Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2899/QĐ-UBND | Bình Thuận, ngày 26 tháng 10 năm 2018 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính Phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định;
Căn cứ Quyết định số 78/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Kế hoạch hành động Quốc gia nhằm ngăn chặn giảm thiểu và loại bỏ khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm 2025”
Căn cứ Quyết định số 27/QĐ-BNN-TCTS ngày 05 tháng 01 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Tài liệu hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá theo hướng dẫn của Ủy ban Châu Âu;
Căn cứ Quy chế phối hợp số 6074/QCPH-BNN-BTLBP ngày 30 tháng 7 năm 2017 giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tư lệnh Biên phòng;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 3442/SNN-KHTC ngày 19 tháng 10 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, đơn vị chức năng trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố vùng biển tổ chức triển khai Quy chế này.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Giám đốc Công an tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố vùng biển; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CHỦ TỊCH |
GIỮA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ CHỨC NĂNG TRONG VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ THANH TRA, KIỂM TRA, KIỂM SOÁT NGHỀ CÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2899 /QĐ-UBND ngày 26 tháng 10 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận)
Quy chế này quy định nguyên tắc, nội dung, trách nhiệm phối hợp giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Kiểm ngư, Ban Quản lý các Cảng cá và các lực lượng liên quan trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố vùng biển (sau đây gọi tắt là các cơ quan phối hợp), các đơn vị trực thuộc các cơ quan này và Ban Quản lý các Cảng cá trên địa bàn tỉnh.
Nhằm đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất, tăng cường trách nhiệm, năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ phối hợp giữa các cơ quan phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
1. Tập trung, thống nhất sự chỉ huy, chỉ đạo, điều hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan, đơn vị.
2. Kịp thời, thiết thực, hiệu quả đảm bảo sự bình đẳng, đoàn kết, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho nhau hoàn thành nhiệm vụ được giao.
3. Có trách nhiệm bảo vệ, giữ bí mật về lực lượng, phương tiện, tài sản được giao, biện pháp nghiệp vụ của các cơ quan, đơn vị phối hợp.
Điều 5. Trao đổi, thông báo tình hình
Các cơ quan, đơn vị phối hợp thường xuyên trao đổi, thông báo tình hình liên quan đến các lĩnh vực quản lý hoạt động nghề cá, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quản lý bảo vệ chủ quyền, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực vùng biển, hải đảo tỉnh Bình Thuận. Nội dung trao đổi, thông báo tình hình bao gồm:
1. Thông tin tàu cá và ngư dân Bình Thuận khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài, kết quả điều tra, xác minh, xử lý các vụ việc tàu cá và ngư dân Bình Thuận vi phạm vùng biển nước ngoài bị bắt giữ, xử lý; hoạt động của tàu thuyền nước ngoài vi phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam khai thác hải sản, neo đậu và việc bắt giữ, xử lý đối tượng này của các lực lượng chức năng.
2. Thông tin về hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát tàu cá, ngư dân trong và ngoài tỉnh ra, vào cảng cá, bến cá trên địa bàn tỉnh; tình hình chấp hành các quy định pháp luật và việc xử lý vi phạm đối với tàu cá và ngư dân của các lực lượng chức năng (Kiểm ngư, Biên phòng) trong khu vực cảng cá, bến cá.
3. Công tác thống kê, đăng ký, đăng kiểm tàu cá, cấp phép khai thác; quản lý cảng cá, xây dựng cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho các phương tiện nghề cá; quy định về đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển; Sự cố, tai nạn và kết quả tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ người, phương tiện hoạt động nghề cá trên biển.
4. Khu vực hạn chế hoặc khu vực cấm hoạt động nghề cá, khai thác nguồn lợi thủy sản.
5. Tình hình thực hiện quy định nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản; giã cào bay hoạt động sai tuyến; tàu cá vi phạm khu vực cấm khai thác hoặc thời gian cấm khai thác đối với một số nghề, đối tượng khai thác theo quy định của pháp luật.
6. Tình hình hoạt động của tội phạm, vi phạm pháp luật có liên quan; đặc biệt trong lĩnh vực phòng, chống khai thác hải sản mang tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản, mua bán, vận chuyển các đối tượng nằm trong danh mục cấm.
Hàng năm, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, từng cơ quan, đơn vị lập kế hoạch phối hợp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho ngư dân và các doanh nghiệp thu mua, chế biến thủy sản trình cơ quan chủ quản xem xét, phê duyệt và tổ chức thực hiện:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch phối hợp các lực lượng chức năng tuyên truyền, phổ biến Luật Thủy sản năm 2017 và các quy định chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU).
2. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến quy định về an ninh, trật tự, biên giới, chủ quyền Biển đảo, quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động khai thác thủy sản.
3. UBND các huyện, thị xã, thành phố vùng biển xây dựng kế hoạch đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức cho ngư dân và doanh nghiệp chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về chống khai thác IUU.
Điều 7. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá
Phối hợp tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá, chống khai thác IUU tại các cảng cá và trên vùng biển thuộc phạm vi quản lý theo Quyết định số 27/QĐ-BNN-TCTS ngày 05 tháng 01 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Tài liệu hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá theo hướng dẫn của Ủy ban Châu Âu. Cụ thể:
1. Tổ chức lực lượng làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá tại các cảng cá trên địa bàn tỉnh:
- Thành lập Văn phòng đại diện thanh tra, kiểm soát nghề cá (Fisheries control Office) tại các cảng cá trên địa bàn tỉnh (gồm: Cảng cá Phan Rí Cửa, Cảng cá Phan Thiết, Cảng cá La Gi). Văn phòng đại diện thanh tra, kiểm soát nghề cá tại các cảng cá (gọi tắt là Văn phòng đại diện kiểm soát nghề cá) là tổ chức liên ngành gồm cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp. Trong đó: Cơ quan chủ trì gồm Chi cục Thủy sản, Ban quản lý các cảng cá (Phan Thiết, Phan Rí Cửa và La Gi); Cơ quan phối hợp là các Đồn Biên phòng khu vực vùng biển có cảng cá.
- Văn phòng đại diện kiểm soát nghề cá có Người đứng đầu Văn phòng và các Thành viên được lựa chọn và phân công từ cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp; số lượng thành viên Văn phòng đại diện kiểm soát nghề cá phải đảm bảo thực hiện các hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát đối với tàu cá cập bến, lên cá, xuất bến tại cảng, làm việc 24/24 giờ. Văn phòng đại diện kiểm soát nghề cá sử dụng phòng ốc hiện có của Ban quản lý cảng cá hoặc Trạm Kiểm soát Biên phòng tại Cảng cá, được trang bị máy móc, thiết bị, bàn ghế, tủ đựng hồ sơ để thực hiện nhiệm vụ, quản lý lưu trữ hồ sơ theo quy định.
- Văn phòng đại diện kiểm soát nghề cá chịu sự quản lý, điều phối chung của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và sự phối hợp chỉ đạo của Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh nhằm đảm bảo sự hoạt động đồng bộ, thống nhất trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá tại các cảng cá theo Kế hoạch, đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng cục Thủy sản, Chi cục Thủy sản Bình Thuận, cơ quan chức năng thuộc lực lượng Bộ đội biên phòng.
2. Nội dung hoạt động, quy trình thực hiện và trách nhiệm thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát tàu cá tại các cảng cá:
2.1. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát trước khi tàu cá xuất bến:
Cán bộ của Văn phòng đại diện kiểm soát nghề cá, trực tiếp là người đứng đầu Văn phòng phân công việc kiểm tra, kiểm soát tàu cá xuất bến tại các cảng cá.
- Nhiệm vụ của thành viên thuộc Chi cục Thủy sản:
+ Kiểm tra hồ sơ tàu cá gồm: Sổ nhật ký; Giấy chứng nhận đăng ký, đăng kiểm tàu cá; Giấy phép khai thác thủy sản (ngư trường, vùng biển khai thác, đối tượng khai thác,...); Chứng nhận thuyền trưởng, máy trưởng; Sổ danh bạ thuyền viên tàu cá,...
+ Kiểm tra thực tế: Kiểm tra các trang thiết bị đảm bảo an toàn, hàng hải: Đèn, phao áo cứu sinh, thông tin liên lạc, thiết bị giám sát hành trình; ngư lưới cụ; kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị giám sát hành trình; kiểm tra đánh dấu tàu cá.
- Nhiệm vụ của thành viên Bộ đội Biên phòng: Kiểm tra, kiểm soát giấy tờ của người và phương tiện đi biển theo quy định kiểm soát biên phòng, đồng thời cùng các thành viên kiểm tra thực tế đối với tàu cá xuất bến.
- Nhiệm vụ của thành viên Ban quản lý Cảng cá: Tiếp nhận thông tin thông báo của tàu cá, kiểm tra tình trạng đăng ký của tàu cá tại cảng, đồng thời cùng các thành viên kiểm tra thực tế đối với tàu cá xuất bến.
- Khi tàu cá đáp ứng các điều kiện xuất bến thì chuyển người đứng đầu Văn phòng đại diện (hoặc Người được ủy quyền) xác nhận, đóng dấu vào Giấy kiểm tra, kiểm soát hoạt động khai thác thủy sản (theo Mẫu quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Trường hợp tàu cá và thuyền viên không đảm bảo các yêu cầu, điều kiện theo quy định thì không xác nhận, đóng dấu và tàu cá không được rời bến đi biển.
2.2. Đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát khi tàu cá cập cảng:
Các cán bộ của Văn phòng đại diện kiểm soát nghề cá, trực tiếp là người đứng đầu Văn phòng đại diện tổ chức phân công các thành viên thực hiện kiểm tra, kiểm soát tàu cá cập bến tại các cảng cá.
- Nhiệm vụ của thành viên thuộc Chi cục Thủy sản: Kiểm tra sổ nhật ký khai thác, kiểm tra các thông tin ghi trong sổ nhật ký với sản lượng khai thác lên cảng; kiểm tra thành phần loài theo quy định, kích cỡ thủy sản được phép khai thác,...; kiểm tra ngư cụ, trang thiết bị đảm bảo an toàn hàng hải, thông tin liên lạc; giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, giấy phép khai thác thủy sản, bằng/chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá; tình trạng hoạt động của thiết bị giám sát hành trình (nếu có).
- Nhiệm vụ của thành viên Bộ đội Biên phòng: Kiểm tra, kiểm soát giấy tờ của người và phương tiện, kiểm tra đối chiếu các thông tin khai báo về hành trình, vùng biển, ngư trường khai thác; kiểm tra số lượng thuyền viên trên tàu; điều kiện đảm bảo an ninh, an toàn trên biển, chế độ thông tin liên lạc trên biển.
- Nhiệm vụ của thành viên Ban quản lý cảng cá: Tiếp nhận thông tin thông báo của tàu cá khi cập cảng, lên cá, thu nhận nhật ký khai thác, kiểm tra các thông tin ghi trong sổ nhật ký khai thác, điều kiện đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường đối với tàu cập bến, lên cá.
- Khi đáp ứng đầy đủ các quy định, Người đứng đầu Văn phòng đại diện (hoặc Người được ủy quyền) xác nhận, đóng dấu vào Giấy kiểm tra, kiểm soát hoạt động khai thác thủy sản (theo Mẫu quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT).
- Trường hợp có nghi vấn hoặc phát hiện tàu cá trên biển hoặc tại cảng cá vi phạm khai thác IUU thì sử dụng dữ liệu thông tin từ Hệ thống thông tin giám sát hoạt động tàu cá của các cơ quan quản lý tàu cá; thông tin từ cơ quan Công an, Biên phòng để kiểm tra, xác minh. Khi phát hiện tàu cá/chủ tàu vi phạm các quy định của Pháp luật Việt Nam, pháp luật về thủy sản, tiến hành lập biên bản giao các cơ quan chức năng tiến hành xử lý theo quy định pháp luật.
3. Tổ chức hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm trên biển:
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Thủy sản), Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh và các lực lượng có liên quan xây dựng Kế hoạch phối hợp tổ chức thực hiện tuần tra, kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ pháp luật của người, phương tiện trong hoạt động thủy sản và các hoạt động khác trên vùng biển tỉnh, xử lý vi phạm pháp luật trên biển.
Người, phương tiện của lực lượng tham gia phối hợp tuần tra, kiểm soát phải chấp hành đúng quy định liên quan về trang phục, biển hiệu, cờ hiệu, tín hiệu, ...theo quy định pháp luật.
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khai thác thủy sản, quản lý tàu cá và thuyền viên; đăng ký, đăng kiểm tàu cá; dịch vụ nghề cá; kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg, Chỉ thị số 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Quy định đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển. Trọng tâm là kiểm tra, xử lý tàu cá công suất lớn hành nghề lưới kéo đôi (giã cào bay) hoạt động trong vùng biển ven bờ của tỉnh, việc sử dụng chất nổ, xung điện khai thác thủy sản vùng ven biển và các hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp khác.
- Nội dung, quy trình kiểm tra, xử lý vi phạm: Thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định của Luật Thanh tra năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành; xử lý vi phạm hành chính theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản pháp luật có liên quan.
Điều 8. Phối hợp xử lý các trường hợp vi phạm
Lực lượng thanh tra chuyên ngành thủy sản và lực lượng biên phòng trong quá trình phối hợp tuần tra, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động khai thác thủy sản của tàu cá trên biển và tại cảng cá, nếu phát hiện các trường hợp vi phạm pháp luật thuộc chức năng, quyền hạn của lực lượng nào thì lực lượng đó xử lý; nếu thuộc thẩm quyền của hai lực lượng, thì giao Chi cục Thủy sản là đơn vị chủ trì xử lý. Trường hợp vượt quá thẩm quyền xử lý của mỗi bên, thì hai bên thống nhất báo cáo lên cơ quan Cấp trên để giải quyết theo thẩm quyền.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ CÓ LIÊN QUAN
Điều 9. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
1. Thực hiện trách nhiệm Thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về chống khai thác IUU; chủ trì, phối hợp các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố vùng biển xây dựng và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hành động chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh; làm đầu mối tổng hợp tình hình, kết quả hoạt động chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh định kỳ báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan.
2. Phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, các cơ quan chức năng, kịp thời nắm bắt các thỏa thuận, điều ước quốc tế, các chủ trương, quy định trong hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản của các nước có biển tiếp giáp (nhất là các quy định xử lý tàu cá và ngư dân khai thác thủy sản trái phép), thông báo cho các lực lượng chức năng và các Sở, ngành, địa phương để phổ biến cho chủ tàu và ngư dân khai thác xa bờ biết, thực hiện.
3. Căn cứ hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Quyết định số 27/QĐ-BNN-TCTS ngày 05 tháng 01 năm 2018 chủ trì, phối hợp Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố vùng biển xây dựng và ban hành Kế hoạch về thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá trên địa bàn tỉnh; thành lập và ban hành Quy chế làm việc của Văn phòng đại diện thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động khai thác tại các cảng cá; chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của Văn phòng đại diện kiểm soát nghề cá.
4. Chỉ đạo, phân công trách nhiệm các cơ quan quản lý chuyên ngành thuộc Sở (Chi cục Thủy sản, Ban Quản lý các cảng cá trên địa bàn tỉnh) phối hợp các lực lượng chức năng liên quan, chính quyền các địa phương vùng biển triển khai nghiêm túc các nhiệm vụ, biện pháp, giải pháp thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu, chống khai thác hải sản IUU trên địa bàn tỉnh theo Kế hoạch, quy định pháp luật và Quy chế này.
5. Chủ trì, phối hợp sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố vùng biển tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch triển khai và tổ chức thực hiện Đề án phát triển nghề cá viễn dương và đưa ngư dân đi khai thác một số nước theo Quyết định 1047/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương.
6. Phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan Báo, Đài tại địa phương và Trung ương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong quần chúng nhân dân về các quy định của pháp luật liên quan chống khai thác IUU; cung cấp thông tin kết quả xử lý các trường hợp vi phạm khai thác bất hợp pháp vùng biển nước ngoài; các vụ việc điển hình về điều tra, xử lý tổ chức, cá nhân môi giới, đưa tàu cá và ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác hải sản bất hợp pháp nhằm mục đích răn đe, giáo dục, đề cao cảnh giác.
7. Hằng năm, chủ trì hướng dẫn các cơ quan, đơn vị lập kế hoạch, dự toán kinh phí triển khai các hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về chống khai thác IUU; kinh phí hoạt động của Văn phòng đại diện kiểm soát nghề cá; chi công tác tuần tra, kiểm soát, chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh, trình cấp thẩm quyền bố trí để thực hiện.
Điều 10. Trách nhiệm của Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
1. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển tăng cường công tác đảm bảo an ninh chính trị, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, hướng dẫn sắp xếp neo đậu tàu thuyền trong khu vực cảng cá theo quy định của pháp luật.
2. Chủ trì, phối hợp tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật có liên quan đến biên giới quốc gia trên biển, các hiệp định, phân định ranh giới chủ quyền vùng biển Việt Nam với các nước trong khu vực, biện pháp xử lý khi gặp tàu thuyền nước ngoài vi phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam; Phối hợp với Công an tỉnh và các sở, ngành, địa phương liên quan trong việc xác minh tàu cá, ngư dân bị nước ngoài bắt giữ.
3. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lựa chọn, phân công cán bộ, chiến sĩ biên phòng của các Đồn, Trạm Biên phòng vùng biển tham gia thành viên Văn phòng đại diện thanh tra, kiểm tra tại các cảng cá trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ tàu cá khi xuất bến, cập bến, kiên quyết không cho rời khỏi cảng khi chưa đủ các thủ tục, giấy tờ và các trang thiết bị theo quy định, không đảm bảo các điều kiện an toàn cho người và tàu cá và các quy định khác có liên quan; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định pháp luật, không có giấy xác nhận của Văn phòng đại diện kiểm soát nghề cá tại các cảng cá.
4. Chỉ đạo các Đồn, trạm Biên phòng vùng biển phối hợp với Chi cục Thủy sản, các lực lượng chức năng tổ chức tuần tra, kiểm tra hoạt động khai thác bất hợp pháp trên biển, quản lý chặt chẽ các tàu cá hoạt động khai thác thủy sản, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
5. Phối hợp UBND các huyện, thị xã, thành phố vùng biển, các cơ quan chức năng theo dõi, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm tàu cá khai thác trái phép tại vùng biển nước ngoài; Phối hợp các lực lượng chức năng điều tra, xử lý các hành vi môi giới, đầu tư cho tàu cá, ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài; chuộc tàu cá, ngư dân về nước trái phép; chỉ đạo các đồn, trạm biên phòng, yêu cầu các thuyền trưởng tàu cá khai thác hải sản xa bờ viết cam kết không đưa tàu cá khai thác hải sản trái phép vùng biển nước ngoài. Báo cáo tổng hợp hàng tháng về tình hình tàu cá, ngư dân bị các lực lượng của nước ngoài trấn áp bắt giữ, xử phạt xảy ra trên biển.
Điều 11. Trách nhiệm của Công an tỉnh
1. Phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ngành chức năng nắm tình hình, kịp thời phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm các trường hợp đưa tàu cá và ngư dân ra nước ngoài khai thác thủy sản trái pháp luật.
2. Chỉ đạo Công an các huyện, thị xã, thành phố vùng biển nắm tình hình địa bàn, quản lý các đối tượng là chủ tàu cá, thuyền viên đã vi phạm bị nước ngoài bắt giữ thả về; phát hiện và xử lý các trường hợp bị nước ngoài hoặc bị thế lực thù địch tác động, mua chuộc, lôi kéo hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; có biện pháp quản lý, theo dõi chặt chẽ các chủ tàu cá, thuyền trưởng đã từng vi phạm, không để các đối tượng này tiếp tục tái diễn hành vi vi phạm.
3. Phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố vùng biển tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cho ngư dân khai thác thủy sản không vi phạm vùng biển nước ngoài.
Điều 12. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố vùng biển
1. Chủ động và phối hợp các lực lượng chức năng tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về hoạt động khai thác thủy sản cho chủ tàu, thuyền trưởng và ngư dân, đặc biệt là quy định xử lý, xử phạt nghiêm khắc các hành vi khai thác hải sản IUU nhằm tăng tính răn đe; Tổ chức triển khai nghiêm túc nội dung Kế hoạch hành động chống khai thác IUU của Ủy ban nhân dân tỉnh trên địa bàn quản lý.
2. Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn vùng biển tổ chức cho các chủ tàu cá xa bờ ký cam kết không khai thác bất hợp pháp, không đưa tàu cá và ngư dân sang vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép.
3. Chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng của tỉnh trong kiểm tra, kiểm soát tại khu vực cảng cá, bến cá và trên vùng biển thuộc địa bàn quản lý; Xử lý nghiêm các hành vi khai thác IUU, nhất là hoạt động khai thác mang tính chất hủy hoại môi trường, hủy diệt nguồn lợi theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Trách nhiệm của Ban quản lý Cảng cá
1. Phối hợp Chi cục Thủy sản, các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương vùng biển tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam liên quan đến hoạt động nghề cá trên biển và trong khu vực cảng cá.
2. Bố trí địa điểm làm việc, cử lực lượng tham gia các Văn phòng đại diện kiểm soát nghề cá tại cảng cá, đảm bảo nhân lực thực hiện kiểm tra, kiểm soát tàu cá tại cảng cá theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch về thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá trên địa bàn tỉnh, Quy chế làm việc của các Văn phòng đại diện.
3. Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động thu mua thủy sản của các tổ chức, cá nhân tại cảng cá; thực hiện xác nhận nguồn gốc nguyên liệu hải sản khai thác tại cảng cá theo quy định.
1. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và phạm vi trách nhiệm được giao, các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện nghiêm túc Quy chế này.
2. Định kỳ ngày 20 hàng tháng các cơ quan, đơn vị báo cáo kết quả hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá trên địa bàn tỉnh cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan liên quan theo quy định.
Điều 15. Công tác sơ kết, tổng kết, khen thưởng, kỷ luật
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh tổ chức sơ kết 6 tháng, tổng kết năm việc thực hiện Quy chế này.
2. Cán bộ, chiến sỹ, công chức, nhân viên các cơ quan tham gia thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá trên địa bàn tỉnh có thành tích xuất sắc trong thực hiện Quy chế được khen thưởng theo quy định của ngành và của Nhà nước.
3. Trường hợp vi phạm hoặc cản trở việc thực hiện Quy chế, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế, đề nghị các cơ quan, đơn vị báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, tổng hợp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
- 1Chỉ thị 08/2005/CT-UB về tổ chức triển khai thực hiện Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc bộ Việt Nam - Trung Quốc do tỉnh Nghệ An ban hành
- 2Quyết định 794/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 3Quyết định 1605/QĐ-UBND năm 2018 về ban hành Quy chế phối hợp giữa cơ quan, đơn vị chức năng trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 4Quyết định 4499/QĐ-UBND năm 2018 sửa đổi Quy chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan chức năng trong công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 5Quyết định 1728/QĐ-UBND năm 2019 sửa đổi Quyết định 794/QĐ-UBND về kế hoạch thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 6Kế hoạch 134/KH-UBND năm 2019 về thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 1Chỉ thị 1/1998/CT-TTg về nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thuỷ sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật thanh tra 2010
- 3Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 4Chỉ thị 19/CT-TTg năm 2014 tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Chỉ thị 01/1998/CT-TTg về nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản và tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong thời gian tới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Quy chế phối hợp 6074/QCPH-BNN-BTLBP năm 2014 giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng
- 7Chỉ thị 08/2005/CT-UB về tổ chức triển khai thực hiện Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc bộ Việt Nam - Trung Quốc do tỉnh Nghệ An ban hành
- 8Luật Thủy sản 2017
- 9Chỉ thị 45/CT-TTg năm 2017 về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 78/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Kế hoạch hành động Quốc gia nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 27/QĐ-BNN-TCTS năm 2018 về Tài liệu hướng dẫn xây dựng Kế hoạch về thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá theo hướng dẫn của Ủy ban Châu Âu do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 12Quyết định 794/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 13Quyết định 1047/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Đề án phát triển nghề khai thác viễn dương và tổ chức đưa ngư dân đi khai thác hải sản ở vùng biển một số nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Quyết định 1605/QĐ-UBND năm 2018 về ban hành Quy chế phối hợp giữa cơ quan, đơn vị chức năng trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 15Quyết định 4499/QĐ-UBND năm 2018 sửa đổi Quy chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan chức năng trong công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 16Quyết định 1728/QĐ-UBND năm 2019 sửa đổi Quyết định 794/QĐ-UBND về kế hoạch thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 17Kế hoạch 134/KH-UBND năm 2019 về thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Quyết định 2899/QĐ-UBND năm 2018 về Quy chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, đơn vị chức năng trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- Số hiệu: 2899/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/10/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
- Người ký: Nguyễn Ngọc Hai
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra