Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2803/QĐ-BNN-KTHT | Hà Nội, ngày 12 tháng 7 năm 2023 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2022, Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới;
Căn cứ Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20- NQ/TW, Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ngày 16 tháng 6 năm 2022 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ngày 16 tháng 6 năm 2022 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng Bộ; Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 09/NQ-CP NGÀY 02 THÁNG 02 NĂM 2023 CỦA CHÍNH PHỦ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 20-NQ/TW NGÀY 16 THÁNG 6 NĂM 2022, HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM, BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XIII VỀ TIẾP TỤC ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TẬP THỂ TRONG GIAI ĐOẠN MỚI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2803/QĐ-BNN-KTHT ngày 12/07/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao tại Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2023 của Chính phủ (Nghị quyết số 09/NQ-CP) ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ngày 16 tháng 6 năm 2022 (Nghị quyết số 20-NQ/TW) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.
Để triển khai hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết của Đảng, Chính phủ về đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới đã đề ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và PTNT) ban hành Kế hoạch hành động với các nội dung chủ yếu sau:
1. Xây dựng Kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và PTNT nhằm thống nhất trong chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ, ngành nông nghiệp và PTNT các địa phương tổ chức quán triệt, triển khai quyết liệt, hiệu quả, đồng bộ, thường xuyên cả về công tác chính trị, tư tưởng; tạo sự chuyển biến rõ rệt, thống nhất trong nhận thức và hành động của cán bộ công chức, viên chức và người lao động ngành nông nghiệp và PTNT thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW.
2. Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã được nêu tại Nghị quyết số 09/NQ-CP, xác định rõ nội dung, nhiệm vụ cụ thể để Bộ Nông nghiệp và PTNT, các đơn vị thuộc Bộ, các cơ quan ngành nông nghiệp và PTNT các địa phương tập trung chỉ đạo, bảo đảm thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp mà Nghị quyết số 20-NQ/TW và Nghị quyết số 09/NQ- CP đã đề ra, đó là:
a) Đến năm 2030: Bảo đảm trên 60% tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp đạt loại tốt, khá, trong đó có ít nhất 50% tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã tham gia liên kết theo chuỗi giá trị. Có trên 5.000 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; phát triển các chuỗi giá trị nông sản hàng hoá gắn với liên kết sản xuất, cung cấp dịch vụ chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; đẩy mạnh tham gia vào các chuỗi cung ứng đưa sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài.
b) Đến năm 2045: Bảo đảm trên 90% tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp hoạt động hiệu quả, trong đó có ít nhất 75% tham gia các chuỗi liên kết. Các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp đều áp dụng công nghệ, nhất là chuyển đổi số vào hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
3. Kế hoạch hành động là căn cứ để các đơn vị thuộc Bộ và các cơ quan ngành nông nghiệp và PTNT các địa phương triển khai nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả, tạo sự chuyển biến rõ nét, thực chất về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp, phù hợp với định hướng “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”, đẩy mạnh quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng và phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm nông sản, thu hút đầu tư có trách nhiệm vào nông nghiệp, nông thôn.
4. Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và các cơ quan ngành nông nghiệp và PTNT các địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng và tổ chức triển khai chương trình, kế hoạch hành động của cấp mình, đơn vị mình; kết hợp chặt chẽ, hài hòa các nhiệm vụ, giải pháp, triển khai có trọng tâm, trọng điểm, thống nhất, đồng bộ và phù hợp với các nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị trong thực hiện các chiến lược, quy hoạch, đề án, kế hoạch phát triển từng ngành, lĩnh vực và theo các giai đoạn phát triển.
5. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và các cơ quan ngành nông nghiệp và PTNT các địa phương trong triển khai thực hiện kế hoạch; kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát, tổ chức sơ kết, tổng kết; hàng năm có báo cáo định kỳ về kết quả thực hiện kế hoạch để tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo Quốc gia về kinh tế tập thể, hợp tác xã; thường xuyên cập nhật chủ trương, nhiệm vụ mới đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
a) Tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt nội dung của Nghị quyết số 20- NQ/TW và Chương trình hành động này của Bộ ngay sau khi ban hành tới toàn thể cán bộ công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành nhằm tạo chuyển biến về nhận thức, nâng tầm tư duy và tạo quyết tâm cao của toàn ngành về thực hiện nhiệm vụ đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, hợp tác xã trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
b) Xây dựng và tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền đa dạng, phong phú trên các báo chí, truyền thông về kinh tế tập thể, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp; tổ chức các hội nghị, hội thảo, diễn đàn; xây dựng các ấn phẩm, bản tin, tờ rơi, các tiểu phẩm, video.
c) Phối hợp, nghiên cứu đưa nội dung về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp vào các chương trình giảng dạy trong các trường thuộc Bộ và giảng dạy chính thức trong chương trình đào tạo lý luận chính trị tại các trường thuộc hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (cho các cán bộ, công chức cấp bộ, tỉnh, huyện và xã); các đơn vị thuộc Bộ tổ chức lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn và hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong các chương trình, đề án, kế hoạch được giao. Đổi mới các nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo; tăng cường đào tạo nghề cho các cán bộ, thành viên hợp tác xã nông nghiệp. Xây dựng các chương trình, giáo trình đào tạo phù hợp với từng đối tượng trong khu vực kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp.
d) Hình thành và phát triển các lực lượng tư vấn, khuyến nông cộng đồng tham gia tuyên truyền trực tiếp tới các nông dân để các nông dân hiểu đúng, hiểu rõ bản chất về kinh tế tập thể, hợp tác xã trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; vận động người dân tham gia các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp.
e) Phát động các phong trào thi đua, khen thưởng kịp thời, tôn vinh và nhân rộng các mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp hoạt động hiệu quả, tiêu biểu ở các địa phương; các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào kinh tế tập thể, hợp tác xã trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
a) Tham mưu xây dựng và tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện hiệu quả Nghị quyết của Chính phủ về phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
b) Rà soát, xây dựng, bổ sung các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp tham gia các chương trình, đề án, dự án, mô hình khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, liên kết chuỗi giá trị, thực hiện bảo hiểm nông nghiệp, tiếp cận thị trường theo từng ngành, lĩnh vực của các đơn vị thuộc Bộ. Lồng ghép triển khai thực hiện các chính sách để tập trung nguồn lực hỗ trợ các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp; bố trí kinh phí, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp tham gia các chương trình, đề án, dự án, mô hình, hoạt động truyền thông.
c) Tập trung nguồn lực triển khai các đề án, dự án, kế hoạch ưu tiên đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp. Nghiên cứu xây dựng các đề án, dự án, kế hoạch mới nhằm thúc đẩy hợp tác liên kết, nâng cao chất lượng sản phẩm của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp phù hợp với điều kiện của từng địa phương, từng ngành ngành hàng sản phẩm nông nghiệp; phát triển hạ tầng logistics phục vụ sản xuất, chế biến và thương mại sản phẩm nông nghiệp.
d) Thường xuyên đánh giá, tổng kết tình hình triển khai các cơ chế, chính sách để nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh; Tổng kết, đánh giá 05 năm thực hiện Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và kiến nghị, đề xuất giải pháp sửa đổi.
a) Hỗ trợ các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp về quy trình, công nghệ sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp và ứng dụng công nghệ trong chế biến phế phụ phẩm nông nghiệp; áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp.
b) Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực quản lý kinh doanh, xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường, quản lý công nghệ để tăng cường năng lực cạnh tranh và sáng tạo cho các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp. Tăng cường thực hiện chương trình đưa lao động trẻ có trình độ cao (sau đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp nghề, sơ cấp nghề) về làm việc tại các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp. Tổ chức triển khai chương trình đào tạo nghề giám đốc hợp tác xã nông nghiệp.
c) Hình thành và phát triển các trung tâm logistics gắn với vùng sản xuất, kinh doanh nông nghiệp cho các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp kết nối đồng bộ với hệ thống logistics trong nước và quốc tế, tạo hệ sinh thái từ khâu tổ chức sản xuất, chế biến, bảo quản và thương mại sản phẩm nông nghiệp đầy đủ, khép kín, minh bạch, bền vững.
d) Cung cấp thông tin thị trường, thời tiết, biến đổi khí hậu và tư vấn, hướng dẫn các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh; ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghệ chính xác; chuyển đổi số, cấp mã số vùng trồng, mã số vùng nuôi, truy xuất nguồn gốc sản phẩm; hỗ trợ xây dựng kế hoạch, phương pháp bán hàng, tiếp cận thị trường trên các nền tảng số, sàn giao dịch thương mại điện tử, kênh bán hàng; tư vấn về mẫu mã, bao bì sản phẩm, phát triển thương hiệu. Khuyến khích các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số, nông nghiệp tuần hoàn trong sản xuất và đẩy mạnh liên kết với doanh nghiệp đầu vào, đầu ra của sản phẩm.
đ) Khuyến khích phát triển các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp có nhiều thành viên tham gia; khuyến khích liên kết giữa các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã hoạt động trong cùng ngành, lĩnh vực; tăng cường các giải pháp liên kết giữa tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp với doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp hỗ trợ liên kết, tiêu thụ, sử dụng sản phẩm, dịch vụ, tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp hoạt động có hiệu quả.
a) Rà soát, kiện toàn hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế tập thể, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp từ Trung ương đến địa phương; đảm bảo bố trí đủ cán bộ chuyên trách, có năng lực để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế tập thể, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp.
b) Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước và hỗ trợ, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp có chuyên môn, nghiệp vụ, được đào tạo chuyên sâu về kinh tế tập thể, hợp tác xã có tư tưởng chính trị vững vàng, có năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả pháp luật, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
c) Thực hiện chuyển đổi số trong quản lý nhà nước về kinh tế tập thể, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp như: Số hóa về thu thập thông tin, dữ liệu về hợp tác xã; số hóa vùng sản xuất, vùng nguyên liệu, nhật ký sản xuất điện tử, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, thương mại điện tử.
d) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá, hướng dẫn tình hình thực hiện Nghị quyết số 09/NQ-CP và Kế hoạch hành động này. Tổng kết các bài học thành công và thất bại của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp trong thực tiễn để làm căn cứ chỉ đạo, nhân rộng.
đ) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để thu hút nguồn lực hỗ trợ, kinh nghiệm đào tạo, tư vấn phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp. Khai thác tối đa các hỗ trợ tài chính, kỹ thuật và thực hiện có hiệu quả các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế về phát triển kinh tế tập thể thông qua các chương trình, dự án, hội thảo, hội nghị, diễn đàn.
a) Đảng Bộ các đơn vị thuộc Bộ tổ chức tuyên truyền, quán triệt kế hoạch triển khai này đến toàn thể Đảng viên, công chức, viên chức, người lao động thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm thấm nhuần tư tưởng, quan điểm chỉ đạo liên quan đến phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
b) Tăng cường hoạt động phối hợp về truyền thông, đào tạo, tư vấn, hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các tổ chức chính trị- xã hội ở cơ sở.
(Chi tiết phân công các nhiệm vụ tại Phụ lục kèm theo)
1. Các Vụ Kế hoạch, Tài chính phối hợp với các Cục, Vụ liên quan thuộc Bộ tham mưu, báo cáo trình Lãnh đạo Bộ và cấp có thẩm quyền ưu tiên bố trí kinh phí từ các nguồn đầu tư, sự nghiệp, nguồn vốn tài trợ nước ngoài và các nguồn kinh phí hợp pháp để thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch hành động của Bộ trên cơ sở đề xuất của các cơ quan, đơn vị.
2. Các cơ quan, đơn vị được giao chủ trì thực hiện các nhiệm vụ chủ động sắp xếp, bố trí kinh phí thực hiện từ các nguồn kinh phí được Nhà nước giao, các nguồn huy động, xã hội hóa, các nguồn hợp tác phát triển khác để triển khai thực hiện các nội dung liên quan được giao tại kế kế hoạch này.
1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, căn cứ vào Kế hoạch hành động này để xây dựng, trình duyệt chương trình, kế hoạch và triển khai thực hiện. Định kỳ 06 tháng và cuối năm tiến hành rà soát, báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT (qua Cục Kinh tế hợp tác và PTNT) kết quả thực hiện; trong đó nêu rõ: Việc đã hoàn thành, việc chưa hoàn thành và nguyên nhân, đề xuất kiến giải pháp. Báo cáo gửi qua đường công văn và qua thư điện tử: phongkinhtehoptacbnn@gmail.com trước ngày 20 tháng 06 hàng năm (đối với báo cáo 06 tháng) và trước ngày 20 tháng 12 hàng năm (đối với báo cáo năm) để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Giao Cục Kinh tế hợp tác và PTNT chủ trì theo dõi, đôn đốc, giám sát, kiểm tra, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ theo Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2023 của Chính phủ và Kế hoạch hành động này của Bộ theo yêu cầu.
3. Khen thưởng và kỷ luật: Hàng năm, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức sơ kết, nhân rộng điển hình tốt, việc làm sáng tạo và có hình thức khen thưởng tổ chức, cá nhân đạt thành tích xuất sắc và xử lý trách nhiệm người đứng đầu không thực hiện nghiêm Chương trình hành động của Chính phủ, Kế hoạch hành động của Bộ trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW.
- 1Hướng dẫn 164-HD/BTGTW năm 2020 tuyên truyền Kết luận 70-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể do Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành
- 2Quyết định 279/QĐ-BXD năm 2023 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 09/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 3Quyết định 319/QĐ-NHNN năm 2023 về Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Nghị quyết 09/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 1Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
- 2Hướng dẫn 164-HD/BTGTW năm 2020 tuyên truyền Kết luận 70-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể do Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành
- 3Nghị quyết 20-NQ/TW năm 2022 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4Nghị định 105/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 5Nghị quyết 09/NQ-CP năm 2023 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới do Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 279/QĐ-BXD năm 2023 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 09/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 7Quyết định 319/QĐ-NHNN năm 2023 về Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Nghị quyết 09/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
Quyết định 2803/QĐ-BNN-KTHT năm 2023 Kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Nghị quyết 09/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới
- Số hiệu: 2803/QĐ-BNN-KTHT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/07/2023
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Trần Thanh Nam
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra