Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/2020/QĐ-UBND | Ninh Bình, ngày 16 tháng 11 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
Căn cứ Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 131/SGTVT-TTr ngày 14 tháng 9 năm 2020 và báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp tại Văn bản số 218/BC-TP ngày 28 tháng 8 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về việc quản lý hoạt động của xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2020.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Giám đốc các đơn vị vận tải, bến xe hoạt động trên địa bàn tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA XE Ô TÔ VẬN TẢI TRUNG CHUYỂN HÀNH KHÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 29/2020/QĐ-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2020 của UBND tỉnh Ninh Bình)
1. Quy định này quy định về việc quản lý hoạt động của xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
2. Các nội dung khác không quy định tại Quy định này thì thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định đã được Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chấp thuận khai thác tuyến vận tải hành khách có bến đi hoặc bến đến trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về giao thông đường bộ và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Vận tải trung chuyển hành khách là hoạt động vận tải không thu tiền do doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định sử dụng xe ô tô chở người từ 16 chỗ trở xuống (kể cả người lái xe) để đón, trả khách đi các tuyến vận tải khách cố định của đơn vị mình đến bến xe khách hoặc điểm dừng đón, trả khách của tuyến cố định trên địa bàn địa phương hai đầu tuyến (theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô).
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA XE Ô TÔ TRUNG CHUYỂN HÀNH KHÁCH
Điều 4. Quy định sử dụng xe trung chuyển hành khách
1. Thực hiện theo quy định tại khoản 9 Điều 3, khoản 5 Điều 4, điểm a khoản 1 Điều 13 và điểm a khoản 2 Điều 22 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
2. Thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 19, khoản 4 Điều 20, khoản 2, khoản 3 Điều 21 Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
3. Phải được niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE TRUNG CHUYỂN” làm bằng vật liệu phản quang trên kính phía trước và kính phía sau xe; với kích thước tối thiểu của cụm từ “XE TRUNG CHUYỂN” là 06 x 20 cm.
4. Xe trung chuyển hành khách phải lắp thiết bị giám sát hành trình theo quy định tại khoản 1 Điều 12 và phải đảm bảo điều kiện theo quy định khoản 2, khoản 3, khoản 5, khoản 6 Điều 12 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
5. Niên hạn sử dụng của xe được tính theo quy định về niên hạn của xe ô tô chở người quy định tại Nghị định số 95/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định niên hạn sử dụng đối với xe ô tô chở hàng và xe ô tô chở người.
6. Xe trung chuyển hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch, theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Điều 5. Quyền hạn và trách nhiệm của người lái xe trung chuyển hành khách
1. Thực hiện theo quy định tại khoản 6, khoản 8, khoản 9 Điều 27, khoản 2 Điều 36, khoản 8 Điều 45 Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
2. Phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 58, 59, 60 và 63 của Luật Giao thông đường bộ và thực hiện quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Xe trung chuyển hành khách của các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh Ninh Bình được trung chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh.
Xe trung chuyển hành khách hoạt động trong ngày và phù hợp với thời gian (đi, đến) theo phương án kinh doanh, phương án khai thác tuyến đã được các Sở Giao thông vận tải chấp thuận.
Điều 8. Dừng, đỗ đón trả hành khách
1. Xe trung chuyển hành khách thực hiện dừng xe, đỗ xe theo quy định tại Điều 18, Điều 19 của Luật Giao thông đường bộ.
2. Vị trí dừng, đỗ đón trả hành khách phải bố trí tại các địa điểm thuận lợi cho nhu cầu đi lại của người dân và đảm bảo vệ sinh môi trường, trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Điều 9. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Sở Giao thông vận tải
a) Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, cơ quan có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tuyên truyền, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện Quy định này;
b) Cung cấp danh sách phương tiện trung chuyển hành khách đã được Sở Giao thông Vận tải cấp phù hiệu “Xe trung chuyển” cho các cơ quan liên quan và phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc quản lý, thanh tra, kiểm tra hoạt động vận tải hành khách trung chuyển trên địa bàn tỉnh;
c) Tổng hợp các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện, tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung các nội dung liên quan cho phù hợp.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Quy định này tại địa phương; chỉ đạo các lực lượng chức năng kiểm tra, kiểm soát hoạt động của xe trung chuyển hành khách trên địa bàn quản lý.
3. Công an tỉnh, các Sở ngành, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ theo chức năng nhiệm vụ phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện việc quản lý hoạt động xe trung chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định.
4. Các đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng xe trung chuyển hành khách
a) Xây dựng phương án tổ chức hoạt động trung chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh Ninh Bình gửi Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến và bến xe nơi đi, bến xe nơi đến để theo dõi, quản lý;
b) Công khai niêm yết biển số xe, thời gian hoạt động của xe trung chuyển hành khách tại nơi bán vé, trụ sở doanh nghiệp, hợp tác xã và bến xe để hành khách biết.
5. Các bến xe khách trên địa bàn tỉnh
a) Kiểm tra hoạt động xe trung chuyển hành khách theo quy định tại Điều 4 của Quy định này khi hoạt động tại bến xe;
b) Niêm yết công khai biển số xe, thời gian hoạt động các xe trung chuyển hành khách trong bảng niêm yết chất lượng dịch vụ của các đơn vị vận tải tại bến xe; kiểm tra, theo dõi việc niêm yết của các đơn vị vận tải có phòng bán vé tại bến xe;
c) Tổ chức theo dõi tình hình hoạt động của các xe trung chuyển hành khách tại bến xe, tổng hợp báo cáo kết quả trung chuyển hành khách về Sở Giao thông vận tải trước ngày 15 hàng tháng.
Điều 10. Sửa đổi, bổ sung Quy định
Trong quá trình tổ chức thực hiện; nếu có khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ảnh đến Sở Giao thông vận tải để tổng hợp báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
- 1Quyết định 441/2006/QĐ-UBND về kiện toàn Ban Quản lý các Bến xe vận tải hành khách thành phố trực thuộc Sở Giao thông-Công chính do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 70/2006/QĐ-UBND điều chỉnh Quyết định 310/2003/QĐ-UB về quy định tạm thời quản lý sử dụng xe máy kéo nông, lâm nghiệp, xe cải tiến, xe lôi máy, xe Daihatsu đời cũ vận tải nhẹ tham gia giao thông đường bộ để vận chuyển hành khách, hàng hoá trong tỉnh Tây Ninh
- 3Quyết định 15/2020/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động của xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 4Quyết định 52/2020/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động của xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 5Quyết định 43/2020/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 166/2003/QĐ-UB, 12/2007/QĐ-UBND và 37/2014/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng
- 6Quyết định 59/2020/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động của xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 7Quyết định 28/2020/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động của xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 8Quyết định 28/2020/QĐ-UBND về quản lý hoạt động của xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 9Quyết định 04/2021/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động của xe trung chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 1Quyết định 441/2006/QĐ-UBND về kiện toàn Ban Quản lý các Bến xe vận tải hành khách thành phố trực thuộc Sở Giao thông-Công chính do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Luật giao thông đường bộ 2008
- 3Nghị định 95/2009/NĐ-CP quy định niên hạn sử dụng đối với xe ô tô chở hàng và xe ô tô chở người
- 4Quyết định 70/2006/QĐ-UBND điều chỉnh Quyết định 310/2003/QĐ-UB về quy định tạm thời quản lý sử dụng xe máy kéo nông, lâm nghiệp, xe cải tiến, xe lôi máy, xe Daihatsu đời cũ vận tải nhẹ tham gia giao thông đường bộ để vận chuyển hành khách, hàng hoá trong tỉnh Tây Ninh
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 7Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
- 8Quyết định 15/2020/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động của xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 9Quyết định 52/2020/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động của xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 10Quyết định 43/2020/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 166/2003/QĐ-UB, 12/2007/QĐ-UBND và 37/2014/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng
- 11Quyết định 59/2020/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động của xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 12Quyết định 28/2020/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động của xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 13Quyết định 28/2020/QĐ-UBND về quản lý hoạt động của xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 14Quyết định 04/2021/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động của xe trung chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Quyết định 29/2020/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động của xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- Số hiệu: 29/2020/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 16/11/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
- Người ký: Nguyễn Ngọc Thạch
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra