Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2923/QĐ-UBND | Hưng Yên, ngày 07 tháng 12 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014;
Căn cứ Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/03/2013 của Thủ tướng Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
Căn cứ Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường;
Căn cứ Kết luận số 02-KL/TU ngày 04 tháng 10 năm 2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025,
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 1062/TTr-STNMT ngày 17 tháng 11 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 bao gồm các nội dung sau:
1. Mục tiêu tổng quát
Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và mọi người dân trong tỉnh tập trung thực hiện nghiêm và đồng bộ, hiệu quả các biện pháp, tạo chuyển biến căn bản trong phòng ngừa, ngăn chặn, kiểm soát và đẩy lùi ô nhiễm, từng bước phục hồi và nâng cao chất lượng môi trường; sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu, thiết thực cải thiện môi trường sống và thúc đẩy phát triển bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
100% cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường; trên 80% chất thải rắn nông thôn và 95% chất thải rắn đô thị được thu gom, xử lý; xử lý tiêu hủy trên 90% chất thải nguy hại, 100% chất thải y tế; tái sử dụng hoặc tái chế trên 65% rác thải sinh hoạt; phấn đấu 95% dân cư thành thị và nông thôn được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh; nâng cao chất lượng môi trường không khí ở đô thị, khu vực đông dân cư; cải thiện chất lượng môi trường làng nghề, khu vực nông thôn; 70% khu đô thị loại IV trở lên có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt yêu cầu. Trên 80% số xã đạt chuẩn vệ sinh môi trường theo tiêu chí nông thôn mới; 100% trường học, trạm y tế xã có nhà tiêu hợp vệ sinh được quản lý sử dụng tốt; 100% các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án có tính đến các tác động của biến đổi khí hậu; 100% dân hiểu biết, có kiến thức ứng phó, thích nghi, sống chung với biến đổi khí hậu; 10% cộng đồng dân cư cấp làng, xóm, thôn được xây dựng năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, thiên tai. (chi tiết phụ lục 1).
3. Một số định hướng đến năm 2025
Không để phát sinh cơ sở gây ô nhiễm môi trường mới; không còn điểm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; giảm hầu hết các nguồn gây ô nhiễm môi trường; duy trì 100% cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường; trên 90% số xã đạt chuẩn vệ sinh môi trường theo tiêu chí nông thôn mới; tăng cường khả năng chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ mức độ gia tăng phát thải khí nhà kính, từng bước hình thành các điều kiện cơ bản cho nền kinh tế xanh, bảo đảm yêu cầu phát triển bền vững.
1. Nhiệm vụ trọng tâm
- Thực hiện đồng bộ các biện pháp về phòng ngừa ô nhiễm môi trường. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững, chú trọng phát triển các ngành kinh tế xanh, thân thiện với môi trường; quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 và xây dựng Báo cáo chuyên đề về môi trường cấp tỉnh hàng năm và 05 năm giai đoạn 2016 - 2020 gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Giám sát chặt chẽ các nguồn thải của các Khu, cụm công nghiệp, các doanh nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường lớn.
- Tăng cường kiểm soát các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; áp dụng công nghệ sạch, thân thiện môi trường, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên, ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, di dời các cơ sở gây ô nhiễm trong khu dân cư vào khu, cụm công nghiệp; đẩy mạnh thu gom, xử lý chất thải đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường; thực hiện các dự án khắc phục, cải tạo các điểm, khu vực, vùng bị ô nhiễm và suy thoái môi trường. Bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn các nguồn gen quý của tỉnh.
- Thiết lập, ứng dụng các mô hình dự báo tổng thể tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế - xã hội và tài nguyên, môi trường. Áp dụng thí điểm các mô hình bảo vệ môi trường gắn với phòng chống biến đổi khí hậu.
2. Nhiệm vụ cụ thể đến năm 2020
- Giải quyết dứt điểm những tồn tại trong công tác bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai để đạt các chỉ tiêu theo đúng Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia. Áp dụng tổng thể, đồng bộ các giải pháp để cải thiện môi trường, ngăn chặn, xử lý ô nhiễm môi trường do nước thải, chất thải rắn, khí thải gây ra.
- Xử lý triệt để 03 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ (Làng nghề thuộc da xã Liêu Xá, Làng nghề tái chế nhựa Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh và Làng nghề tái chế chì thôn Đông Mai, xã Chỉ Đạo) xử lý triệt để ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại Trung tâm chữa bệnh, giáo dục, lao động xã hội tỉnh theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020 và tại các cơ sở y tế theo Quyết định số 1742/QĐ-UBND ngày 13/10/2011 của UBND tỉnh.
- Các khu, cụm công nghiệp, các cơ sở có lưu lượng nước thải lớn phải có thiết bị đo lưu lượng, thiết bị quan trắc tự động duy trì hoạt động 24/24 giờ và truyền dữ liệu tự động, liên tục về Sở Tài nguyên và Môi trường. Năm 2017 đầu tư, lắp đặt hệ thống nhận dữ liệu quan trắc tự động của các đơn vị có lưu lượng nước thải, khí thải lớn; đầu tư, lắp đặt thiết bị giám sát, lấy mẫu tự động nước thải sau xử lý xả thải ra môi trường tại khu công nghiệp dệt may Phố Nối, những năm tiếp theo đầu tư, lắp đặt tại khu công nghiệp Phố Nối A, khu công nghiệp Thăng Long II và Công ty TNHH JP Corelex Việt Nam và duy trì 24/24 giờ truyền dữ liệu tự động, liên tục về Sở Tài nguyên và Môi trường để kiểm tra, giám sát, kết quả làm căn cứ xử lý các hành vi vi phạm.
- Đầu tư, lắp đặt 02 - 03 trạm quan trắc chất lượng nước mặt và 02 - 03 trạm quan trắc chất lượng không khí.
- Hàng năm rà soát lập kế hoạch kiểm tra, giám sát định kỳ đối với các khu, cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp có nguồn phát thải chất thải lớn.
- Tập trung xử lý ô nhiễm nguồn nước: xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đô thị thành phố Hưng Yên, thị xã Mỹ Hào; nhà máy xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp Minh Đức và các khu, cụm công nghiệp mới thành lập; 12 cơ sở y tế công lập; các doanh nghiệp; các làng nghề; các cơ sở ô nhiễm môi trường do nước thải; phối hợp giải quyết ô nhiễm môi trường hệ thống sông Bắc Hưng Hải và cải thiện môi trường các kênh, mương, ao hồ; hoàn thành việc trám lấp giếng khoan nước ngầm của các tổ chức ở những nơi đã có nhà máy nước sạch.
- Triển khai thực hiện các mô hình xử lý nước thải quy mô hộ, cụm hộ gia đình.
- Tăng cường giải quyết ô nhiễm do rác thải, chất thải rắn: phân loại, xử lý rác thải hữu cơ tại 50% hộ gia đình; trong năm 2016 thành lập tổ, đội vệ sinh môi trường tại 38 thôn, điểm dân cư còn lại; xây dựng 273 điểm tập kết rác thải quy mô thôn, xã (diện tích 500 - 800 m2/điểm); xây dựng 3.000 bể chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng và xây dựng 03 điểm lưu chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng thu gom từ các bể chứa; lắp đặt 4000 thùng chứa rác thải tại các khu vực công cộng tập trung dân cư, chợ, trường học, nhà văn hóa, khu di tích lịch sử, văn hóa,…: nâng tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải nguy hại, chất thải y tế; rà soát, điều chỉnh quy hoạch các khu xử lý chất thải tập trung của tỉnh, đầu tư 10 lò đốt (mỗi lò có công suất > 1.500 kg/h) công nghệ tiên tiến phù hợp điều kiện của tỉnh để xử lý rác thải sinh hoạt của các huyện, thành phố; giải quyết dứt điểm các điểm rác thải tồn đọng và đóng cửa các bãi chôn lấp rác thải đã đầy; thành lập tổ chức thực hiện các dịch vụ môi trường.
- Kiểm soát ô nhiễm do khí thải: 100% các cơ sở có nguồn khí thải lưu lượng lớn theo quy định phải lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động liên tục, truyền số liệu trực tiếp về Sở Tài nguyên và Môi trường; có biện pháp giảm phát thải khí thải nhà kính, khuyến khích sử dụng nhiên liệu thay thế nhiên liệu hóa thạch, nhiên liệu tái tạo; kiểm soát ô nhiễm do khí thải của các doanh nghiệp; giảm ô nhiễm do hoạt động giao thông.
- Đầu tư xây dựng thêm trạm bơm tiêu thoát nước; nạo vét, cải tạo sông, kênh, mương, công trình thủy lợi; xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp, tu bổ đê kè.
- Chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp hơn ở các huyện còn có khó khăn trong việc tưới; quản lý tốt các tuyến đê và đất bãi, đầu tư theo hướng ưu tiên xếp thứ tự các công trình, các đề án ở vùng ven đê và kinh tế vùng bãi sông Hồng, sông Luộc.
1. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người dân trong bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu
- Đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật, để các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp hiểu đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật, yêu cầu, tiêu chuẩn, quy chuẩn về bảo vệ môi trường; nhận thức đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ môi trường và có ý thức thực hiện trên thực tế.
- Tiếp tục đẩy mạnh giáo dục môi trường, biến đổi khí hậu trong các cấp học, bậc học trong hệ thống giáo dục và đào tạo của tỉnh.
- Tuyên truyền, vận động xây dựng lối sống thân thiện với môi trường, tiêu dùng bền vững, hình thành ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh trong nhân dân, sống hài hoà, thân thiện với môi trường.
- Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp, đơn vị chịu trách nhiệm tác động làm chuyển biến nhận thức và nâng cao ý thức của các thành viên liên quan để có hành động thiết thực bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu; đề cao tính nêu gương của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu. Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã chủ trì và chịu trách nhiệm chính trong chỉ đạo các vấn đề về môi trường trên địa bàn. Kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường là một trong những nội dung quan trọng để đánh giá chất lượng tổ chức đảng, đảng viên hàng năm, trong xem xét khen thưởng các tổ chức, cá nhân, cơ quan, doanh nghiệp, hộ gia đình, khu dân cư.
- Xác định rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp để xảy ra các vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Gắn xem xét ý thức trách nhiệm và kết quả bảo vệ môi trường trong việc đánh giá, bình bầu thi đua, khen thưởng tập thể và cá nhân người đứng đầu.
2. Tăng cường công tác quản lý, xử lý ô nhiễm môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu
- Kiện toàn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu; tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ môi trường cấp huyện, xã.
- Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể, các cấp trong công tác bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu.
- Thu hút đầu tư vào tỉnh những ngành công nghiệp sạch, ít ô nhiễm, không tiếp nhận các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao; hạn chế tiếp nhận dự án sản xuất công nghiệp rời lẻ ở ngoài khu, cụm công nghiệp, tiến tới từ năm 2019 không tiếp nhận dự án sản xuất công nghiệp rời lẻ ở ngoài khu, cụm công nghiệp. Tăng cường kiểm soát các nguồn phát thải chất thải của các khu, cụm công nghiệp, các cơ sở phát thải chất thải lớn; các khu, cụm công nghiệp chỉ được tiếp nhận dự án đầu tư khi các công trình xử lý chất thải được hoàn thành và phải dành ít nhất 5% diện tích để xây dựng hồ điều hòa giám sát chất lượng nước thải.
- Rà soát nâng cấp các cụm công nghiệp thành các khu công nghiệp; đề xuất đấu nối nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nằm ngoài khu công nghiệp vào công trình xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp liền kề.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ đội vệ sinh môi trường tự quản, thành lập HTX dịch vụ môi trường hoặc HTX dịch vụ nông nghiệp kiêm dịch vụ môi trường; thí điểm mô hình thành lập Công ty dịch vụ môi trường để thu gom, vận chuyển rác thải, vệ sinh môi trường cấp huyện, chú trọng ở các huyện Văn Lâm, Yên Mỹ và thị xã Mỹ Hào.
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, đấu tranh phòng chống tội phạm môi trường; phối hợp chặt chẽ giữa công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường các cấp với hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm môi trường của lực lượng cảnh sát môi trường. Thực hiện tốt công tác 'hậu kiểm tra, thanh tra'. Kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Chú trọng phối hợp liên tỉnh để giải quyết tình trạng ô nhiễm nguồn nước sông Bắc Hưng Hải.
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch các điểm tập kết, xử lý rác thải trên địa bàn các huyện, thành phố gắn với quy hoạch nông thôn mới, đảm bảo tính khả thi và phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương; mỗi thôn, xã dành diện tích tối đa làm hồ điều hòa tiếp nhận nước thải trong khu dân cư để xử lý sinh học, không san lấp hoặc làm thu hẹp các ao, hồ, kênh, mương, sông.
- Tăng cường áp dụng các quy trình sản xuất nông nghiệp an toàn, theo tiêu chuẩn VietGAP, tăng sử dụng phân bón hữu cơ, phân vi sinh, giảm lượng phân bón hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế biến, bảo quản thực phẩm.
- Đẩy mạnh triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia và vệ sinh môi trường nông thôn, gắn với kiểm soát chặt chẽ khai thác nước ngầm phục vụ sản xuất, ngăn ngừa và chống ô nhiễm nước ngầm, nước mặt.
- Gắn nhiệm vụ bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thiết kế công trình, cơ sở hạ tầng dựa trên các kịch bản biến đổi khí hậu. Chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp hơn ở các huyện còn có khó khăn trong việc tưới; quản lý tốt các tuyến đê và đất bãi, đầu tư theo hướng ưu tiên xếp thứ tự các công trình, các đề án ở vùng ven đê và kinh tế vùng bãi sông Hồng, sông Luộc.
3. Tăng cường các nguồn lực tài chính, đẩy mạnh áp dụng các biện pháp kinh tế, tạo chuyển biến trong đầu tư bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu
Nhu cầu vốn thực hiện các dự án, nhiệm vụ về bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu của tỉnh đến năm 2020 là rất lớn. Tổng kinh phí thực hiện các chương trình, nhiệm vụ, dự án về bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 6.844.229 triệu đồng, trong đó:
- Ngân sách Trung ương: 4.141.393 triệu đồng (đã có 10.919 triệu đồng).
- Ngân sách tỉnh: 1.064.896 triệu đồng (đã có 85.000 triệu đồng).
- Doanh nghiệp đầu tư: 370.000 triệu đồng.
- Đóng góp của nhân dân: 314.278 triệu đồng.
- Kinh phí ODA: 953.662 triệu đồng (đã có 553.662 triệu đồng).
4. Đẩy mạnh xã hội hóa bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu
- Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, các cộng đồng dân cư và cá nhân tham gia công tác bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu đặc biệt trong quá trình xây dựng, ban hành các quyết định có liên quan về bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu. Đổi mới và nâng cao hiệu quả chương trình phối hợp về bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu giữa ngành tài nguyên và môi trường với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở.
- Chú trọng xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước có quy định, cam kết bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu tại thôn, làng, khu phố; phát triển các mô hình cộng đồng dân cư tự quản bảo vệ môi trường, cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu.
5. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực
- Thực hiện tốt chính sách khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất, kinh doanh theo hướng thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, sử dụng các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, ít chất thải, giảm thiểu và tái sử dụng chất thải; nhân rộng mô hình xử lý rơm rạ sau thu hoạch.
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu, nhất là ở cấp huyện, xã nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
6. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền cấp xã, thôn
Cấp ủy, chính quyền cấp xã chịu trách nhiệm trực tiếp trong công tác vệ sinh môi trường, tổ chức thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt nông thôn, bố trí các điểm tập kết rác ở địa phương; tuyên truyền vận động nhân dân và chịu trách nhiệm về chỉ tiêu số hộ tham gia thực hiện phân loại, xử lý rác thải hữu cơ quy mô hộ gia đình trên địa bàn.
7. Tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu
Tranh thủ tối đa các nguồn lực quốc tế, chú trọng nâng cao năng lực xây dựng các chương trình, dự án, quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn tài trợ quốc tế cho công tác bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu.
IV. ĐỀ ÁN, DỰ ÁN, NHIỆM VỤ VÀ NGUỒN LỰC THỰC HIỆN
1. Một số đề án, dự án về bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu (chi tiết tại phụ lục 2, 3, 4).
1.1. Về công tác bảo vệ môi trường:
Gồm: 27 dự án, 10 nhiệm vụ; kinh phí thực hiện: 2.733.373 triệu đồng (đã có 595.991 triệu đồng), trong đó:
+ Vốn ngân sách Trung ương 284.199 triệu đồng (đã có 10.991 triệu đồng).
+ Vốn ngân sách Tỉnh 964.896 triệu đồng (đã có 85.000 triệu đồng).
+ Vốn đầu tư của doanh nghiệp: 370.000 triệu đồng.
+ Nguồn do nhân dân đóng góp: 314.278 triệu đồng.
+ Vốn ODA: 800.000 triệu đồng (đã có 500.000 triệu đồng).
1.2. Về phòng chống biến đổi khí hậu:
Gồm: 23 dự án; kinh phí thực hiện: 4.110.856 triệu đồng (đã có 153.662 triệu đồng), trong đó:
+ Vốn ngân sách Trung ương 3.857.194 triệu đồng.
+ Vốn ngân sách tỉnh 100.000 triệu đồng.
+ Vốn ODA: 153.662 triệu đồng (đã có 153.662 triệu đồng).
Phần thứ ba
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thời gian thực hiện
1.1. Từ năm 2016-2017
- Xây dựng, trình duyệt các nhiệm vụ, dự án trong danh mục kèm theo Đề án này.
- Đánh giá bước đầu tình hình thực hiện các chương trình, nhiệm vụ, dự án.
1.2. Từ năm 2018-2020
- Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, dự án.
- Trình duyệt các nhiệm vụ, dự án thực hiện đến năm 2020.
2. Phân công nhiệm vụ
2.1. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ xây dựng các đề án, dự án, các hoạt động đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tăng cường giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu; kiểm tra, giám sát phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường kịp thời phản ánh tới các cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý, ngăn chặn các hành vi gây ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường. Nhân rộng các mô hình bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc giám sát các hoạt động quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phòng chống biến đổi khí hậu.
2.2. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố cụ thể hóa nội dung đề án thành kế hoạch hàng năm trình UBND tỉnh quyết định và hướng dẫn các ngành, địa phương, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường của ngành, địa phương, đơn vị để triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của đề án. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đề án; tổng hợp kết quả thực hiện hàng năm báo cáo UBND tỉnh, định kỳ tham mưu tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện đề án.
- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí kinh phí sự nghiệp môi trường đối với các dự án, nhiệm vụ bảo vệ môi trường thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách tỉnh, trình UBND tỉnh quyết định và tổ chức thực hiện.
- Phối hợp với Sở Nội vụ, UBND huyện, thành phố kiện toàn và tăng cường năng lực tổ chức quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ tỉnh đến cơ sở và tổ chức thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn.
- Phối hợp các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các Tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, đặc biệt chú trọng các cơ sở phát sinh nhiều chất thải.
2.3. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh
Tuyên truyền, giáo dục cho lực lượng quân đội trong tỉnh nâng cao nhận thức, chấp hành nghiêm pháp luật về bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu. Xây dựng lực lượng nòng cốt tại cơ quan, đơn vị để thực hiện hoạt động ứng cứu, xử lý, khắc phục suy thoái, ô nhiễm, sự cố môi trường và tham gia ứng cứu khi có yêu cầu của Quân đội, Chính phủ, địa phương. Đề ra giải pháp phòng, chống biến đổi khí hậu.
2.4. Công An tỉnh
Chủ động, tích cực trinh sát nắm bắt tình hình, phát hiện, kiểm tra, đề xuất xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm. Chỉ đạo lực lượng Công an từ tỉnh đến cấp xã, áp dụng các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép các loại chất thải, rác thải, chất phóng xạ, lâm sản, các loài động vật hoang dã, quý hiếm.
2.5. Sở Công Thương
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND huyện, thành phố quy hoạch các cụm công nghiệp làng nghề để di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu vực dân cư. Ban hành các chính sách khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ áp dụng sản xuất sạch hơn, tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, điện năng. Tăng cường công tác kiểm soát an toàn hóa chất, nhất là các hóa chất có độ độc hại cao.
2.6. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường bố trí vốn xây dựng cơ bản đối với các dự án, nhiệm vụ bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu thuộc nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách tỉnh, trình UBND tỉnh quyết định phê duyệt để tổ chức thực hiện.
Gắn bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu trong lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách tài chính nhằm khuyến khích, huy động các nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài để phát triển năng lực xử lý chất thải của tỉnh. Ưu tiên tiếp nhận các dự án đầu tư có công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường.
Hạn chế tiếp nhận dự án sản xuất công nghiệp rời lẻ ở ngoài khu, cụm công nghiệp, tiến tới từ năm 2019 không tiếp nhận dự án sản xuất công nghiệp rời lẻ ở ngoài khu, cụm công nghiệp.
2.7. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan và UBND huyện, thành phố tham mưu thực hiện tốt công tác phòng chống cháy nổ trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xử lý ô nhiễm môi trường, chấp hành nghiêm pháp luật về bảo vệ môi trường.
2.8. Sở Tài chính
Trên cơ sở đề xuất bố trí chi ngân sách cho các hoạt động bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai, biến đổi khí hậu hàng năm của tỉnh. Tổng hợp, lập kế hoạch phân bổ đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường trình HĐND, UBND tỉnh xem xét phê duyệt; đảm bảo bố trí không dưới 1% tổng chi ngân sách hàng năm của tỉnh cho sự nghiệp bảo vệ môi trường.
2.9. Sở Thông tin và truyền thông
Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền về công tác bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu.
2.10. Sở Giao thông và Vận tải
Tăng cường kiểm tra, kiểm định chất lượng các phương tiện tham gia giao thông đảm bảo đạt tiêu chuẩn phát thải khí thải theo quy định. Khi xây dựng, triển khai thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển giao thông phải lồng ghép các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu.
2.11. Sở Xây dựng
Chủ trì, rà soát, điều chỉnh quy hoạch các điểm tập kết, xử lý rác thải trên địa bàn các huyện, thành phố đảm bảo tính khả thi và phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương; lồng ghép các giải pháp bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu trong lập, triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng chung, quy hoạch chi tiết các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng. Nâng cao hiệu quả các công trình thu gom, xử lý nước thải thuộc trách nhiệm quản lý; phối hợp đẩy nhanh tiến độ các dự án thu gom, xử lý nước thải, cấp nước sạch đô thị. Tham mưu tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành xây dựng, giai đoạn 2016 - 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 811/QĐ-BXD ngày 18/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng trên địa bàn tỉnh.
2.12. Sở Y tế
Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các cơ sở y tế công lập thuộc trách nhiệm quản lý chấp hành nghiêm pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn bức xạ và hạt nhân; đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các công trình bảo vệ môi trường, xử lý triệt để ô nhiễm môi trường.
2.13. Sở Khoa học và Công nghệ
Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sản xuất sạch, thân thiện với môi trường; công nghệ xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải phù hợp với điều kiện của tỉnh. Đẩy mạnh nghiên cứu bảo tồn, phục tráng những giống, cây con quý của tỉnh. Tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh áp dụng các giải pháp quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001.
2.14. Sở Nội vụ
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố tham mưu kiện toàn tổ vận hành xe ô tô thu gom, vận chuyển rác thải của các huyện, thành phố; xây dựng mô hình HTX dịch vụ môi trường ở cấp xã; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác môi trường cấp xã.
2.15. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Tăng cường triển khai thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; hướng dẫn thu gom, xử lý thức ăn chăn nuôi đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục, dụng cụ, bao bì đựng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi sau khi sử dụng. Ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi lạm dụng hóa chất trong canh tác, sử dụng thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học nằm ngoài danh mục cho phép trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Chủ trì, phối hợp với các cấp, các ngành thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về phòng chống biến đổi khí hậu; thành lập Quỹ phòng chống và giảm nhẹ thiên tai tỉnh.
2.16. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Tổ chức thực hiện tốt việc đưa tiêu chí bảo vệ môi trường trong việc bình xét các danh hiệu làng, khu phố, gia đình văn hóa. Tăng cường bảo vệ môi trường tại các điểm di tích lịch sử, các khu du lịch theo quy định.
2.17. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chỉ đạo tăng cường giáo dục về bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu cho học sinh các cấp học; tăng thời lượng học tập ngoại khóa về bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu, phát động tham gia các cuộc thi về môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu, tích cực tham gia hưởng ứng các ngày kỷ niệm về bảo vệ môi trường.
2.18. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hưng Yên
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường và tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường- nêu gương những tổ chức, cá nhân làm tốt, phê phán những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu.
2.19. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh
Chỉ tiếp nhận các dự án có công nghệ và thiết bị tiên tiến, ít gây ô nhiễm môi trường vào các khu công nghiệp của tỉnh. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các cam kết về bảo vệ môi trường của các dự án thuộc thẩm quyền theo quy định. Phối hợp thực hiện tốt công tác quản lý môi trường tại các khu công nghiệp; giám sát chặt chẽ công tác bảo vệ môi trường của các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, nhất là các đơn vị quản lý hạ tầng khu công nghiệp.
2.20. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Chịu trách nhiệm tổ chức, triển khai nhiệm vụ bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu trên địa bàn; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm và có trách nhiệm xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường theo thẩm quyền. Sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả kinh phí sự nghiệp môi trường. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai cho các cơ quan, doanh nghiệp cộng đồng dân cư trên địa bàn.
2.21. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh
Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; đầu tư xây dựng, vận hành các công trình xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bảo vệ môi trường. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong các khu, cụm công nghiệp phải đấu nối vào công trình bảo vệ môi trường tập trung của khu, cụm công nghiệp.
Điều 3. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố, các đơn vị liên quan phổ biến nội dung đề án, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện đề án đảm bảo tiến độ, mục tiêu đề ra; tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh sơ kết, tổng kết thực hiện đề án; định kỳ hàng năm (trước 30/11) tổng hợp kết quả triển khai thực hiện báo cáo UBND tỉnh.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
(Kèm theo Quyết định số 2923/QĐ-UBND ngày 07 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
TT | Tên chỉ tiêu | Cơ quan chịu trách nhiệm tổng hợp | Lộ trình thực hiện | Nguồn số liệu đến năm 2020 | |
Năm 2020 | Chỉ tiêu tại QĐ số 1216/QĐ-TTg | ||||
I | Giảm về cơ bản các nguồn gây ô nhiễm môi trường |
| |||
1 | Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh xây dựng mới đạt yêu cầu về BVMT | Sở TN và MT | 100% | 100% |
|
2 | Tỷ lệ cơ sở hiện đang gây ô nhiễm môi trường | Sở TN và MT | Giảm 50% | Giảm 50% so với 2010 |
|
3 | Tỷ lệ khu công nghiệp đáp ứng yêu cầu BVMT | Sở TN và MT | 100% | 95% |
|
4 | Tỷ lệ làng nghề truyền thống đạt yêu cầu về môi trường | Sở TN và MT | 64% | 60% | 32 làng nghề truyền thống, trong đó 04 làng nghề dừng hoạt động, 18/28 làng nghề đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường |
5 | Tỷ lệ xã đạt chuẩn vệ sinh môi trường theo tiêu chí nông thôn mới | Sở NN và PTNT | 80% | 50% | Báo cáo của Sở NN&PTNT |
6 | Số vụ sự cố hóa chất, phóng xạ, hạt nhân | Sở KH và CN | Không | Không | Báo cáo của Sở Khoa học và Công nghệ |
7 | Tỷ lệ khu đô thị loại IV trở lên có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt yêu cầu | Sở Xây dựng | 70% | 70% |
|
8 | Tỷ lệ khu, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt yêu cầu | Sở TN và MT | 100% | 95% |
|
9 | Tỷ lệ chất thải rắn đô thị được thu gom | Sở Xây dựng | 95% | 95% |
|
10 | Tỷ lệ chất thải rắn nông thôn được thu gom | Sở NN và PTNT | 80% | 75% |
|
11 | Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý, tiêu hủy, chôn lấp an toàn sau xử lý, tiêu hủy | Sở TN và MT | 90% | 85% |
|
12 | Mức sản xuất và sử dụng túi, bao bì khó phân hủy | Sở Công Thương | Giảm 30% so với 2010 | Giảm 30% so với 2010 | Báo cáo của Sở Công thương |
13 | Tỷ lệ chất thải y tế được xử lý, tiêu hủy, chôn lấp an toàn sau xử lý, tiêu hủy | Sở Y tế | 100% | 100% |
|
14 | Số bãi chôn lấp chất thải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và hợp vệ sinh | Sở TNMT | 100% | 90% |
|
II | Khắc phục, cải tạo môi trường các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái; cải thiện điều kiện sống của nhân dân |
| |||
1 | Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch | Sở Xây dựng | 95% | 100% | Báo cáo của Sở Xây dựng |
2 | Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh | Sở NN và PTNT | 95% | 95% | Báo cáo của Sở NN&PTNT |
3 | Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có công trình vệ sinh đạt yêu cầu | Sở NN và PTNT | 73,04% | 95% | Báo cáo của Sở NN&PTNT |
4 | Tỷ lệ diện tích đất cây xanh cộng cộng trong các đô thị, khu dân cư | Sở Xây dựng | Không có | Tăng 30% so với 2010 |
|
5 | Hàm lượng các chất độc hại trong không khí ở đô thị, khu dân cư | Sở TNMT | Đạt quy chuẩn | Đạt quy chuẩn |
|
III | Giảm nhẹ mức độ suy thoái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên; kiềm chế tốc độ suy giảm đa dạng sinh học |
| |||
1 | Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp bị mất do chuyển đổi mục đích sử dụng | Sở NN và PTNT | Giảm 20% so với 2010 | Giảm 30% so với 2010 | Nghị quyết số 62/NQ-CP ngày 23/5/2013 |
2 | Diện tích đất trồng lúa, hoa màu | Sở TNMT | 35.000 ha | - | Nghị quyết số 62/NQ-CP ngày 23/5/2013 |
3 | Số loài và mức độ xâm hại của các loài ngoại lai xâm hại môi trường | Sở TN và MT | Không tăng so với 2014 | Không tăng so với 2010 |
|
IV | Tăng cường khả năng chủ động ứng phó với BĐKH, giảm nhẹ tốc độ gia tăng phát thải khí nhà kính |
| |||
1 | Tỷ lệ dân hiểu biết, có kiến thức ứng phó, thích nghi, sống chung với BĐKH | Sở TN và MT | 100% | 100% |
|
2 | Tỷ lệ các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án có tính đến các tác động của BĐKH, nước biển dâng | Sở KH&ĐT | 100% | 90% |
|
3 | Tỷ lệ cộng đồng dân cư cấp làng, xóm, thôn được xây dựng năng lực chủ động ứng phó với BĐKH, thiên tai | Sở NN và PTNT | Tăng 90% so với 2010 | Tăng 90% so với 2010 | Báo cáo của Sở NN&PTNT |
TỔNG HỢP CHƯƠNG TRÌNH, NHIỆM VỤ, DỰ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 2923/QĐ-UBND ngày 07 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh )
ĐVT: Triệu đồng.
STT | Nội dung | Tổng số vốn | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | Nguồn kinh phí |
1 | Hệ thống xử lý nước thải đô thị tập trung TP Hưng Yên | 596.000 |
|
|
|
|
| ODA 500.000trđ, đối ứng của tỉnh 96.000trđ |
2 | Hệ thống xử lý nước thải đô thị tập trung thị xã Mỹ Hào | 337.000 |
|
|
|
|
| ODA 300.000 trđ, đối ứng của tỉnh 37.000 trđ |
3 | Xây dựng 273 điểm đặt Container (điểm tập kết rác thải sinh hoạt quy mô liên thôn, xã) | 218.400 | 4.800 | 53.400 | 53.400 | 53.400 | 53.400 | NS sự nghiệp môi trường tỉnh |
4 | Đầu tư xây dựng 10 lò đốt rác thải quy mô liên xã hoặc huyện cho 10 huyện, thành phố | 300.000 | 30.000 | 60.000 | 90.000 | 90.000 | 30.000 | NS sự nghiệp môi trường tỉnh 50%; Trung ương 50% |
5 | Lập Quy hoạch BVMT tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 | 2.000 |
| 2.000 |
|
|
| NS sự nghiệp môi trường tỉnh |
6 | Lập báo cáo chuyên đề về môi trường cấp tỉnh: + Năm 2016: Báo cáo hiện hạng môi trường nước mặt tỉnh Hưng Yên + Năm 2017: Báo cáo hiện trạng môi trường không khí tỉnh Hưng Yên + Năm 2018: Báo cáo hiện trạng môi trường CTR tỉnh Hưng Yên | 2.800 | 700 | 700 | 700 | 700 |
| NS sự nghiệp môi trường tỉnh |
7 | Lập báo cáo hiện trạng môi trường 05 năm tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016-2020 | 2000 |
|
|
|
| 2.000 | NS sự nghiệp môi trường tỉnh |
8 | Điều tra, khảo sát, khoanh vùng khu vực ô nhiễm, thống kê khối lượng chất thải rắn nhiễm chì còn tồn đọng trong khu dân cư, khu vực công cộng, lập phương án thu gom, vận chuyển, xử lý đảm bảo an toàn theo quy định về quản lý chất thải nguy hại | 3.900 |
| 3.900 |
|
|
| Vốn của tỉnh 100% |
9 | Điều tra, đánh giá, phân loại và có biện pháp kiểm soát các nguồn thải | 1.500 |
| 1.500 |
|
|
| NS sự nghiệp môi trường tỉnh |
10 | Dự án xử lý triệt để ô nhiễm môi trường làng nghề Đông Mai | 100.000 |
| 50.000 | 50.000 |
|
| Vốn trung ương 100% |
11 | 03 điểm lưu chứa bao gói thuốc BVTV sau sử dụng | 600 |
| 600 |
|
|
| NS sự nghiệp môi trường tỉnh |
12 | Hệ thống nhận dữ liệu quan trắc tự động của các đơn vị có lưu lượng nước thải, khí thải lớn | 1.500 |
| 1.500 |
|
|
| NS sự nghiệp môi trường tỉnh |
13 | Xây dựng 01 trạm quan trắc nước mặt và 01 trạm quan trắc không khí | 6.500 |
| 6.500 |
|
|
| NS sự nghiệp môi trường tỉnh |
14 | Trám lấp các giếng khoan không sử dụng trên địa bàn tỉnh | 5.991 | 991 | 1250 | 1250 | 1.250 | 1.250 | NS sự nghiệp môi trường tỉnh |
15 | Hỗ trợ xây dựng mô hình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt quy mô hộ gia đình cho khoảng 1000 hộ (giai đoạn | 3.200 | 200 | 500 | 500 | 1.000 | 1.000 | NS sự nghiệp môi trường tỉnh |
16 | Hỗ trợ thực hiện phân loại, xử lý rác thải hữu cơ quy mô hộ gia đình | 112.782 | 19.900 | 31.441 | 31.441 | 15.000 | 15.000 | NS sự nghiệp môi trường tỉnh |
17 | Dự án mở rộng khu xử lý chất thải tập trung Đại Đồng | 150.000 | 30.000 | 50.000 | 70.000 |
|
| Vốn của doanh nghiệp |
18 | Dự án liên doanh tái chế, xử lý chất thải IKE-URENCO 11 | 20.000 |
| 20.000 |
|
|
| Vốn doanh nghiệp liên doanh |
19 | Dự án mở rộng Khu xử lý chất thải tập trung thành phố Hưng Yên | 50.000 |
|
|
|
|
| Ngân sách tỉnh |
20 | Dự án Khu xử lý chất thải Vũ Xá, huyện Kim Động | 200.000 |
|
|
|
|
| Vốn của doanh nghiệp |
21 | Đầu tư 3.000 bể dung tích 1m3/bể chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, giai đoạn 2017-2020. | 11.000 |
| 3.000 | 3.000 | 3.000 | 2.000 | NS sự nghiệp môi trường tỉnh |
22 | Lắp đặt thiết bị giám sát lấy mẫu nước thải tự động tại 03 KCN và 01 doanh nghiệp | 3.200 |
| 3.200 |
|
|
| NS sự nghiệp môi trường tỉnh |
23 | Đầu tư xe vận chuyển rác thải cho các tổ đội vệ sinh môi trường, HTX dịch vụ môi trường | 12.600 | 200 | 3.100 | 3.100 | 3.100 | 3.100 | NS sự nghiệp môi trường tỉnh, ngân sách huyện/TP; ngân sách xã, thị trấn và nguồn thu phí vệ sinh |
24 | Thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt nông thôn từ điểm tập kết rác thải đến Khu xử lý rác thải tập trung giai đoạn 2016 - 2020 | 189.600 | 24.600 | 35.000 | 40.000 | 45.000 | 45.000 | NS sự nghiệp môi trường tỉnh |
25 | Thu gom, vận chuyển rác thải từ các hộ gia đình đến điểm tập kết, bãi chôn lấp hợp vệ sinh tại các thôn, xã | 314.278 | 62.856 | 62.856 | 62.856 | 62.856 | 62.856 | Đóng góp của nhân dân |
26 | Lắp đặt 4.000 thùng nhựa HDPE chứa rác, loại 240 lít tại nơi công cộng, trường học, chợ. | 6.800 | 0 | 1.700 | 1.700 | 1.700 | 1.700 | NS sự nghiệp môi trường tỉnh |
27 | Phối hợp với các ngành, đoàn thể tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền trong đó chú ý đổi mới, đa dạng các hình thức nâng cao hiệu quả tuyên truyền về bảo vệ môi trường giai đoạn 2016-2020 | 15.000 | 3.000 | 3.000 | 3.000 | 3.000 | 3.000 | NS sự nghiệp môi trường tỉnh |
| Tổng: 2.664.051. Trong đó: TW 275.000; Đối ứng của tỉnh 308.000; ODA 800.000; Kinh phí SNMT 599.373; Vốn doanh nghiệp 370.000; Đóng góp của nhân dân: 314.278. | 2.666.651 |
|
|
|
|
|
|
CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI VÀ LÒ ĐỐT CTR TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ TỈNH HƯNG YÊN
(Kèm theo Quyết định số 2923/QĐ-UBND ngày 07 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh )
Đơn vị tính: Triệu đồng.
STT | Tên cơ sở y tế | Công suất HTXL | Thời gian hoàn thành công trình XL | Nguồn vốn đầu tư | Ghi chú | |||||||
Nước thải | Lò đốt | Nước thải | Lò đốt | Trung ương | Tỉnh | Nguồn khác | ||||||
(m3/ngđ) | (kg/h) | Nước thải | Lò đốt | Nước thải | Lò đốt | nước thải | Lò đốt | |||||
A | Các cơ sở y tế đã được đầu tư công trình xử lý Giai đoạn 2011-2015 | |||||||||||
1 | Bệnh viện đa khoa tỉnh | 250 | 12 | 2012 | 2012 |
|
| 10.600 | 800 |
|
|
|
2 | Trung tâm y tế huyện Tiên Lữ |
| 12 |
| 2012 |
| 600 |
|
|
|
|
|
3 | Trung tâm y tế Ân Thi |
| 12 |
| 2012 |
| 600 |
|
|
|
|
|
4 | Trung tâm y tế Khoái Châu |
| 12 |
| 2012 |
| 720 |
|
|
|
|
|
5 | Trung tâm y tế Yên Mỹ |
| 12 |
| 2012 |
| 600 |
|
|
|
|
|
6 | Trung tâm y tế Văn Giang |
| 12 |
| 2012 |
| 600 |
|
|
|
|
|
7 | Trung tâm y tế Văn Lâm |
| 12 |
| 2012 |
| 600 |
|
|
|
|
|
8 | Trung tâm y tế huyện Mỹ Hào |
| 12 |
| 2012 |
| 600 |
|
|
|
|
|
9 | Bệnh viện tâm thần kinh | 150 | 12 | 2013 | 2012 |
|
| 600 | 300 |
|
|
|
10 | Bệnh viện Lao & bệnh phổi | 150 | 12 | 2013 | 2012 |
|
| 2.800 | 1.100 |
|
|
|
11 | Bệnh viện đa khoa Phố Nối | 200 | 12 | 2014 | 2011 | 7.500 | 720 | 7.480 |
|
|
|
|
12 | Bệnh viện Mắt |
|
|
|
| 2.600 |
| 2.650 |
|
|
|
|
13 | Bệnh viện Y học cổ truyền | 150 | 12 | 2014 | 2011 | 4.100 |
| 4.160 |
|
| 500 |
|
14 | Trung tâm y tế Kim Động | 150 | 12 | 2014 | 2012 |
| 600 | 3.600 |
|
|
|
|
15 | Bệnh viện Sản nhi | 150 |
| 2015 |
|
|
| 10.600 |
|
|
|
|
16 | Bệnh viện Đa khoa Hưng Hà | 100 |
| 2013 |
|
|
|
|
| 1.500 |
|
|
17 | Bệnh viện Đa khoa Phúc Lâm | 350 | 30 |
|
|
|
|
|
| 3.500 | 600 |
|
Tổng kinh phí: 70,630 triệu đồng. Trong đó: | 14.200 | 5.640 | 42.490 | 2.200 | 5.000 | 1.100 |
| |||||
- HTXLNT: 61.690 triệu đồng. | ||||||||||||
- Lò đốt: 8.940 triệu đồng. | ||||||||||||
B | Các cơ sở y tế dự kiến đầu tư công trình xử lý nước thải và dự kiến nguồn vốn đầu tư (giai đoạn 2016-2020) | |||||||||||
1 | Trung tâm y tế Khoái Châu (Đang thực hiện) | 150 |
| 2016 |
| 5.449 |
|
|
|
|
|
|
2 | Trung tâm y tế Tiên Lữ | 150 |
| 2018 |
|
|
| 8.216 |
|
|
|
|
3 | Trung tâm y tế Phù Cừ | 100 |
| 2017 |
|
|
| 5.640 |
|
|
|
|
4 | Trung tâm y tế Ân Thi | 100 |
| 2018 |
|
|
| 5.606 |
|
|
|
|
5 | Trung tâm y tế Yên Mỹ | 100 |
| 2017 |
|
|
| 5.626 |
|
|
|
|
6 | Trung tâm y tế Văn Giang | 100 |
| 2017 |
|
|
| 5.481 |
|
|
|
|
7 | Trung tâm y tế Văn Lâm | 100 |
| 2017 |
|
|
| 5.762 |
|
|
|
|
8 | Trung tâm y tế Mỹ Hào | 100 |
| 2017 |
|
|
| 5.558 |
|
|
|
|
9 | Trung tâm y tế thành Phố | 50 |
| 2017 |
|
|
| 3.217 |
|
|
|
|
10 | TT phòng chống HIV/AIDS | 100 |
| 2017 |
|
|
| 5.724 |
|
|
|
|
11 | TT y tế dự phòng | 50 |
| 2017 |
|
|
| 2.943 |
|
|
|
|
12 | TT chữa bệnh, giáo dục, lao động xã hội | 100 |
| 2016 |
| 3.750 |
| 3.750 |
|
|
|
|
Tổng kinh phí: 66.722 triệu đồng. | 9.199 |
| 57.523 |
|
|
|
|
CÁC DỰ ÁN LIÊN QUAN ĐẾN PHÒNG CHỐNG BĐKH HOÀN THÀNH TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2015 DỰ KIẾN GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Quyết định số 2923/QĐ-UBND ngày 07 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Đơn vị: Triệu đồng
STT | Danh mục dự án | Tổng mức đầu tư | Kết quả thực hiện | Nguồn vốn |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
I | GIAI ĐOẠN 2011-2015 | |||
1 | Dự án đầu tư xây dựng, củng cố nâng cấp đê tả sông Hồng, tỉnh Hưng Yên, đoạn từ km 76+894 đến Km 127+400 | 1.532.900 | 1.393.505 | Trái phiếu chính phủ |
2 | Dự án cải tạo mở rộng nạo vét thoát lũ khẩn cấp sông Điện Biên | 299.056 | 286.058 | |
3 | Dự án nạo vét Tây Tân Hưng | 66.228 | 56.680 | |
4 | Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, sửa chữa kè Thụy Lôi, huyện Tiên Lữ (tương ứng K5+100 đến K7+000 trên đê tả sông Luộc) | 29.379 | 28.273 | Ngân sách tỉnh |
6 | Xử lý sạt lở bờ sông các xã Thọ Vinh, Phú Thịnh, Mai Động, Đức Hợp huyện Kim Động (tương ứng Km 107+730 đến Km109+230 trên đê tả sông Hồng) | 31.433 | 19.054 | |
7 | Dự án đầu tư xây dựng xử lý sạt lở kè An Cầu, xã Tống Trân, Phù Cừ (Tương ứng với Km14+500 đến Km15+400 trên đê tả sông Luộc) | 38.049 | 31.966 | |
8 | Kè Phú Hùng Cường | 6.722 | 6.238 | |
9 | Dự án di chuyển Kênh Trần Thành Ngọ huyện Mỹ Hào | 54.014 | 39.977 | |
10 | Dự án kè phi Liệt huyện Văn Giang | 62.117 | 61.944 | |
11 | Dự án di dân tái định cư vùng có nguy cơ sạt lở xã Văn Nhuệ, huyện Ân Thi | 62.874 | 37.331 | |
Giai đoạn I | 42.502 | 25.136 | ||
Giai đoạn II | 29.961 | 12.195 | ||
12 | DA di dân tái định cư vùng có nguy cơ sạt lở xã Tân Hưng, thành phố Hưng Yên | 20.372 | 17.084 | |
Giai đoạn I | 15.712 | 12.424 | ||
Giai đoạn II | 4.660 | 4.660 | ||
13 | Dự án Xử lý cấp bách khu vực sạt lở do mưa lũ gây ra tại xã Thắng Lợi (Văn Giang) | 7.518 | 6.000 | |
14 | Dự án di dân tái định cư vùng có nguy cơ sạt lở xã Bình Minh, huyện Khoái Châu | 69.223 | 9.000 | |
15 | Dự án cải tạo, nâng cấp các tuyến đường GTNT các xã khó khăn thực hiện Đề án Phát triển kinh tế vùng bãi, khó khăn trên địa bàn tỉnh | 5.000 | 5.000 | |
16 | Dự án cấp nước Liên xã Tân Việt-Lý Thường Kiệt | 45.877 | 25.000 | |
17 | Dự án cấp nước xã Dân Tiến | 34.033 | 12.734 | |
18 | Dự án đầu tư tu bổ đê điều năm 2013. tỉnh Hưng Yên | 6.497 | 6.497 | |
19 | Thi công xây dựng kè Hàm Tử đoạn tương ứng từ C1-C8 đê tả sông Hồng, huyện Khoái Châu | 4.533 | 4.533 | |
20 | Thi công xây dựng kè Phú Hùng Cường đoạn tương ứng từ C2-C6 đê tả sông Hồng, huyện Kim Động | 1.742 | 1.742 | |
21 | Thi công xây dựng công trình khoan phụt vữa gia cố thân đê K110+666-K110+859 | 221 | 221 | |
22 | Dự án đầu tư tu bổ đê điều năm 2014. tỉnh Hưng Yên | 4.000 | 4.000 | |
23 | Dự án kè Nguyên Hòa | 5.000 | 5.000 | |
24 | Xây mới điểm canh đê; vị trí K129+200, K131+950 đê tả Hồng và K2+900 đê tả Luộc | 1.200 | 1.200 | |
27 | Đường hành lang chân đê; vị trí K7+694-K8+310 đê tả Hồng | 1.300 | 1.300 | |
28 | Làm rải nhựa mặt đê K7+292-K7+686 | 1.000 | 1.000 | |
29 | Làm cửa khẩu Minh Khai; vị trí K125+565 đê tả Hồng | 1.200 | 1.200 | |
30 | Đắp mở rộng mặt đê các đoạn nhỏ, hẹp, cong, gấp khúc; vị trí K13+380-K13+700; K15+800- K16+150; K16+400- K16+850 đê tả Luộc | 2.580 | 2.580 | |
31 | Dự án Cải tạo, nạo vét thoát lũ khẩn cấp sông Cửu An, sông Đồng Quê thuộc hệ thống sông Bắc Hưng Hải | 2.033 | 2.033 | |
32 | Dự án đầu tư tu bổ đê điều năm 2015 tỉnh Hưng Yên | 2.700 | 2.700 | |
33 | Xử lý sụt lún kè Đồng Thiện; vị trí C35-C36; C32-C33 đê tả Luộc | 120 | 120 | |
34 | Dự án nước sạch và VSMTNT xã Long Hưng, Phụng Công, Thuần Hưng, Phù Ủng, Minh Tân, Phú Thịnh, Hưng Đạo, Trưng Trắc, Nhân Hòa, Trung Hưng. | 104.441 | 104.441 | Vốn ODA |
Tổng vốn đầu tư: 2.503.363 triệu đồng, Trong đó: vốn TPCP 1.898.184 triệu đồng; vốn ngân sách tỉnh 500.738 triệu đồng; vốn ODA 104.441 triệu đồng. | 2.503.363 | 2.174.412 |
| |
II | GIAI ĐOẠN 2016-2020 | |||
1 | Xây dựng trạm bơm Phan Đình phùng huyện Mỹ hào | 45.148 |
| Vốn TW |
2 | Dự án cải tạo, nạo vét hệ thống công trình sau đầu mối trạm bơm La Tiến | 230.347 |
| |
3 | Dự án đầu tư xây dựng trạm bơm Hòa đam 1 và trạm bơm Hòa Đam 2 huyện Mỹ hào | 25.180 |
| |
4 | Dự án đầu tư xây dựng trạm bơm Cầu Gáy huyện Văn Lâm | 12.300 |
| |
5 | Dự án đầu tư xây dựng công trình Cải tạo, nâng cấp trạm bơm Đa Lộc và trạm bơm Cảnh Lâm | 27.200 |
| |
6 | Dự án đầu tư xây dựng công trình trạm bơm Văn Giang B | 76.300 |
| |
7 | Dự án đầu tư xây dựng công trình Cải tạo nâng cấp trạm bơm Hồng Vân | 8.000 |
| |
8 | Dự án đầu tư xây dựng công trình Cải tạo trạm bơm tiêu Bảo Khê | 10.000 |
| |
9 | Dự án đầu tư xây dựng công trình Cải tạo, nâng cấp cống Từ Hồ tại K 12+600 sông Ngưu Giang, K3+443 sông Đồng Than H. Yên Mỹ | 14.800 |
| |
10 | Dự án đầu tư xây dựng công trình Cải tạo, nâng cấp tuyến kênh D11 và kênh T2B huyện Văn Lâm | 8.000 |
| |
11 | Đầu tư xây dựng nâng cấp đê tả sông Luộc (đoạn từ Km0-Km20+700), thuộc địa phận tỉnh Hưng Yên | 1.119.219 |
| |
12 | Dự án di dân tái định cư vùng có nguy cơ sạt lở xã Bình Minh, huyện Khoái Châu | 16.000 |
| |
13 | Dự án Xử lý cấp bách khu vực sạt lở do mưa lũ gây ra tại xã Thắng Lợi (Văn Giang) | 1.000 |
| |
14 | Dự án cải tạo, nâng cấp các tuyến đường GTNT các xã khó khăn thực hiện Đề án Phát triển kinh tế vùng bãi, khó khăn trên địa bàn tỉnh | 30.000 |
| |
15 | Dự án bố trí, ổn định dân cư ứng phó biến đổi khí hậu vùng thường xuyên bị ngập lụt tỉnh Hưng Yên | 83.000 |
| |
16 | Dự án vùng thường xuyên bị ngập lụt tại các xã: Quảng Châu, Hoàng Hanh, Tân Hưng - Thành phố Hưng Yên và xã Thụy Lôi, huyện Tiên Lữ giai đoạn 2016-2020 | 150.900 |
| |
17 | Duy tu bảo dưỡng cấp tuyến đê sông Hồng, sông Luộc | 14.800 |
| |
18 | Dự án đầu tư xây dựng đê tả sông Luộc kéo dài đoạn từ Km 119+00 đến Km 133+050 đê tả sông Hồng và đoạn từ Km 00+070 địa phận tỉnh Hưng Yên | 1.750.000 |
| |
19 | Đầu tư trang thiết bị phục vụ ứng phó với biến đổi khí hậu | 20.000 |
| |
20 | Dự án đầu tư sửa chữa kè Phú Hùng Cường thành phố Hưng Yên | 200.000 |
| |
21 | Mốc chỉ giới đê điều và hành lang thoát lũ | 15.000 |
| |
22 | Đầu tư, tu sửa, nâng cấp hệ thống kè trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Kè Phi Liệt, Hàm Từ, Nghi Xuyên, kè Đức Hợp, Phú Thịnh, Lam Sơn, Đồng Thiện, An Cầu...) | 100.000 |
| Ngân sách tỉnh |
23 | Dự án cấp nước sạch xã Tân Tiến, Cửu Cao, Thành Công, Nhuế Dương, Thọ Vinh, Bãi Sậy, Nhật Tân, Minh Châu, Cẩm Xá, Tân Quang, Đình Dù | 153.662 |
| ODA |
Tổng số vốn: 4.110.856 triệu đồng Trong đó: vốn TW 3.857.194 triệu đồng; Ngân sách tỉnh: 100.000 triệu đồng; Vốn ODA: 153.662 triệu đồng. | 4.110.856 |
|
|
- 1Quyết định 220/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt đề án “Chiến lược bảo vệ môi trường và sản xuất sạch hơn trong công nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn năm 2030"
- 2Quyết định 05/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết “Nhà máy sản xuất phân bón NPK” do thành phố Cần Thơ ban hành
- 3Nghị quyết 44/2018/NQ-HĐND quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 1Quyết định 64/2003/QĐ-TTg phê duyệt "Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 2149/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 1216/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị quyết 35/NQ-CP năm 2013 vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do Chính phủ ban hành
- 5Nghị quyết 62/NQ-CP năm 2013 về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Hưng Yên do Chính phủ ban hành
- 6Nghị quyết 24-NQ/TW năm 2013 chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường do Ban chấp hành Trung ương ban hành
- 7Quyết định 1788/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Luật bảo vệ môi trường 2014
- 9Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 10Quyết định 220/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt đề án “Chiến lược bảo vệ môi trường và sản xuất sạch hơn trong công nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn năm 2030"
- 11Quyết định 811/QĐ-BXD năm 2016 Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành Xây dựng, giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 12Chỉ thị 25/CT-TTg năm 2016 về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Quyết định 1742/QĐ-UBND năm 2011 về phê duyệt danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 14Quyết định 05/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết “Nhà máy sản xuất phân bón NPK” do thành phố Cần Thơ ban hành
- 15Nghị quyết 44/2018/NQ-HĐND quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
Quyết định 2923/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025
- Số hiệu: 2923/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 07/12/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Hưng Yên
- Người ký: Nguyễn Văn Phóng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra