Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2820/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 27 tháng 7 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN SẮP XẾP CÁC TRƯỜNG MẦM NON, TIỂU HỌC, TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG CÓ NHIỀU CẤP HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII “Về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”;

Căn cứ Nghị quyết số 44/2014/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

Căn cứ Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 ngày 16/10/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa;

Căn cứ Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21/9/2018 của Chính phủ Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;

Theo đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Công văn số 1896/SGDĐT-KHTC ngày 14/7/2021 (kèm theo Công văn số 1220/STP-XDVB ngày 30/6/2021 của Sở Tư pháp).

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án sắp xếp các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 - 2025, với các nội dung chính như sau:

1. Mục tiêu

Sắp xếp các trường mầm non (MN), tiểu học (TH), trung học cơ sở (THCS) và trường phổ thông có nhiều cấp học trên địa bàn tỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn lực, cơ sở vật chất, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII “Về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”.

2. Đối tượng, nguyên tắc, tiêu chí và lộ trình thực hiện đến năm 2025

2.1. Đối tượng

- Các trường tiểu học, trung học cơ sở có quy mô nhỏ (tiểu học dưới 10 lớp, THCS dưới 8 lớp) trên địa bàn tỉnh.

- Các trường mầm non, tiểu học, THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học của các xã mới thành lập sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã theo Nghị quyết 786/NQ-UBTVQH14 ngày 16/10/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

2.2. Nguyên tắc sắp xếp

- Sắp xếp các trường mầm non, tiểu học, THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học trên địa bàn tỉnh cho phù hợp với các quy định của pháp luật và tình hình thực tế của các địa phương, phù hợp với quy hoạch, đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực, cơ sở vật chất hiện có , góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đáp ứng tốt nhu cầu học tập của nhân dân các d ân tộc trong tỉnh.

- Việc sắp xếp các trường học phải căn cứ vào số lượng học sinh, số lớp của các trường học nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục, sử dụng tốt đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và cơ sở vật chất hiện có. Đối với trường học ở khu vực miền núi, việc sắp xếp phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm dân cư, phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc và điều kiện thực tế của các địa phương.

2.3. Tiêu chí sắp xếp

- Đối với các trường mầm non, thực hiện sáp nhập các trường mầm non trên địa bàn xã mới thành lập sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã theo Nghị quyết 786/NQ-UBTVQH14 ngày 16/10/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nếu đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đội ngũ giáo viên và phù hợp với tình hình thực tế của các địa phương.

- Đối với các trường tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông có nhiều cấp học: Thực hiện sáp nhập, ghép các trường học có quy mô nhỏ trên địa bàn xã, cụ thể:

+ Đối với các trường tiểu học có quy mô dưới 10 lớp, xem xét ghép với trường trung học cơ sở trên cùng địa bàn xã.

+ Đối với các trường trung học cơ sở có quy mô dưới 08 lớp, xem xét ghép với trường tiểu học trên cùng địa bàn xã; những nơi có điều kiện giao thông thuận lợi thì có thể xem xét, sáp nhập theo mô hình liên xã.

+ Đối với các xã có hai đến ba trường tiểu học, THCS, TH&THCS thì xem xét, sáp nhập hoặc ghép trường để phù hợp với thực tế, đảm bảo quy mô và giảm số lượng trường, nhưng phải đảm bảo đủ điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và thuận lợi cho học sinh đến trường (đối với các xã hình thành do sáp nhập đơn vị hành chính thì xem xét sắp xếp trường theo cấp học để thuận lợi cho các hoạt động chuyên môn).

2.4. Lộ trình thực hiện đến năm 2025

Trên cơ sở định hướng và tình hình thực tiễn trường, lớp của các địa phương, UBND tỉnh xác định lộ trình sắp xếp các trường mầm non, phổ thông hiện có đến năm 2025 như sau:

Năm

Loại trường

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Mầm non

638

636

633

629

628

Tiểu học

598

590

582

578

575

TH&THCS

69

72

75

75

76

THCS

548

538

531

527

524

Tổng cộng

1.853

1.836

1.821

1.809

1.803

(Chi tiết việc ghép hoặc sáp nhập và số lượng các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học của huyện, thị xã, thành phố đến năm 2025 tại phụ lục kèm theo).

3. Tổ chức thực hiện

3.1. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố, triển khai có hiệu quả, đảm bảo đúng tiến độ Đề án sắp xếp các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học hiện có tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025; đồng thời, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Đề án nêu trên.

- Phối hợp với cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo và các phòng ban liên quan của UBND các huyện, thị xã, thành phố, thực hiện và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp.

- Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra các hoạt động chuyên môn của các nhà trường, nhất là các trường học thuộc diện phải sáp nhập hoặc ghép nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

- Phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan, xây dựng tiêu chí đánh giá, lựa chọn lãnh đạo các nhà trường, đảm bảo khách quan, minh bạch; xây dựng cơ chế chính sách (chế độ ưu tiên, thời hạn điều động…) hỗ trợ đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên hành chính thuộc diện phải điều động, luân chuyển, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; xây dựng và thực hiện các phương án bố trí, điều tiết đội ngũ giáo viên của các nhà trường theo quy định của pháp luật, đảm bảo đủ giáo viên đối với từng bộ môn; tránh tình trạng thừa, thiếu về cơ cấu.

- Định kỳ, hằng năm tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh tình hình triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh.

3.2. Sở Nội vụ

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố sắp xếp, bố trí, sử dụng cán bộ, viên chức, lao động hợp đồng của các trường sau sắp xếp theo đúng quy định.

3.3. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí cho các địa phương đảm bảo chế độ của cán bộ, giáo viên các trường sau khi sáp nhập hoặc ghép thuộc diện tinh giản biên chế hoặc dôi dư phải điều động luân chuyển; tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện các dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách tỉnh, hỗ trợ một phần kinh phí cho các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện.

3.4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các sở, ban, ngành liên quan, cân đối ngân sách đầu tư hàng năm cho các địa phương xây dựng cơ sở vật chất cho các trường ghép hoặc sáp nhập.

3.5. Sở Xây dựng

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, điều chỉnh bổ sung việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất của các cơ sở giáo dục theo chức năng, nhiệm vụ được giao, nhằm đảm bảo đủ quỹ đất cho các trường xây dựng trường chuẩn quốc gia, đồng thời dành quỹ đất dự phòng cho các cơ sở giáo dục dự kiến thành lập mới trong các giai đoạn tiếp theo.

3.6. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong việc rà soát quỹ đất, xây dựng kế hoạch sử dụng đất theo chức năng nhiệm vụ được giao của từng giai đoạn và cấp chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở giáo dục theo quy định.

3.7. Ban Dân tộc

Tuyên truyền chủ trương của tỉnh về việc sắp xếp các trường mầm non, phổ thông đến nhân dân, đồng bào dân tộc, đặc biệt là đồng bào dân tộc thuộc khu vực khó khăn, biên giới. Tham gia giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với học sinh, cán bộ giáo viên; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh các chính sách đặc thù đối với khu vực miền núi khi thực hiện sắp xếp các trường học.

3.8. Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan thông tấn, báo chí địa phương, Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh

Xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền sự cần thiết của việc sắp xếp, điều chỉnh mạng lưới trường mầm non và phổ thông; đưa tin kịp thời và thường xuyên tiến độ thực hiện, các địa phương làm tốt để phổ biến kinh nghiệm cho các đơn vị khác học tập.

3.9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức đoàn thể cấp tỉnh

Trên cơ sở Đề án được phê duyệt, đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức đoàn thể cấp tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân, đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân ủng hộ, tham gia tích cực việc thực hiện Đề án.

3.10. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Chủ trì, chịu trách nhiệm xây dựng phương án sắp xếp mạng lưới các trường mầm non, tiểu học, THCS, trường phổ thông có nhiều cấp học cụ thể từng năm học, theo lộ trình đã được UBND tỉnh phê duyệt, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

- Kiện toàn Ban Chỉ đạo cấp huyện, chỉ đạo các phòng ban liên quan cấp huyện thực hiện việc sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, đảm bảo công khai, công bằng, minh bạch.

- Huy động các nguồn lực của địa phương để đầu tư bổ sung các điều kiện cho các trường được sắp xếp, đảm bảo hoạt động hiệu quả, chất lượng.

- Hàng năm, tổ chức đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện về Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, Trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2 Quyết định;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (để b/c);
- TT Tỉnh ủy, TTr HĐND tỉnh (để b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ và các đoàn thể cấp tỉnh;
- Lưu: VT, VX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đầu Thanh Tùng

 

PHỤ LỤC:

DANH SÁCH, SỐ LƯỢNG CÁC TRƯỜNG MẦM NON, TIỂU HỌC, TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG CÓ NHIỀU CẤP HỌC GHÉP HOẶC SÁP NHẬP CỦA CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Quyết định số    /QĐ-UBND ngày   /   /2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

STT

Huyện, thị xã, thành phố

Năm

Kế hoạch ghép hoặc sáp nhập các trường học

Tổng số

Số trường học sau sắp xếp

Mầm non

Tiểu học

THCS

TH& THCS

1

Mường Lát

 

Giữ ổn định mạng lưới trường học như hiện nay

31

10

11

9

1

2

Quan Hóa

2021

 

49

17

17

15

0

2022

 

49

17

17

15

0

2023

Sáp nhập Trường THCS Phú Lệ vào Trường PTDTBT THCS Phú Thanh

48

17

17

14

0

2024

 

48

17

17

14

0

2025

 

48

17

17

14

0

3

Quan Sơn

2021

 

41

15

13

12

1

2022

Ghép Trường Tiểu học Trung Xuân vào Trường THCS Trung Xuân

40

15

12

11

2

2023

 

40

15

12

11

2

2024

 

40

15

12

11

2

2025

 

40

15

12

11

2

4

Bá Thước

2021

Sáp nhập Trường PTCS Lâm Trường vào Trường Tiểu học Điền Lư thành Trường Tiểu học Điền Lư

71

24

23

23

1

2022

Ghép Trường Tiểu học Thành Sơn vào Trường THCS Thành Sơn

70

24

22

22

2

2023

Ghép Trường Tiểu học Lương Ngoại vào Trường THCS Lương Ngoại

69

24

21

21

3

2024

Ghép Trường Tiểu học Điền Thượng vào Trường THCS Điền Thượng

68

24

20

20

4

2025

Sáp nhập 3 Trường Tiểu học: Lâm Xa, Tân Lập và thị Trấn Cành Nàng thành Trường Tiểu học Thị Trấn Cành Nàng; Sáp nhập 3 Trường THCS: Lâm Xa, Tân Lập và thị Trấn Cành Nàng thành Trường THCS Thị trấn Cành Nàng.

64

24

18

18

4

5

Lang Chánh

2021

Sáp nhập Trường THCS Thị trấn Lang Chánh I với THCS Thị trấn Lang Chánh II

30

11

8

8

3

2022

 

30

11

8

8

3

2023

 

30

11

8

8

3

2024

 

30

11

8

8

3

2025

 

30

11

8

8

3

6

Ngọc Lặc

 

Giữ ổn định mạng lưới trường học như hiện nay

74

24

26

21

3

7

Cẩm Thủy

 

Giữ ổn định mạng lưới trường học như hiện nay

55

19

16

16

4

8

Thạch Thành

 

Giữ ổn định mạng lưới trường học như hiện nay

89

29

31

27

2

9

Thường Xuân

2021

 

58

17

23

18

 

2022

 

58

17

23

18

 

2023

 

58

17

23

18

 

2024

Sáp Trường Tiểu học Tân Thành 1 và Trường Tiểu học Tân Thành 2

57

17

22

18

 

2025

 

57

17

22

18

 

10

Như Thanh

 

Giữ ổn định mạng lưới trường học như hiện nay

46

14

18

14

 

11

Như Xuân

 

Giữ ổn định mạng lưới trường học như hiện nay

48

18

12

12

6

12

Vĩnh Lộc

2021

 

45

16

13

13

3

2022

 

45

16

13

13

3

2023

 

45

16

13

13

3

2024

Sáp nhập Trường Mầm non Thị trấn Vĩnh Lộc và Trường Mầm non Vĩnh Thành

44

15

13

13

3

2025

 

44

15

13

13

3

13

Yên Định

2021

- Sáp nhập Trường Mầm non Yên Phú và Trường Mầm non Yên Giang.

- Sáp nhập Trường Tiểu học Yên Bái và Tiểu học Yên Trường.

- Sáp nhập Trường THCS Yên Bái và Trường THCS Yên Trường.

82

28

26

26

2

2022

- Sáp nhập Trường Tiểu học Yên Phú với Trường Tiểu học Yên Giang.

- Sáp nhập Trường THCS Yên Phú với Trường THCS Yên Giang

80

28

25

25

2

2023

Ghép Trường Tiểu học Định Công vào Trường THCS Định Công

79

28

24

24

3

2024

 

79

28

24

24

3

2025

Sáp nhập Trường Mầm non Yên Bái và Trường Mầm non Yên Trường

78

27

24

24

3

14

Thiệu Hóa

2021

 

79

28

23

23

5

2022

 

79

28

23

23

5

2023

Ghép Trường Tiểu học Thiệu Vận vào Trường THCS Thiệu Vận

78

28

22

22

6

2024

 

78

28

22

22

6

2025

 

78

28

22

22

6

15

Đông Sơn

 

Giữ ổn định mạng lưới trường học như hiện nay

35

15

5

5

10

16

Thọ Xuân

2021

- Sáp nhập Trường Mầm non Công ty đường, Trường Mầm non Lam Sơn và Trường Mầm non Xuân Lam thành Trường Mầm non thị trấn Lam Sơn; Trường Mầm non Xuân Tân, Trường Mầm non Xuân Vinh và Trường Mầm non Thọ Trường thành Trường Mầm non Trường Xuân.

- Sáp nhập Trường Tiểu học Xuân Lam và Trường Tiểu học Lam Sơn thành Trường Tiểu học Thị trấn Lam Sơn; Trường Tiểu học Xuân Yên và Trường Tiểu học Phú Yên thành Trường Tiểu học Phú Xuân.

- Sáp nhập Trường THCS Xuân Lam và Trường THCS Lam Sơn thành Trường THCS Lam Sơn; Trường THCS Xuân Yên và Trường THCS Phú Yên thành Trường THCS Phú Xuân.

109

36

34

36

3

2022

- Sáp nhập Trường Mầm non Xuân Thành, Trường Mầm non Thọ Nguyên và Trường Mầm non Xuân Khánh thành Trường Mầm non Xuân Hồng.

- Sáp nhập Trường Tiểu học Xuân Châu và Trường Tiểu học Thọ Minh thành Trường Trường Tiểu học Thuận Minh.

- Sáp nhập Trường THCS Xuân Tân, Trường THCS Xuân Vinh và Trường THCS Thọ Trường thành Trường THCS Trường Xuân.

104

34

33

34

3

2023

- Sáp nhập Trường Mầm non Xuân Châu và Trường Mầm non Thọ Minh thành Trường Mầm non Thuận Minh; Trường Mầm non Sao Vàng và Trường Mầm non Xuân Thắng thành Trường Mầm non thị trấn Sao Vàng.

- Sáp nhập Trường Tiểu học Xuân Quang và Trường Tiểu học Xuân Sơn thành Trường Tiểu học Xuân Sinh; Trường Tiểu học Xuân Thắng và Trường Tiểu học thị trấn Sao Vàng thành Trường Tiểu học thị trấn Sao Vàng; Trường TH&THCS Xuân Thành (khối tiểu học), Trường Tiểu học Thọ Nguyên và Trường Tiểu học Xuân Khánh thành Trường Tiểu học Xuân Hồng.

- Sáp nhập Trường TH&THCS Xuân Thành (khối THCS), Trường THCS Thọ Nguyên và Trường THCS Xuân Khánh thành Trường THCS Xuân Hồng.

97

32

30

33

2

2024

- Sáp nhập Trường Mầm non Hạnh Phúc và Trường Mầm non thị trấn Thọ Xuân thành Trường Mầm non thị trấn Thọ Xuân; Trường Mầm non Xuân Quang và Trường Mầm non Xuân Sơn thành Trường Mầm non Xuân Sinh.

- Sáp nhập Trường TH&THCS Hạnh phúc (khối TH) vào Trường Tiểu học Thọ Xuân; Trường TH&THCS Thọ Thắng (khối TH) vào Trường tiểu học Xuân Lập.

- Sáp nhập Trường THCS Xuân Quang và Trường THCS Xuân Sơn thành Trường THCS Xuân Sinh; Trường THCS thị trấn Sao Vàng và Trường THCS Xuân Thắng thành Trường THCS thị trấn Sao Vàng; Trường TH&THCS Thọ Thắng (khối THCS) vào Trường THCS Xuân Lập; Trường TH&THCS Hạnh Phúc (khối THCS) vào Trường THCS thị trấn Thọ Xuân.

91

30

30

31

 

2025

 

91

30

30

31

 

17

Triệu Sơn

 

Giữ ổn định mạng lưới trường học như hiện nay

101

36

30

29

6

18

Nông Cống

 

Giữ ổn định mạng lưới trường học như hiện nay

97

34

33

30

 

19

Thị xã Nghi Sơn

2021

 

102

34

34

30

4

2022

- Sáp nhập Trường Tiểu học Nguyên Bình A và Trường Tiểu học Nguyên Bình B.

- Sáp nhập Trường THCS Hải Hòa và Trường THCS Thị trấn; Trường THCS Hùng Sơn và Trường THCS Các Sơn.

99

34

33

28

4

2023

 

99

34

33

28

4

2024

Giải thể Trường Tiểu học Các Sơn A để sáp nhập vào Trường Tiểu học Các Sơn B và Trường Tiểu học Hùng Sơn

98

34

32

28

4

2025

Ghép Trường Tiểu học Tùng Lâm vào Trường THCS Tùng Lâm

97

34

31

27

5

20

Quảng Xương

 

Giữ ổn định mạng lưới trường học như hiện nay

86

30

28

27

1

21

Thành phố Sầm Sơn

 

Giữ ổn định mạng lưới trường học như hiện nay

37

12

13

12

 

22

Hoằng Hóa

2021

Sáp nhập Trường Tiểu học Lê Tất Đắc và Trường Tiểu học thị trấn Bút Sơn 2

120

43

37

34

6

2022

Ghép Trường Tiểu học Hoằng Yến vào Trường THCS Hoằng Yến

119

43

36

33

7

2023

 

119

43

36

33

7

2024

 

119

43

36

33

7

2025

 

119

43

36

33

7

23

Hậu Lộc

2021

Sáp nhập Trường Tiểu học Thịnh lộc và Trường Tiểu học Thị trấn; Trường THCS Thịnh Lộc và Trường THCS Thị trấn

81

28

27

24

2

2022

Sáp nhập Trường Tiểu học Thuần Lộc và Trường Tiểu học Văn Lộc; Trường THCS Thuần Lộc và Trường THCS Văn Lộc

79

28

26

23

2

2023

Ghép Trường Tiểu học Lộc Sơn và Trường THCS Lộc Sơn

78

28

25

22

3

2024

 

78

28

25

22

3

2025

 

78

28

25

22

3

24

Nga Sơn

2021

 

79

27

26

24

2

2022

 

79

27

26

24

2

2023

Sáp nhập Trường THCS Nga Phượng 1 và Trường THCS Nga Phượng 2

78

27

26

23

2

2024

Ghép Trường Tiểu học Nga Thắng vào Trường THCS Nga Thắng

77

27

25

22

3

2025

 

77

27

25

22

3

25

Hà Trung

2021

 

70

24

25

21

 

2022

Sáp nhập Trường THCS Hà Lâm và Trường THCS Hà Ninh; Trường Tiểu học Hà Phú và Trường Tiểu học Hà Toại.

68

24

24

20

 

2023

Sáp nhập Trường Tiểu học Hà Vân và Trường Tiểu học Hà Thanh; Trường Mầm non Hà Phong và Trường Mầm non thị trấn Hà Trung.

66

23

23

20

 

2024

Sáp nhập Trường Mầm non Hà Thanh và Trường Mầm non Hà Vân

65

22

23

20

 

2025

 

65

22

23

20

 

26

Thị xã Bỉm Sơn

 

Giữ ổn định mạng lưới trường học như hiện nay

23

8

7

6

2

27

Thành phố Thanh Hóa

2021

Sáp nhập Trường Mầm non Đông Hưng với Trường Mầm non An Hoạch

115

41

39

33

2

2022

 

115

41

39

33

2

2023

 

115

41

39

33

2

2024

 

115

41

39

33

2

2025

 

115

41

39

33

2

 

Tổng

2021

 

1.853

638

598

548

69

2022

 

1.836

636

590

538

72

2023

 

1.821

633

582

531

75

2024

 

1.809

629

578

527

75

2025

 

1.803

628

575

524

76