ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/2007/QĐ-UBND | Tân An, ngày 05 tháng 7 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN LUẬT CÔNG CHỨNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Công chứng ngày 29/11/2006;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 93/2001/TTLT/BTC-BTP ngày 21/11/2001 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí công chứng, chứng thực;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 358/TTr-STP ngày 25/6/2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Luật Công chứng.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Tư pháp phối hợp với các ngành chức năng liên quan và UBND các huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, thủ trưởng các sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰCHIỆN LUẬT CÔNG CHỨNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 29/2007/QĐ-UBND ngày 05/7/2007 của UBND tỉnh)
Ngày 29/11/2006, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 10 đã thông qua Luật Công chứng số 82/2006/QH11 (sau đây gọi tắt là Luật Công chứng) có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2007. Luật Công chứng ra đời là bước hoàn thiện về pháp luật trên lĩnh vực công chứng, cụ thể hóa Nghị quyết số 49/NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
Để triển khai thực hiện Luật Công chứng trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh ban hành kế hoạch như sau:
I. Mục đích yêu cầu:
1. Triển khai thông suốt các quy định của Luật Công chứng cho toàn thể cán bộ, công chức, công chứng viên các phòng công chứng trong toàn tỉnh, qua đó đề cao trách nhiệm trước pháp luật của công chứng viên và những người làm công tác tại các tổ chức hành nghề công chứng.
2. Trên cơ sở các quy định của Luật Công chứng, có đề án củng cố, kiện toàn về tổ chức và hoạt động của các phòng công chứng trên địa bàn tỉnh đi đôi với việc từng bước thực hiện xã hội hóa sự nghiệp công chứng thông qua việc hình thành và hoạt động của loại hình văn phòng công chứng.
3. Thông qua các phương tiện thông tin, tuyền truyền, các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật để tuyên truyền, phổ biến Luật Công chứng cho các cấp, ngành có liên quan và cho cán bộ, nhân dân biết, thực hiện, chú ý đến các đối tượng chịu sự tác động điều chỉnh của Luật Công chứng.
II. Nội dung thực hiện:
1. Tổ chức hội nghị triển khai các quy định của Luật Công chứng cho các thành viên của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật, báo cáo viên pháp luật tỉnh, cộng tác viên trợ giúp pháp lý; tổ chức tập huấn chuyên sâu Luật Công chứng cho công chứng viên và những người làm công tác tại phòng công chứng. Trong triển khai, tập trung vào chế định công chứng theo quy định tại Điều 2 Luật Công chứng để công chứng viên xác định yêu cầu về mặt pháp lý của công tác công chứng và phạm vi những loại việc được công chứng.
Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan chức năng, thực hiện tuyên truyền phổ biến sâu rộng cho cán bộ và nhân dân trong tỉnh biết thực hiện.
2. Khẩn trương tiến hành một số công việc cần thiết để thực hiện theo quy định chuyển tiếp của Luật Công chứng; xây dựng đề án kiện toàn tổ chức và hoạt động của các phòng công chứng làm cơ sở củng cố, kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của các phòng công chứng trong tỉnh, đảm bảo đáp ứng yêu cầu về công chứng trong thời gian tới, trong đó cần tập trung một số nội dung như sau:
a) Đối với phòng công chứng: trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày Luật Công chứng có hiệu lực, các phòng công chứng đang hoạt động theo quy định của Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực phải được chuyển đổi theo quy định của Luật Công chứng và văn bản hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
Bắt đầu từ ngày 01/7/2007, các phòng công chứng chỉ thực hiện công chứng đối với hợp đồng và các giao dịch bằng văn bản theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tham gia hợp đồng, giao dịch đó tự nguyện yêu cầu công chứng (trong đó có cả công chứng di chúc, công chứng văn bản thỏa thuận phân chia tài sản, công chứng văn bản khai nhận di sản, công chứng văn bản từ chối nhận di sản) và việc cấp bản sao văn bản công chứng. Các việc khác Luật Công chứng không quy định công chứng thì thuộc thẩm quyền chứng thực của UBND cấp huyện, xã thực hiện theo quy định của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.
Quá trình triển khai thi hành Luật Công chứng, các phòng công chứng lập phương án thực hiện các dịch vụ pháp lý phục vụ cho yêu cầu công chứng và mức thù lao công chứng, chi phí khác theo quy định tại khoản 2 Điều 56 Luật Công chứng, khi thực hiện chú ý bảo đảm làm đúng theo các quy định về tài chính và dân sự.
b) Đối với công chứng viên: người đang là công chứng viên thì được tiếp tục hành nghề công chứng theo quy định của Luật Công chứng. Để đảm bảo điều kiện làm việc lâu dài của công chứng viên, Sở Tư pháp chỉ đạo các phòng công chứng rà soát lại năng lực của từng công chứng viên theo tiêu chuẩn quy định trong Luật Công chứng và có hướng bố trí phù hợp theo năng lực của từng người. Việc bổ nhiệm mới công chứng viên phải được thực hiện đúng theo quy định về tiêu chuẩn công chứng viên được quy định tại Điều 13 Luật Công chứng.
3. Đi đôi với việc củng cố về tổ chức và hoạt động của các phòng công chứng hiện có, hướng dẫn, tạo điều kiện để các văn phòng công chứng được hình thành và hoạt động theo quy định của Luật Công chứng.
4. Về phí công chứng:
Thực hiện đúng quy định tại Thông tư liên tịch số 93/2001/TTLT/BTC-BTP ngày 21/11/2001 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí công chứng, chứng thực.
Đối với những nội dung công việc chưa có quy định về thu phí công chứng theo Luật Công chứng, phải chờ văn bản hướng dẫn thống nhất của các ngành Trung ương, không được tổ chức thu tùy tiện.
5. Quá trình triển khai thực hiện Luật Công chứng phải chú trọng tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh theo khoản 5 Điều 11 Luật Công chứng; thực hiện các biện pháp củng cố và phát triển các tổ chức hành nghề công chứng ở địa phương; thường xuyên theo dõi, hướng dẫn, thanh kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực công chứng.
III. Tổ chức thực hiện:
1. Sở Tư pháp tổ chức hội nghị triển khai Luật Công chứng cho các cấp, các ngành có liên quan trong tỉnh; xây dựng đề án củng cố các phòng công chứng hiện có hoạt động theo Luật Công chứng, đảm bảo đi vào nền nếp, ổn định.
2. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chỉ đạo hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật cùng cấp, lồng ghép tuyên truyền, phổ biến Luật Công chứng để mọi người dân biết thực hiện theo luật định.
3. Các cơ quan thông tin đại chúng như Báo Long an, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Đài truyền thanh các huyện, thị xã tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng nội dung Luật Công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Công chứng.
5. Sở Tài chính cấp kinh phí bảo đảm cho việc triển khai thực hiện kế hoạch này.
Giao Sở Tư pháp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện và tổng hợp tình hình báo cáo kết quả UBND tỉnh./.
- 1Chỉ thị 14/2007/CT-UBND triển khai thi hành Luật Công chứng và Nghị định 79/2007/NĐ-CP quy định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 2Kế hoạch 3210/KH-UBND năm 2014 thực hiện Luật Công chứng năm 2014 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 3Chỉ thị 14/2007/CT-UBND về triển khai thực hiện Luật Công chứng do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 1Luật Công chứng 2006
- 2Nghị định 79/2007/NĐ-CP về việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký
- 3Nghị định 75/2000/NĐ-CP về công chứng, chứng thực
- 4Thông tư liên tịch 93/2001/TTLT-BTC-BTP hướng dẫn chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng phí, lệ phí công chứng, chứng thực do Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp ban hành
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Chỉ thị 14/2007/CT-UBND triển khai thi hành Luật Công chứng và Nghị định 79/2007/NĐ-CP quy định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 7Kế hoạch 3210/KH-UBND năm 2014 thực hiện Luật Công chứng năm 2014 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 8Chỉ thị 14/2007/CT-UBND về triển khai thực hiện Luật Công chứng do tỉnh Đắk Lắk ban hành
Quyết định 29/2007/QĐ-UBND về Kế hoạch triển khai thực hiện Luật Công chứng do tỉnh Long An ban hành
- Số hiệu: 29/2007/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 05/07/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Long An
- Người ký: Dương Quốc Xuân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/07/2007
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết