn bản trả lời cho người khiếu nại biết rõ lý do không thụ lý.

+ Đối với đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan nêu trên, đơn khiếu nại về vụ việc đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thì cơ quan không thụ lý nhưng có văn bản chỉ dẫn, trả lời đơn người khiếu nại (có phiếu trả đơn khiếu nại). Việc chỉ dẫn, trả lời chỉ thực hiện một lần đối với một vụ việc khiếu nại; trong trường hợp người khiếu nại gửi kèm các giấy tờ, tài liệu là bản gốc liên quan đến vụ việc khiếu nại thì cơ quan trả lại các giấy tờ, tài liệu đó cho người khiếu nại.

- Đối với đơn tố cáo:

+ Nếu đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan thì phải thụ lý để giải quyết theo đúng trình tự, thủ tục của Luật Khiếu nại, tố cáo.

+ Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan thì chậm nhất trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được phải chuyển đơn tố cáo hoặc bản ghi lời tố cáo và các tài liệu, chứng cứ liên quan (nếu có) cho người hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

+ Nếu tố cáo hành vi phạm tội thì chuyển cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

- Đối với đơn phản ánh, kiến nghị: Gửi cơ quan có thẩm quyền để nghiên cứu, nắm bắt thông tin giải quyết.

* Cách thức thực hiện: Tại trụ sở cơ quan Thanh tra tỉnh hoặc qua bưu điện.

* Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đơn khiếu nại.

+ Đơn tố cáo và các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

* Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, tố cáo.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Thanh tra tỉnh.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Thanh tra tỉnh.

- Cơ quan phối hợp nếu có: Không

* Đối tượng thực hiện: Cá nhân, tổ chức.

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn Khiếu nại, đơn tố cáo.

* Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời, văn bản hướng dẫn hoặc văn bản thụ lý giải quyết khiếu nại, tố cáo.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998.

- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2005.

- Luật phòng chống tham nhũng năm 2005.

- Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo và các luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo.

- Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20/10/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng.

- Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng Thanh tra về việc ban hành mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

3. Thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu:

* Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tiếp nhận đơn Khiếu nại

+ Người khiếu nại phải gửi đơn và các tài liệu liên quan ( Nếu có) cho Thanh tra tỉnh.

- Bước 2: Phân loại và xử lý đơn

+ Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, cơ quan nhận đơn thụ lý để giải quyết; trường hợp không thụ lý để giải quyết thì nêu rõ lý do.

- Bước 3: Tổ chức gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại, thẩm tra, xác minh nội dung khiếu nại.

+ Đại diện cơ quan giải quyết trực tiếp gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại.

+ Cơ quan giải quyết thông báo bằng văn bản với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung việc gặp gỡ, đối thoại.

+ Khi gặp gỡ, đối thoại, đại diện cơ quan giải quyết nêu rõ nội dung cần đối thoại; người tham gia đối thoại có quyền phát biểu ý kiến, đưa ra những bằng chứng liên quan đến vụ việc khiếu nại và yêu cầu của mình.

+ Việc gặp gỡ đối thoại được lập thành biên bản; biên bản ghi rõ ý kiến của những người tham gia; tóm tắt kết quả về những nội dung đã đối thoại, có chữ ký của người tham gia; trường hợp người tham gia đói thoại không ký xác nhận thì phải ghi rõ lý do.

+ Trong quá trình xem xét giải quyết khiếu nại, cơ quan giải quyết tiến hành thẩm tra, xác minh nội dung khiếu nại.

- Bước 4: Ra quyết định giải quyết khiếu nại.

+ Chánh Thanh tra tỉnh ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản và gửi quyết định cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan quản lý cấp trên.

* Cách thức thực hiện: Đến trụ sở của cơ quan Thanh tra tỉnh hoặc qua đường bưu điện.

* Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại.

+ Giấy uỷ quyền khiếu nại (Trong trường hợp người khiếu nại uỷ quyền); giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện.

+ Các giấy tờ, bằng chứng, tài liệu liên quan (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

* Thời hạn giải quyết:

Không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể khéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Thanh tra tỉnh.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Thanh tra tỉnh.

- Cơ quan phối hợp nếu có: Các đơn vị, cá nhân có liên quan đến vụ việc.

* Đối tượng thực hiện: Cá nhân, Tổ chức.

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn khiếu nại; giấy uỷ quyền khiếu nại.

* Yêu cầu, điều kiện thủ tục hành chính:

Theo Điều 2, Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo và các luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo:

- Người khiếu nại phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại.

- Người khiếu nại phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; trong trường hợp thông qua người đại diện để thực hiện việc khiếu nại thì người đại diện phải theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ.

- Người khiếu nại phải làm đơn khiếu nại và gửi đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn, thời hiệu theo quy định của luật Khiếu nại, tố cáo.

- Việc khiếu nại chưa có quyết định giải quyết lần đầu.

- Việc khiếu nại chưa được toà án thụ lý để giải quyết.

* Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998.

- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2005.

- Luật phòng chống tham nhũng năm 2005; Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo và các luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo.

- Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng Thanh tra về việc ban hành mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

4. Thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai:

* Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tiếp nhận đơn Khiếu nại

+ Nếu đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết lần 2 của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (Khiếu nại quyết định giải quyết lần đầu của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, thị xã, Giám đốc Sở và cấp tương đương thuộc phạm vi quản lý của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và các tài liệu liện quan (nếu có) cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để giải quyết.

- Bước 2: Thụ lý đơn khiếu nại.

+ Sau khi tiếp nhận đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền, Uỷ ban nhân dân tỉnh có thể giao cho các Sở ngành chuyên môn giúp việc cho Uỷ ban nhân dân tỉnh xác minh, kết luận. Đối với đơn khiếu nại giao cho Thanh tra tỉnh xác minh, kết luận thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, Thanh tra tỉnh thụ lý đơn để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu biết; trường hợp không thụ lý để giải quyết thì thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại và nêu rõ lý do.

- Bước 3: Thẩm tra, xác minh vụ việc khiếu nại.

Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, cơ quan giải quyết có các quyền sau:

+ Yêu cầu người khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu và những bằng chứng về nội dung khiếu nại.

+Yêu cầu người bị khiếu nại giải trình bằng văn bản về những nội dung khiếu nại.

+Yêu cầu người giải quyết khiếu nại lần đầu, cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan cung cấp thông tin, tài liệu và những bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại.

+ Mời người bị khiếu nại, người khiếu nại đến để tổ chức đối thoại (nếu cần).

+ Xác minh tại chỗ (nếu cần).

+ Trưng cầu giám định, tiến hành các biện pháp khác theo quy định của pháp luật; Cá nhân, cơ quan, tổ chức khi nhận được yêu cầu nêu trên phải thực hiện đúng yêu cầu đó.

- Bước 4: Ra quyết định giải quyết khiếu nại.

+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản và gửi quyết định cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu, người có quyền, lợi ích liên quan, người đã chuyển đơn đến, cơ quan quản lý cấp trên trong thời hạn chậm nhất là 7 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết.

* Cách thức thực hiện: Tại Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc qua đường bưu điện.

* Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại.

+ Giấy uỷ quyền khiếu nại (Trong trường hợp người khiếu nại uỷ quyền); giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện.

+ Bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và các tài liệu liên quan (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 bản.

* Thời hạn giải quyết:

- Theo Điều 43, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2005: Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

- Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 60 ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 70 ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Uỷ ban nhân dân tỉnh.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Thanh tra tỉnh.

- Cơ quan phối hợp nếu có: Các đơn vị, cá nhân có liên quan đến vụ việc.

* Đối tượng thực hiện: Cá nhân,Tổ chức.

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn khiếu nại; giấy uỷ quyền khiếu nại.

* Yêu cầu, điều kiện thủ tục hành chính:

Theo Điều 2, Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo và các luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo:

- Người khiếu nại phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại.

- Người khiếu nại phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; trong trường hợp thông qua người đại diện để thực hiện việc khiếu nại thì người đại diện phải theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ.

- Người khiếu nại phải làm đơn khiếu nại và gửi đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn, thời hiệu theo quy định của luật Khiếu nại, tố cáo.

- Việc khiếu nại chưa có quyết định giải quyết lần hai.

- Việc khiếu nại chưa được toà án thụ lý để giải quyết.

* Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004.

- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2005; Luật phòng chống tham nhũng năm 2005.

- Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo và các luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo.

- Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng Thanh tra về việc ban hành mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

5. Thủ tục giải quyết tố cáo:

* Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tiếp nhận đơn.

+ Người tố cáo gửi đơn đến cơ quan Thanh tra tỉnh hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh. Trong đơn tố cáo phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ người tố cáo; trong trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người có trách nhiệm tiếp nhận ghi lại nội dung tố cáo, họ, tên, địa chỉ của người tố cáo, có chữ ký của người tố cáo.

- Bước 2: Thụ lý để giải quyết.

+ Chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, đơn tố cáo được thụ lý giải quyết theo thẩm quyền.

- Bước 3: Xác minh việc tố cáo.

Đối với đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thanh tra tỉnh hoặc đơn tố cáo được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao xác minh, kết luận thì Thanh tra tỉnh ra quyết định về việc tiến hành xác minh nội dung tố cáo. Người giải quyết tố cáo có quyền và nghĩa vụ sau:

+ Yêu cầu người tố cáo cung cấp bằng chứng, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo.

+ Yêu cầu người bị tố cáo giải trình bằng văn bản về hành vi bị tố cáo.

+ Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo.

+ Trưng cầu giám định, tiến hành các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.

- Bước 4: Kết luận về nội dung tố cáo:

+ Thanh tra tỉnh kết luận về nội dung tố cáo, xác định rõ trách nhiệm của người có hành vi vi phạm, áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý đối với người vi phạm.

* Cách thức thực hiện: Tố cáo trực tiếp; Gửi đơn tố cáo qua đường bưu điện.

* Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đơn tố cáo hoặc bản ghi lời tố cáo.

+ Các tài liệu, chứng cứ liên quan (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

* Thời hạn giải quyết: Không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 90 ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Uỷ ban nhân dân tỉnh.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Thanh tra tỉnh thực hiện sau khi được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ.

- Cơ quan phối hợp nếu có: Các đơn vị, cá nhân có liên quan đến vụ việc.

* Đối tượng thực hiện: Cá nhân.

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn tố cáo.

* Yêu cầu, điều kiện thủ tục hành chính:

- Điều 65, Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 quy định:

+ Người tố cáo phải gửi đơn đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Trong đơn tố cáo phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ người tố cáo; nội dung tố cáo. Trong trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người có trách nhiệm tiếp nhận phải ghi lại nội dung tố cáo, họ, tên, địa chỉ của người tố cáo, có chữ ký của người tố cáo.

- Điểm c, khoản 1, Điều 38 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định:

+ Không xem xét, giải quyết những tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ, không có chữ ký trực tiếp mà sao chụp chữ ký hoặc những tố cáo đã được cấp có thẩm quyền giải quyết nay tố cáo lại nhưng không có bằng chứng mới.

* Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định xử lý tố cáo.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998.

- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2005; Luật phòng chống tham nhũng năm 2005.

- Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo và các luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo; Luật phòng chống tham nhũng năm 2005.

- Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20/10/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng chống tham nhũng

- Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng Thanh tra về việc ban hành mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 295/QĐ-UBND năm 2009 về công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Thanh tra tỉnh Tuyên Quang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành

  • Số hiệu: 295/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 08/09/2009
  • Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang
  • Người ký: Đỗ Văn Chiến
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 08/09/2009
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản