Hệ thống pháp luật

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 2885/2000/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 29 tháng 9 năm 2000

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 2885/2000/QĐ-BGTVT NGÀY 29 THÁNG 9 NĂM 2000 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUI CHẾ TUYỂN CHỌN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG CHẤT LƯỢNG CAO

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22/3/1994 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước và cơ cấu tổ chức bbộ máy của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Qui chế tuyển chọn công trình chất lượng cao và công trình tiêu biểu được ban hành theo văn bản số 27/LB/TWH ngày 17/2/2000 của Hội Xây dựng Việt Nam;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Giám định & QLCL CTGT - Thường trực Hội đồng tuyển chọn Công trình chất lượng cao về việc bổ sung, sửa đổi Qui chế tuyển chọn công trình giao thông chất lượng cao được ban hành tại QĐ số 214/CGĐ ngày 14/2/1998.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này "Qui chế tuyển chọn công trình giao thông chất lượng cao" , thay thế cho "Qui chế tuyển chọn Công trình chất lượng cao" đã ban hành kèm theo QĐ số 214/CGĐ ngày 14/2/1998.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và áp dụng cho tất cả các công trình xây dựng giao thông trong cả nước. Những quy định trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3: Hội đồng tuyển chọn Công trình chất lượng cao, Thủ trưởng các cơ quan đơn vị trong ngành, các đơn vị xây dựng công trình giao thông và các cơ quan liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Phạm Quang Tuyến

(Đã ký)

 

 

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

QUI CHẾ

VỀ TUYỂN CHỌN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG CHẤT LƯỢNG CAO
(Ban hành theo Quyết định số: 2885/2000/QĐ-BGTVT ngày 29/ 9 /2000)

Điều1: Những quy định chung.

Bản Qui chế này quy định đối tượng công trình được tuyển chọn, tiêu chuẩn đăng ký và đánh giá, thủ tục trình tự đăng ký xét tuyển và một số quy định khác có liên quan đến việc xét tuyển, lựa chọn công trình giao thông chất lượng cao.

1.1.Căn cứ ban hành Qui chế:

- Văn bản số 27/LB/TWH ngày 17/2/2000 của Hội Xây dựng Việt Nam về qui chế tuyển chọn công trình chất lượng cao và công trình tiêu biểu.

1.2.Đối tượng dự tuyển.

- Là các công trình giao thông (Một dự án hoặc một gói thầu nếu là dự án lớn), không phân biệt nguồn vốn, trên mọi vùng lãnh thổ, có chất lượng công trình cao và có giá trị xây lắp đảm bảo theo các mức sau:

- Đối với các công trình Quốc lộ, cầu trên Quốc lộ, cảng biển và biển pha sông: ³ 10 tỷ đồng.

- Đối với các công trình Tỉnh lộ, cầu trên Tỉnh lộ, cảng sông, công trình bảo vệ sườn dốc trên quốc lộ: ³ 5 tỷ đồng.

- Đối với các công trình cầu trên các đường còn lại, đường liên huyện, liên xã: ³ 3 tỷ đồng.

- Đối với các sản phẩm gia công cơ khí trong xây dựng công trình giao thông, gồm: Giàn lao dầm, ván khuôn đúc đẩy, đúc hẫng (Không xét các loại ván khuôn khác), thiết bị, xe máy (Như toa xe, đầu máy, tàu thuyền...): ³ 1 tỷ đồng.

- Đối với công trình mang tính an toàn giao thông, công trình xây dựng kiến trúc và công trình nghệ thuật tôn tạo thuộc ngành giao thông: ³ 1 tỷ đồng.

1.3. Cấp xếp hạng công trình giao thông chất lượng cao (CLC): có 2 cấp.

- Công trình CLC hạng nhất.

- Công trình CLC hạng nhì.

Riêng các công trình CLC hạng nhất có thể được Bộ GTVT giới thiệu cho Ban chỉ đạo tuyển chọn của Trung ương Hội XDVN theo Qui chế số 27/LB/TWH ngày 17/2/2000 để xét Huy chương vàng công trình tiêu biểu chất lượng cao.

1.4. Thời gian xét tuyển: mỗi năm một lần, trừ trường hợp đặc biệt có thể xem xét đặc cách từ một đến hai lần trong một năm .

Điều 2: Điều kiện đăng ký tuyển chọn.

2.1. Công trình dự tuyển phải thoả mãn điều kiện về giá trị xây lắp nêu ở mục (1.2) và đã được nghiệm thu đưa vào khai thác từ 1 năm trở lên.

2.2. Đơn vị tham gia dự tuyển:

- Đối với đơn vị thiết kế: Mỗi công trình chỉ được đăng ký một đơn vị thiết kế chính.

- Đối với đơn vị thi công:

+ Chỉ nhà thầu chính được đăng ký dự tuyển.

+ Trường hợp công trình có nhiều nhà thầu chính tham gia thi công (có nhiều gói thầu) thì chỉ những đơn vị trực tiếp làm xây lắp và giá trị xây lắp gói thầu chiếm từ 30% tổng giá trị xây lắp công trình trở lên thì mới được đăng ký dự tuyển.

- Mỗi đơn vị chỉ được tham gia dự tuyển công trình chất lượng cao không vượt quá 3 công trình trong 3 năm.

Điều 3: Trình tự, thủ tục đăng ký dự tuyển.

3.1. Các công trình tham gia dự tuyển nhất thiết phải được tiến hành đăng ký phấn đấu đạt chất lượng cao trước ngày khởi công công trình.

3.2. Thường trực Hội đồng tuyển chọn CTCLC căn cứ các tài liệu, thông tin về các công trình đăng ký dự tuyển, chọn lọc và kiến nghị bản danh sách các công trình, các đơn vị tham gia dự tuyển để thông qua toàn thể Hội đồng. Bản danh sách được Hội đồng thống nhất sẽ được Thường trực Hội đồng thông báo tới các đơn vị đã đăng ký để làm hồ sơ dự tuyển.

3.3. Trường hợp công trình được dự tuyển có nhiều nhà thầu chính tham gia thì các nhà thầu liên danh với nhau làm chung một hồ sơ dự tuyển, đơn vị đứng ra chủ trì làm hồ sơ sẽ là đơn vị được ghi tên trong thông báo của Thường trực Hội đồng.

Điều 4: Nội dung hồ sơ dự tuyển.

4.1. Văn bản đăng ký dự tuyển gửi cho Hội đồng tuyển chọn CT CLC Bộ GTVT (Qua Thường trực Hội đồng là Cục Giám định & QLCL CTGT). Trong hồ sơ dự tuyển cần ghi cụ thể và nhất thiết phải có tờ trình của Chủ đầu tư về các nội dung:

- Tổng giá trị xây lắp của công trình.

- Đơn vị dự tuyển đảm bảo đúng là nhà thầu chính thoả mãn các quy định nêu ở mục (2.2).

- Thủ trưởng đơn vị làm văn bản đề nghị, ký tên, đóng dấu.

4.2. Bản thuyết minh mô tả quá trình thực hiện công trình, trong đó đặc biệt lưu ý các biện pháp đảm bảo chất lượng. Đối với các sự cố (nếu có) cần nêu rõ nguyên nhân, cách xử lý.

Bản thuyết minh này do Giám đốc hoặc Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật ký tên, đóng dấu. Kèm theo bản thuyết minh gồm:

- Một số ảnh chụp về công trình ( ³ 2 ảnh).

- Bản sao bản vẽ bố trí chung công trình, có tô màu (Đối với hồ sơ của đơn vị thiết kế).

- Bản sao văn bản duyệt Dự án khả thi, thiết kế kỹ thuật.

- Bản sao biên bản nghiệm thu toàn bộ công trình khi kết thúc xây dựng của cấp nghiệm thu cao nhất theo quy định đối với công trình.

4.3. Hồ sơ dự tuyển phải được đóng quyển theo khổ giấy A4. Số lượng hồ sơ nộp để dự tuyển: 2 bộ.

Điều 5: Tiêu chuẩn đánh giá công trình đăng ký chất lượng cao.

Công trình xây dựng giao thông được xét là công trình chất lượng cao phải đảm bảo là sự hợp nhất tổng thể về các mặt: Thiết kế, thi công và quản lý. Riêng công trình được xét chất lượng cao về thiết kế chỉ xét hạn chế là những công trình thật sự tiêu biểu về qui mô, có tính phức tạp cao trong tính toán thiết kế, có kiểu dáng đẹp và có sử dụng công nghệ mới. Trong mọi trường hợp xét, đều phải được gắn với tiêu chuẩn về hiệu quả sử dụng.

Các tiêu chuẩn và thang điểm đánh giá.

5.1.Về thiết kế.

a.Công tác khảo sát tốt

b.Thiết kế phù hợp QĐ đầu tư, có hiệu quả về mặt kinh tế, kỹ thuật

c.Kiểu dáng đẹp, phù hợp cảnh quan khu vực

d.Hiệu quả sử dụng và tác động tốt tới môi trường

e.Trừ điểm: Trong quá trình thi công có phát sinhthay đổi do khảo sát và tính toán có sai sót, tuỳ mức độ bị trừ từ 1đến 20 điểm

5.2.Về thi công.

a. Thi công đạt chất lượng tốt, đúng tiêu chuẩn qui phạm thi công và nghiệm thu, đúng yêu cầu kỹ thuật đề ra trong thiết kế (Trong đó, nếu công trình có kế hoạch và đạt chất lượng của dự án theo ISO9000 sẽ được 10 điểm).

b.Công trình thi công đạt kích thước hình học tổng thể, bộ phận, các mối liên kết đúng qui cách và thi công đạt chất lượng hoàn thiện đẹp từ chi tiết đến tổng thể.

c.Thi công đúng hoặc vượt tiến độ

d.Hồ sơ nghiệm thu đầy đủ, đúng quy định

e.Quá trình thi công có sáng kiến cải tiến, áp dụng tiến bộ KHKT góp phần nâng cao chất lượng, giảm giá thành CT g.Đảm bảo an toàn XD lao động trong quá trình TC

h.Hiệu quả sử dụng và tác động tốt tới môi trường

i.Trừ điểm: Khi có sự cố (Tối đa không quá 10 sự cố)

-Sự cố nhỏ, được khắc phục kịp thời: mỗi sự cố trừ 2 điểm.

-Sự cố vừa đã được xử lý thoả đáng: mỗi sự cố trừ 3 điểm

Max 100 điểm

30 điểm

30 điểm

20 điểm

20 điểm

- 20 điểm

Max 100 điểm

30 điểm

20 điểm

5 điểm

10 điểm

5 điểm

10 điểm

20 điểm

Max -20 điểm

-10điểm

-10 điểm

Điều 6: Trình tự xét tuyển chọn.

6.1. Thường trực Hội đồng tiếp nhận hồ sơ dự tuyển, xem xét tính đầy đủ về nội dung hồ sơ quy định tại Điều 4 bản Qui định này.

6.2. Tổ Tư vấn kỹ thuật trợ giúp Hội đồng và một số cán bộ, chuyên gia được Thường trực Hội đồng mời tham gia Tổ Tư vấn tiến hành đánh giá và dự kiến chấm điểm theo trình tự:

- Từng thành viên độc lập đánh giá, chấm điểm theo mẫu đánh giá (Kèm theo phụ lục).

- Tổ Tư vấn họp thống nhất giải quyết các vướng mắc của từng thành viên, tổng hợp điểm chấm của từng thành viên.

- Lập báo cáo kết quả đánh giá, xếp hạng và kiến nghị lên Hội đồng

6.3. Sau khi có kết quả của Tổ Tư vấn, Thường trực Hội đồng gửi hồ sơ tới từng thành viên Hội đồng để độc lập đánh giá và chấm điểm. Hội đồng họp phiên toàn thể nghe báo cáo của Tổ Tư vấn và thống nhất kết quả chấm điểm xếp hạng.

6.4. Trên cơ sở kết quả chấm điểm của Hội đồng, Thường trực Hội đồng lập thủ tục và trình bản danh sách các công trình và các đơn vị để Bộ trưởng phê duyệt công nhận các danh hiệu.

Điều 7: Qui định về khen thưởng.

7.1. Bộ Giao thông vận tải ra quyết định và cấp bằng công nhận CTGT CLC cho công trình và đơn vị trúng tuyển và được xếp ở hai hạng:

- Hạng nhất khi đạt tổng số điểm ³ 90% số điểm tối đa.

- Hạng nhì khi đạt tổng số điểm ³ 80% số điểm tối đa.

7.2. Ban QLDA có công trình CLC được cấp bằng công nhận quản lý CTGT CLC.

7.3. Đơn vị thi công hoặc thiết kế được công nhận danh hiệu có CTGT CLC được ưu đãi điểm cộng thêm (Ngoài điểm quy định trong khung điểm tiêu chuẩn của hồ sơ mời thầu) đối với công trình giao thông có vốn Ngân sách đâù tư trong nước, đấu thầu trong nước. Thời hạn ưu đãi được tính 3 năm kể từ ngày Bộ ký Quyết định đến hạn cuối cùng quy định nộp hồ sơ dự thầu trong thư mời thầu. Mức điểm ưu đãi được tính như sau:

- 2 điểm đối với công trình CLC hạng nhất.

- 1 điểm đối với công trình CLC hạng nhì.

- Nếu công trình được cấp bằng khen hoặc Huy chương vàng CLC theo Qui chế tuyển chọn công trình tiêu biểu của Hội Xây dựng VN tại văn bản số 27/LB/TWH ngày 17/2/2000 thì ngoài điểm ưu đãi trên được cộng thêm 1 điểm.

7.4. Một số trường hợp sau đây được hưởng điểm ưu đãi theo quy định ở mục (7.3) nhưng không được cấp chứng chỉ công trình CLC:

a) Công trình do đơn vị thầu chính là cấp Tổng Công ty thực hiện thì chỉ các Công ty thành viên trực tiếp tham gia thi công có giá trị xây lắp đạt tỷ trọng ³ 30% sẽ được hưởng điểm ưu đãi.

b) Công trình do nhiều Tổng công ty Liên danh hoặc Liên danh thực hiện thì chỉ các Tổng công ty Việt nam hợp lệ trong Liên danh có sản lượng giá trị xây lắp ³ 35% giá trị xây lắp công trình sẽ được quyển giới thiệu tối đa 2 Công ty thành viên của mình khi các Công ty này thực hiện ³ 30% giá trị xây lắp phần việc của Tổng công ty được giao. Trường hợp không có Công ty thành viên nào đạt tiêu chuẩn về giá trị theo quy định này thì có thể được giới thiệu một Công ty có giá trị sản lượng gần đạt mức quy định và thực hiện loại việc quan trọng của công trình để Hội đồng xem xét được hưởng điểm ưu đãi.

c) Việc xem xét và xác nhận các trường hợp nêu trên được uỷ quyền cho Thường trực Hội đồng (Cục Giám định & QLCL CTGT) thực hiện, theo trình tự: Tổng công ty làm văn bản giới thiệu đợn vị trực thuộc xin đề nghị được xét gửi cho Thường trực Hội đồng, văn bản phải có xác nhận của Chủ đầu tư quản lý công trình đó.

d) Trong mọi trường hợp, điểm ưu đãi cộng thêm không vượt quá 6 điểm.

Điều 8: Kinh phí thực hiện xét tuyển.

8.1. Đơn vị đăng ký dự tuyển, khi nộp hồ sơ đồng thời phải nộp một khoản kinh phí dự tuyển. Mức kinh phí đóng góp sẽ do Thường trực Hội đồng tuyển chọn quy định theo tình hình cụ thể,phù hợp với từng thời điểm xét tuyển, qui mô công trình.

8.2. Kinh phí trên do cơ quan Thường trực Hội đồng tiếp nhận, lập sổ sách theo dõi thu chi. Tổ trưởng tổ Tư vấn trợ giúp Hội đồng trình các dự trù chi phí để Thường trực Hội đồng phê duyệt. Nội dung chi phí bao gồm:

- Công tác văn thư, bưu chính.

- In ấn tài liệu, sao văn bản hồ sơ, đóng gói hồ sơ...

- Phương tiện đi lại kiểm tra hiện trường, làm việc với các cơ quan liên quan.

- Tổ chức Hội nghị, mời chuyên gia tư vấn, xem xét hồ sơ dự tuyển.

- In bằng khen, tổ chức lễ trao bằng, phần thưởng...

- Các chi phí khác.

8.3. Trường hợp các công trình được Bộ GTVT giới thiệu cho Ban chỉ đạo tuyển chọn công trình tiêu biểu theo văn bản số 27/LB/TWH ngày 17/2/2000 của Hội Xây dựng VN, Cục Giám định & QLCL CTGT chịu trách nhiệm lập thủ tục và chuyển hồ sơ lên cho Ban chỉ đạo, đồng thời ra thông báo tới các đơn vị liên quan được biết để liên hệ. Phí dự tuyển, các đơn vị chịu trách nhiệm nộp theo quy định của Ban chỉ đạo (Thường trực Ban chỉ đạo là Trung ương Hội Xây dựng VN)

Điều 9: Điều khoản thi hành.

9.1. Qui định này thay cho Qui chế được ban hành kèm theo QĐ số 214/CGĐ ngày 14/2/1998 về việc tuyển chọn công trình chất lượng cao của Bộ GTVT.

9.2. Những quy định trước đây trái với Qui định này đều bị bãi bỏ. Các trường hợp đặc biệt khác Qui định này phải được Bộ trưởng Bộ GTVT cho phép.

9.3. Trong quá trình thực hiện, nếu có những vướng mắc các cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo Hội đồng bằng văn bản (Qua Thường trực Hội đồng là Cục Giám định & QLCL CTGT) để xem xét và bổ sung kịp thời.