Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2836/QĐ-UBND | Bình Định, ngày 13 tháng 08 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;
Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15/11/2010;
Căn cứ Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị;
Căn cứ Nghị định số 26/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành xây dựng;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 20/2008/TTLT-BXD-BNV ngày 16/12/2008 của Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành Xây dựng;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 06/2014/TTLT-BXD-BNV ngày 14/5/2014 của Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở Xây dựng;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp hoạt động giữa Thanh tra Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Xây dựng; Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan; Chánh thanh tra Sở Xây dựng; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY CHẾ
PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG GIỮA THANH TRA SỞ XÂY DỰNG, ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TRONG VIỆC QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Kèm theo Quyết định số 2836/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp giữa Thanh tra Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi tắt là UBND cấp huyện) và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là UBND cấp xã) trong công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh.
2. Đối tượng áp dụng
a. Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh.
b. Cán bộ, công chức, viên chức, Thanh tra viên ngành Xây dựng được phân công quản lý trật tự xây dựng và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
1. Công tác phối hợp phải đảm bảo tính thống nhất, đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Sở Xây dựng, UBND cấp huyện, UBND cấp xã theo quy định của pháp luật, nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ.
2. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, Thanh tra Sở Xây dựng, UBND cấp huyện, UBND cấp xã có trách nhiệm chủ động phối hợp nhau để giải quyết công việc theo đúng quy định của pháp luật.
3. Việc quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự xây dựng phải thông báo cho nhau bằng văn bản hoặc liên hệ trực tiếp để biết và phối hợp thực hiện.
4. Thanh tra Sở Xây dựng chỉ đạo các Đội thanh tra xây dựng quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự xây dựng theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm về hoạt động của lực lượng thanh tra xây dựng theo quy định của pháp luật.
5. UBND cấp huyện chỉ đạo đơn vị có chức năng quản lý xây dựng trực thuộc thường xuyên kiểm tra, quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
6. UBND cấp xã chịu trách nhiệm quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn do mình quản lý.
Chương II
NỘI DUNG PHỐI HỢP VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
Điều 3. Phạm vi phối hợp trong công tác quản lý và xử lý các hành vi vi phạm trật tự xây dựng
1. Công trình xây dựng theo quy định của pháp luật phải có giấy phép xây dựng mà không có giấy phép xây dựng của cấp có thẩm quyền cấp.
2. Công trình xây dựng sai một trong các nội dung giấy phép xây dựng và các bản vẽ thiết kế đã được cơ quan cấp phép đóng dấu thẩm định kèm theo giấy phép xây dựng.
3. Công trình sai quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Công trình xây dựng có tác động đến chất lượng công trình lân cận gây lún, nứt, gây sụp đổ hoặc có nguy cơ gây sụp đổ; ảnh hưởng đến môi trường, cộng đồng dân cư.
5. Công trình xây dựng không che chắn, để rơi vãi vật liệu xây dựng gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh; để vật liệu không đúng nơi quy định.
6. Các hành vi vi phạm khác liên quan đến trật tự xây dựng như: An toàn lao động, hành lang an toàn hệ thống hạ tầng kỹ thuật điện, hành lang bảo vệ cầu, cống, cáp quang, ống cấp nước…
Điều 4. Trách nhiệm của Sở Xây dựng
1. Chỉ đạo Thanh tra Sở xây dựng
a. Tham gia phối hợp với UBND cấp huyện, cấp xã thực hiện việc tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân liên quan chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự xây dựng trên địa bàn.
b. Xây dựng kế hoạch kiểm tra và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra thường xuyên đối với công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
c. Cử cán bộ thanh tra xây dựng kịp thời tham gia phối hợp với UBND cấp huyện, cấp xã kiểm tra, xử lý vi phạm khi có yêu cầu phối hợp của UBND cấp huyện, cấp xã.
2. Kiểm tra, đôn đốc UBND cấp huyện xử lý vi phạm về trật tự xây dựng theo thẩm quyền; kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân buông lỏng quản lý trật tự xây dựng, không xử lý kịp thời đối với các hành vi vi phạm trật tự xây dựng.
3. Giải quyết kịp thời các kiến nghị về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác quản lý trật tự xây dựng của UBND cấp huyện, cấp xã khi có yêu cầu.
Điều 5. Trách nhiệm của Thanh tra Sở Xây dựng
1. Chịu trách nhiệm hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức, viên chức, thanh tra viên làm công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh.
2. Chỉ đạo các Đội thanh tra xây dựng
a. Thường xuyên kiểm tra, phối hợp với phòng quản lý xây dựng cấp huyện, UBND cấp xã để kiểm tra về trật tự xây dựng; kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm về trật tự xây dựng, lập biên bản vi phạm hành chính hoặc đề nghị phòng quản lý xây dựng cấp huyện, UBND cấp xã lập biên bản vi phạm hành chính, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định.
b. Đề nghị Chủ tịch UBND cấp xã ban hành quyết định đình chỉ thi công theo quy định.
c. Theo dõi, đôn đốc các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước liên quan đến công trình vi phạm phải thực hiện nghiêm túc, đúng thời hạn các yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong quyết định đình chỉ thi công xây dựng, cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm theo quy định của pháp luật.
3. Quyết định đình chỉ, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng khi UBND cấp huyện không xử lý kịp thời.
4. Kiến nghị Giám đốc Sở Xây dựng báo cáo và đề xuất UBND tỉnh các biện pháp để quản lý trật tự xây dựng có hiệu quả, phù hợp tình hình thực tế của địa phương.
5. Chịu trách nhiệm về công tác quản lý và tình hình vi phạm trật tự xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý; xử lý cán bộ dưới quyền được phân công quản lý trật tự xây dựng để xảy ra vi phạm mà không xử lý kịp thời, dung túng bao che cho các hành vi vi phạm.
Điều 6. Trách nhiệm của UBND cấp huyện
1. Chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng thực hiện việc tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các tổ chức và nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự xây dựng trên địa bàn.
2. Chỉ đạo phòng quản lý xây dựng cấp huyện, UBND cấp xã và các cơ quan liên quan thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về trật tự xây dựng và xử lý các hành vi vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Trường hợp hành vi vi phạm về trật tự xây dựng có tính chất và quy mô phức tạp thì UBND cấp huyện chủ trì, phối hợp với Thanh tra Sở Xây dựng để thực hiện kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Tiếp nhận hồ sơ vi phạm hành chính về trật tự xây dựng do UBND cấp xã trình để ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định đình chỉ thi công, quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm và tổ chức thực hiện xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
4. Kiểm tra, giám sát, đôn đốc và tổ chức thực hiện kết luận kiểm tra, quyết định xử lý vi phạm trật tự xây dựng của cấp thẩm quyền đối với các công trình xây dựng trên địa bàn mình quản lý.
5. Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu theo đề nghị của Sở Xây dựng để phục vụ cho hoạt động thanh tra, kiểm tra về trật tự xây dựng. Đồng thời cử cán bộ chuyên môn tham gia phối hợp với Thanh tra Xây dựng kiểm tra và đề xuất xử lý vi phạm khi có yêu cầu phối hợp của Thanh tra xây dựng.
6. Chịu trách nhiệm về tình hình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn quản lý; xử lý Chủ tịch UBND cấp xã và cán bộ dưới quyền được phân công quản lý trật tự xây dựng để xảy ra vi phạm.
Điều 7. Trách nhiệm của UBND cấp xã
1. Chịu trách nhiệm về tình hình quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn; xử lý cán bộ dưới quyền được phân công quản lý trật tự xây dựng để xảy ra vi phạm mà không xử lý kịp thời, dung túng bao che cho hành vi vi phạm.
2. Chỉ đạo cán bộ phụ trách quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện hành vi vi phạm trật tự xây dựng, lập biên bản vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc phối hợp với phòng quản lý xây dựng cấp huyện, Đội Thanh tra Xây dựng kiểm tra, lập biên bản vi phạm, trình cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định.
3. Kịp thời ban hành các quyết định đình chỉ thi công xây dựng, quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm theo thẩm quyền hoặc theo đề nghị của Đội Thanh tra Xây dựng.
4. Đề nghị lực lượng công an phối hợp thực hiện nghiêm túc quyết định đình chỉ thi công xây dựng, cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm; yêu cầu tổ chức và cá nhân cung cấp dịch vụ điện, nước ngừng cung cấp điện, nước theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức thực hiện cưỡng chế tất cả các công trình xây dựng vi phạm theo quyết định cưỡng chế của Chủ tịch UBND cấp xã, Chủ tịch UBND cấp huyện và Chánh thanh tra Sở Xây dựng.
6. Kiến nghị Chủ tịch UBND cấp huyện xử lý các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng vượt thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã; báo cáo, đề xuất xử lý các sai phạm của cán bộ làm công tác quản lý trật tự xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện và của Thanh tra Sở Xây dựng.
7. Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu, hồ sơ liên quan theo đề nghị của Thanh tra Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp huyện để phục vụ cho công tác kiểm tra trật tự xây dựng.
Thường xuyên tổ chức kiểm tra phát hiện các vi phạm trật tự xây dựng, lập biên bản vi phạm hành chính về trật tự xây dựng theo thẩm quyền, đồng thời đề nghị cấp thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Chế độ thông tin báo cáo và lưu trữ hồ sơ, tài liệu
1. Thanh tra Sở Xây dựng và Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo lực lượng làm công tác quản lý trật tự xây dựng và các cơ quan có liên quan phối hợp chặt chẽ trong công tác nắm bắt tình hình, trao đổi thông tin, lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan đến tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.
2. UBND cấp huyện có trách nhiệm thường xuyên tổng hợp báo cáo UBND tỉnh qua Sở Xây dựng tình hình quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn theo định kỳ hàng quý, năm. Thời gian báo cáo vào các ngày 15 tháng cuối quý, năm.
3. UBND cấp xã có trách nhiệm thường xuyên tổng hợp báo cáo cho UBND cấp huyện qua Phòng quản lý xây dựng cấp huyện tình hình quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn theo định kỳ hàng quý, năm. Thời gian báo cáo vào các ngày 10 tháng cuối quý, năm.
Chương III
1. Sở Xây dựng chịu trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến Quy chế này cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh; xây dựng chuyên mục hỏi đáp pháp luật về trật tự xây dựng phát trên sóng phát thanh địa phương.
2. UBND cấp huyện có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến Quy chế này đến UBND cấp xã và nhân dân trên địa bàn biết và thực hiện. Chỉ đạo Đài truyền thanh địa phương thường xuyên tuyên truyền các quy định của pháp luật về trật tự xây dựng trên địa bàn.
3. UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến Quy chế này đến nhân dân trên địa bàn cấp xã biết và thực hiện.
1. UBND cấp huyện giao cho phòng quản lý xây dựng cấp huyện và UBND cấp xã thực hiện công tác phối hợp với Thanh tra Sở Xây dựng (các đội Thanh tra Xây dựng quản lý địa bàn trực tiếp).
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, phát sinh, các tổ chức, cá nhân phản ảnh về Sở Xây dựng để được hướng dẫn thực hiện hoặc tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
- 1Quyết định 07/2015/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp Quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 2Quyết định 06/2015/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 3Quyết định 37/2015/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 4Quyết định 2113/QĐ-UBND năm 2015 Ban hành Quy chế phối hợp hoạt động và quan hệ công tác giữa Ủy ban nhân dân với Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 5Quy chế 25/QCPH/UBND-HNDT năm 2016 phối hợp hoạt động giữa Ủy ban nhân dân và Hội Nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020
- 6Quyết định 1916/QĐ-UBND năm 2016 thanh tra toàn diện việc chấp hành quy định pháp luật trong công tác quản lý đất đai; quản lý đầu tư, xây dựng trên địa bàn huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
- 7Quyết định 51/2018/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị định 180/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị
- 3Thông tư liên tịch 20/2008/TTLT-BXD-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân cấp xã về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng do Bộ Xây dựng - Bộ Nội vụ ban hành
- 4Luật thanh tra 2010
- 5Nghị định 26/2013/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Xây dựng
- 6Thông tư liên tịch 06/2014/TTLT-BXD-BNV hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở Xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng - Bộ Nội vụ ban hành
- 7Luật Xây dựng 2014
- 8Quyết định 07/2015/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp Quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 9Quyết định 06/2015/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 10Quyết định 37/2015/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 11Quyết định 2113/QĐ-UBND năm 2015 Ban hành Quy chế phối hợp hoạt động và quan hệ công tác giữa Ủy ban nhân dân với Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 12Quy chế 25/QCPH/UBND-HNDT năm 2016 phối hợp hoạt động giữa Ủy ban nhân dân và Hội Nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020
- 13Quyết định 1916/QĐ-UBND năm 2016 thanh tra toàn diện việc chấp hành quy định pháp luật trong công tác quản lý đất đai; quản lý đầu tư, xây dựng trên địa bàn huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Quyết định 2836/QĐ-UBND năm 2015 về Quy chế phối hợp hoạt động giữa Thanh tra Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc quản lý trật tự xây dựng do tỉnh Bình Định ban hành
- Số hiệu: 2836/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/08/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
- Người ký: Phan Cao Thắng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/08/2015
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra