THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 28/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2003 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN QUỐC GIA VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM VI SINH VẬT VÀ TỒN DƯ HÓA CHẤT TRONG THỰC PHẨM GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2010
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân ngày 30 tháng 6 năm 1989;
Căn cứ Quyết định số 35/2001/QĐ-TTg ngày 19 tháng 3 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001 – 2010;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế tại Tờ trình số 3313/TTR-BYT ngày 29 tháng 4 năm 2002,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Quốc gia về kiểm soát ô nhiễm vi sinh vật và tồn dư hóa chất trong thực phẩm giai đoạn đến năm 2010 với các nội dung chính sau:
1. Mục tiêu:
a) Mục tiêu chung:
Bảo đảm thực phẩm vê sinh an toàn cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Chủ động giám sát các nguy cơ gây ô nhiễm trong quá trình từ nuôi trồng đến sản xuất, chế biến, lưu thông và tiêu thụ thực phẩm để góp phần làm giảm các vụ ngộ độc thực phẩm và tử vong do ngộ độc thực phẩm; hạn chế các bệnh truyền qua thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và cải thiện giống nòi, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng hệ thống kiểm soát, giám sát tình hình ô nhiễm vi sinh vật và tồn dự hoá chất trong thực phẩm.
- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là nhóm thực phẩm có nguy cơ cao.
- Quy hoạch hệ thõng phòng kiếm nghiệm, tăng cường năng lực kiểm nghiệm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm tại trung ương, khu vực, tỉnh, thành phố.
2. Giải pháp:
a) Xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát thực phẩm.
b) Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; tiêu chí đánh giá chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng và áp dụng các chế tài xử lý vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.
c) Xây dựng và áp dụng các mô hình sản xuất, chế biến thực phẩm an toàn trong toàn quốc nhằm phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.
d) Xây dựng mô hình tự quản lý, giám sát việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y đúng quy cách, cách chế biến thực phẩm an toàn.
đ) Giám sát việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
e) Nâng cao ý thức trách nhiệm và kiến thức của người nông dân trực tiếp sản xuất, của doanh nghiệp sản xuất thực phẩm về bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trước người tiêu dùng.
Tăng cường truyền thông, giáo dục kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm và kiến thức pháp luật cho nông dân, những người trực tiếp sản xuất, chế biến thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống.
3. Các hoạt động triển khai thực hiện Đề án:
a) Dự án thứ nhất: Kiểm soát ô nhiễm vi sinh vật và tồn dư hóa chất (bao gồm cả phụ gia thực phẩm) trong sản phẩm thực phẩm.
- Mục tiêu:
Nâng cao năng lực kiểm soát và hạn chế vi sinh vật, các hóa chất độc hại ô nhiễm trong thực phẩm, phụ gia thực phẩm. Chủ động kiểm soát ngộ độc thực phẩm và hạn chế các bệnh gây ra do sử dụng thực phẩm ô nhiễm.
- Nội dung thực hiện:
+ Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Xây dựng hệ thống kiểm nghiệm đủ năng lực đánh giá, kiểm soát ô nhiễm thực phẩm trong phạm vi toàn quốc.
+ Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật đánh giá chất lượng, vệ sinh an toàn phụ gia dùng trong chế biến thực phẩm và phụ gia bán lẻ trên thị trường dưới dạng nguyên liệu.
+ Xây dựng mô hình điểm, tiên tiến trong việc thực hiện các biện pháp kiểm soát ô nhiễm thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm, trong việc cung cấp phụ gia thực phẩm.
- Cơ quan thực hiện:
Bộ Y tế chủ trì phót hợp với các Bộ, ngành liên quan
b) Dự án thứ hai: Kiểm tra giám sát ô nhiễm sinh học và hóa chất tồn dư trong nông sản, thực phẩm.
- Mục tiêu:
Tăng cường kiểm tra, giám sát và sử dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ về giống, thuốc sinh học, thuốc thảo mộc, chế phẩm sinh học, phân hữu cơ và quy trình kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn cho người tiêu dùng trong nước, góp phần nâng cao sức cạnh tranh và đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, thực phẩm.
Phấn đấu đến năm 2010 giảm một cách cơ bản tồn dư hóa chất trong nông sản, thực phẩm.
- Nội dung thực hiện:
+ Kiểm soát ô nhiễm sinh học và hóa chất tồn dư trong nông sản.
+ Kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong chăn nuôi, giết mổ và sản phẩm chăn nuôi.
+ Kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thức ăn chăn nuôi.
+ Kiểm soát chất lượng phân bón.
+ Xây dựng vùng sản xuất thực phẩm nguyên liệu an toàn.
- Cơ quan thực hiện:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan.
c) Dự án thứ ba: Kiểm soát ô nhiễm vi sinh vật và tồn dư hóa chất trong thực phẩm thủy sản.
- Mục tiêu:
Nâng cao năng lực và hiệu quả kiểm soát, khống chế ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh và tồn dư hóa chất độc hại trong thủy sản nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và nâng cao tính cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam trong nước và trên thế giới.
- Nội dung thực hiện:
+ Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy, tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến vệ sinh, an toàn thực phẩm thủy sản.
+ Tăng cường năng lựckiểm nghiệm các chỉ tiêu chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm trong thức ăn nuôi thủy sản, thủy sản nuôi, đánh bắt tự nhiên.
+ Tập huấn, hướng dẫn các quy định và tiêu chuẩn ngành về điều kiện bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm cho các tổ chức và cá nhân đánh bắt nuôi trồng, chế biến, thu, mua, bảo quản, vận chuyển và lưu thông thủy sản.
+ Giám sát, kiểm tra và công nhận vùng nuôi an toàn, trang trại sản xuất sạch, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản đạt tiêu chuẩn bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm.
- Cơ quan thực hiện:
Bộ Thủy sản chủ trì phối hợp vôi cục Bộ, ngành liên quan.
d) Dự án thứ tư: Kiểm soát ô nhiễm vi sinh vật và tồn dư hóa chất độc hại trong quá trình chế biến thực phẩm.
- Mục tiêu:
Kiểm soát toàn bộ quá trình chế biến thực phẩm từ khâu nguyên liệu tới thành phẩm bằng các biện pháp quản lý và công nghệ nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu về vệ sinh, an toàn thực phẩm, giảm nguy cơ gây ô nhiễm vi sinh vật và tồn dư hóa chất độc hại.
- Nội dung thực hiện:
+ Xây dựng và ban hành văn bản về tiêu chuẩn và quy trình kỹ thuật, hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với điều kiện Việt Nam, để hướng dẫn các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm áp dụng.
+ Xây dựng mạng lưới quản lý về chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.
+ Xây dựng chương trình bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu nguyên liệu nhằm loại trừ các yếu tố độc hại trong nguyên liệu sản xuất chế biến thực phẩm.
+ Xây dựng chương trình kiểm soát vệ sinh, an toàn thực phẩm trong quá trình sử dụng công nghệ và thiết bị trong công nghiệp chế biến thực phẩm.
+ Xây dựng một số mô hình cơ sở chế biến thực phẩm vừa và nhỏ áp dụng GMP, GHP, HACCP.
- Cơ quan thực hiện: Bộ công nghiệp chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan.
4. Phân công trách nhiệm chỉ đạo thực hiện:
a) Bộ Y tế.
Kiểm soát Ô nhiễm vi sinh vật và tồn dư hóa chất trong thực phẩm tươi sống, thực phẩm nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, thực phẩm chức năng, thực phẩm có nguy cơ cao và thực phẩm nhập khẩu; thực phẩm sản xuất trong nước, thực phẩm trong và sau chế biến để tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Kiểm soát về bệnh dịch động vật, thực vật sống, giống cây, con, kiểm soát về ô nhiễm sinh học và tồn dư hóa chất đối với các sản phẩm là thực phẩm nguyên liệu trước, trong quá trình sản xuất thực phẩm nguyên liệu (tươi sống, đã qua chế biến), trong quá trình vận chuyển và xuất, nhập khẩu.
c) Bộ Khoa học và Công nghệ:
Phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và ban hành tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
d) Bộ Thương mại:
- Phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ liên quan kiểm soát kinh doanh thực phẩm trên thị trường, đặc biệt là các nhóm thực phẩm có nguy cơ ô nhiễm cao; kiểm soát nhãn thực phẩm, thực phẩm giả.
- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quản lý giết mổ động vật tập trung và triển khai áp dụng GHP, HACCP tại các cơ sở giết mổ.
đ) Bộ Công nghiệp:
- Kiểm soát ô nhiễm vi sinh vật và tồn dư hóa chất trong quá trình chế biến thực phẩm.
- Phối hợp với Bộ Y tế xây dựng mô hình điểm và triển khai áp dụng GHP, GMP, HACCP tại các cơ sở chế biến thực phẩm vừa và nhỏ.
e) Bộ Thủy sản:
Kiểm soát về dịch bệnh động vật, thực vật thủy sản sống; về ô nhiễm vi sinh vật và tồn dư hóa chất đối với các sản phẩm là thực phẩm nguyên liệu trước, trong quá trình sản xuất thực phẩm nguyên liệu (tươi sống, đã qua chế biến), trong quá trình vận chuyển và xuất khẩu.
g) Ủy ban nhân dân địa phương:
Có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan để triển khai xây dựng chính sách quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn, triển khai thực hiện Đề án tại địa phương; chỉ đạo các sở, ban, ngành ở địa phương xây dựng vùng sản xuất, chế biến nông sản, thực phẩm an toàn; xây dựng các lò giết mổ gia súc tập trung hợp vệ sinh, bảo vệ môi trường, xây dựng mô hình cộng đồng giám sát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm tại xã, phường; chỉ đạo triển khai thực hiện các biện pháp để bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
5. Kinh phí thực hiện:
Hàng năm, Bộ Y tế và các Bộ liên quan phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch và kinh phí thực hiện Đề án trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Nguồn kinh phí:
- Trước mắt trong năm 2002 sử dụng kinh phí của Dự án Bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong chương trình Mục tiêu Quốc gia phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS.
- Từ năm 2003 đến năm 2010: sử dụng một phần kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước; một phần huy động sự đóng góp của doanh nghiệp sản xuất thực phẩm và tranh thủ sự hợp tác của các tổ chức quốc tế hỗ trợ cho Đề án.
Điều 2. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan để tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.
Các cơ quan chủ trì thực hiện các dự án chịu trách nhiệm chỉ đạo xây dựng dự án và trình duyệt theo quy định; tổ chức triển khai dự án.
Hàng năm, Bộ Y tế chủ trì tổng hợp đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện lên Thủ tướng Chính phủ.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Bộ trưởng Bộ Y tế, các Bộ trưởng, Thủ tướng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÓ THỦ TƯỚNG
Phạm Gia Khiêm |
Quyết định 28/QĐ-TTg năm 2003 phê duyệt Đề án Quốc gia về kiểm soát ô nhiễm vi sinh vật và tồn dư hóa chất trong thực phẩm giai đoạn đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 28/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 06/01/2003
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Phạm Gia Khiêm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 7
- Ngày hiệu lực: 06/01/2003
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định