Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2891/QĐ-UBND | Tiền Giang, ngày 12 tháng 9 năm 2019 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG CÁC LĨNH VỰC LƯU THÔNG HÀNG HÓA TRONG NƯỚC VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TỈNH TIỀN GIANG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 560/QĐ-UBND ngày 22/02/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2019 của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Tiền Giang;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa 03 thủ tục hành chính trong các lĩnh vực lưu thông hàng hóa trong nước và an toàn thực phẩm thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh Tiền Giang (Phụ lục đính kèm).
Điều 2. Giao Sở Công Thương gửi Báo cáo kết quả rà soát, đánh giá thủ tục hành chính kèm theo phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính sau khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt về Bộ Công Thương theo quy định.
Điều 3. Giao Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành và đơn vị có liên quan thực hiện Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 5. Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Công Thương và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
PHƯƠNG ÁN
ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC LƯU THÔNG HÀNG HÓA TRONG NƯỚC VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2891/QĐ-UBND ngày 12 tháng 9 năm 2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)
I. LĨNH VỰC LƯU THÔNG HÀNG HÓA TRONG NƯỚC
1. Cấp Giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá - BCT-TGG-262039
- Nội dung đơn giản hóa:
+ Thành phần hồ sơ: Theo quy định về thành phần hồ sơ tại Điểm e, Khoản 2, Điều 27 của Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ chưa thống nhất với quy định về điều kiện kinh doanh.
+ Lý do: Theo quy định tại Điểm e, Khoản 2, Điều 27 của Nghị định số 67/2013/NĐ-CP: “Bảng kê danh sách thương nhân, bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận mã số thuế, Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá (nếu đã kinh doanh) của các thương nhân đã hoặc sẽ thuộc hệ thống phân phối sản phẩm thuốc lá trên địa bàn; ... ” . Theo quy định này, nếu phân phối cho bao nhiêu thương nhân bán lẻ thì phải kê trong danh sách và phải kèm tất cả bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận mã số thuế, Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá trong khi Điểm c, Khoản 2, Điều 26 của Nghị định số 67/2013/NĐ-CP quy định về điều kiện bán buôn sản phẩm thuốc lá chỉ yêu cầu có tối thiểu từ 02 thương nhân bán lẻ sản phẩm thuốc lá trở lên.
- Kiến nghị thực thi: Sửa đổi quy định về thành phần hồ sơ tại Điểm e, Khoản 2, Điều 27 của Nghị định số 67/2013/NĐ-CP theo hướng đơn giản hóa:
“Bảng kê danh sách thương nhân, kèm theo tối thiểu 02 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá (nếu đã kinh doanh) và Giấy chứng nhận mã số thuế của thương nhân đã hoặc sẽ thuộc hệ thống phân phối sản phẩm thuốc lá trên địa bàn; ... ”.
- Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
+ Thống nhất quy định giữa yêu cầu về điều kiện bán buôn sản phẩm thuốc lá có tối thiểu từ 02 thương nhân bán lẻ sản phẩm thuốc lá trở lên thì chỉ cần kèm theo hồ sơ chứng minh của 02 thương nhân (mặc dù trong danh sách kê có đến 10 thương nhân);
+ Giảm được chi phí và thời gian cho thương nhân khi thực hiện thủ tục hành chính. Thực tế, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá là những giấy tờ rất quan trọng nên các thương nhân bán lẻ sẽ thường cung cấp cho thương nhân bán buôn bản sao có chứng thực để nộp hồ sơ (không cung cấp bản chính). Việc quy định phải nộp kèm tất cả giấy tờ của các thương nhân bán lẻ sẽ tốn nhiều chi phí thực hiện chứng thực và mất nhiều thời gian của thương nhân thực hiện TTHC khi phải thu thập đầy đủ của các thương nhân bán lẻ.
+ Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 17.477.400 đồng/năm.
+ Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 14.588.120 đồng/năm.
+ Chi phí tiết kiệm: 2.889.280 đồng/năm.
+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 16,53%
*Nội dung đơn giản hóa không thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh.
2. Cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh - BCT-TGG-275229 (TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện)
- Nội dung đơn giản hóa:
+ Thành phần hồ sơ: Quy định về thành phần hồ sơ tại Điều 20 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP không phù hợp với đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP
+ Lý do: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP thì cơ sở sản xuất nhỏ lẻ (trong đó có hộ kinh doanh theo Khoản 10 Điều 3 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP) không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Nội dung này được Bộ Công Thương hướng dẫn tại Công văn số 3109/BCT-KHCN ngày 20/4/2018. Tuy nhiên trong thành phần hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh (Khoản 3 Điều 20 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP) có quy định phải nộp bản sao Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Kiến nghị thực thi: Bãi bỏ quy định thành phần hồ sơ bản sao Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại Khoản 3 Điều 20 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP đối với trường hợp cơ sở sản xuất nhỏ lẻ.
- Lợi ích của phương án đơn giản hóa: Thống nhất quy định giữa Nghị định số 105/2017/NĐ-CP và Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, giúp các tổ chức, cá nhân và cơ quan quản lý nhà nước không gặp vướng mắc trong việc thực hiện thủ tục hành chính này.
*Nội dung đơn giản hóa không thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh.
II. LĨNH VỰC AN TOÀN THỰC PHẨM
Cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho tổ chức và cá nhân thuộc thẩm quyền cấp của Sở Công Thương - BCT-TGG-263588
- Nội dung đơn giản hóa:
+ Thành phần hồ sơ: Tại Điểm c Khoản 1 Điều 10 Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT có quy định thành phần hồ sơ “Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp tác xã (có dấu xác nhận của tổ chức)”, việc chỉ yêu cầu thành phần hồ sơ có dấu xác nhận của tổ chức là không phù hợp với thực tế.
Lý do: Một số doanh nghiệp, hộ kinh doanh khi nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện không có xác nhận của cơ sở nhưng lại có bản sao (có kèm bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao có chứng thực thì lại không được tiếp nhận do hồ sơ quy định phải có xác nhận của cơ sở, gây mất thời gian cho doanh nghiệp khi phải bổ sung hồ sơ đúng yêu cầu theo quy định. (Trên thực tế, để tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân, Sở Công Thương đã thực hiện tiếp nhận bản sao (có kèm bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao có chứng thực thay cho bản sao có dấu xác nhận của tổ chức.)
+ Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ “Giấy tờ chứng minh đã nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí”.
Lý do: Khi tổ chức, cá nhân đến thực hiện thì thủ tục hành chính thì đã nộp phí, lệ phí trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan, đơn vị nên việc quy định thêm thành phần hồ sơ này là không cần thiết.
- Kiến nghị thực thi:
+ Sửa đổi cụm từ “có dấu xác nhận của tổ chức” tại Điểm c Khoản 1 Điều 10 Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT thành “bản sao có dấu xác nhận của tổ chức hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu ”.
+ Bãi bỏ Điểm d Khoản 1 Điều 10 Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương (Giấy tờ chứng minh đã nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí)
- Lợi ích của phương án đơn giản hóa: Tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân và rút ngắn thời gian khi thực hiện thủ tục.
*Nội dung đơn giản hóa không thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh.
- 1Quyết định 2885/QĐ-UBND năm 2017 về thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực An toàn thực phẩm và Lưu thông hàng hóa trong nước thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa
- 2Quyết định 1496/QĐ-UBND năm 2019 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Lưu thông hàng hóa trong nước thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa
- 3Quyết định 3162/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đối với lĩnh vực người có công
- 4Quyết định 3792/QĐ-UBND năm 2019 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa trong nước, lĩnh vực điện trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 5Quyết định 4302/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính không liên thông cấp tỉnh trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa trong nước, lĩnh vực điện thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Công Thương tỉnh Bình Định
- 6Quyết định 2632/QĐ-UBND năm 2020 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa trong nước và an toàn thực phẩm thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh Tiền Giang
- 1Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2Nghị định 92/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 3Thông tư 02/2017/TT-VPCP hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 2885/QĐ-UBND năm 2017 về thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực An toàn thực phẩm và Lưu thông hàng hóa trong nước thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa
- 5Quyết định 1496/QĐ-UBND năm 2019 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Lưu thông hàng hóa trong nước thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa
- 6Quyết định 3162/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đối với lĩnh vực người có công
- 7Quyết định 3792/QĐ-UBND năm 2019 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa trong nước, lĩnh vực điện trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 8Quyết định 4302/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính không liên thông cấp tỉnh trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa trong nước, lĩnh vực điện thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Công Thương tỉnh Bình Định
- 9Quyết định 2632/QĐ-UBND năm 2020 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa trong nước và an toàn thực phẩm thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh Tiền Giang
Quyết định 2891/QĐ-UBND năm 2019 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa trong nước và an toàn thực phẩm thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh Tiền Giang
- Số hiệu: 2891/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/09/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Tiền Giang
- Người ký: Lê Văn Nghĩa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra