Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/2010/QĐ-UBND | Bến Tre, ngày 21 tháng 10 năm 2010 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ Ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Thuỷ sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2010 của Chính Phủ về quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản của tổ chức, cá nhân trên các vùng biển;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại tờ trình số /TTr-SNN ngày tháng 10 năm 2010 về việc xin ban hành quyết định quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Bến Tre,
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này có hiệu lực sau mười ngày kể từ ngày ký ban hành.
Quyết định này thay thế Quyết định số 2108/2003/QĐ-UB ngày 31 tháng 7 năm 2003 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định về khai thác thuỷ sản tại vùng nước ven biển và nội địa tỉnh Bến Tre./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE
(Ban hành kèm theo Quyết định số 29/2010/QĐ-UBND ngày 21 tháng 10 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre)
Điều 1. Đối tượng, phạm vi áp dụng
Quy định này quy định về quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản tại các vùng nước thuộc tỉnh Bến Tre đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động hoặc có hoạt động liên quan đến khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kích thước mắt lưới (2a) a là độ dài cạnh mắt lưới được tính bằng milimét từ giữa nút này đến giữa nút liền kề.
2. Đóng mới tàu cá: tàu cá được xem là đóng mới nếu như quá trình công nghệ được thực hiện từ khi đặt ky chính đến khi hoàn chỉnh công trình.
3. Cải hoán tàu cá: tàu cá được xem là cải hoán nếu như những thay đổi làm ảnh hưởng đến tính năng kỹ thuật của tàu như:
a) Thay đổi kích thước cơ bản của tàu (sửa vỏ tàu);
b) Thay đổi máy chính có tổng công suất chênh lệnh hơn 10%;
c) Thay đổi công dụng (đổi nghề).
4. Đường giới hạn cửa các sông lớn trên địa bàn tỉnh Bến Tre được quy ước như sau:
a) Đường giới hạn cửa sông Mỹ Tho là đường thẳng vuông góc hướng dòng chảy chính trên sông tại điểm góc bờ thượng vàm Bình Thắng, thuộc địa bàn xã Bình Thắng, huyện Bình Đại;
b) Đường giới hạn cửa sông Ba Lai là đường thẳng tiếp xúc với cống đập Ba Lai ở phía hạ lưu;
c) Đường giới hạn cửa sông Hàm Luông là đường thẳng vuông góc hướng dòng chảy chính trên sông tại điểm góc bờ thượng vàm Tiệm Tôm, thuộc địa bàn xã An Thuỷ, huyện Ba Tri;
d) Đường giới hạn cửa sông Cổ Chiên là đường thẳng vuông góc hướng dòng chảy chính trên sông tại điểm góc bờ thượng vàm Khâu Băng, thuộc địa bàn xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú.
5. Đường bờ biển tỉnh Bến Tre là đường nối các điểm: A, 2, 3 và D, có kinh độ và vĩ độ cụ thể theo Phụ lục 1 đính kèm Quy định này.
Trong đó: điểm A là mốc ranh giới trên biển giữa hai tỉnh Bến Tre và Tiền Giang và điểm D là mốc ranh giới trên biển giữa hai tỉnh Bến Tre và Trà Vinh.
6. Tuyến bờ tỉnh Bến Tre là các đoạn thẳng gấp khúc nối liền các điểm B, 11, C nằm trên đoạn (10-11) và (11-12) của tuyến bờ biển Việt Nam, có kinh độ và vĩ độ cụ thể theo Phụ lục 1 đính kèm Quy định này.
7. Tuyến lộng tỉnh Bến Tre là các đoạn thẳng gấp khúc nối liền các điểm B’, 11’, C’ nằm trên đoạn (10’-11’) và (11’-12’) của tuyến lộng biển Việt Nam, có kinh độ và vĩ độ cụ thể theo Phụ lục 1 đính kèm Quy định này.
8. Vùng nước nội địa là vùng nước tự nhiên tính từ đường bờ biển trở vào bên trong nội địa đến hết ranh giới hành chính của tỉnh, bao gồm vùng nước của tất cả sông, rạch và vùng nước nội đồng trên địa bàn tỉnh.
9. Vùng cửa sông là vùng nước tự nhiên trong vùng nước nội địa tính từ đường bờ biển đến đường giới hạn cửa sông.
10. Vùng biển tỉnh Bến Tre là vùng biển được xác định từ đường bờ biển tỉnh Bến Tre đến ranh giới phía ngoài của tuyến lộng biển Việt Nam, ranh giới trên biển giữa Bến Tre với các tỉnh Tiền Giang và Trà Vinh được xác định bởi các điểm mốc có kinh độ và vĩ độ cụ thể theo Phụ lục 1 đính kèm Quy định này.
11. Vùng biển ven bờ tỉnh Bến Tre được giới hạn bởi đường bờ biển và tuyến bờ. Cụ thể là vùng biển được xác định bởi các điểm A, B, 11, C và D có kinh độ và vĩ độ cụ thể theo Phụ lục 1 đính kèm Quy định này.
12. Vùng lộng tỉnh Bến Tre được giới hạn bởi tuyến bờ và tuyến lộng. Cụ thể là vùng biển được xác định bởi các điểm B, B’, 11’, C’, C và 11 có kinh độ và vĩ độ cụ thể theo Phụ lục 1 đính kèm Quy định này.
13. Đồng quản lý là một phương thức quản lý, trong đó Nhà nước chia sẻ quyền hạn, trách nhiệm và chức năng quản lý với những người sử dụng nguồn lợi.
14. Cộng đồng quản lý nghề cá là cộng đồng những người khai thác hoặc nuôi trồng thuỷ sản cùng thực hiện hoạt động khai thác, sử dụng và quản lý nguồn lợi trong vùng nước được cấp có thẩm quyền giao.
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ, TÁI TẠO NGUỒN LỢI THỦY SẢN
Điều 3. Phân vùng khai thác thuỷ sản
Vùng khai thác thuỷ sản tỉnh Bến Tre quản lý bao gồm vùng nước nội địa, vùng biển ven bờ và vùng lộng.
Điều 4. Những hoạt động thuỷ sản bị cấm
1. Sản xuất, tàng trữ, lưu hành, sử dụng: công cụ kích điện hoặc tạo xung điện, ngư cụ có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định tại Phụ lục 2, Phụ lục 3 kèm theo Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thuỷ sản hướng dẫn thi hành Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản và Phụ lục 2 kèm theo Quy định này.
2. Các nghề và loại tàu bị cấm hoạt động trong một số vùng khai thác:
a) Tại vùng nước nội địa:
- Nghề lưới kéo (giã cào), te, xiệp các loại;
- Các nghề khai thác sử dụng tàu cá có tổng công suất máy chính từ 20 mã lực trở lên.
b) Tại vùng biển ven bờ:
- Các nghề lưới kéo (giã cào), te, xiệp các loại, trừ nghề lưới kéo (giã cào) ruốc (moi) ở tầng nước mặt;
- Các tàu khai thác có tổng công suất máy chính từ 20 mã lực trở lên, trừ các tàu làm nghề lưới rê các loại, nghề đáy sông cầu và nghề cào nhuyễn thể hai mảnh vỏ.
c) Tại vùng lộng:
- Các nghề khai thác có kết hợp ánh sáng sử dụng nguồn sáng có tổng công suất vượt quá 5.000W;
- Các tàu khai thác có tổng công suất máy chính từ 90 mã lực trở lên, trừ các tàu làm nghề lưới vây và lưới rê các loại.
3. Các nghề khai thác thuỷ sản bị cấm phát triển thêm số lượng:
a) Các nghề khai thác có hoặc không sử dụng tàu cá tại vùng nước nội địa và vùng biển ven bờ;
b) Các nghề kết hợp ánh sáng hoạt động tại vùng biển ven bờ và vùng lộng;
c) Nghề đăng bãi, nghề đáy các loại;
d) Nghề lưới kéo đơn, kéo đôi (giã cào đơn, giã cào đôi) có công suất máy chính dưới 90 mã lực;
đ) Các loại nghề khác nghề kéo đơn, kéo đôi (giã cào đơn, giã cào đôi), có công suất máy chính dưới 30 mã lực.
4. Những hoạt động khai thác thuỷ sản bị cấm theo quy định Luật Thuỷ sản; Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản; Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thuỷ sản hướng dẫn thi hành Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản.
Điều 5. Các loài thuỷ sản bị cấm khai thác, cấm khai thác có thời hạn
1. Các loài thuỷ sản bị cấm khai thác:
a) Nghêu, sò bố mẹ tự nhiên ở các lạch vùng cửa sông, vùng bãi triều ven biển;
b) Sò giống tự nhiên có số lượng trên 5.000con/kg. Trường hợp đặc biệt khai thác sò giống tự nhiên có số lượng trên 5.000con/kg phải xin phép Uỷ ban nhân dân tỉnh;
c) Khai thác nghêu giống tự nhiên không theo quy định tại Quyết định số 20/2010/QĐ-UBND ngày 07 tháng 7 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành Quy định về sản xuất giống, ương giống, khai thác nghêu giống tự nhiên và nuôi nghêu thương phẩm trên địa bàn tỉnh Bến Tre;
d) Những đối tượng bị cấm khai thác được quy định tại:
- Phụ lục 5 kèm theo Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thuỷ sản;
- Phụ lục sửa đổi Phụ lục 5 kèm theo Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thuỷ sản kèm theo Thông tư số 62/2008/TT-BNN ngày 20 tháng 5 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Phụ lục 3 kèm theo Quy định này.
2. Các loài thuỷ sản bị cấm khai thác có thời hạn trong năm:
a) Cua biển tự nhiên có số lượng trên 200con/kg từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm ở các vùng cửa sông, vùng bãi triều ven biển;
b) Những đối tượng được quy định tại:
- Phụ lục 6 kèm theo Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thuỷ sản;
- Phụ lục sửa đổi Phụ lục 6 kèm theo Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thuỷ sản kèm theo Thông tư số 62/2008/TT-BNN ngày 20 tháng 5 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 6. Tái tạo nguồn lợi thuỷ sản
1. Ngày 01 tháng 4 hàng năm là ngày thả giống thuỷ sản về tự nhiên để phục hồi, tái tạo nguồn lợi thuỷ sản.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng các chương trình, dự án thả giống phục hồi, tái tạo nguồn lợi thuỷ sản bị suy giảm ở các vùng nước tự nhiên trên địa bàn tỉnh.
3. Uỷ ban nhân dân các huyện có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện thả giống phục hồi, tái tạo nguồn lợi thuỷ sản ở các vùng nước thuộc địa bàn huyện.
ĐỒNG QUẢN LÝ NGHỀ CÁ QUY MÔ NHỎ
Điều 7. Cộng đồng quản lý nghề cá
1. Tổ chức bộ máy quản lý gồm:
a) Ban Quản lý cộng đồng;
b) Các đội, tổ bảo vệ, tuần tra kiểm soát, tự quản.
2. Có quy chế hoạt động, quy ước cộng đồng; có thể có con dấu và tài khoản riêng để thực hiện các giao dịch và được thành lập quỹ tương trợ.
3. Nguồn thu do thành viên đóng góp và từ các nguồn khác.
1. Những người trong khu vực đồng quản lý: ngư dân khai thác thuỷ sản; hộ nuôi, trồng thuỷ sản; hộ kinh doanh dịch vụ hậu cần thuỷ sản hoặc những người làm nghề khác có liên quan đến thuỷ sản.
2. Ngư dân bên ngoài khu vực đồng quản lý có nguyện vọng vào khai thác ở vùng nước của cộng đồng và được sự đồng ý của Ban Quản lý cộng đồng.
1. Các cộng đồng quản lý nghề cá được giao vùng nước để quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ, phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ sản.
2. Tất cả thành viên cộng đồng quản lý nghề cá đều được tham gia quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ sản trong vùng nước được giao.
Điều 10. Thẩm quyền giao và thu hồi vùng nước
Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre có thẩm quyền giao, thu hồi vùng nước cho các đồng quản lý nghề cá để quản lý, khai thác, bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ sản theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 11. Thẩm quyền công nhận tính hợp pháp và hướng dẫn, kiểm tra, giám sát
1. Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định công nhận cộng đồng quản lý nghề cá có quy mô từ 2 huyện trở lên. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động.
2. Uỷ ban nhân dân huyện ra quyết định công nhận cộng đồng quản lý nghề cá trong phạm vi huyện. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động.
Điều 12. Diện tích vùng nước, đối tượng thuỷ sản được giao quyền
Tuỳ theo quy mô của cộng đồng quản lý nghề cá, Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét giao quyền một phần hoặc toàn bộ diện tích mà đối tượng thuỷ sản phân bố hoặc giao quyền quản lý khai thác và bảo vệ phát triển bền vững một loài hay nhiều loài thuỷ sản đặc trưng của tỉnh.
Điều 13. Thời hạn giao quyền quản lý, khai thác, sử dụng vùng nước
1. Thời hạn giao quyền từ 5 năm đến 10 năm, tuỳ theo đặc điểm vùng nước và đối tượng thuỷ sản.
2. Thời hạn giao quyền được gia hạn nhiều lần, mỗi lần không quá 5 năm.
Điều 14. Tàu cá và thuyền viên tàu cá
1. Tất cả phương tiện hoạt động khai thác thuỷ sản phải được đăng ký, đăng kiểm theo quy định.
2. Những người làm việc trên tàu cá phải đăng ký và phải có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp theo quy định của pháp luật.
3. Chủ tàu cá phải thực hiện nghiêm việc ký kết hợp đồng lao động với người làm việc trên tàu và đăng ký sử dụng lao động với cơ quan quản lý lao động tại địa phương, áp dụng các chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật.
1. Việc phát triển tàu cá phải phù hợp với quy hoạch phát triển ngành thuỷ sản của tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Không chấp thuận cho đóng mới hoặc mua tàu cá từ ngoài tỉnh chuyển về có chiều dài lớn nhất dưới 15 mét, lắp máy chính có tổng công suất dưới 90 mã lực đối với nghề lưới kéo đơn, kéo đôi (giã cào đơn, giã cào đôi) hoặc dưới 30 mã lực đối với các nghề khác.
3. Trước khi đóng mới, cải hoán tàu cá, chủ tàu phải được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp văn bản chấp thuận.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ quy hoạch chi tiết phát triển nghề khai thác thuỷ sản của tỉnh, xây dựng kế hoạch phát triển tàu cá hàng năm và công bố trước ngày bắt đầu thực hiện năm kế hoạch ít nhất 02 tháng.
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN
Điều 16. Quyền của tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản
1. Có những quyền được quy định tại Điều 20 Luật Thuỷ sản.
2. Cá nhân khai thác thuỷ sản ven bờ, khai thác thuỷ sản bằng công cụ cấm, huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản khi chuyển đổi sang khai thác thuỷ sản xa bờ, nghề khai thác được khuyến khích, các nghề khác không có tính huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản, sang nuôi trồng thuỷ sản sẽ được đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật, giao hoặc cho thuê đất, mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản theo chính sách của Nhà nước.
Điều 17. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản
1. Có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Điều 21 Luật Thuỷ sản.
2. Chấp hành Quy định này và thực hiện đầy đủ các quy định tại Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thuỷ sản và các quy định khác trong lĩnh vực khai thác, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thuỷ sản.
3. Bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học khu vực khai thác.
4. Ghi nhật ký và báo cáo khai thác thuỷ sản theo quy định của pháp luật.
5. Trong quá trình hoạt động, trên tàu cá phải có bản chính các loại giấy tờ sau đây:
a) Các loại giấy tờ được quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển;
b) Giấy chứng nhận Bảo hiểm tai nạn thuyền viên của những người đang làm việc trên tàu;
c) Đối với tàu có sử dụng máy vô tuyến điện phải có Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện.
Điều 18. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng quy hoạch phát triển nghề khai thác thuỷ sản; phân cấp, phân quyền quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ cho ngư dân chuyển đổi nghề khai thác ven bờ, khai thác nội đồng sang các nghề khác.
2. Chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhân dân các huyện nghiên cứu xác định các vùng nước, bãi triều tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh giao cho các cộng đồng quản lý nghề cá.
3. Hỗ trợ Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng các tổ chức đồng quản lý nghề cá quy mô nhỏ tại địa phương.
Điều 19. Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng
1. Thực hiện kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các quy định của pháp luật đối với người và phương tiện khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh. Kiên quyết không cho tàu cá không có đầy đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật đi khai thác thuỷ sản.
2. Tổ chức thực hiện nghiêm các yêu cầu của Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh trong việc cấm các tàu cá ra khơi hoạt động khi có bão, áp thấp nhiệt đới.
Điều 20. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố
1. Căn cứ quy hoạch, kế hoạch phát triển nghề khai thác thuỷ sản của tỉnh, xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chi tiết cho địa phương.
2. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn theo Quy chế phân cấp và phối hợp quản lý hoạt động thuỷ sản; xây dựng, ra quyết định công nhận và hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động của tác tổ chức cộng đồng quản lý nghề cá thuộc phạm vi phân cấp.
3. Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức quản lý chặt chẽ các nghề khai thác thuỷ sản trên địa bàn, trong đó chú trọng đến các nghề sử dụng ngư cụ cố định trên sông, rạch như: dớn, chà rạo, đăng bãi, đáy các loại… không để phát sinh thêm số lượng đơn vị nghề; tuyên truyền, vận động các hộ sử dụng các loại ngư cụ cố định phải tuân thủ nghiêm về đảm bảo an toàn giao thông đường thuỷ nội địa trong quá trình hoạt động khai thác, tham gia các tổ chức cộng đồng quản lý nghề cá, xây dựng các hương ước cộng đồng và thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
4. Chỉ đạo các cơ quan, ban ngành huyện phối hợp Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn huyện theo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật.
1. Tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện chương trình, dự án thả giống tái tạo nguồn lợi thuỷ sản trên các vùng nước tự nhiên thuộc tỉnh; tổ chức vận động thực hiện thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản hàng năm.
2. Hỗ trợ Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng các tổ chức đồng quản lý nghề cá quy mô nhỏ tại địa phương.
3. Tổ chức khuyến ngư tự nguyện, phối hợp với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư và các đơn vị có liên quan phổ biến, chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật - công nghệ trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, tập huấn kỹ thuật và đào tạo nghề cho hội viên.
4. Tuyên truyền, phổ biến cho hội viên hiểu và thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và phát triển nghề cá theo hướng bền vững. Giáo dục nâng cao ý thức quản lý cộng đồng cho hội viên trong việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ môi trường; phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn trên biển, tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm thuỷ sản, bảo vệ an ninh quốc phòng trên biển./.
DANH SÁCH TOẠ ĐỘ CÁC ĐIỂM MỐC TRÊN VÙNG BIỂN BẾN TRE
(Kèm theo Quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Bến Tre ban hành theo Quyết định số 29/2010/QĐ-UBND ngày 21 tháng 10 năm 2010 của UBND tỉnh Bến Tre)
TT | Tên điểm | Kinh độ N | Vĩ độ E | Ghi chú |
1 | A | 10009’12’’ | 106048’56’’ | Theo Biên bản phân định ranh giới vùng biển ven bờ giữa các tỉnh Tiền Giang - Bến Tre - Trà Vinh |
2 | 2 | 10007’12’’ | 106048’54’’ | |
3 | 3 | 09051’08’’ | 106040’42’’ | |
4 | D | 09045’12’’ | 106037’42’’ | |
5 | B | 10002’21’’ | 107001’58’’ | Giao điểm của 2 đường ranh giới trên biển tỉnh Bến Tre với tuyến bờ và tuyến lộng biển Việt Nam |
6 | B’ | 09043’50’’ | 107035’24’’ | |
7 | C | 09039’44’’ | 106048’54’’ | |
8 | C’ | 09025’49’’ | 107016’06’’ | |
9 | 11 | 10000’38’’ | 106058’44’’ | Theo phụ lục đính kèm Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 về quản lý hoạt động KTTS của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển |
10 | 12 | 09021’27’’ | 106040’19’’ | |
11 | 11’ | 09036’13’’ | 107021’06’’ | |
12 | 12’ | 08058’07’’ | 107002’49’’ |
Đoạn (A, B’) là đường phân định ranh giới trên biển giữa hai tỉnh Bến Tre và Tiền Giang.
Đoạn (D, C’) là đường phân định ranh giới trên biển giữa hai tỉnh Bến Tre và Trà Vinh.
QUY ĐỊNH KÍCH THƯỚC MẮT LƯỚI NHỎ NHẤT TẠI BỘ PHẬN TẬP TRUNG CÁ CỦA MỘT SỐ NGƯ CỤ KHAI THÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE
(Kèm theo Quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Bến Tre ban hành theo Quyết định số 29/2010/QĐ-UBND ngày 21 tháng 10 năm 2010 của UBND tỉnh Bến Tre)
Số TT | Các loại ngư cụ | Kích thước mắt lưới 2a (mm), không nhỏ hơn |
1 | Dớn, lú | 18 |
2 | Bẫy - rập | 18 |
3 | Rê trôi ven bờ | 28 |
4 | Lưới sỹ | 28 |
QUY ĐỊNH KÍCH THƯỚC MẮT LƯỚI NHỎ NHẤT TẠI BỘ PHẬN TẬP TRUNG CÁ CỦA CÁC NGƯ CỤ KHAI THÁC THUỶ SẢN BIỂN
(Kèm theo Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thuỷ sản)
Số TT | Các loại ngư cụ | Kích thước mắt lưới 2a (mm), không nhỏ hơn |
1 | Rê trích | 28 |
2 | Rê thu ngừ | 90 |
3 | Rê mòi | 60 |
4 | Rê tôm he (1 lớp, 3 lớp lưới) | 44 |
5 | Rê tôm hùm | 120 |
6 | Vây rút chì, vó mành, rút, rùng, xăm bãi hoạt động ngoài vụ cá cơm | 18 |
7 | Các loại lưới đánh cá cơm (gồm có vây rút chì, vó mành, rút, rùng, xăm bãi, pha xúc hoạt động trong vụ cá cơm) | 10 |
8 | Lưới kéo cá: |
|
| - Thuyền thủ công và tàu lắp máy dưới 90cv | 28 |
| - Tàu lắp máy từ 90cv đến dưới 150cv | 34 |
| - Tàu lắp máy từ 150cv trở lên | 40 |
10 | Lưới kéo tôm: |
|
| - Thuyền thủ công và tàu lắp máy dưới 45cv | 20 |
| - Tàu lắp máy từ 45cv trở lên | 30 |
11 | Các loại đăng | 20 |
12 | Đáy hàng cạn, đáy cửa sông, te, xiệp, xịch | 18 |
13 | Đáy biển hàng khơi | 20 |
14 | Lưới chụp mực | 30 |
NHỮNG ĐỐI TƯỢNG BỊ CẤM KHAI THÁC(*)
(Kèm theo Quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Bến Tre ban hành theo Quyết định số 29/2010/QĐ-UBND ngày 21 tháng 10 năm 2010 của UBND tỉnh Bến Tre)
STT | Tên Việt Nam | Tên khoa học |
1 | Cá Cháo biển | Elops saurus |
2 | Cá Duồng | Cirrhinus microlepis |
3 | Cá Duồng xanh | Cosmochilus harmandi |
4 | Cá Ét mọi | Morulius chrysophekadion |
5 | Cá Hường | Coius microlepis |
6 | Cá Hường vện | Coius quadrifasciatus |
7 | Cá Mang rổ | Toxotes chatareus |
8 | Cá Mòi đường | Albula vulpes |
9 | Cá Mòi không răng | Anodontosma chacunda |
(*) Những loài có phân bố ở các vùng nước thuộc tỉnh Bến Tre có trong Bảng 4. Các loài có nguy cơ tuyệt chủng lớn (VU), đính kèm Quyết định số 82/2008/QĐ-BNN ngày 17 tháng 7 năm 2008 của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục các loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển.
QUY ĐỊNH KÍCH THƯỚC MẮT LƯỚI NHỎ NHẤT TẠI BỘ PHẬN TẬP TRUNG CÁ CỦA NGƯ CỤ KHAI THÁC THUỶ SẢN NƯỚC NGỌT
(Kèm theo Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thuỷ sản)
Số TT | Các loại ngư cụ | Kích thước mắt lưới 2a (mm), không nhỏ hơn |
1 | Lưới vây (lưới giựt, bao cá...) | 18 |
2 | Lưới kéo (thủ công, cơ giới) | 20 |
3 | Lưới kéo cá cơm | 10 |
4 | Lưới rê (lưới bén...) Lưới rê (cá cơm) Lưới rê (cá linh) | 40 10 15 |
5 | Vó (càng, gạt...) | 20 |
6 | Chài các loại | 15 |
7 | Đăng | 18 |
8 | Đáy | 18 |
PHỤ LỤC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG PHỤ LỤC 5 VỀ NHỮNG ĐỐI TƯỢNG BỊ CẤM KHAI THÁC CỦA THÔNG TƯ SỐ 02/2006/TT-BTS
(Kèm theo Thông tư số 62/2008/TT-BNN ngày 20 tháng 5 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
STT | Tên Việt Nam | Tên khoa học |
1 | Cá Cháy | Tenualosa toli |
2 | Cá Chình mun | Anguilla bicolor pacifica |
3 | Cá Anh vũ | Semilabeo notabilis |
4 | Cá Tra dầu | Pangasianodon gigas |
5 | Cá Cóc Tam Đảo | Paramesotriton deloustali |
6 | Cá Sấu hoa cà | Crocodylus porosus |
7 | Cá Sấu xiêm | Crocodylus siamensis |
8 | Cá Heo nước ngọt vây trắng | Lipotes vexillifer |
9 | Cá Voi | Balaenoptera musculus |
10 | Cá Ông sư | Neophocaena phocaenoides |
11 | Cá Nàng tiên | Dugong dugon |
12 | Cá Hô | Catlocarpio siamensis |
13 | Cá Chìa vôi sông | Proteracanthus sarissophorus |
14 | Vích và trứng | Chelonia mydas |
15 | Rùa da và trứng | Dermochelys coriacea |
16 | Đồi mồi dứa và trứng | Lepidochelys olivacea |
17 | Đồi mồi và trứng | Eretmochelys imbricata |
18 | Bộ San hô đá | Scleractinia |
19 | Bộ San hô sừng | Gorgonacea |
20 | Bộ San hô đen | Antipatharia |
21 | Quản đồng và trứng | Caretta Caretta |
22 | Cá Vồ cờ | Pangasius sanitwongsei |
23 | Bộ Cá voi | Cetacea |
- Họ cá heo nước ngọt | Platanistidae | |
- Họ cá heo | Phocoenidae | |
- Họ cá voi nhỏ | Physeteridae | |
- Họ cá voi mỏ | Ziphiidae | |
- Họ cá voi lưng gù | Balaenopteridae | |
- Họ cá heo | Dolphins | |
24 | Họ cá heo không vây | Phocoenidae |
25 | Cá Trà sóc (cá sọc dưa) | Probarbus jullieni |
NHỮNG ĐỐI TƯỢNG BỊ CẤM KHAI THÁC
(Kèm theo Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thuỷ sản)
STT | Tên Việt Nam | Tên khoa học |
1 | Trai ngọc | Pteria maxima |
2 | Cá Cháy | Tenualosa toli |
3 | Cá Chình mun | Anguilla bicolor pacifica |
4 | Cá Còm | Chitala chitala |
4 | Cá Anh vũ | Semilabeo notabilis |
5 | Cá Tra dầu | Pangasianodon gigas |
6 | Cá Cóc Tam Đảo | Paramesotriton deloustali |
7 | Cá Sấu hoa cà | Crocodylus porosus |
8 | Cá Sấu Xiêm | Crocodylus siaminsis |
9 | Cá Heo | Lipotes vexillifer |
10 | Cá Voi | Balaenoptera musculus |
11 | Cá Ông sư | Neophocaena phocaenoides |
12 | Cá Nàng tiên | Dugong dugon |
13 | Cá Hô | Catlocarpio siamensis |
14 | Cá Chìa vôi sông | Crenlolens sarissophorus |
15 | Vích và trứng | Lepidochelys olivacea |
16 | Rùa da và trứng | Dermochelys coriacea |
17 | Đồi mồi dứa và trứng | Chelonia mydas |
18 | Đồi mồi và trứng | Eretmochelys imbricata |
19 | Bộ San hô cứng | Scleractinia |
20 | Bộ San hô sừng | Gorgonacea |
21 | Bộ San hô đen | Pennatulacea |
PHỤ LỤC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG PHỤ LỤC 6 NHỮNG ĐỐI TƯỢNG BỊ CẤM KHAI THÁC CÓ THỜI HẠN TRONG NĂM CỦA THÔNG TƯ SỐ 02/2006/TT-BTS
(Kèm theo Thông tư số 62/2008/TT-BNN ngày 20 tháng 5 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
STT | Tên Việt Nam | Tên khoa học | Thời gian cấm khai thác |
A | TÔM, CÁ BIỂN | ||
1 | Tôm Hùm ma | Panulirus penicillatus | Từ 1/4 - 31/7 |
2 | Tôm Hùm sỏi | P.homarus | nt |
3 | Tôm Hùm đỏ | P.longipes | nt |
4 | Tôm Hùm lông | P.stimpsoni | nt |
5 | Tôm Hùm bông | Panulirus ornatus | nt |
6 | Cá Măng biển | Chanos chanos | từ 1/3 - 31/5 |
7 | Cá Mòi dầu | Nematalusa nasus | nt |
8 | Cá Mòi cờ hoa | Clupanodon thrissa | nt |
9 | Cá Mòi dấm | Konoirus punctatus | nt |
10 | Cá Đường | Otolithoides biauritus | nt |
11 | Cá Gộc | Polydactylus plebejus | Từ 1/3 - 31/5 |
12 | Cá Nhụ | Eleutheronema tetradactylum | nt |
B | NHUYỄN THỂ | ||
13 | Sò lông | Anadara antiquata | từ 1/4 - 31/7 |
14 | Điệp dẻ quạt | Chlamys senatoria | nt |
15 | Dòm nâu | Modiolus philippinarum | nt |
16 | Bàn mai | Pinna vexillum | nt |
17 | Nghêu trắng | Meretrix lyrata | từ 1/6 - 30/11 |
18 | Nghiêu lụa | Paphia undulata | từ 1/6 - 30/11 |
19 | Trai tai tượng | Tridacna derasa | Từ 1/4 - 31/7 |
C | TÔM, CÁ NƯỚC NGỌT | ||
20 | Cá Lóc | Channa striata | từ 1/4 - 1/6 |
21 | Cá Lóc bông | Channa micropeltes | nt |
22 | Tôm Càng xanh | Macrobracchium rosenbergii | từ 1/4 - 30/6 |
23 | Cá Sặt rằn | Trichogaster pectoralis | từ 1/4 - 1/6 |
24 | Cá Rô đồng | Anabas testudineus | nt |
25 | Cá Trê vàng | Clarias macrocephalus | nt |
26 | Cá Thát lát | Notopterus notopterus | nt |
27 | Cá Linh ống | Cirrhinus siamensis | Từ 1/6 - 31/8 |
28 | Cá Linh thuỳ | Cirrhinus lobatus | Từ 1/6 - 31/8 |
29 | Cá Bống tượng | Oxyeleotris marmorata | Từ 1/5 - 30/9 |
NHỮNG ĐỐI TƯỢNG BỊ CẤM KHAI THÁC CÓ THỜI HẠN TRONG NĂM
(Kèm theo Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thuỷ sản)
STT | Tên Việt Nam | Tên khoa học | Thời gian cấm khai thác |
A | TÔM, CÁ BIỂN |
|
|
1 | Tôm Hùm ma | Panulirus penicillatus | Từ 1/4 - 31/7 |
2 | Tôm Hùm sỏi | P.homarus | nt |
3 | Tôm Hùm đỏ | P.longipes | nt |
4 | Tôm Hùm lông | P.stimpsoni | nt |
5 | Tôm Hùm bông | P. ornatus | nt |
6 | Cá Măng biển | Chanos chanos | từ 1/3 - 31/5 |
7 | Cá Mòi dầu | Nematalusa nasus | nt |
8 | Cá Mòi cờ hoa | Clupanodon thrissa | nt |
9 | Cá Mòi dấm | Konoirus punctatus | nt |
10 | Cá Đường | Otolithoides biauritus | nt |
11 | Cá Gộc | Polidactylus plebeius | nt |
12 | Cá Nhụ | Eleutheronema tetradactylum | nt |
B | NHUYỄN THỂ |
| |
13 | Sò lông | Anadara antiquata | từ 1/4 - 31/7 |
14 | Điệp dẻ quạt | Chlamys senatoria | nt |
15 | Dòm nâu | Modiolus philippinarum | nt |
16 | Bàn mai | Pinna vexillum | nt |
17 | Nghêu trắng | Meretrix lyrata | từ 1/6 - 30/11 |
18 | Nghêu lụa | Paphia undulata | từ 1/6 - 30/11 |
19 | Trai tai tượng | Tridacna maxima Tridacna crocea Tridacna squamosa | từ 1/4 - 31/7 từ 1/4 - 31/7 từ 1/4 - 31/7 |
C | TÔM, CÁ NƯỚC NGỌT |
| |
20 | Cá Lóc | Channa striata | từ 1/4 - 1/6 |
21 | Cá Lóc bông | Channa micropeltes | nt |
22 | Tôm Càng xanh | Macrobracchium rosenbergii | từ 1/4 - 30/6 |
23 | Cá Sặt rằn | Trichogaster pectoralis | từ 1/4 - 1/6 |
24 | Cá Rô đồng | Anabas testudineus | nt |
25 | Cá Trê vàng | Clarias macrocephalus | nt |
26 | Cá Thát lát | Notopterus notopterus | nt |
27 | Cá Linh | Cirrhinus jullieni | từ 1/6 - 30/8 |
- 1Quyết định 2108/2003/QĐ-UB ban hành Quy định về khai thác thủy sản tại vùng nước ven biển và nội địa tỉnh Bến Tre do Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành
- 2Quyết định 21/2012/QĐ-UBND về Quy chế Quản lý nuôi trồng, khai thác đánh bắt và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 3Quyết định 1184/QĐ-UBND năm 2013 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành từ năm 1976 đến ngày 31/12/2012 đã hết hiệu lực thi hành
- 4Quyết định 37/2020/QĐ-UBND bãi bỏ 10 (mười) văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn do Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành
- 5Quyế định 192/QĐ-UBND công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong năm 2020 và tháng 01 năm 2021
- 1Quyết định 2108/2003/QĐ-UB ban hành Quy định về khai thác thủy sản tại vùng nước ven biển và nội địa tỉnh Bến Tre do Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành
- 2Quyết định 1184/QĐ-UBND năm 2013 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành từ năm 1976 đến ngày 31/12/2012 đã hết hiệu lực thi hành
- 3Quyết định 37/2020/QĐ-UBND bãi bỏ 10 (mười) văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn do Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành
- 4Quyế định 192/QĐ-UBND công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong năm 2020 và tháng 01 năm 2021
- 1Nghị định 59/2005/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản
- 2Nghị định 66/2005/NĐ-CP về bảo đảm an toàn cho người và tàu đánh cá hoạt động thuỷ sản
- 3Thông tư 02/2006/TT-BTS hướng dẫn Nghị định 59/2005/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản do Bộ thủy sản ban hành
- 4Luật Thủy sản 2003
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 7Thông tư 62/2008/TT-BNN sửa đổi Thông tư 02/2006/TT-BTS thi hành Nghị định 59/2005/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Quyết định 82/2008/QĐ-BNN công bố danh mục các loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Nghị định 33/2010/NĐ-CP về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển
- 10Quyết định 21/2012/QĐ-UBND về Quy chế Quản lý nuôi trồng, khai thác đánh bắt và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Sơn La
Quyết định 29/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Bến Tre do Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành
- Số hiệu: 29/2010/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/10/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre
- Người ký: Cao Văn Trọng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 31/10/2010
- Ngày hết hiệu lực: 16/10/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra