Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2872/QĐ-UBND

Đà Nẵng, ngày 08 tháng 11 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN KIẾN NGHỊ ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 06 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ);

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định số 4392/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2022 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;

Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thông qua Phương án kiến nghị đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của thành phố Đà Nẵng (đính kèm Quyết định này).

Điều 2. Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực thi đối với các thủ tục hành chính sau khi các phương án kiến nghị đơn giản hoá được các cơ quan có thẩm quyền thông qua.

Điều 3. Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện và các đơn vị có liên quan thực hiện Quyết định này.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Cục Kiểm soát TTHC (VPCP);
- Các sở, ban, ngành;
- UBND quận, huyện;
- Lưu: VT, KSTT.

CHỦ TỊCH




Lê Trung Chinh

 

PHƯƠNG ÁN KIẾN NGHỊ ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2872/QĐ-UBND ngày 08 tháng 11 năm 2022 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng)

I. Lĩnh vực thuộc thẩm quyền Sở Văn hóa và Thể thao

1. Đối với 05 thủ tục: (01) Cấp giấy phép triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam; (02) cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Bóng bàn; (03) cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Quần vợt; (04) cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Bóng đá; (05) cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Bóng rổ.

a) Nội dung đơn giản hóa:

Về thời hạn giải quyết: Đề nghị rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ 02 ngày so với thời gian quy định đối với tất cả các thủ tục nêu trên (từ 07 ngày làm việc xuống còn 05 ngày làm việc).

Lý do: Qua thực tiễn giải quyết thủ tục hành chính, thời gian có thể được rút ngắn nhằm tăng cường trách nhiệm phối hợp của cán bộ, công chức khi thực hiện nhiệm vụ.

b) Kiến nghị thực thi:

- Đối với thủ tục (01): Sửa đổi Khoản 6 Điều 11 Nghị định số 72/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về hoạt động nhiếp ảnh.

- Đối với các thủ tục (02), (03), (04), (05): Sửa đổi Điểm b Khoản 5 Điều 55 Luật Thể dục, thể thao năm 2006 (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 24 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao năm 2018).

c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:

Tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính.

II. Lĩnh vực thuộc thẩm quyền Sở Thông tin và Truyền thông

1. Đối với thủ tục cấp lại Giấy phép hoạt động in

a) Nội dung đơn giản hóa:

Về thành phần hồ sơ: Đề nghị bỏ quy định thành phần hồ sơ “Giấy phép hoạt động in (đối với trường hợp giấy phép bị hư hỏng)”.

Lý do: Tại Khoản 4 Điều 4 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử quy định: “Không yêu cầu tổ chức, cá nhân khai, nộp lại những dữ liệu mà cơ quan thực hiện thủ tục hành chính đang quản lý hoặc đã được cơ quan nhà nước khác sẵn sàng chia sẻ”. Hiện nay, thành phần hồ sơ “Giấy phép hoạt động in” đang được cơ quan cấp phép quản lý, do đó cơ quan thẩm định có thể tra cứu cơ sở dữ liệu kết quả giải quyết TTHC đang quản lý để thẩm định; vì vậy yêu cầu thành phần hồ sơ trên là không cần thiết, làm phát sinh chi phí tuân thủ TTHC của công dân, tổ chức.

b) Kiến nghị thực thi:

Sửa đổi Điểm b Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in.

c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:

Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 25%.

2. Đối với thủ tục cấp lại Giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm (cấp địa phương)

a) Nội dung đơn giản hóa:

Về thành phần hồ sơ: Đề nghị bỏ quy định thành phần hồ sơ “Bản chính Giấy phép bị hư hỏng hoặc bản sao Giấy phép (nếu có) trong trường hợp bị mất”.

Lý do: Tại Khoản 4 Điều 4 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử quy định: “Không yêu cầu tổ chức, cá nhân khai, nộp lại những dữ liệu mà cơ quan thực hiện thủ tục hành chính đang quản lý hoặc đã được cơ quan nhà nước khác sẵn sàng chia sẻ”. Hiện nay, thành phần hồ sơ “Giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm” đang được cơ quan cấp phép quản lý, do đó cơ quan thẩm định có thể tra cứu cơ sở dữ liệu kết quả giải quyết TTHC đang quản lý để thẩm định; vì vậy yêu cầu thành phần hồ sơ trên là không cần thiết, làm phát sinh chi phí tuân thủ TTHC của công dân, tổ chức.

b) Kiến nghị thực thi:

Bãi bỏ Điểm b Khoản 3 Điều 13 Thông tư số 01/2020/TT-BTTTT ngày 07 tháng 02 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xuất bản và Nghị định số 195/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xuất bản.

c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:

Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 44%.

3. Đối với thủ tục cấp lại Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp

a) Nội dung đơn giản hóa:

Về thành phần hồ sơ: Đề nghị bỏ quy định thành phần hồ sơ “Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp đã được cấp (trường hợp bị hư hỏng)”.

Lý do: Tại Khoản 4 Điều 4 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử quy định: “Không yêu cầu tổ chức, cá nhân khai, nộp lại những dữ liệu mà cơ quan thực hiện thủ tục hành chính đang quản lý hoặc đã được cơ quan nhà nước khác sẵn sàng chia sẻ”. Hiện nay, thành phần hồ sơ “Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp” đang được cơ quan cấp phép quản lý, do đó cơ quan thẩm định có thể tra cứu cơ sở dữ liệu kết quả giải quyết TTHC đang quản lý để thẩm định; vì vậy yêu cầu thành phần hồ sơ trên là không cần thiết, làm phát sinh chi phí tuân thủ TTHC của công dân, tổ chức.

b) Kiến nghị thực thi:

Sửa đổi, bổ sung Khoản 15 Điều 1 Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet.

c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:

Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 44%.

III. Lĩnh vực thuộc thẩm quyền Sở Công Thương

1. Đối với 04 thủ tục: (01) Cấp Giấy phép kinh doanh cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa; (02) Cấp Giấy phép kinh doanh cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn các hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn; (03) cấp Giấy phép kinh doanh cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện quyền phân phối bán lẻ các hàng hóa: gạo; đường; vật phẩm ghi hình; sách, báo và tạp chí; (04) cấp Giấy phép kinh doanh cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các dịch vụ khác quy định tại khoản d, đ, e, g, h, i Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP.

a) Nội dung đơn giản hóa:

Về thành phần hồ sơ: Đề nghị bỏ quy định thành phần hồ sơ “Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp” đối với tất cả thủ tục nêu trên.

Lý do: Tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp quy định “Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp là tập hợp dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc. Thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và tình trạng pháp lý của doanh nghiệp lưu trữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp có giá trị pháp lý là thông tin gốc về doanh nghiệp” và tại mẫu đơn doanh nghiệp đã có khai báo thông tin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Vì vậy các cơ quan quản lý nhà nước có thể tra cứu, khai thác, sử dụng dữ liệu doanh nghiệp trong cơ sở dữ liệu doanh nghiệp để thay thế thành phần hồ sơ liên quan đến giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không cần thiết phải quy định thành phần hồ sơ bản sao.

b) Kiến nghị thực thi:

Sửa đổi Khoản 4 Điều 12 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:

Tỷ lệ cắt giảm chi phí (bình quân mỗi thủ tục): 5,6%.

2. Đối với thủ tục cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu

a) Nội dung đơn giản hóa:

Về thành phần hồ sơ: Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ “Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thương nhân chủ sở hữu cửa hàng bán lẻ xăng dầu”.

Lý do: Tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp quy định “Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp là tập hợp dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc. Thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và tình trạng pháp lý của doanh nghiệp lưu trữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp có giá trị pháp lý là thông tin gốc về doanh nghiệp” và tại mẫu đơn doanh nghiệp đã có khai báo thông tin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Vì vậy các cơ quan quản lý nhà nước có thể tra cứu, khai thác, sử dụng dữ liệu doanh nghiệp trong cơ sở dữ liệu doanh nghiệp để thay thế thành phần hồ sơ liên quan đến giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không cần thiết phải quy định thành phần hồ sơ bản sao.

b) Kiến nghị thực thi:

Sửa đổi Điểm a Khoản 2 Điều 25 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu (đã được bổ sung tại Khoản 20 Điều 1 Nghị định số 95/2021/NĐ-CP).

c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:

Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 1,1%.

3. Đối với 02 thủ tục: (01) Cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu; (02) Cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu thuộc thẩm quyền cấp của Sở Công Thương.

a) Nội dung đơn giản hóa:

Về thành phần hồ sơ: Đề nghị bỏ quy định thành phần hồ sơ “Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp” đối với tất cả các thủ tục trên.

Lý do: Tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp quy định “Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp là tập hợp dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc. Thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và tình trạng pháp lý của doanh nghiệp lưu trữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp có giá trị pháp lý là thông tin gốc về doanh nghiệp” và tại mẫu đơn doanh nghiệp đã có khai báo thông tin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Vì vậy các cơ quan quản lý nhà nước có thể tra cứu, khai thác, sử dụng dữ liệu doanh nghiệp trong cơ sở dữ liệu doanh nghiệp để thay thế thành phần hồ sơ liên quan đến giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không cần thiết phải quy định thành phần hồ sơ bản sao.

b) Kiến nghị thực thi:

- Đối với thủ tục (01): Sửa đổi Điểm a Khoản 4 Điều 20 Nghị định 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.

- Đối với thủ tục (02): Sửa đổi Điểm a Khoản 3 Điều 17 Nghị định 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.

c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:

Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 1,6% đối với thủ tục (01); 1,1% đối với thủ tục (02).

4. Đối với thủ tục tiếp nhận, rà soát Biểu mẫu kê khai giá thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương

a) Nội dung đơn giản hóa:

Về thành phần hồ sơ: Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ “01 phong bì có dán tem, ghi rõ: tên, địa chỉ của thương nhân, họ tên và số điện thoại của người trực tiếp có trách nhiệm của đơn vị”.

Lý do: Biểu mẫu kê khai giá (tại phần nơi nhận) có đủ thông tin của thương nhân cần liên lạc. Do đó, việc quy định thành phần “phong bì có dán tem” hiện nay không phù hợp và không cần thiết.

b) Kiến nghị thực thi:

Sửa đổi Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 08/2017/TT-BCT ngày 26/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về đăng ký giá, kê khai giá sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 06 tuổi.

c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:

Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 9,5%.

5. Đối với 03 thủ tục: (01) cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá; (02) cấp Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá; (03) cấp Giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá.

a) Nội dung đơn giản hóa:

Về thành phần hồ sơ: Đề nghị bỏ quy định thành phần hồ sơ “Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh” đối với tất cả thủ tục trên.

Lý do: Tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp quy định “Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp là tập hợp dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc. Thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và tình trạng pháp lý của doanh nghiệp lưu trữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp có giá trị pháp lý là thông tin gốc về doanh nghiệp” và tại mẫu đơn doanh nghiệp đã có khai báo thông tin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Vì vậy các cơ quan quản lý nhà nước có thể tra cứu, khai thác, sử dụng dữ liệu doanh nghiệp trong cơ sở dữ liệu doanh nghiệp đề thay thế thành phần hồ sơ liên quan đến giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không cần thiết phải quy định thành phần hồ sơ bản sao.

b) Kiến nghị thực thi:

- Đối với thủ tục (01): Bãi bỏ Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá.

- Đối với thủ tục (02): Bãi bỏ Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá.

- Đối với thủ tục (03): Sửa đổi Điểm b Khoản 2 Điều 27 Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá.

c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:

Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 0,7% đối với thủ tục (01); 1,2% đối với thủ tục (02) và thủ tục (03).

6. Đối với 02 thủ tục: (01) cấp sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá; (02) cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá

a) Nội dung đơn giản hóa:

Về thành phần hồ sơ: Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ “Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá” đối với tất cả thủ tục trên.

Lý do: Khi thực hiện các thủ tục này không cần thiết phải nộp Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá vì thông tin Giấy chứng nhận được cấp đã được điền tại mẫu đơn đề nghị, cơ quan quản lý nhà nước có thể tra cứu trên cơ sở dữ liệu quản lý và hồ sơ lưu trữ.

b) Kiến nghị thực thi:

Sửa đổi Điểm b Khoản 2 Điều 38 Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá.

c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:

Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 0,7% đối với thủ tục (01); 1,1% đối với thủ tục (02).

7. Đối với 03 thủ tục: (01) Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân kinh doanh mua bán LNG; (02) Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân kinh doanh mua bán CNG; (03) Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân kinh doanh mua bán LPG.

a) Nội dung đơn giản hóa:

Về thành phần hồ sơ: Đề nghị bỏ quy định thành phần hồ sơ “Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp” đối với tất cả các thủ tục trên.

Lý do: Tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp quy định “Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp là tập hợp dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc. Thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và tình trạng pháp lý của doanh nghiệp lưu trữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp có giá trị pháp lý là thông tin gốc về doanh nghiệp” và tại mẫu đơn doanh nghiệp đã có khai báo thông tin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Vì vậy các cơ quan quản lý nhà nước có thể tra cứu, khai thác, sử dụng dữ liệu doanh nghiệp trong cơ sở dữ liệu doanh nghiệp để thay thế thành phần hồ sơ liên quan đến giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không cần thiết phải quy định thành phần hồ sơ bản sao.

b) Kiến nghị thực thi:

Bãi bỏ Khoản 2 Điều 37 Nghị định số 87/2018/NĐ-CP ngày 15/6/2018 của Chính phủ về kinh doanh khí.

c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:

Tỷ lệ cắt giảm chi phí (bình quân mỗi thủ tục): 1%.

8. Đối với 03 thủ tục: (01) Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp LPG vào phương tiện vận tải; (02) Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp LPG vào chai; (03) Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp LPG vào xe bồn.

a) Nội dung đơn giản hóa:

Về thành phần hồ sơ: Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ bỏ “Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/hợp tác xã/hộ kinh doanh” đối với tất cả thủ tục trên.

Lý do: Tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp quy định “Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp là tập hợp dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc. Thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và tình trạng pháp lý của doanh nghiệp lưu trữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp có giá trị pháp lý là thông tin gốc về doanh nghiệp” và tại mẫu đơn doanh nghiệp đã có khai báo thông tin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Vì vậy các cơ quan quản lý nhà nước có thể tra cứu, khai thác, sử dụng dữ liệu doanh nghiệp trong cơ sở dữ liệu doanh nghiệp để thay thế thành phần hồ sơ liên quan đến giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không cần thiết phải quy định thành phần hồ sơ bản sao.

b) Kiến nghị thực thi:

Bãi bỏ Khoản 2 Điều 40 Nghị định số 87/2018/NĐ-CP ngày 15/6/2018 của Chính phủ về kinh doanh khí.

c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:

Tỷ lệ cắt giảm chi phí (bình quân mỗi thủ tục): 1,2%.

9. Đối với 02 thủ tục: (01) Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp LPG vào phương tiện vận tải; (02) Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp LPG vào chai.

a) Nội dung đơn giản hóa:

Về phí, lệ phí: Đề nghị bỏ quy định phí thẩm định 1.200.000 đồng/điểm kinh doanh/lần thẩm định đối với chủ thể kinh doanh là tổ chức, doanh nghiệp và phí thẩm định 400.000 đồng/điểm kinh doanh/lần thẩm định đối với chủ thể kinh doanh là hộ kinh doanh, cá nhân đối với tất cả các thủ tục trên.

Lý do: Khi cấp lại Giấy chứng nhận bị mất, sai sót hoặc bị hư hỏng thì cơ quan quản lý nhà nước không cần thẩm định khi cấp lại cho tổ chức, cá nhân. Vì vậy đề nghị bỏ phí thẩm định này để giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân.

b) Kiến nghị thực thi:

Sửa đổi Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 168/2016/TT-BTC ngày 26/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại và lệ phí cấp giấy phép thành lập sở giao dịch hàng hóa (theo hướng quy định rõ đối với các trường hợp cấp lại giấy phép, giấy chứng nhận do bị mất, sai sót hoặc bị hư hỏng thì không thu phí thẩm định).

c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:

Tỷ lệ cắt giảm chi phí (bình quân mỗi thủ tục): 81,7%.

IV. Lĩnh vực thuộc thẩm quyền Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Đối với thủ tục cấp, cấp lại Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y thuộc thẩm quyền cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh.

a) Nội dung đơn giản hóa:

Về thời hạn giải quyết: Đề nghị rút ngắn thời gian giải quyết từ 15 ngày làm việc xuống còn 13 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ (đối với trường hợp cấp mới, cấp lại do hết hạn Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y (Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm).

Lý do: Qua thực tiễn giải quyết thủ tục hành chính, thời gian giải quyết của thủ tục này có thể được rút ngắn so với quy định.

b) Kiến nghị thực thi:

- Sửa đổi Điểm c Khoản 4 Điều 17 Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Sửa đổi Điểm c Khoản 4 Điều 37 Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTN ngày 01 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:

Tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính.

V. Lĩnh vực thuộc thẩm quyền Sở Tài nguyên và Môi trường

1. Đối với thủ tục giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất đối với dự án phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt hoặc phải cấp giấy chứng nhận đầu tư mà người xin giao đất, thuê đất là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.

a) Nội dung đơn giản hoá:

Về thành phần hồ sơ:

- Đề nghị bỏ quy định thành phần hồ sơ “Văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất, thẩm định điều kiện giao đất, cho thuê đất”.

Lý do: Thành phần hồ sơ này cơ quan xem xét, giao đất, cho thuê đất đã có và lưu văn bản này.

- Đề nghị bỏ quy định thành phần hồ sơ “Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất”.

Lý do: Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm cung cấp trích lục bản đồ địa chính thửa đất đối với những nơi đã có bản đồ địa chính hoặc thực hiện trích đo địa chính thửa đất theo yêu cầu của người xin giao đất, thuê đất nhằm giảm thời gian, các bước, chi phí, thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức.

b) Kiến nghị thực thi:

Bãi bỏ Điểm c và Điểm d Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.

c) Lợi ích phương án đơn giản hoá:

Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 49%.

2. Đối với thủ tục giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất đối với dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; dự án không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư; trường hợp không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình mà người xin giao đất, thuê đất là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.

a) Nội dung đơn giản hoá:

Về thành phần hồ sơ: Đề nghị bỏ quy định thành phần hồ sơ “Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất”.

Lý do: Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm cung cấp trích lục bản đồ địa chính thửa đất đối với những nơi đã có bản đồ địa chính hoặc thực hiện trích đo địa chính thửa đất theo yêu cầu của người xin giao đất, thuê đất nhằm giảm các bước, thời gian, chi phí, thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức.

b) Kiến nghị thực thi:

Sửa đổi Điểm a Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.

c) Lợi ích phương án đơn giản hoá:

Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 87%.

3. Đối với thủ tục cấp Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn

a) Nội dung đơn giản hoá: Đề nghị bỏ quy định thành phần hồ sơ “Văn bản xác nhận trúng đấu giá trong trường hợp trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản”.

Lý do: Cơ quan cấp phép đã có văn bản này và dễ dàng tra cứu.

b) Kiến nghị thực thi:

Bãi bỏ Điểm g Khoản 1 Điều 59 Luật Khoáng sản năm 2010; Sửa đổi Điểm b Khoản 1 Điều 51 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản.

c) Lợi ích phương án đơn giản hoá:

Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 16%.

4. Đối với thủ tục cấp Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt

a) Nội dung đơn giản hoá:

Về thời hạn giải quyết: Đề nghị rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục từ 45 ngày làm việc xuống còn 25 ngày làm việc (không bao gồm thời gian chỉnh sửa, bổ sung để hoàn thiện hồ sơ) trong trường hợp UBND cấp tỉnh ủy quyền cho Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép.

Lý do: Giảm bớt cấp xử lý hồ sơ trong quy trình tiếp nhận và giải quyết đối với thủ tục này.

b) Kiến nghị thực thi:

Sửa đổi, bổ sung Điều 35 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước (theo hướng bổ sung quy định rút ngắn thời hạn giải quyết trong trường hợp UBND cấp tỉnh ủy quyền cho Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép).

c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:

Tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính.

5. Đối với 02 thủ tục: (01) Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò nước dưới đất; (02) Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.

a) Nội dung đơn giản hóa:

Về thành phần hồ sơ: Đề nghị bỏ quy định thành phần hồ sơ “Bản sao giấy phép đã được cấp”.

Lý do: Trong đơn đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép đã có thông tin về giấy phép đã được cấp, đồng thời cơ quan cấp phép đã lưu giấy phép này. Do đó, không cần đề nghị tổ chức, cá nhân nộp thành phần hồ sơ này.

b) Kiến nghị thực thi:

- Đối với thủ tục (01): Bãi bỏ Điểm c Khoản 2 Điều 30 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.

- Đối với thủ tục (02): Bãi bỏ Điểm b Khoản 1 Điều 14 Thông tư số 40/2014/TT-BTNMT ngày 11/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất.

c) Lợi ích phương án đơn giản hoá:

Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 79,5% đối với thủ tục (01); 73% đối với thủ tục (02).

VI. Lĩnh vực thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện

1. Đối với thủ tục gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng

a) Nội dung đơn giản hóa:

Về thành phần hồ sơ: Bỏ quy định thành phần hồ sơ: “Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu của chủ điểm là cá nhân.”

- Lý do: Tại Khoản 4 Điều 4 Nghị định 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử quy định: “Không yêu cầu tổ chức, cá nhân khai, nộp lại những dữ liệu mà cơ quan thực hiện thủ tục hành chính đang quản lý hoặc đã được cơ quan nhà nước khác sẵn sàng chia sẻ”. Hiện nay, thành phần hồ sơ “Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu của chủ điểm là cá nhân” đã được công dân nộp khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận. Cơ quan thẩm định có thể tra cứu từ hồ sơ giải quyết TTHC (công dân nộp lần trước) để thẩm định; vì vậy yêu cầu thành phần hồ sơ trên là không cần thiết, làm phát sinh chi phí tuân thủ TTHC của công dân, tổ chức.

b) Kiến nghị thực thi:

Sửa đổi, bổ sung Khoản 39 Điều 1 Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2018 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet.

c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:

Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 41%.

VII. Đối với các lĩnh vực khác thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp trên địa bàn thành phố

1. Đối với các TTHC được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật có yêu cầu cá nhân, tổ chức nộp bản sao có chứng thực (đối với giấy tờ, văn bản là thành phần hồ sơ thực hiện TTHC).

a) Nội dung đơn giản hóa:

Về thành phần hồ sơ: Đề nghị quy định quyền lựa chọn của người dân nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu.

Lý do: Thực hiện theo Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện TTHC.

b) Kiến nghị thực thi:

Đề nghị các cấp có thẩm quyền sửa đổi quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về nội dung thành phần hồ sơ theo hướng quy định quyền lựa chọn của người dân: nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu.

c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:

Giảm chi phí cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính

2. Đối với các TTHC được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật có yêu cầu cá nhân, tổ chức nộp bản sao hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

a) Nội dung đơn giản hóa:

Về thành phần hồ sơ: Đề nghị bỏ quy định thành phần hồ sơ là “Bản sao hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”.

Lý do: Hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) doanh nghiệp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hầu hết đã kết nối và đồng bộ dữ liệu từ Hệ thống CSDL quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đồng thời tại Khoản 4 Điều 4 Nghị định 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử quy định: “Không yêu cầu tổ chức, cá nhân khai, nộp lại những dữ liệu mà cơ quan thực hiện thủ tục hành chính đang quản lý hoặc đã được cơ quan nhà nước khác sẵn sàng chia sẻ”. Cơ quan thẩm định có thể sử dụng dữ liệu số từ CSDL doanh nghiệp để tra cứu, thẩm định; vì vậy yêu cầu thành phần hồ sơ trên không cần thiết, làm phát sinh chi phí tuân thủ TTHC của tổ chức, doanh nghiệp khi thực hiện TTHC này.

b) Kiến nghị thực thi:

Đề nghị các cấp có thẩm quyền sửa đổi quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về nội dung thành phần hồ sơ theo hướng bỏ quy định nộp bản sao hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; buộc cơ quan thẩm định sử dụng dữ liệu số từ CSDL doanh nghiệp để tra cứu, thẩm định và đối chiếu các thông tin của cá nhân, tổ chức.

c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:

Giảm chi phí cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2872/QĐ-UBND năm 2022 thông qua Phương án kiến nghị đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của thành phố Đà Nẵng

  • Số hiệu: 2872/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 08/11/2022
  • Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
  • Người ký: Lê Trung Chinh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản