Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2870/QĐ-UBND | Thanh Hoá, ngày 08 tháng 8 năm 2017 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010;
Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 152/2008/QĐ-TTg ngày 28/11/2008 về việc phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 09/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1469/QĐ-TTg ngày 22/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 58/2017/NQ-HĐND ngày 12/7/2017 của HĐND tỉnh về việc thông qua Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản đất sét làm gạch ngói nung tuynel tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025;
Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 4139/TTr-SXD ngày 01/8/2017; Sở Tư pháp tại Báo cáo thẩm định số 320/BCTĐ-STP ngày 01/8/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản đất sét làm gạch, ngói nung tuynel tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, với những nội dung chính sau:
Quy hoạch thăm dò, khai thác mỏ đất sét làm gạch ngói nung tuynel tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025 phù hợp với chiến lược khoáng sản, quy hoạch khoáng sản của Chính phủ; phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh; bảo đảm an ninh, quốc phòng trên địa bàn. Khai thác, sử dụng đất sét sản xuất gạch, ngói nung tuynel hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, phục vụ nhu cầu hiện tại, đồng thời có tính đến sự phát triển khoa học, công nghệ và nhu cầu vật liệu xây dựng trong tương lai. Xác định phương hướng, mục tiêu thăm dò, khai thác, sử dụng đất sét sản xuất gạch, ngói nung tuynel trong kỳ quy hoạch. Khoanh định chi tiết khu vực mỏ đất sét sản xuất gạch, ngói nung tuynel cần đầu tư thăm dò, khai thác để bổ sung, điều chỉnh vào quy hoạch, theo các quy định hiện hành,
- Về vị trí mỏ: Không nằm trong khu vực cấm, tạm cấm khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật; không ảnh hưởng đến các công trình hạ tầng kỹ thuật trọng điểm như điện lực, đê điều, thủy lợi, giao thông; không chồng lấn với các quy hoạch khoáng sản của Chính phủ, các Bộ đã phê duyệt và các quy hoạch xây dựng khác của địa phương.
- Về nguồn gốc, hiện trạng: Các mỏ đất sét được quy hoạch là đất đồi, đất bãi hoang, đất mặt nước; không ảnh hưởng đến đất nông nghiệp như: đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
Khoáng sản đất sét làm gạch, ngói nung tuynel có chỉ tiêu kỹ thuật phù hợp quy định tại Điều 64 của Luật Khoáng sản.
Các mỏ đất sét làm gạch, ngói nung tuynel đã được cấp giấy phép thăm dò, khai thác hoặc chấp thuận chủ trương; các khu vực có triển vọng khoáng sản, có đầy đủ cơ sở dữ liệu để lập quy hoạch trên địa bàn tỉnh.
Đáp ứng nhu cầu sản xuất gạch, ngói nung tuynel trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, cụ thể:
- Tổng sản lượng sản xuất từ năm 2017 đến 2025, khoảng 12,4 tỷ viên QTC;
- Nhu cầu sử dụng đất sét làm nguyên liệu sản xuất từ năm 2017 đến 2025 khoảng 18,6 triệu m3;
- Trữ lượng đã cấp phép khai thác đến nay khoảng 1,24 triệu m3;
- Nhu cầu trữ lượng để cấp phép đến năm 2025 khoảng 17,36 triệu m3;
- Trữ lượng quy hoạch khoảng 23,278 triệu m3; trong đó, trữ lượng dự kiến để cấp phép đến năm 2025 khoảng 17,36 triệu m3; trữ lượng dự trữ khoảng 4,678 triệu m3, được sử dụng khi các đơn vị được phép tăng sản lượng hoặc để cung cấp nguyên liệu cho các dự án đầu tư mới tại các khu vực chưa có nhà máy gạch, ngói nung tuynel.
Vị trí đủ điều kiện để thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản đất sét làm gạch ngói nung tuynel tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025;
Có 53 vị trí quy hoạch giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2025; các vị trí này được phân bố trên địa bàn 16 huyện, thị xã, thành phố với tổng diện tích khoảng 394,63 ha; tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo khoảng 23,278 triệu m3.
(Chi tiết các vị trí quy hoạch theo phụ lục kèm theo).
7. Giải pháp thực hiện quy hoạch
- Giải pháp phát triển ngành: Ổn định và phát huy tối đa công suất các nhà máy gạch tuynel hiện có; tập trung phát triển vật liệu xây dựng không nung từng bước thay thế gạch đất sét nung;
- Giải pháp phát triển, đào tạo nguồn nhân lực: Tăng cường công tác đào tạo nguồn lao động kỹ thuật, nâng cao năng lực quản lý, vận hành sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đảm bảo an toàn trong quá trình khai thác mỏ;
- Giải pháp về khoa học - công nghệ: Mở rộng hợp tác đào tạo, tiếp nhận công nghệ mới; khuyến khích đẩy mạnh hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại vào khai thác, chế biến đất sét làm gạch ngói nung tuynel để nâng cao hiệu suất và chất lượng sản phẩm, tiêu tốn ít năng lượng và nguyên liệu hơn, hạn chế ô nhiễm môi trường;
- Giải pháp về vốn đầu tư: Bố trí nguồn tài chính hợp lý cho việc điều tra, khảo sát, thăm dò. Khuyến khích các doanh nghiệp liên doanh, liên kết huy động vốn điều tra thăm dò khoáng sản dưới nhiều hình thức. Công bố rộng rãi danh mục tài nguyên các mỏ đã được dự kiến quy hoạch thăm dò để kêu gọi đầu tư;
- Giải pháp và đề xuất về cơ chế chính sách: Hướng dẫn kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý hoạt động khoáng sản; xây dựng cụ thể quy chế cấp phép, thẩm định hồ sơ cấp phép. Có chính sách khuyến khích đầu tư công nghệ mới trong lĩnh vực thăm dò, khai thác chế biến. Đầu tư sản xuất lớn với quy mô công nghệ để từng bước loại bỏ tình trạng khai thác, chế biến thủ công nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên và bảo vệ cảnh quan môi trường, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong việc cấp phép hoạt động khai thác khoáng sản theo hướng tập trung một đầu mối, thông thoáng và thuận tiện hơn;
- Giải pháp về tổ chức thực hiện: Phân công cụ thể trách nhiệm cho các cấp, các ngành trong việc thực hiện và phối hợp thực hiện công tác quản lý nhà nước về khoáng sản; kịp thời tuyên truyền, ngăn chặn, xử lý các đơn vị, tổ chức có sai phạm trong hoạt động khai thác đất sét và sản xuất gạch tuynel. Công bố, công khai quy hoạch trên các trang thông tin điện tử, phương tiện truyền thông ngay sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
a. Sở Xây dựng
- Quản lý, tổ chức thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản đất sét làm gạch, ngói nung tuynel trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo đúng quy định của pháp luật;
- Chủ trì thực hiện các hoạt động thẩm định, đánh giá về thiết kế cơ sở, thiết kế mỏ, công nghệ khai thác khoáng sản đất sét làm nguyên liệu sản xuất gạch, ngói nung tuynel;
- Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, các quy định về an toàn, vệ sinh lao động trong các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản đất sét làm nguyên liệu sản xuất gạch, ngói nung tuynel; qua đó chấn chỉnh, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất xử lý các tổ chức hoạt động không theo quy hoạch, không chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật về hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng;
- Định kỳ rà soát, trình UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp với thực tế phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
b. Sở Tài Nguyên và Môi trường
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động điều tra, thăm dò khoáng sản đất sét làm nguyên liệu sản xuất gạch, ngói nung tuynel trên địa bàn tỉnh;
- Tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện việc cấp Giấy phép hoạt động khoáng sản đất sét làm nguyên liệu sản xuất gạch, ngói nung tuynel trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch được duyệt;
- Phối hợp với Sở Xây dựng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản đất sét làm nguyên liệu sản xuất gạch, ngói nung tuynel.
c. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp. thông báo các vị trí mới bổ sung vào khu vực quản lý quốc phòng-an ninh; khu vực quản lý di tích văn hóa, bảo vệ cảnh quan di tích; rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, cầu cống, đê điều, đất trồng lúa... và các nội dung công việc có liên quan khác để Sở Xây dựng kịp thời điều chỉnh khu vực quy hoạch đảm bảo theo quy định của pháp luật.
d. Sở Khoa học và Công nghệ
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến giới thiệu công nghệ mới trong việc thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản đất sét làm nguyên liệu sản xuất gạch, ngói nung tuynel thay thế công nghệ sản xuất gạch nung từ đất ruộng; khuyến khích các đơn vị áp dụng công nghệ sản xuất gạch nung có độ rỗng cao, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
e. Sở Giao thông vận tải
- Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn các sở, ngành, địa phương thực hiện công tác quản lý nhà nước về giao thông vận tải trên địa bàn có hoạt động khai thác khoáng sản;
- Phối hợp cùng các sở, ngành, địa phương, các doanh nghiệp trong việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư nâng cấp, xây mới các tuyến đường giao thông tới các khu công nghiệp; nhà máy sản xuất; khu vực khai thác mỏ khoáng sản đất sét làm nguyên liệu sản xuất gạch, ngói nung tuynel; tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển vật liệu, phục vụ hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa.
f. Sở Tài chính
Chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh cân đối kịp thời nguồn kinh phí để lập mới; điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh.
g. UBND các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường có điểm mỏ hoặc nhà máy sản xuất
- Thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên, khoáng sản, môi trường, an toàn lao động trong các hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản đất sét làm nguyên liệu sản xuất gạch, ngói nung tuynel; đảm bảo an ninh, trật tự, xã hội trên địa bàn quản lý;
- Giải quyết theo thẩm quyền các thủ tục đền bù, giải phóng mặt bằng, giao đất, cho thuê đất, sử dụng cơ sở hạ tầng và các vấn đề khác có liên quan cho tổ chức, cá nhân được cấp phép thăm dò, khai thác đất sét làm nguyên liệu sản xuất gạch, ngói nung tuynel tại địa phương theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
h. Các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng;
- Bảo vệ tài nguyên khoáng sản trong phạm vi, ranh giới khu vực mỏ được cấp phép; khai thác hợp lý, tiết kiệm theo đúng thiết kế mỏ, thực hiện an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ và cải tạo mỏ theo quy định; bảo đảm quyền lợi của nhân dân địa phương nơi hoạt động khai thác mỏ, ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương nơi có hoạt động khoáng sản.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Giao thông vận tải, Tài chính, Kho bạc nhà nước Thanh Hóa, Chủ tịch UBND các huyện, thị, thành phố và các đơn vị có liên quan, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
DANH SÁCH CHI TIẾT CÁC VỊ TRÍ ĐƯỢC QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC KHOÁNG SẢN ĐẤT SÉT LÀM GẠCH, NGÓI NUNG TUYNEL TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Quyết Định số 2870/QĐ-UBND ngày 08/8/2017 của UBND tỉnh Thanh Hoá)
Stt | Vị trí quy hoạch | Quy hoạch thăm dò, khai thác đến năm 2025 | Đã cấp phép thăm dò, khai thác | Nguồn gốc đất | ||
Diện tích (ha) | Tài nguyên dự báo (m3) | Diện tích (ha) | Trữ lượng (m3) | |||
I | Thị Xã Bỉm Sơn | 30,03 | 1.670.727 | 18,23 | 973.943 |
|
1 | Thôn Đoài Thôn, xã Hà Lan, thị xã Bỉm Sơn (VT1) | 8,58 | 418.727 | 8,58 | 418.727 | Đất bãi, đất mặt nước |
2 | Thôn Đoài Thôn, xã Hà Lan, thị xã Bỉm Sơn (VT2) | 5,50 | 305.000 |
|
| Đất bãi, đất mặt nước |
3 | Đồi đất khu 8, phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn | 5,45 | 680.000 | 3,00 | 375.220 | Đất đồi |
4 | Đồi E64, phường Ngọc Trạo, thị xã Bỉm Sơn | 7,00 | 157.000 | 3,15 | 69.996 | Đất trồng mầu |
5 | Đồi đất khu 10 phường Bắc Sơn, khu 13 phường Ngọc Trạo, thị xã Bỉm Sơn (VT1) | 2,80 | 68.000 | 2,80 | 68.000 | Đất đồi |
6 | Đồi đất khu 10 phường Bắc Sơn, khu 13 phường Ngọc Trạo, thị xã Bỉm Sơn (VT2) | 0,70 | 42.000 | 0,70 | 42.000 | Đất đồi |
II | Huyện Hà Trung | 69,10 | 4.189.789 | 9,53 | 280.957 |
|
7 | Bãi Đồng Rào, bãi Lác, xã Hà Long, huyện Hà Trung | 12,00 | 240.000 | 2,95 |
| Đất trồng mầu |
8 | Thôn Yên Phú, xã Hà Tiến, huyện Hà Trung | 5,60 | 265.000 | 2,58 | 121.168 | Đất mặt nước |
9 | Thôn Đồng Bồng, xã Hà Tiến và thôn Hòa Thuận, xã Hà Giang, huyện Hà Trung | 25,00 | 1.450.000 |
|
| Đất mặt nước |
10 | Thôn 9, thôn 10, xã Hà Vinh, huyện Hà Trung | 4,00 | 159.789 | 4,00 | 159.789 | Đất bãi trồng mầu |
11 | Thôn Đà Sơn, xã Hà Bắc, huyện Hà Trung | 3,50 | 175.000 |
|
| Đất mặt nước |
12 | Thôn Yến Vỹ, xã Hà Long, huyện Hà Trung | 19,0 | 1.900.000 |
|
| Đất rừng sản xuất |
III | Huyện Nga Sơn | 3,20 | 211.000 | 0,00 | 0 |
|
13 | Thôn Báo Văn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn (VT1) | 2,50 | 175.000 |
|
| Đất bãi, đất mặt nước |
14 | Thôn Báo Văn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn (VT2) | 0,70 | 36.000 |
|
| Đất bãi, đất mặt nước |
IV | Huyện Hậu Lộc | 44,20 | 2.720.000 | 13,50 | 0 |
|
15 | Thôn Hòa Bình, xã Thịnh Lộc, huyện Hậu Lộc | 5,80 | 290.000 | 5,80 |
| Đất bãi, đất mặt nước |
16 | Núi Miễu, xã Châu Lộc, huyện Hậu Lộc | 7,70 | 930.000 | 7.70 |
| Đất đồi |
17 | Thôn Ngọ, thôn Sơn, xã Tiền Lộc, huyện Hậu Lộc | 30,70 | 1.500.000 |
|
| Đất mặt nước |
V | Huyện Hoằng Hóa | 2,70 | 180.000 | 2,70 | 0 |
|
18 | Thôn Nghĩa Hưng, xã Hoằng Phượng, huyện Hoằng Hóa | 2,70 | 180.000 | 2,70 |
| Đất bãi trồng mầu |
VI | Huyện Đông Sơn | 13,40 | 692.000 | 0,00 | 0 |
|
19 | Thôn Hoàng Mậu, xã Đông Phú, huyện Đông Sơn | 8,20 | 482.000 |
|
| Đất bãi, đất mặt nước |
20 | Thôn Cần Liêm, xã Đông Nam, huyện Đông Sơn | 5,20 | 210.000 |
|
| Đất mặt nước |
VII | Huyện Quảng Xương | 2,76 | 80.000 | 0 |
|
|
21 | Thôn Yên Phú, xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương | 2,76 | 80.000 |
|
|
|
VIII | Huyện Tĩnh Gia | 11,06 | 620.000 | 3,94 | 310.000 |
|
22 | Thôn Trường Sơn, xã Trường Lâm, huyện Tĩnh Gia | 3,94 | 310.000 | 3,94 | 310.000 | Đất bãi, đất ven chân núi |
23 | Thôn Tân Lập, xã Trường Lâm, huyện Tĩnh Gia (VT1) | 5,00 | 162.000 |
|
| Đất mặt nước |
24 | Thôn Tân Lập, xã Trường Lâm, huyện Tĩnh Gia (VT2) | 0,62 | 50.000 |
|
| Đất bãi trồng mầu |
25 | Thôn Minh Châu, xã Trường Lâm, huyện Tĩnh Gia | 1,50 | 98.000 |
|
| Đất bãi trồng mầu |
LX | Huyện Vĩnh Lộc | 41,50 | 3.450.000 | 16,72 | 745.221 |
|
26 | Thôn 9, xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc | 5,00 | 315.000 | 4,70 | 296.591 | Đất bãi, đất mặt nước |
27 | Thôn 7, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Lộc (VT1) | 2,40 | 140.000 | 2,40 |
| Đất bãi, đất mặt nước |
28 | Thôn 7, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Lộc (VT2) | 2,90 | 190.000 | 2,90 |
| Đất bãi, đất mặt nước |
29 | Thôn Nhật Quang, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc | 2,00 | 85.000 | 1,60 | 67.225 | Đất bãi, đất trồng mầu |
30 | Thôn Tân Phúc, xã Vĩnh Phúc, huyện Vĩnh Lộc | 5,20 | 390.000 | 5,12 | 381.405 | Đất nông nghiệp kém hiệu quả |
31 | Bãi Trời, xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lộc | 20,20 | 1.950.000 |
|
| Đất bãi, đất mặt nước |
32 | Thôn 6, xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lộc | 3,8 | 380.000 |
|
| Đất đồi, trồng cây Lâm Nghiệp |
X | Huyện Yên Định | 67,80 | 2.792.007 | 14,87 | 396.685 |
|
33 | Thôn Hành Chính, xã Yên Lâm, huyện Yên Định | 8,50 | 600.000 |
|
| Đất trồng mầu |
34 | Thôn Yên Trường, xã Yên Tâm, huyện Yên Định | 2,50 | 140.000 | 2,50 |
| Đất bãi trồng mầu |
35 | Thôn Trịnh Xá, xã Yên Ninh, huyện Yên Định | 19,50 | 550.000 | 7,37 | 204.678 | Đất bãi, đất mặt nước |
36 | Làng Cẩm Trướng, Ngã Ba Bông, xã Định Công, huyện Yên Định | 5,00 | 192.007 | 5,00 | 192.007 | Đất bãi trồng mầu |
37 | Thôn 3, thôn 4, thôn 5, thôn 6 xã Định Tiến, huyện Yên Định | 3,50 | 120.000 |
|
| Đất trồng mầu |
38 | Thôn 6, thôn 7, thôn 8, thôn 9 xã Định Tiến, huyện Yên Định | 5,80 | 240.000 |
|
| Đất trồng mầu |
39 | Thôn Phú Xuân, xã Yên Tâm, huyện Yên Định | 23,00 | 950.000 |
|
| Đất mặt nước |
XI | Huyện Thọ Xuân | 24,06 | 2.120.000 | 6,06 | 0 |
|
40 | Thôn Phú Hậu, xã Xuân Vinh, huyện Thọ Xuân | 5,00 | 380.000 |
|
| Đất trồng mầu |
41 | Khu Đồng Vìn, xã Thọ Minh, huyện Thọ Xuân | 2,00 | 120.000 | 2,00 |
| Đất trồng mầu |
42 | Đồi đất thôn 8, xã Xuân Thắng, huyện Thọ Xuân | 4,06 | 320.000 | 4,06 |
| Đất đồi |
43 | Đồi Ràng Ràng, thôn 6, xã Xuân Thắng, huyện Thọ Xuân | 13,0 | 1.300.000 |
|
| Đất rừng sản xuất |
XII | Huyện Triệu Sơn | 32,90 | 1.509.992 | 23,65 | 705.266 |
|
44 | Đồi Mốc, xã Dân Lực, huyện Triệu Sơn | 10,00 | 220.302 | 10,00 | 220.302 | Đất đồi |
45 | Hồ Đồng Lớn, xã Dân Lực, huyện Triệu Sơn | 10,00 | 195.000 | 8,85 | 170.955 | Đất mặt nước |
46 | Thôn 1, xã Dân Lý, huyện Triệu Sơn | 2,00 | 44.690 | 2,00 | 44.690 | Đất mặt nước |
47 | Xóm 3, xã Thọ Bình, huyện Triệu Sơn | 8,60 | 820.000 | 2,80 | 269.319 | Đất đồi |
48 | Thôn 9, xã Dân Quyền, huyện Triệu Sơn | 2,30 | 230.000 |
|
| Đất bãi, đất trồng mầu |
XIII | Huyện Thạch Thành | 15,80 | 830.000 | 5,60 | 0 |
|
49 | Khu Đồng Cua, xã Thành Kim, huyện Thạch Thành | 5,80 | 280.000 | 5,60 |
| Đất trồng mầu |
50 | Thôn 2 Lâm Thành và thôn 3 Tân Sơn, xã Thành Kim, huyện Thạch Thành | 10,00 | 550.000 |
|
| Đất trồng mầu |
XIV | Huyện Ngọc Lặc | 6,12 | 432.478 | 6,12 | 432.478 |
|
51 | Thôn Thống Nhất, xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc | 6,12 | 432.478 | 6,12 | 432.478 | Đất bãi trồng mầu |
XV | Huyện Bá Thước | 20,00 | 780.000 | 17,89 | 696.251 |
|
52 | Thôn Trúc, xã Điền Trung, huyện Bá Thước | 20,00 | 780.000 | 17,89 | 696.251 | Đất đồi |
XVI | Huyện Cẩm Thủy | 10,0 | 1.000.000 |
|
|
|
53 | Thôn Phi Long, xã Cẩm Long, huyện Cẩm Thủy. | 10,0 | 1.000.000 |
|
| Đất rừng sản xuất |
Tổng cộng | 394,63 | 23.277.993 | 138,81 | 4.540.801 |
|
- 1Công văn 1735/UBND-NN về ủy quyền cấp phép khai thác tận thu khoáng sản đất sét do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 2Nghị quyết 04/2009/NQ-HĐND về Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường (cát, đất sét) và than bùn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020
- 3Nghị quyết 21/2015/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 04/2009/NQ-HĐND về Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (cát, đất sét) và than bùn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2010-2020
- 1Quyết định 152/2008/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật khoáng sản 2010
- 3Công văn 1735/UBND-NN về ủy quyền cấp phép khai thác tận thu khoáng sản đất sét do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 4Quyết định 45/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị quyết 04/2009/NQ-HĐND về Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường (cát, đất sét) và than bùn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020
- 6Quyết định 1469/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 8Nghị quyết 21/2015/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 04/2009/NQ-HĐND về Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (cát, đất sét) và than bùn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2010-2020
- 9Nghị định 24a/2016/NĐ-CP về quản lý vật liệu xây dựng
- 10Nghị định 158/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật khoáng sản
Quyết định 2870/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản đất sét làm gạch, ngói nung tuynel tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025
- Số hiệu: 2870/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 08/08/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Nguyễn Đức Quyền
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/08/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra