- 1Nghị định 91/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 4Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2851/2011/QĐ-UBND | Quảng Ninh, ngày 9 tháng 9 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY CHẾ SOẠN THẢO, THẨM ĐỊNH, TRÌNH DỰ THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 3492/2006/QĐ-UBND NGÀY 09/11/2006 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 39/TTr-STP ngày 11 tháng 8 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế soạn thảo, thẩm định, trình dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh (sau đây gọi tắt là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định số 3492/2006/QĐ-UBND ngày 09/11/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, cụ thể:
1. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 6 như sau:
“Điều 6. Soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh.
1. Tuỳ theo tính chất và nội dung của quyết định, chỉ thị, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức việc soạn thảo hoặc phân công cơ quan chủ trì soạn thảo dự thảo quyết định, chỉ thị. Cơ quan được phân công chủ trì soạn thảo có các nhiệm vụ sau đây:
a) Khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội ở địa phương liên quan đến dự thảo; nghiên cứu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh và thông tin, tư liệu có liên quan đến dự thảo.
Đối với dự thảo quyết định có quy định về thủ tục hành chính liên quan đến cá nhân, tổ chức (sau đây gọi tắt là thủ tục hành chính), thì cơ quan chủ trì soạn thảo phải tổ chức đánh giá tác động quy định về thủ tục hành chính theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính (sau đây gọi tắt là Nghị định số 63/2010/NĐ-CP)”.
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 7 như sau:
“Điều 7. Lấy ý kiến về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh.
1. Trách nhiệm của cơ quan chủ trì soạn thảo:
a) Tuỳ theo tính chất và nội dung của dự thảo quyết định, chỉ thị, thủ trưởng cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức hữu quan, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của quyết định, chỉ thị.
Trong trường hợp lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp thì cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm xác định những vấn đề cần lấy ý kiến, địa chỉ nhận ý kiến và dành ít nhất 7 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức lấy ý kiến để các đối tượng được lấy ý kiến góp ý vào dự thảo quyết định, chỉ thị.
Đối với dự thảo quyết định có quy định về thủ tục hành chính, thủ trưởng cơ quan chủ trì soạn thảo phải gửi văn bản lấy ý kiến của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh. Hồ sơ gửi lấy ý kiến Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP .
b) Sau khi tổ chức lấy ý kiến tham gia vào dự thảo quyết định, chỉ thị, cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu các ý kiến đóng góp để chỉnh lý dự thảo; đồng thời phải lập các văn bản sau để đưa vào hồ sơ đề nghị thẩm định và hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh:
- Bản tổng hợp ý kiến tham gia vào dự thảo quyết định, chỉ thị;
- Bản giải trình cơ sở pháp lý (giải trình cụ thể về điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật đã áp dụng để xây dựng nội dung trong dự thảo quyết định, chỉ thị);
- Bản nghiên cứu tiếp thu và giải trình các ý kiến tham gia vào dự thảo quyết định, chỉ thị. Trong đó, nội dung thể hiện các vấn đề sau:
+ Những ý kiến đã được tiếp thu để chỉnh lý dự thảo;
+ Giải trình những ý kiến không tiếp thu chỉnh lý dự thảo;
+ Đối với dự thảo quyết định có quy định về thủ tục hành chính, việc tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý đối với quy định về thủ tục hành chính phải được thể hiện thành một phần riêng trong Bản nghiên cứu tiếp thu và giải trình các ý kiến tham gia vào dự thảo, đồng thời được gửi đến Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh để theo dõi.
2. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức hữu quan:
Cơ quan, tổ chức hữu quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo quyết định, chỉ thị.
Đối với dự thảo quyết định có quy định về thủ tục hành chính: Chậm nhất là 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ gửi lấy ý kiến theo quy định, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức hữu quan và đối tượng chịu sự tác động của quy định về thủ tục hành chính thông qua các hình thức được quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ; tổng hợp ý kiến tham gia và gửi văn bản tham gia ý kiến cho cơ quan chủ trì soạn thảo.”
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau:
“Điều 8. Gửi hồ sơ thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh.
1. Khi gửi hồ sơ thẩm định đến Sở Tư pháp, cơ quan được giao chủ trì soạn thảo có trách nhiệm gửi đầy đủ các văn bản, tài liệu sau:
a) Công văn yêu cầu thẩm định (01 bản);
b) Dự thảo Tờ trình Ủy ban nhân dân tỉnh (01 bản);
c) Dự thảo quyết định, chỉ thị (02 bộ);
d) Bản tổng hợp ý kiến tham gia vào dự thảo quyết định, chỉ thị (02 bản);
đ) Các tài liệu liên quan (01 bộ), bao gồm:
- Bản giải trình cơ sở pháp lý (giải trình cụ thể về điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật đã áp dụng để xây dựng nội dung trong dự thảo quyết định, chỉ thị);
- Bản nghiên cứu tiếp thu và giải trình các ý kiến tham gia vào dự thảo quyết định, chỉ thị (nội dung phải thể hiện đầy đủ các thông tin theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 của Quy chế được sửa đổi, bổ sung nêu trên);
- Một số văn bản sử dụng làm cơ sở pháp lý cho việc xây dựng dự thảo quyết định, chỉ thị như: Văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh có liên quan đến nội dung dự thảo; văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan Đảng và của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thông tin, tư liệu khác có liên quan đến dự thảo theo yêu cầu của Sở Tư pháp.
2. Đối với dự thảo quyết định có quy định về thủ tục hành chính, thì ngoài thành phần hồ sơ theo quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này của Quy chế được sửa đổi, bổ sung nêu trên, cơ quan được giao chủ trì soạn thảo còn phải có thêm các văn bản, tài liệu sau:
- Bản đánh giá tác động về thủ tục hành chính (01 bản);
- Văn bản góp ý của cơ quan thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính - Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh (01 bản);
- Bản nghiên cứu tiếp thu và giải trình các ý kiến tham gia vào dự thảo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này, trong đó nội dung tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh đối với quy định về thủ tục hành chính phải được thể hiện thành một phần riêng (01 bản).
3. Nếu việc gửi hồ sơ đề nghị thẩm định không đầy đủ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này của Quy chế được sửa đổi, bổ sung nêu trên, cơ quan thẩm định (Sở Tư pháp) gửi văn bản yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung hồ sơ gửi thẩm định theo đúng quy định.”
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 9 như sau:
“Điều 9. Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Phạm vi thẩm định bao gồm:
a) Sự cần thiết ban hành, đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo quyết định, chỉ thị;
b) Tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo quyết định, chỉ thị với hệ thống pháp luật;
c) Ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản;
Đối với dự thảo quyết định có quy định về thủ tục hành chính, phạm vi nội dung thẩm định tập trung xem xét các vấn đề theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 11 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP .”
5. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 10 như sau:
“Điều 10. Hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo cơ quan chủ trì soạn thảo chuẩn bị hồ sơ dự thảo quyết định, chỉ thị để chuyển đến các thành viên Ủy ban nhân dân chậm nhất là ba ngày trước ngày Ủy ban nhân dân họp. Hồ sơ dự thảo quyết định, chỉ thị trình Ủy ban nhân dân tỉnh gồm:
a) Tờ trình Ủy ban nhân dân tỉnh và dự thảo quyết định, chỉ thị (01 bản);
b) Báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp (01 bản);
c) Bản tổng hợp ý kiến tham gia vào dự thảo quyết định, chỉ thị (01 bản);
d) Các tài liệu liên quan (01 bộ), bao gồm:
- Bản nghiên cứu tiếp thu và giải trình ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp;
- Bản giải trình cơ sở pháp lý (giải trình cụ thể về điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật đã áp dụng để xây dựng nội dung trong dự thảo quyết định, chỉ thị);
- Bản nghiên cứu tiếp thu và giải trình các ý kiến tham gia vào dự thảo quyết định, chỉ thị (nội dung phải thể hiện đầy đủ các thông tin theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 của Quy chế được sửa đổi, bổ sung nêu trên);
- Văn bản sử dụng làm căn cứ pháp lý trong dự thảo quyết định, chỉ thị.”
Điều 2. Nội dung được sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 1 Quyết định này thay thế nội dung quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6, khoản 1 và khoản 2 Điều 7, Điều 8, khoản 2 Điều 9 và khoản 2 Điều 10 của Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 3492/2006/QĐ-UBND ngày 09/11/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký. Các ông (bà): Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 03/2009/QĐ-UBND về Quy định trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành, kiểm tra, rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp của tỉnh Cà Mau
- 2Quyết định 05/2012/QĐ-UBND bổ sung quy định về trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi kèm theo Quyết định 04/2007/QĐ-UBND
- 3Quyết định 01/2012/QĐ-UBND quy định về trình tự, thủ tục, soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Long An
- 4Quyết định 23/2013/QĐ-UBND quy định mức chi, quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 5Quyết định 823/QĐ-UBND bổ sung Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước năm 2013
- 6Quyết định 693/QĐ-UBND năm 2013 đính chính văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành
- 7Quyết định 26/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế soạn thảo, ban hành và rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa kèm theo Quyết định 11/2012/QĐ-UBND
- 8Quyết định 21/2014/QĐ-UBND về Quy chế xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
- 1Nghị định 91/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 4Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 5Quyết định 03/2009/QĐ-UBND về Quy định trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành, kiểm tra, rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp của tỉnh Cà Mau
- 6Quyết định 05/2012/QĐ-UBND bổ sung quy định về trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi kèm theo Quyết định 04/2007/QĐ-UBND
- 7Quyết định 01/2012/QĐ-UBND quy định về trình tự, thủ tục, soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Long An
- 8Quyết định 23/2013/QĐ-UBND quy định mức chi, quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 9Quyết định 823/QĐ-UBND bổ sung Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước năm 2013
- 10Quyết định 693/QĐ-UBND năm 2013 đính chính văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành
- 11Quyết định 26/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế soạn thảo, ban hành và rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa kèm theo Quyết định 11/2012/QĐ-UBND
Quyết định 2851/2011/QĐ-UBND sửa đổi quy chế soạn thảo, thẩm định, trình tự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh kèm theo Quyết định 3492/2006/QĐ-UBND do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- Số hiệu: 2851/2011/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 09/09/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh
- Người ký: Nguyễn Văn Đọc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 19/09/2011
- Ngày hết hiệu lực: 16/01/2014
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực