Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 28/2008/QĐ-UBND | Phan Thiết, ngày 13 tháng 3 năm 2008 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 12/2006/QĐ-UBND ngày 24 tháng 01 năm 2006 và Quyết định số 1789/QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt và phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2010;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 352/SKHĐT-ĐKKD ngày 28 tháng 01 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về chính sách áp dụng cho việc nâng cấp, giải toả, di dời cửa hàng kinh doanh xăng dầu không còn phù hợp quy hoạch.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký ban hành và áp dụng đến ngày 31 tháng 12 năm 2010.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thương mại, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Giao thông vận tải, Công an tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và thủ trưởng các đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM.UỶ BAN NHÂN DÂN |
VỀ CHÍNH SÁCH ÁP DỤNG CHO VIỆC NÂNG CẤP, GIẢI TOẢ, DI DỜI CỬA HÀNG KINH DOANH XĂNG DẦU KHÔNG CÒN PHÙ HỢP QUY HOẠCH
(ban hành kèm theo Quyết định số 28 /2008/QĐ-UBND ngày 13 tháng 3 năm 2008 của UBND tỉnh Bình Thuận )
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này quy định chính sách áp dụng cho việc nâng cấp, giải toả, di dời vị trí các cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bình Thuận không còn phù hợp với quy hoạch đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 12/2006/QĐ-UBND ngày 24 tháng 01 năm 2006 và Quyết định số 1789/QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2007.
2. Đối tượng áp dụng
Công ty nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân (gọi tắt là doanh nghiệp) có đầu tư cửa hàng kinh doanh xăng dầu, trạm kinh doanh xăng dầu nằm trong hệ thống cửa hàng xăng dầu đã được phê duyệt và phê duyệt điều chỉnh, bổ sung tại Quyết định số 12/2006/QĐ-UBND ngày 24 tháng 01 năm 2006 và Quyết định số 1789/QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận.
Điều 2. Hỗ trợ mặt bằng đầu tư
Doanh nghiệp đầu tư cửa hàng kinh doanh xăng dầu không phù hợp với quy hoạch, thuộc diện phải di dời:
1. Được ưu tiên bố trí vào những vị trí quy hoạch xây dựng mới thay thế cho những cửa hàng tại vị trí không còn phù hợp quy hoạch theo quyết định số 12/2006/QĐ-UBND ngày 24 tháng 01 năm 2006 và Quyết định số 1789/QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận.
2. Không phải đấu giá quyền sử dụng đất khi nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất tại khu vực quy định đấu giá quyền sử dụng đất, mà khu vực đó có vị trí nhà nước quy hoạch để di dời cửa hàng kinh doanh xăng dầu.
Điều 3. Về bảo lãnh tín dụng tín dụng đầu tư
Doanh nghiệp di dời cửa hàng kinh doanh xăng dầu; kể cả doanh nghiệp nâng cấp cải tạo cửa hàng kinh doanh xăng dầu phù hợp với quy hoạch nhưng kết cấu, quy mô chưa đáp ứng yêu cầu được Quỹ Bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh xem xét, bảo lãnh tín dụng đầu tư nâng cấp và đầu tư di dời tại vị trí mới theo quy định hiện hành.
Điều 4. Về hỗ trợ chi phí di dời
Doanh nghiệp thực hiện việc di dời được nhà nước hỗ trợ:
- 1.000.000 đồng/01 trụ bơm;
- 3.000.000 đồng/01 bồn chứa nhiên liệu xăng, dầu dung tích từ 12.000 lít trở xuống;
- 5.000.000 đồng/01 bồn chứa nhiên liệu xăng, dầu dung tích trên 12.000 lít.
QUY ĐỊNH VỀ ĐẤT XÂY DỰNG CỬA HÀNG KINH DOANH XĂNG DẦU KHÔNG CÒN PHÙ HỢP QUY HOẠCH
1. Doanh nghiệp được sử dụng cho hoạt động kinh doanh khác trong thời hạn được quyền sử dụng đất còn lại kể từ khi ký hợp đồng thuê đất với nhà nước hoặc kể từ khi được nhà nước giao đất với điều kiện:
a) Mục đích kinh doanh khác phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Doanh nghiệp phải lập hồ sơ đăng ký đầu tư theo quy định hiện hành.
c) Lập hồ sơ đăng ký tiếp tục sử dụng diện tích đất đó để sản xuất kinh doanh phù hợp với mục tiêu ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư.
2. Nếu doanh nghiệp không tiếp tục sử dụng cho mục đích kinh doanh khác:
a) Trường hợp thuê đất: doanh nghiệp trả lại diện tích đất được thuê cho nhà nước, thanh lý hợp đồng thuê đất. Nhà nước không bồi thường các công trình xây dựng trên đất.
b) Đối với đất nhà nước giao quyền sử dụng đất: doanh nghiệp được thực hiện các quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.
1. Nhà nước thu hồi đất đã cho thuê và hỗ trợ, bồi thường cho doanh nghiệp theo quy định tại Quyết định số 51/2007/QĐ-UBBT ngày 24 tháng 9 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
2. Đối với trường hợp giao đất, doanh nghiệp được nhà nước hỗ trợ, bồi thường đất bị thu hồi và giá trị còn lại của công trình đầu tư xây dựng trên đất theo quy định tại Quyết định số 51/2007/QĐ-UBBT ngày 24 tháng 9 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
1. Sở Thương mại có trách nhiệm
a) Triển khai phổ biến Quy định này đến các doanh nghiệp có cửa hàng kinh doanh xăng dầu không đảm bảo điều kiện kinh doanh, vị trí mặt bằng không phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh đến năm 2010.
b) Yêu cầu doanh nghiệp có cửa hàng kinh doanh xăng dầu không đảm bảo điều kiện kinh doanh, vị trí mặt bằng không phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh đến năm 2010 đăng ký, cam kết việc nâng cấp, di dời.
c) Định kỳ quý/lần báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư) kết quả thực hiện nhiệm vụ nêu tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này; những khó khăn, vướng mắc (nếu có) và đề xuất hướng giải quyết phù hợp với yêu cầu thực tế, quy định của pháp luật hiện hành.
2. Sở Tài chính có trách nhiệm
Chủ trì, phối hợp với Sở Thương mại, Sở Xây dựng và các sở, ngành có liên quan xác định chi phí hỗ trợ di dời, thẩm định phương án bồi thường khi nhà nước thu hồi đất và tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định phê duyệt.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Thương mại, Sở Tài chính tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định thu hồi đất, giao Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh hoặc Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố quản lý theo quy định.
b) Phối hợp với Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn, xem xét bổ sung, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp với quy hoạch xăng dầu đã được duyệt theo quy định của pháp luật đất đai.
4. Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Bình Thuận có trách nhiệm
a) Phối hợp với Sở Thương mại, Sở Tài nguyên và Môi trường nắm lại diện tích đất mà sau khi di dời cửa hàng kinh doanh xăng dầu, doanh nghiệp không sử dụng mặt bằng kinh doanh cũ để hoạt động kinh doanh được nêu tại khoản 2 Điều 5 Quy định này.
b) Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể hồ sơ mà doanh nghiệp phải lập, quy trình mà doanh nghiệp phải thực hiện; hướng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ để được hưởng các khoản hỗ trợ di dời, bồi thường đất thu hồi theo quy định của Nhà nước.
c) Phối hợp Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường đề xuất Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định việc sử dụng có hiệu quả diện tích đất nêu tại điểm a, khoản này.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm
a) Phối hợp Sở Thương mại, Sở Tài chính xác định tổng mức chi ngân sách hỗ trợ di dời cửa hàng kinh doanh xăng dầu, kế hoạch di dời cửa hàng kinh doanh xăng dầu hàng năm; tổng chi phí bồi thường khi nhà nước thu hồi đất, trên cơ sở đó cân đối nguồn vốn báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh ghi kế hoạch.
b) Phối hợp các cơ quan liên quan tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung Quy định này phù hợp với yêu cầu thực tế, quy định của pháp luật hiện hành.
c) Tiếp nhận và xử lý các hồ sơ đăng ký đầu tư của các doanh nghiệp có cửa hàng kinh doanh xăng dầu thuộc diện phải đăng ký lại, xem xét sự phù hợp của vị trí đăng ký đầu tư di dời cửa hàng kinh doanh xăng dầu với quy hoạch hệ thống cửa hàng kinh doanh xăng dầu và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.
6. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm
a) Phối hợp các sở, ngành liên quan thực hiện bồi thường, giải toả đối với các cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thuộc diện phải di dời; hoàn chỉnh phương án bồi thường gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
b) Tiếp nhận, quản lý diện tích đất đối với các cửa hàng kinh doanh xăng dầu được nhà nước thu hồi đất sau khi doanh nghiệp thực hiện xong việc giải toả, di dời.
c) Phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét bổ sung, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn phù hợp với quy hoạch hệ thống cửa hàng kinh doanh xăng dầu đã được duyệt theo quy định của pháp luật và tổ chức thực hiện tốt quy hoạch đã được phê duyệt.
7. Doanh nghiệp có cửa hàng kinh doanh xăng dầu thuộc diện nâng cấp, di dời có trách nhiệm
a) Đăng ký, ký cam kết về kế hoạch nâng cấp, di dời và triển khai thực hiện hoàn tất việc nâng cấp, di dời trong thời hạn đến trước ngày 31 tháng 12 năm 2010.
b) Lập hồ sơ để được hưởng các khoản hỗ trợ di dời cửa hàng kinh doanh xăng dầu của nhà nước theo quy định.
Điều 8. Điều khoản thi hành và thời hạn áp dụng
Quy định này được áp dụng đối với:
1. Doanh nghiệp đã ký cam kết, đăng ký kế hoạch nâng cấp, di dời cửa hàng kinh doanh xăng dầu kể từ ngày Quyết định có hiệu lực thi hành đến ngày 31 tháng 12 năm 2009.
2. Doanh nghiệp thực hiện hoàn tất việc nâng cấp, di dời cửa hàng kinh doanh xăng dầu trước ngày 31 tháng 12 năm 2010 theo kế hoạch mà doanh nghiệp đã đăng ký và ký cam kết.
Quá trình thực hiện quy định này nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh, các sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, cơ quan, đơn vị có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được phân công kịp thời báo cáo, đề xuất thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 2Quyết định 2554/QĐ-UBND năm 2011 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/9/2011 đã hết hiệu lực thi hành
- 1Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 2Quyết định 2554/QĐ-UBND năm 2011 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/9/2011 đã hết hiệu lực thi hành
Quyết định 28/2008/QĐ-UBND quy định về chính sách áp dụng cho việc nâng cấp, giải toả, di dời cửa hàng kinh doanh xăng dầu không còn phù hợp quy hoạch do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- Số hiệu: 28/2008/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/03/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
- Người ký: Huỳnh Tấn Phát
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra