Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2867/QĐ-UBND | Lào Cai, ngày 16 tháng 9 năm 2019 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP GIỮA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ UBND CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ VỀ THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện;
Căn cứ Thông tư số 15/2015/TT-BNNPTNT ngày 26/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn nhiệm vụ các Chi cục và các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 147/TTr-SNN ngày 31/7/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định trách nhiệm phối hợp giữa Sở Nông nghiệp và PTNT và UBND các huyện, thành phố về thực hiện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai”.
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Nội vụ; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này thay thế Quy chế số 02/QC-SNN-UBND ngày 28/7/2017, Quy chế số 03/QC-SNN-UBND ngày 28/7/2017, Quy chế số 04/QC-SNN-UBND ngày 28/7/2017, Quy chế số 05/QC-SNN-UBND ngày 28/7/2017, Quy chế số 06/QC-SNN-UBND ngày 28/7/2017, Quy chế số 07/QC-SNN-UBND ngày 28/7/2017, Quy chế số 08/QC-SNN-UBND ngày 28/7/2017, Quy chế số 09/QC-SNN-UBND ngày 28/7/2017 và Quy chế số 01/QC-SNN-UBND ngày 28/7/2017 về việc phối hợp quản lý thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn giữa Sở Nông nghiệp và PTNT với UBND các huyện, thành phố./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP GIỮA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ UBND CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ VỀ THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
(Kèm theo Quyết định số: 2867/QĐ-UBND ngày 16/9/2019 của UBND tỉnh Lào Cai)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định trách nhiệm về thực hiện công tác quản lý nhà nước, mối quan hệ trong phối hợp chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác và chế độ thông tin, báo cáo giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các huyện, thành phố (gọi tắt là UBND cấp huyện) về lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức chuyên ngành thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch UBND cấp huyện; Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế; Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thuộc UBND cấp huyện.
2. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến nhiệm vụ quản lý nhà nước, hoạt động sự nghiệp về lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc UBND cấp huyện, cấp xã.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. “Các đơn vị, tổ chức ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp tỉnh” trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, gồm: Chi cục Kiểm lâm; Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Chi cục Chăn nuôi và Thú y; Chi cục Phát triển nông thôn; Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản; Chi cục Thủy lợi; Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp; Trung tâm Giống Nông nghiệp.
2. “Các đơn vị, tổ chức ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp huyện” gồm: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn /Phòng Kinh tế, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp.
3. Lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, gồm: Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; trồng trọt và bảo vệ thực vật; chăn nuôi và thú y; thủy sản; phát triển nông thôn; quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản; thủy lợi; phòng, chống thiên tai; khuyến nông; giống nông, lâm nghiệp.
Chương II
NỘI DUNG, NGUYÊN TẮC, PHƯƠNG THỨC TRONG QUẢN LÝ VÀ PHỐI HỢP
Điều 4. Nội dung trong quản lý, phối hợp
1. Tổ chức triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, các quy định của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, ngành có liên quan và các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết, quyết định của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Tham mưu, xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp tỉnh, cấp huyện, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của tỉnh và của Trung ương.
3. Triển khai phối hợp thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn cấp huyện, gồm: Quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; trồng trọt và bảo vệ thực vật; chăn nuôi và thú y; phát triển nông thôn; quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản; thủy lợi; phòng, chống thiên tai; khuyến nông; giống nông, lâm nghiệp.
4. Phối hợp phát hiện những vấn đề mới phát sinh, những bất cập trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới cho phù hợp.
Điều 5. Nguyên tắc trong quản lý, phối hợp
1. Quy định này không phát sinh mới về chức năng, nhiệm vụ của mỗi bên, chỉ cụ thể hóa, làm rõ những nội dung cần phối hợp nhằm tăng cường, nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của mỗi bên đối với lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Đảm bảo tính kịp thời, thống nhất giữa quản lý ngành, lĩnh vực từ tỉnh tới cơ sở gắn với việc quản lý theo địa bàn lãnh thổ, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp theo quy định của pháp luật.
3. Trình tự giải quyết công việc được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, quy chế làm việc của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và quy chế làm việc của UBND các huyện, thành phố.
4. Tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Điều 6. Phương thức phối hợp khi giải quyết công việc cụ thể
1. Khi giải quyết các công việc và vấn đề phát sinh trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc trách nhiệm của UBND cấp huyện nhưng có liên quan trực tiếp tới thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì UBND cấp huyện chủ trì hội nghị, mời lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có liên quan tham dự, cùng thảo luận, thống nhất giải quyết. Trường hợp, các công việc giải quyết có liên quan trực tiếp đến trách nhiệm, thuộc thẩm quyền của từng đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn huyện, thành phố thì Thủ trưởng của các tổ chức này báo cáo UBND cấp huyện chủ trì hội nghị, mời các đơn vị có liên quan thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng thảo luận, thống nhất giải quyết. Nếu nội dung phối hợp giải quyết vượt thẩm quyền của hai bên, thì UBND cấp huyện phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết theo quy định.
2. Phương thức chủ trì, phối hợp
a) Phương thức chủ trì: Cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức hợp có trách nhiệm mời các cơ quan, đơn vị có liên quan dự hợp để thảo luận, giải quyết hoặc xin ý kiến cơ quan, đơn vị có liên quan bằng văn bản.
b) Trách nhiệm trong phối hợp: Cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan khi được mời hợp phải có trách nhiệm phối hợp, tham gia ý kiến tại cuộc hợp hoặc tham gia ý kiến bằng văn bản theo đề nghị của bên tổ chức chủ trì.
Chương III
TRÁCH NHIỆM CỤ THỂ GIỮA CÁC BÊN
Điều 7. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Chỉ đạo, triển khai và thực hiện đầy đủ, đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao trên địa bàn cấp huyện theo quy định của nhà nước và của tỉnh.
2. Trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật về lĩnh vực nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh.
3. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật sau khi được phê duyệt; thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.
4. Thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, lãng phí trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh.
5. Tổng hợp các khó khăn, vướng mắc về lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ các địa phương trong tỉnh; phối hợp với các Sở, cơ quan liên quan đề xuất, kiến nghị với UBND tỉnh và các Bộ, ngành ở Trung ương tháo gỡ khó khăn, bổ sung, điều chỉnh về cơ chế, chính sách, những điểm không phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh, tạo sự thống nhất, đồng bộ, kịp thời trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của tỉnh. Hỗ trợ, hướng dẫn tổ chức chuyên ngành cấp huyện thực hiện tốt dịch vụ công thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.
6. Có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, hướng dẫn và chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ đối với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế và Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp.
7. Đôn đốc việc thực hiện chế độ thông tin báo cáo định kỳ, đột xuất các nội dung có liên quan đến lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và của Quy định này.
8. Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả hoạt động chuyên ngành nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên phạm vi toàn tỉnh.
Điều 8. Trách nhiệm của UBND cấp huyện
1. Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án về Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; kế hoạch phát triển dài hạn, 5 năm và hàng năm thuộc địa bàn quản lý để triển khai thực hiện.
2. Quyết định giao nhiệm vụ cho Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với toàn bộ lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn huyện, thành phố.
3. Thực hiện phổ biến, tuyên truyền chế độ chính sách và pháp luật có liên quan đến lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại địa phương. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn quản lý.
4. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cấp huyện giám sát, kiểm tra, xác minh dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi và thủy sản theo các quy định chuyên ngành; chỉ đạo phòng chống dịch, thực hiện công bố dịch, công bố hết dịch hoặc đề nghị UBND tỉnh công bố dịch, công bố hết dịch trên địa bàn quản lý theo quy định và thẩm quyền phân công, phân cấp. Xây dựng cơ sở vùng an toàn dịch bệnh trên địa bàn, chỉ đạo vận động và hỗ trợ xây dựng cơ sở giết mổ tập trung theo quy hoạch của tỉnh; chỉ đạo phát triển chăn nuôi, thủy sản; quản lý, sử dụng đất nông nghiệp theo quy định.
5. Tổ chức huy động nhân lực, vật lực, phương tiện, bố trí kinh phí (hoặc đề xuất UBND tỉnh bố trí kinh phí) phục vụ nhiệm vụ phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; phòng cháy, chữa cháy rừng; phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản; kinh phí triển khai các mô hình, dự án khuyến nông; kinh phí xúc tiến dịch vụ nông nghiệp theo kế hoạch UBND tỉnh phê duyệt hàng năm.
6. Chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện các chương trình, kế hoạch, quy hoạch về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; chăn nuôi và thú y, thủy sản; trồng trọt và bảo vệ thực vật; khuyến nông; phòng, chống thiên tai và sắp xếp ổn định dân cư được UBND tỉnh hoặc UBND cấp huyện phê duyệt trên địa bàn; thực hiện công tác kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo thẩm quyền về lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn. Thực hiện trách nhiệm, quyền hạn khác theo quy định của UBND tỉnh và quy định pháp luật hiện hành.
7. Chỉ đạo các đơn vị, tổ chức có liên quan thuộc UBND cấp huyện phối hợp với các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và đơn vị có liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp. Phối hợp với thanh tra chuyên ngành cấp tỉnh tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về lĩnh vực nông nghiệp tại địa phương.
8. Thực hiện nhiệm vụ khác do UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao hoặc theo quy định của pháp luật.
Chương IV
CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO
Điều 9. Chế độ thông tin, báo cáo
1. Quy định về thông tin, phúc đáp thông tin
a. UBND các huyện, thành phố và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm thiết lập đường dây nóng để thông báo số điện thoại, Email điện tử cho nhau, phục vụ tiếp nhận các thông tin về thiên tai; dịch bệnh; quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và những nội dung có liên quan đến việc thực hiện Quy định phối hợp.
b. Ngay sau khi một trong hai bên có thông tin và tiếp nhận thông tin từ phía bên kia, phải có trách nhiệm phúc đáp, trả lời bằng điện thoại, văn bản hoặc có kế hoạch phối hợp trực tiếp để cùng bàn bạc, thảo luận tháo gỡ những nội dung, vướng mắc được quy định tại Quy định này.
2. Quy định về phối hợp trong báo cáo, hội họp
a. Chế độ báo cáo định kỳ: Định kỳ tháng 12 hằng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND cấp huyện đánh giá, báo cáo kết quả phối hợp trong công tác chuyên ngành và đề xuất UBND cấp tỉnh xem xét, giải quyết đối với những nội dung thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh.
b. Chế độ báo cáo đột xuất: Khi phát hiện có thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm trên cây trồng, vật nuôi, cháy rừng và các vấn đề phát sinh tại cơ sở có liên quan giữa ngành và địa phương, UBND cấp huyện có trách nhiệm báo cáo kịp thời về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan chuyên môn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp tổ chức triển khai kịp thời các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn.
c. Chế độ hội họp, giao ban định kỳ: Định kỳ hàng năm Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì tổ chức hội nghị đánh giá rút kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác phối hợp.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10. Tổ chức thực hiện
1. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm phối hợp chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện đúng các nội dung tại Quy định này.
2. Trong quá trình thực hiện Quy định, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, các địa phương, tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để cùng thống nhất giải quyết, hoặc báo cáo, đề xuất UBND tỉnh xem xét giải quyết theo thẩm quyền và xem xét, sửa đổi, bổ sung để phù hợp với quy định của pháp luật, thực tiễn địa phương./.
- 1Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2014 tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp, đất công trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 2Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2014 tăng cường công tác quản lý nhà nước về chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Long An
- 3Nghị quyết 113/2014/NQ-HĐND về chính sách thu hút trí thức trẻ về công tác ở Ủy ban nhân dân cấp xã để tạo nguồn cán bộ làm công tác quản lý nhà nước đối với Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 4Kế hoạch 263/KH-UBND năm 2019 về thực hiện đề án phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020
- 5Kế hoạch 209/KH-UBND năm 2024 thực hiện Nghị quyết 16-NQ/TU về phát triển thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 1Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2014 tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp, đất công trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 2Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2014 tăng cường công tác quản lý nhà nước về chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Long An
- 3Nghị quyết 113/2014/NQ-HĐND về chính sách thu hút trí thức trẻ về công tác ở Ủy ban nhân dân cấp xã để tạo nguồn cán bộ làm công tác quản lý nhà nước đối với Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 4Thông tư liên tịch 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Nội vụ ban hành
- 5Thông tư 15/2015/TT-BNNPTNT hướng dẫn nhiệm vụ các Chi cục và các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7Kế hoạch 263/KH-UBND năm 2019 về thực hiện đề án phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020
- 8Kế hoạch 209/KH-UBND năm 2024 thực hiện Nghị quyết 16-NQ/TU về phát triển thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Quyết định 2867/QĐ-UBND năm 2019 quy định về trách nhiệm phối hợp giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố về thực hiện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- Số hiệu: 2867/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 16/09/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai
- Người ký: Trịnh Xuân Trường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/09/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra