Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2855/2005/QĐ-UBND | Bến Tre, ngày 26 tháng 8 năm 2005 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
- Căn cứ Luật Phòng cháy và Chữa cháy ngày 29/6/2001;
- Căn cứ Nghị định số: 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và Chữa cháy;
- Để đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy trong kinh doanh, vận chuyển, bảo quản, sử dụng xăng, dầu, khí đốt hoá lỏng và hoá chất dễ cháy, nổ, độc trên địa bàn tỉnh Bến Tre;
- Theo đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bảng Quy định về điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy trong kinh doanh, vận chuyển, bảo quản, sử dụng xăng, dầu, khí đốt hoá lỏng và hóa chất dễ cháy, nổ, độc trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
Điều 2. Giao Giám đốc Công an tỉnh chủ trì phối hợp với Giám đốc: Sở Thương mại và Du lịch, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện cụ thể các nội dung và điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy trong quy định này.
Điều 3. Các ông (bà) Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Sở Thương mại và Du lịch, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, Thị xã, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký ./.
| TM.UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
ĐIỀU KIỆN AN TOÀN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY TRONG KINH DOANH, VẬN CHUYỂN, BẢO QUẢN, SỬ DỤNG XĂNG, DẦU, KHÍ ĐỐT HÓA LỎNG VÀ HÓA CHẤT DỄ CHÁY, NỔ, ĐỘC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2588/2005/QĐ-UBND ngày 26 /8 /2005 của UBND tỉnh Bến Tre).
Quy định này được áp dụng đối với các trường hợp kinh doanh, vận chuyển, bảo quản, sử dụng xăng, dầu, khí đốt hoá lỏng và hóa chất dễ cháy, nổ, độc trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
Các thương nhân, chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở, chủ các loại phương tiện vận tải và những người sử dụng xăng, dầu, khí đốt hoá lỏng và hoá chất dễ cháy, nổ, độc trên địa bàn tỉnh Bến Tre phải tuân thủ các điều kiện an toàn trong quy định này.
Điều 3. Các loại xăng, dầu, khí đốt hóa lỏng và hóa chất dễ cháy, nổ, độc được điều chỉnh tại quy định này gồm: (có phụ lục kèm theo)
1. Xăng các loại (kể cả xăng dung môi), dầu Diesel, dầu Mazút, dầu nhờn, Jét AI, TCI và các sản phẩm lọc dầu được gọi chung là xăng, dầu.
2. Các loại khí đốt hoá lỏng sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp, sản xuất, sinh hoạt và trong các lĩnh vực khác.
3. Các loại hóa chất dễ cháy, nổ, độc sử dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, y tế, nuôi trồng thủy sản và trong các lĩnh vực khác.
Điều 4. Các hoạt động kinh doanh, vận chuyển, bảo quản, sử dụng xăng, dầu, khí đốt hoá lỏng và hóa chất dễ cháy, nổ, độc được nêu trong quy định này gồm:
1. Bán buôn, bán lẻ xăng, dầu, khí đốt hóa lỏng và hóa chất dễ cháy, nổ, độc tại các cửa hàng xây dựng cố định trên đất liền hoặc sử dụng các phương tiện vận tải thủy làm cửa hàng trên sông, trên biển;
2. Dịch vụ vận chuyển xăng, dầu, khí đốt hóa lỏng và hóa chất dễ cháy, nổ, độc bằng các phương tiện vận tải chuyên dùng đường bộ, đường sông, đường biển;
3. Dịch vụ giao, nhận, bảo quản xăng, dầu, khí đốt hóa lỏng và hóa chất dễ cháy, nổ, độc tại kho, cửa hàng kinh doanh, hộ gia đình; cảng chuyên dùng hoặc sử dụng các phương tiện vận tải thủy chuyên dùng làm các kho trên sông, trên biển;
4. Dịch vụ vận chuyển xăng, dầu, khí đốt hóa lỏng và hóa chất dễ cháy, nổ, độc bằng các phương tiện vận tải không chuyên dùng (xe 02 bánh, xe lôi, xe lam, xe ba gác, phà, đò ngang, đò dọc…);
5. Bảo quản, tồn chứa xăng, dầu, khí đốt hóa lỏng và hóa chất dễ cháy, nổ, độc để sử dụng cho hộ gia đình, cơ sở, doanh nghiệp;
6. Các điểm kinh doanh xăng, dầu, khí đốt hóa lỏng nhỏ, lẻ ở vùng sâu, vùng xa mà phương tiện vận tải chuyên dùng không đến được.
Điều 5. Điều kiện về chuyên môn
Chủ các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, phương tiện giao thông vận tải; người trực tiếp bán hàng, thủ kho, tài xế, tài công, người áp tải và những người làm việc liên quan đến xăng, dầu, khí đốt hóa lỏng và hóa chất dễ cháy, nổ, độc phải có kiến thức về chuyên môn kỹ thuật, được huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy (PCCC) và được cơ quan Cảnh sát PCCC có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC”.
Điều 6. Điều kiện về vệ sinh môi trường
Các cơ sở kinh doanh phải chấp hành đầy đủ các quy định về đảm bảo vệ sinh môi trường theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 7. Điều kiện về phương tiện vận chuyển
1. Khi chế tạo mới hoặc hoán cải phương tiện vận chuyển xăng, dầu, khí đốt hóa lỏng, hóa chất dễ cháy, nổ, độc phải được cơ quan Cảnh sát PCCC thẩm duyệt về PCCC;
2. Phương tiện vận chuyển xăng, dầu, khí đốt hóa lỏng, hóa chất dễ cháy, nổ, độc chuyên dùng chỉ được hoạt động khi cơ quan Đăng kiểm cấp chứng chỉ đăng kiểm phương tiện, cơ quan Cảnh sát PCCC cấp “Giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC” và các chứng nhận khác có liên quan theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 8. Các cơ sở kinh doanh, bảo quản và phương tiện vận chuyển khi hoạt động phải được sự đồng ý của chính quyền địa phương và các cơ quan có thẩm quyền, phải chấp hành đầy đủ quy định này và các quy định của Nhà nước khác có liên quan.
Trường hợp các cơ sở, doanh nghiệp, hộ gia đình có sử dụng xăng, dầu, khí đốt hóa lỏng và hóa chất dễ cháy, nổ, độc phải đảm bảo các biện pháp về an toàn PCCC.
CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ AN TOÀN PCCC TRONG KINH DOANH, VẬN CHUYỂN, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG XĂNG, DẦU
Điều 9. Điều kiện về an toàn PCCC trong thiết kế và xây dựng
1. Cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên đất liền phải được thiết kế theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4530 - 1998 – Cửa hàng xăng dầu – Yêu cầu thiết kế; TCVN 5684 - 2003 – Phòng cháy, chữa cháy các công trình xăng dầu; Thông tư số: 14/1999/TT-BTM ngày 07/7/1999 của Bộ Thương mại quy định điều kiện kinh doanh xăng, dầu. Việc thiết kế phải do một tổ chức, cá nhân có tư cách pháp nhân được phép hoạt động thiết kế theo quy định của Nhà nước.
2. Cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên đất liền và phương tiện vận chuyển xăng, dầu đường bộ dùng để kinh doanh xăng, dầu cho phương tiện đường sông, biển (tàu, thuyền, ghe, xuồng…) thì ngoài việc thiết kế theo quy định hiện hành của Nhà nước, còn phải thiết kế xây dựng cầu tàu cố định cho phương tiện đường sông, biển cập vào nhằm đảm bảo an toàn khi bơm rót xăng, dầu. Phương tiện vận chuyển xăng dầu trong trường hợp này phải có bãi đỗ xe được thiết kế xây dựng theo yêu cầu thiết kế mặt bằng.
3. Cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên sông, biển, ngoài việc thiết kế theo quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5684 - 2003 – Phòng cháy, chữa cháy các công trình xăng, dầu và Thông tư số 14/1999/TT-BTM ngày 07/7/1999 của Bộ Thương mại quy định điều kiện kinh doanh xăng, dầu còn phải tuân thủ các quy định sau đây:
a) Vị trí đặt cửa hàng phải được cơ quan quản lý đường sông chấp thuận và cách ngã ba, ngã tư, cua quẹo, họng vàm và dòng nước xoáy ít nhất 100m;
b) Phải lắp đặt thiết bị bảo vệ chống va đập làm phát sinh tia lửa khi phương tiện đường sông cập vào cửa hàng;
c) Phải có phương án chữa cháy, phương án chống tràn xăng, dầu khi có sự cố xảy ra hợp lý được cơ quan Cảnh sát PCCC, cơ quan quản lý môi trường phê duyệt;
d) Các thiết bị tiêu thụ điện, động cơ nổ phải sử dụng loại an toàn phòng nổ;
đ) Ngoài việc phải trang bị phương tiện, dụng cụ chữa cháy cho cửa hàng kinh doanh xăng, dầu theo quy định, còn phải trang bị thêm phương tiện, dụng cụ khác đủ sức dập tắt đám cháy trong tình huống phức tạp nhất;
e) Các loại phương tiện vận tải thủy sử dụng làm cửa hàng kinh doanh xăng, dầu trên mặt nước không được kinh doanh các loại xăng, dầu có nhiệt độ bắt cháy dưới 450C.
4. Các điểm kinh doanh xăng, dầu ở vùng sâu, vùng xa và những nơi phương tiện vận chuyển xăng, dầu chuyên dùng không đến được thì phải đảm bảo các điều kiện sau:
a) Nếu tồn chứa xăng, dầu trong các dụng cụ kiểu nổi thì phải có đê bao quanh;
b) Bố trí các điểm kinh doanh xăng, dầu này phải cách xa các khu dân cư, công trình công cộng, cơ sở kinh tế, an ninh quốc phòng và đảm bảo thông thoáng, có ít nhất 2 lối thoát nạn;
c) Khoảng cách từ các điểm kinh doanh xăng, dầu này đến nơi sản xuất có phát sinh tia lửa, công trình công cộng, công trình dân dụng và công trình xây dựng khác phải tuân thủ theo quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4530 - 1998 – Cửa hàng xăng dầu – Yêu cầu thiết kế;
d) Kết cấu và vật liệu xây dựng điểm kinh doanh xăng, dầu này phải làm bằng vật liệu không cháy và khó cháy;
đ) Xăng, dầu phải được bảo quản trong các dụng cụ tốt, kín và để ở nơi râm mát;
e) Hệ thống điện tại điểm kinh doanh xăng, dầu phải đảm bảo an toàn PCCC, đèn và các thiết bị tiêu thụ điện phải là loại an toàn;
f) Tổng sức chứa các loại xăng, dầu tại điểm kinh doanh xăng, dầu này không được lớn hơn 2.000 lít.
Điều 10. Điều kiện về an toàn PCCC trong đo lường
1. Tất cả dụng cụ đo lường được sử dụng tại các cửa hàng, điểm kinh doanh và kho xăng, dầu phải được cơ quan quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng cấp tỉnh kiểm định;
2. Các điểm kinh doanh xăng, dầu lẻ ở vùng sâu, vùng xa và những nơi phương tiện vận chuyển xăng, dầu chuyên dùng không đến được chỉ được phép sử dụng bơm lắc tay đã được kiểm định dùng làm dụng cụ đo lường. Nghiêm cấm sử dụng các dụng cụ thô sơ khác như chai, lọ… để đong rót xăng, dầu.
Điều 11. Điều kiện về an toàn PCCC đối với các phương tiện vận chuyển xăng, dầu thô sơ
1. Sử dụng các phương tiện thô sơ (xe lôi, xe lam, xe ba gác…) để vận chuyển xăng, dầu phải đảm bảo: thiết bị chứa đựng xăng, dầu phải là thiết bị chuyên dùng, bảo đảm tốt, kín, được đặt đứng, có dây ràng buộc chắc chắn không đổ ngã; thùng xe phải được lót gỗ ở đáy và xung quanh chắc chắn; khi phương tiện vận chuyển có động cơ thì ống xả phải có bộ phận dập tàn lửa;
2. Nghiêm cấm sử dụng các loại xe 2 bánh để vận chuyển xăng, dầu. Không được vận chuyển xăng, dầu chung với hành khách và hàng hóa khác trên các phương tiện giao thông vận tải.
Điều 12. Quy định về trang bị phương tiện dụng cụ chữa cháy:
Để chữa cháy kịp thời đạt hiệu quả cao, bảo vệ tốt tài sản của Nhà nước và nhân dân việc trang bị phương tiện, dụng cụ chữa cháy theo quy định sau:
- Đối với các cửa hàng kinh doanh xăng dầu có bán kín cách đội chữa cháy chuyên nghiệp dưới 5 km thì việc trang bị phương tiện, dụng cụ chữa cháy tuân theo quy định trong TCVN 4530-1998 – Cửa hàng xăng dầu – Yêu cầu thiết kế.
- Đối với các cửa hàng kinh doanh xăng dầu có bán kín cách đội chữa cháy chuyên nghiệp từ 5 km trở lên hoặc những nơi mà phương tiện chuyên dùng của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp không đến được thì việc trang bị phương tiện, dụng cụ chữa cháy theo quy định như sau:
Tên hạng mục cửa hàng | Bình bột (cái) | Cát (m3) | Xẻng (Cái) | Chăn sợi (Cái) | Phuy hoặc bể nước 200 lít | |
> 25 kg | > 4 kg | |||||
1. Cụm bể chứa cửa hàng cấp 1, 2 | 2 | 4 | 3 | 4 | 4 | 4 |
2. Cụm bể chứa cửa hàng cấp 3 | 1 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 |
3. Cột bơm xăng dầu và nơi nạp xăng dầu | - | 3 | 1 | 2 | 2 | 2 |
4. Nơi tra dầu mỡ | - | 1 | - | - | - | - |
5. Nơi bán dầu nhờn và các sản phẩm khác | - | 2 | - | - | - | 2 |
6. Phòng giao dịch bán hàng | - | 2 | - | - | - | - |
7. Phòng bảo vệ | - | 2 | - | - | - | - |
8. Máy phát điện, trạm biến thế | - | 1 | - | - | - | - |
CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ AN TOÀN PCCC TRONG KINH DOANH, VẬN CHUYỂN, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG KHÍ ĐỐT HÓA LỎNG
Điều 13. Điều kiện về an toàn PCCC trong thiết kế, xây dựng:
1. Thiết kế và xây dựng cửa hàng khí đốt hóa lỏng phải tuân thủ quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6223 - 1996 – Cửa hàng khí đốt hoá lỏng - Yêu cầu chung về an toàn.
2. Các điểm kinh doanh khí đốt hóa lỏng ở các vùng sâu, vùng xa phải đảm bảo theo các quy định sau:
a) Cho phép kinh doanh khí đốt hóa lỏng chung với một số mặt hàng khác nhưng phải bố trí nơi riêng biệt, cách xa các loại nguồn lửa, nguồn nhiệt ít nhất 5m, cách nhà lân cận ít nhất 1m;
b) Trữ lượng khí đốt hóa lỏng tại mỗi điểm bán thường xuyên không quá 100kg;
c) Trang bị tối thiểu 01 bình chữa cháy bột loại 8kg, 02 bao tải, 01 thùng nước 20 lít, 01 chậu nước 20 lít và các biển báo “Cấm lửa”, “Cấm hút thuốc”.
Điều 14. Điều kiện về an toàn PCCC trong bảo quản, xếp dở và vận chuyển khí đốt hóa lỏng
1. Việc bảo quản, xếp dở và vận chuyển khí đốt hóa lỏng phải tuân theo các quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6223-1996 – Cửa hàng khí đốt hoá lỏng - Yêu cầu chung về an toàn và Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6304 - 1997 - Chai chứa khí đốt hoá lỏng - Yêu cầu an toàn trong bảo quản, xếp dỡ và vận chuyển;
2. Không được vận chuyển chai chứa khí đốt hóa lỏng trên các phương tiện giao thông công cộng, cùng với gia súc, người và các loại hàng hóa khác.
Điều 15. Điều kiện về an toàn PCCC đối với các phương tiện vận chuyển thô sơ
1. Xe 2 bánh được phép chở 01 chai chứa khí đốt hóa lỏng có dung tích chứa tối đa 50 lít;
2. Xe xích lô được phép chở không quá 02 chai chứa khí đốt hóa lỏng có dung tích chứa tối đa của mỗi chai không quá 100 lít và phải được để đứng, neo buộc chắc chắn;
3. Xe ba gát được phép chở không quá 04 chai chứa khí đốt hóa lỏng có dung tích chứa tối đa của mỗi chai không quá 100 lít và phải được để đứng, neo buộc chắc chắn.
Điều 16. Điều kiện về an toàn PCCC trong sử dụng khí đốt hoá lỏng ở hộ gia đình
1. Bình gas phải đặt cách xa nguồn nhiệt, phải kiểm tra ống dẫn gas trước khi mở van gas;
2. Khi sử dụng phải theo quy trình mở van chai, bật công tắc bếp;
3. Khi nấu xong khóa van chai trước và tắt bếp sau;
4. Khi phát hiện hiện tượng rò rỉ gas:
a) Nhanh chóng xác định nơi rò rỉ gas bằng cách dùng nước xà bông bôi lên những nơi nghi là rò rỉ, nơi nào sủi bọt bong bóng là nơi đó rò rỉ;
b) Không dùng ngọn lửa để soi tìm vị trí rò rỉ;
c) Tắt hết các nguồn lửa, nguồn nhiệt xung quanh. Không được bật, tắt các công tắc, cầu dao điện trong khu vực;
d) Mở tất cả các cửa cho thông thoáng;
đ) Bịt chặt chỗ rò rỉ, đưa ra khu vực an toàn, thông báo ngay cho nhà cung cấp đến để xử lý.
Điều 17. Nghiêm cấm việc sang nạp khí đốt hoá lỏng khi chưa được các cơ quan chức năng kiểm tra, thẩm định, cấp giấy phép đủ điều kiện hành nghề.
Điều 18. Điều kiện về an toàn PCCC trong thiết kế, xây dựng
1. Thiết kế và xây dựng cửa hàng kinh doanh, kho chứa hóa chất dễ cháy, nổ, độc phải tuân thủ quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622 – 1995 – Phòng cháy chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế;
2. Khoảng cách từ cửa hàng kinh doanh, kho chứa hóa chất dễ cháy, nổ, độc đến cơ sở kinh doanh các mặt hàng lương thực, thực phẩm tối thiểu 10 m; đến dòng nước sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản tối thiểu 50 m;
3. Các loại hóa chất dễ cháy, nổ, độc phải được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, không để lẫn lộn với nhau, phải có nhãn bì theo đúng quy định;
4. Vỏ bao bì đựng hóa chất dễ cháy, nổ, độc phải được xử lý bằng các biện pháp hợp vệ sinh không gây ô nhiễm môi trường, được Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt. Nghiêm cấm sử dụng vỏ bao bì để buôn bán như các mặt hàng phế liệu khác;
5. Phải trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện chữa cháy tại chỗ và phương tiện bảo hộ lao động theo quy định.
Điều 19. Điều kiện an toàn PCCC trong quá trình vận chuyển
1. Đối với các loại phương tiện vận chuyển thô sơ khi vận chuyển các hóa chất dễ cháy, nổ, độc phải có các biện pháp đảm bảo an toàn, có dây ràng buộc chắc chắn không ngã đổ;
2. Không vận chuyển các hóa chất dễ cháy, nổ, độc chung với hành khách trên các phương tiện giao thông vận tải.
Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân thực hiện tốt quy định này thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
1. Người nào có hành vi vi phạm các điều của quy định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình, chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở, chủ phương tiện vận chuyển do thiếu trách nhiệm trong tổ chức, quản lý, kiểm tra việc thực hiện quy định này mà để xảy ra cháy, nổ thì tùy theo tính chất, mức độ thiệt hại mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.f
Điều 22. Giám đốc các sở, ban ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Bến Tre chịu trách nhiệm thi hành quy định này.
Điều 23. Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Sở Thương mại và Du Lịch, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã có trách nhiệm hướng dẫn thi hành quy định này./.
- 1Chỉ thị 12/2004/CT-UBND về đẩy mạnh thực hiện các biện pháp an toàn phòng cháy và chữa cháy do tỉnh Hậu Giang ban hành
- 2Quyết định 2317/QĐ-UBND năm 2014 bãi bỏ Quyết định 2855/2005/QĐ-UBND về điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy trong kinh doanh, vận chuyển, bảo quản, sử dụng xăng dầu, khí đốt hóa lỏng và hóa chất dễ cháy, nổ, độc trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 3Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2014 về tăng cường thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và triển khai thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 1Thông tư 14/1999/TT-BTM hướng dẫn điều kiện kinh doanh xăng dầu do Bộ Thương mại ban hành
- 2Luật phòng cháy và chữa cháy 2001
- 3Nghị định 35/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật phòng cháy và chữa cháy
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Chỉ thị 12/2004/CT-UBND về đẩy mạnh thực hiện các biện pháp an toàn phòng cháy và chữa cháy do tỉnh Hậu Giang ban hành
- 6Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2014 về tăng cường thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và triển khai thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Quyết định 2855/2005/QĐ-UBND về điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy trong kinh doanh, vận chuyển, bảo quản, sử dụng xăng dầu, khí đốt hóa lỏng và hóa chất dễ cháy, nổ, độc trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- Số hiệu: 2855/2005/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/08/2005
- Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre
- Người ký: Nguyễn Quốc Bảo
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/09/2005
- Ngày hết hiệu lực: 19/11/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra