- 1Quyết định 193-HĐBT năm 1988 về kinh doanh thương mại và dịch vụ ở thị trường trong nước do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1989
- 3Quyết định 268-CT năm 1990 về việc đăng ký và hoạt động của các tổ chức làm kinh tế do các cơ quan hành chính và các đoàn thể thành lập do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 276/QĐ.UB | Long Xuyên, ngày 28 tháng 12 năm 1990 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND được Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 11/7/1989;
- Căn cứ quyết định số 193-HĐBT ngày 23/12/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về kinh doanh thương mại và dịch vụ ở thị trường trong nước;
- Căn cứ quyết định số 268-CT ngày 30/7/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về đăng ký và hoạt động của các tổ chức làm kinh tế do các cơ quan hành chính và đoàn thể thành lập;
- Căn cứ văn bản số 4484-QLTT ngày 13/12/1990 của Bộ thương nghiệp về đăng ký kinh doanh thương nghiệp và dịch vụ năm 1991;
- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thương nghiệp, Giám đốc Sở Tư pháp.
QUYẾT - ĐỊNH:
Điều 1. - Nay ban hành kèm theo quyết định này bản quy định “Về việc quản lý, đăng ký và cấp giấy phép kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ trên địa bàn tỉnh AG”.
Điều 2.- Giao nhiệm vụ cho Sở Thương nghiệp, Sở Tư pháp, Sở Tài chính – VG, Cục thuế và các Sở chủ quản chuyên ngành hướng dẫn các đối tượng hoạt động kinh doanh CTN và dịch vụ thực hiện và chấp hành nghiêm chỉnh bản quy định này.
Điều 3.- Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, các quy định về việc đăng ký, cấp giấy phép kinh doanh trước đây đều bãi bỏ.
Điều 4.- Các ông Chánh Văn phòng UBND Tỉnh, Giám đốc các Sở, ban ngành có liên quan, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
| ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AG |
V/V QUẢN LÝ, ĐĂNG KÝ VÀ CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH CÔNG THƯƠNG NGHIỆP VÀ DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG.
(Ban hành kèm theo quyết định số 276/QĐ.UB ngày 28 tháng 12 năm 1990 của UBND Tỉnh An Giang)
Trong khi Nhà nước chưa ban hành các văn bản Luật, pháp lệnh về kinh doanh, trong đó có những quy định về chế độ đăng ký kinh doanh và cấp giấy phép kinh doanh, UBND tỉnh ban hành bản quy định này nhằm thống nhất, tập trung đầu mối quản lý Nhà nước về cấp đăng ký kinh doanh và cấp giấy phép kinh doanh, giảm bớt phiền hà và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đối tượng kinh doanh, từng bước ổn định và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ tại địa bàn tỉnh An Giang.
Điều 1.- Các tổ chức kinh tế, công dân có đầy đủ các điều kiện theo quy định của bản quy định này, có nguyện vọng kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ trên địa bàn tỉnh An Giang đều được Nhà nước bảo hộ xét cấp giấy phép đăng ký kinh doanh và cấp giấy phép kinh doanh.
Kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ bao gồm:
- Sản xuất công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp, vận tải, xây dựng và kinh doanh nông nghiệp không thuộc diện nộp thuế nông nghiệp.
- Kinh doanh ngành dịch vụ.
- Kinh doanh vàng thương nghiệp.
- Kinh doanh ngành ăn uống
(sau đây gọi chung là kinh doanh)
Điều 2.- Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy quyền cho Sở Thương nghiệp và UBND các huyện, thị xã thực hiện chức năng quản lý Nhà nước cấp đăng ký kinh doanh và cấp giấy phép kinh doanh trên cơ sở có sự đồng ý cho phép đăng ký, cho phép kinh doanh của các đơn vị chủ quản chuyên ngành.
Điều 3.- Các đơn vị chủ quản chuyên ngành: Sở công nghiệp, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp, Sở Giao thông vận tải, Sở Văn hóa thông tin, Sở Y tế, Ngân hàng Nhà nước tỉnh, Ban Khoa học kỹ thuật... có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ xin đăng ký kinh doanh, xin giấy phép kinh doanh của các đối tượng để nghiên cứu xem xét trên lĩnh vực chuyên ngành do mình quản lý và có ý kiến phê duyệt đồng ý cho phép đăng ký, cho phép kinh doanh trước khi Sở Thương nghiệp, UBND huyện, thị xã cấp phép đăng ký kinh doanh và cấp giấy phép kinh doanh.
Điều 4.- Sở Thương nghiệp, UBND các huyện, thị xã phải thực hiện nhiệm vụ báo cáo theo định kỳ 3 tháng 1 lần trước UBND Tỉnh về tình hình đăng ký kinh doanh và cấp giấy phép kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Điều 5.- Các cơ quan bảo vệ pháp luật, các đơn vị chủ quản chuyên ngành, Cơ quan thuế vụ, Quản lý thị trường, Sở Thương nghiệp và UBND các huyện, thị xã phải thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh nhằm giúp cho các tổ chức kinh tế và công dân kinh doanh đúng ngành nghề, sản phẩm hàng bảo đảm đúng chất lượng đăng ký, thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 6.- Nghiêm cấm mọi hoạt động kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ trên địa bàn tỉnh An Giang không có giấy phép kinh doanh, không đăng ký kinh doanh. Cho thuê, cho mượn giấy phép đăng ký kinh doanh.
Các tổ chức kinh tế, công dân đã được đăng ký kinh doanh, được cấp giấy phép kinh doanh phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh. Những trường hợp vi phạm đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật:
1- Xử lý hành chính,
2- Truy tố trước pháp luật.
ĐIỀU KIỆN VÀ ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC ĐĂNG KÝ VÀ CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH
Điều 7.- Về điều kiện kinh doanh:
1- Phải có vốn để kinh doanh theo quy mô kinh doanh xin đăng ký và xin giấy phép kinh doanh.
2- Phải có cửa hàng, cửa hiệu hoặc địa điểm kinh doanh cố định (trừ những trường hợp cụ thể được phép kinh doanh lưu động, kinh doanh đường dài).
3- Phải có nhà xưởng, trang thiết bị, máy móc, phương tiện cần thiết để kinh doanh.
4- Phải có chuyên môn kỹ thuật, tay nghề đối với ngành nghề đòi hỏi về chuyên môn kỹ thuật.
5- Phải đăng ký mẫu mã, kiểu dáng công nghệ, chất lượng sản phẩm hàng hóa, đo lường và được Ban khoa học kỹ thuật phê duyệt và cho phép sản xuất.
6- Phải ký quỹ một số vốn đối với những ngành nghề mà cơ quan chức năng có thẩm quyền của Nhà nước quy định phải ký quỹ.
7- Phải thực hiện việc thế chấp tài sản và có sự chứng thực của cơ quan công chứng Nhà nước, đối với các hoạt động kinh doanh dưới hình thức đại lý.
8- Phải được phép của cơ quan phòng cháy chữa cháy đối với những hoạt động kinh doanh có liên quan tới chất cháy, chất nổ, chất độc, chất phóng xạ.
9- Các tổ chức kinh tế phải có bản điều lệ về tổ chức và hoạt động của riêng mình. Bản điều lệ phải được Sở Tư pháp thẩm tra và phê duyệt về hình thức pháp lý nội dung pháp lý.
10- Đơn và tờ khai đăng ký kinh doanh, xin phép kinh doanh phải có sự chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn nơi thường trú và nơi có cửa hàng, cửa hiệu, trụ sở, địa điểm kinh doanh.
Điều 8.- Đối tượng được đăng ký và cấp giấy phép kinh doanh:
1- Các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế được Nhà nước thừa nhận và thành lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân.
2- Các cơ quan hành chính sự nghiệp, các đoàn thể các đơn vị lực lượng vũ trang nếu có nhu cầu kinh doanh phải lập ra tổ chức kinh tế với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định theo đúng pháp luật.
3- Công dân phải đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý, có hộ khẩu thường trú tại tỉnh An Giang.
4- Các đối tượng nêu trên khi có nguyện vọng kinh doanh phải bảo đảm các điều kiện kinh doanh được quy định tại điều 7 của bản quy định này.
Điều 9.- Các tổ chức kinh tế và công dân sau đây khi ra kinh doanh phải đăng ký kinh doanh hoặc xin cấp giấy phép kinh doanh:
1- Các tổ chức kinh tế của các cơ quan hành chính sự nghiệp, đoàn thể, đơn vị lực lượng vũ trang.
2- Các tổ chức kinh tế liên doanh giữa kinh tế tập thể với kinh tế tư nhân, hoặc giữa tổ chức kinh tế tư nhân với nhau.
3- Công ty cổ phần, công ty tư doanh, Ngân hàng cổ phần, ngân hàng tư nhân.
4- Đại lý của hệ thống quốc doanh.
5- Các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm của các tổ chức kinh tế quốc doanh, được thành lập để tiêu thụ sản phẩm của mình.
6- Các hộ kinh doanh tư nhân, cá thể.
Điều 10.- Các tổ chức kinh tế quốc doanh, các HTX mua bán, HTX tiêu thụ được tổ chức và hoạt động theo quyết định số 194-HĐBT ngày 23/12/1988 của Hội đồng Bộ trưởng, chỉ đăng ký kinh doanh và mà không phải xin cấp giấy phép kinh doanh.
Điều 11.- Các tổ chức kinh tế và công dân hoạt động kinh doanh được miễn đăng ký kinh doanh và giấy phép kinh doanh:
1- Các “Căn tin” phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sinh hoạt trong nội bộ các cơ quan, đoàn thể, trường học, đơn vị lực lượng vũ trang.
2- Nông dân, thợ thủ công và người làm kinh tế gia đình trực tiếp bán sản phẩm do mình sản xuất, không có cửa hàng, cửa hiệu và người làm dịch vụ không chuyên nghiệp.
Điều 12.- Những đối tượng sau đây không được hoạt động kinh doanh:
1- Tổ chức kinh tế và người đang bị Tòa án nhân dân tước quyền kinh doanh, đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang bị bệnh tâm thần.
2- Cửa hàng, cửa hiệu, địa điểm kinh doanh thuộc khu vực di dời; giải tỏa hoặc đang có tranh chấp dân sự về cửa hàng, cửa hiệu, địa điểm kinh doanh.
3- Đang tranh chấp về mẫu mã, bao bì, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghệ sản phẩm.
4- Đang có số nợ quá hạn đối với tổ chức tín dụng và Ngân hàng.
5- Sản phẩm hàng giả, sản phẩm không đúng tiêu chuẩn chất lượng được quy định.
6- Người đang mắc bệnh truyền nhiễm không được kinh doanh các ngành nghề ảnh hưởng đến vệ sinh công cộng, lương thực, thực phẩm ăn uống, giải khát.
7- Không có chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên ngành hoặc tay nghề đối với ngành nghề xin phép kinh doanh.
8- Địa điểm kinh doanh ở những khu vực không đảm bảo môi sinh, môi trường, trật tự an toàn xã hội và an ninh quốc gia.
QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC KINH TẾ VÀ CÔNG DÂN KHI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Điều 13.- Quyền lợi của tổ chức kinh tế và công dân khi hoạt động kinh doanh:
1- Được Nhà nước bảo hộ các hoạt động kinh doanh hợp pháp và các nguồn thu nhập hợp pháp của mình.
2- Được vay vốn và mở tài khoản tại Ngân hàng.
3- Được thuê, mướn sử dụng lao động phù hợp với nhu cầu kinh doanh.
4- Các tổ chức kinh tế của Nhà nước được thuê mướn tư nhân làm những công việc đòi hỏi kỹ thuật, tay nghề và được áp dụng các hình thức:
- Đại lý
- Hợp tác kinh doanh
- Lập công ty cổ phần
- Liên doanh liên kết với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.
5- Được yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước can thiệp khi bị người hoặc tổ chức khác cản trở hoạt động kinh doanh hợp pháp hoặc xâm phạm lợi ích chính đáng của mình.
Điều 14.- Nghĩa vụ của các tổ chức kinh tế và công dân khi hoạt động kinh doanh:
1- Phải chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ.
2- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động kinh doanh của mình và chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng Nhà nước.
3- Phải chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng và giá cả hàng hóa, sản phẩm của mình trong giao dịch kinh doanh và các hợp đồng kinh tế.
4- Phải thực hiện chế độ kế toán, thống kê, ghi chép lập sổ sách theo quy định của Nhà nước.
5- Tuân thủ các chính sách thuế của Nhà nước, nộp thuế đầy đủ đúng thời hạn.
6- Phải bảo đảm thực hiện đầy đủ những quyền lợi của người lao động do mình thuê mướn.
THẨM QUYỀN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KINH DOANH, CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH
Điều 15.- Sở Thương nghiệp và UBND huyện, thị xã có thẩm quyền cấp đăng ký kinh doanh và cấp giấy phép kinh doanh đối với các ngành nghề kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ sau đây:
1- Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, vận tải, xây dựng và kinh doanh nông nghiệp không thuộc diện nộp thuế nông nghiệp.
- Các ngành điện, vật liệu xây dựng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, cơ khí tiêu dùng...
- Vật tư nông nghiệp.
- Ngành gia công,
- Dịch vụ sản xuất, xây dựng, kỹ thuật, Bưu điện, Ngân hàng, bảo hiểm...
2- Kinh doanh ngành dịch vụ:
- Dịch vụ tiêu dùng và nghệ thuật.
- Dịch vụ đặc biệt.
3- Kinh doanh ngành thương nghiệp:
- Kinh doanh hàng hóa sản xuất trong nước, hàng nhập ngoại thông thường.
- Kinh doanh hàng hóa tiêu dùng cao cấp nhập ngoại.
- Đại lý, ủy thác.
4- Kinh doanh ngành ăn uống:
- Kinh doanh ăn uống thông thường
- Kinh doanh ăn uống cao cấp, đặc sản.
Điều 16.- Thẩm quyền cấp đăng ký kinh doanh và giấy phép kinh doanh:
1- Sở Thương nghiệp có thẩm quyền:
a- Cấp đăng ký kinh doanh đối với các tổ chức kinh tế; công dân kinh doanh đường dài ra khỏi phạm vi lãnh thổ hành chính tỉnh An Giang.
b- Cấp giấy phép kinh doanh cho các tổ chức kinh tế của địa phương và tổ chức kinh tế của Trung ương đóng tại địa phương.
c- Cấp đăng ký kinh doanh và giấy phép kinh doanh cho các tổ chức kinh tế nước ngoài đầu tư hoạt động kinh doanh tại địa phương, sau khi có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền của Trung ương.
2- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã có thẩm quyền:
- Cấp giấy phép kinh doanh cho các hộ kinh doanh tư nhân, cá thể thuộc phạm vi quản lý hành chính của địa phương mình.
Điều 17.- Thủ tục chứng thực tại Ủy ban nhân dân xã, phương, thị trấn:
Đơn xin đăng ký kinh doanh và xin giấy phép kinh doanh phải được UBND Xả, phường, thị trấn chứng thực. Thời gian chứng thực tối đa là 5 ngày kể từ ngày UBND Xã, phường, thị trấn nhận được đơn, nội dung chứng thực bao gồm:
1- Đối với tổ chức kinh tế, UBND xã, phường, thị trấn chứng thực về:
a- Địa điểm kinh doanh,
b- Các vấn đề liên quan đến môi sinh, môi trường; bảo đảm trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc gia.
2- Đối với hộ kinh tế tư nhân, UBND xã, phường, thị trấn chứng thực về:
a- Hội khẩu thường trú của người xin kinh doanh
b- Nhân thân của người xin kinh doanh.
c- Địa điểm kinh doanh
d- Các vấn đề liên quan đến môi, sinh, môi trường; bảo đảm trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc gia.
e- Quyền sở hữu về tài sản có liên quan đến ngành nghề kinh doanh.
Điều 18.- Hồ sơ xin đăng ký kinh doanh và xin cấp giấy phép kinh doanh:
1- Đối với các tổ chức kinh tế quốc doanh, HTX mua bán, HTX tiêu thụ phải có các giấy tờ cần thiết sau:
a- Bản sao quyết định thành lập tổ chức của mình.
b- Bản điều lệ về tổ chức, hoạt động của mình
c- Luận chứng kinh tế
d- Văn bản quy định về phạm vi kinh doanh, phương thức kinh doanh hợp pháp của mình.
đ- Văn bản chứng minh về tài sản cố định, công cụ, phương tiện sản xuất – kinh doanh; vốn kinh doanh.
e- Tờ khai đăng ký kinh doanh.
2- Đối với các tổ chức kinh tế khác, phải có các giấy tờ cần thiết sau:
a- Bản sao quyết định thành lập tổ chức của mình
b- Bản điều lệ về tổ chức, hoạt động của mình,
c- Danh sách những người trực tiếp kinh doanh, người làm hợp đồng có tay nghề hoặc chuyên môn kỹ thuật,
d- Văn bản quy định về phạm vi kinh doanh, phương thức kinh doanh hợp pháp của mình.
đ- Văn bản chứng minh về tài sản cố định, công cụ phương tiện sản xuất – kinh doanh; vốn kinh doanh,
e- Văn bản về ký quỹ (nếu kinh doanh những ngành nghề mà cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước quy định phải ký quỹ)
f- Tờ khai đăng ký kinh doanh.
3- Đối với các hộ kinh tế tư nhân, cá thể phải có các giấy tờ cần thiết sau:
a- Đơn, tờ khai đăng ký kinh doanh có sự chứng thực của mình quyền địa phương,
b- Bản sao hộ khẩu thường trú, chứng minh thư nhân dân.
c- Văn bản chứng minh về tài sản có liên quan đến kinh doanh, cửa hàng, cửa hiệu, địa điểm kinh doanh.
d- Văn bản chứng minh về nguồn vốn kinh doanh,
đ- Văn bản về thế chấp tài sản (đối với những ngành nghề hoạt động kinh doanh buộc phải thế chấp tài sản như đại lý...)
e- Giấy khám sức khỏe, chứng nhận không mắc bệnh tâm thần; không mắc bệnh truyền nhiễm đối với những hoạt động kinh doanh lương thực, thực phẩm, ăn uống.
f- Danh sách những người tham gia kinh doanh (ghi rõ họ tên, quan hệ với người xin đăng ký).
Ngoài những quy định của điều này, tổ chức kinh tế và công dân khi xin đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh phải tuân thủ những hướng dẫn và có giấy tờ liên quan khác do đơn vị chủ quản chuyên ngành yêu cầu.
1- Đối với các tổ chức kinh tế: các hộ kinh doanh tư nhân, cá thể hoạt động kinh doanh đường dài, sau khi có đủ điều kiện kinh doanh theo điều 7 và có đủ hồ sơ theo điều 18 của bản quy định này thì nộp hồ sơ tại đơn vị chủ quản chuyên ngành mình kinh doanh.
2- Đối với hộ kinh doanh tư nhân, cá thể, sau khi có đủ điều kiện kinh doanh theo điều 7 và có đủ hồ sơ theo mục 3 điều 18 của bản quy định này thì nộp hồ sơ tại UBND huyện, thị nơi có cửa hàng, cửa hiệu, địa điểm kinh doanh.
Điều 20.- Thẩm quyền và thời gian xét duyệt hồ sơ đăng ký kinh doanh:
1- Sau khi tiếp nhận hồ sơ, đơn vị chủ quản chuyên ngành phải kiểm tra, xác minh, thẩm định các vấn đề có liên quan đến chuyên ngành của mình, nếu xét đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành thì đồng ý cho phép đăng ký kinh doanh, cho phép cấp giấy phép kinh doanh và chịu hoàn toàn trách nhiệm về sự đồng ý của mình.
Thời gian xét duyệt tối đa là 15 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
2- Sau khi xét duyệt và có sự đồng ý, đơn vị chủ quản chuyên ngành chịu trách nhiệm chuyển hồ sơ tới sở thương nghiệp làm thủ tục cấp đăng ký kinh doanh và cấp giấy phép kinh doanh.
Thời gian cấp đăng ký kinh doanh và cấp giấy phép kinh doanh tối đa là 10 ngày, kể từ ngày hồ sơ được đơn vị chủ quản chuyên ngành chuyển tới Sở Thương nghiệp.
3- Sau khi tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh, UBND huyện, thị xã xét duyệt và cấp giấy phép kinh doanh.
Thời gian xét duyệt tối đa là 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ.
Điều 21.- Tổ chức kinh tế và công dân nộp hồ sơ xin đăng ký kinh doanh và xin cấp giấy phép kinh doanh tại đơn vị chủ quản chuyên ngành nào, thì trực tiếp nhận giấy đăng ký kinh doanh và giấy phép kinh doanh của đơn vị chủ quản chuyên ngành đó.
Hội kinh tế tư nhân, cá thể trực tiếp nhận giấy phép kinh doanh tại UBND huyện, thị xã nơi mình nộp hồ sơ.
Trường hợp không được cấp đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh, UBND Huyện, thị xã, đơn vị chủ quản chuyên ngành có trách nhiệm trả lời cụ thể: lý do không được cấp đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh.
Điều 22.- Sở Tài chính - Vật giá có trách nhiệm quy định và hướng dẫn cụ thể việc thu lệ phí khi đăng ký kinh doanh và xin cấp giấy phép kinh doanh thống nhất trong toàn tỉnh.
Điều 23.- Tổ chức kinh tế, công dân đã đăng ký và có giấy phép kinh doanh mà nay xin kinh doanh thêm ngành nghề mới hoặc xin chuyển từ ngành nghề này sang ngành nghề khác hoặc thay đổi hình thức kinh doanh, đều phải tuân thủ những quy định về thủ tục xin đăng ký kinh doanh và xin cấp giấy phép kinh doanh mới.
Điều 24.- Sở Thương nghiệp và UBND các huyện, thị xã giao nhiệm vụ cho các lực lượng quản lý thị trường kiểm tra bất thường và có trọng điểm việc thực hiện chế độ đăng ký kinh doanh trong các tổ chức kinh tế và hộ tư nhân kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ: kiểm tra giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh, kinh doanh đúng ngành nghề, hàng hóa, sản phẩm đã đăng ký hay không.
Đối với những hộ kinh doanh thuộc loại vừa và lớn thì phối hợp với cơ quan thuế kiểm tra cả việc thực hiện chế độ mở sổ sách và dùng hóa đơn, chứng từ.
Điều 25.- Tất cả các tổ chức kinh tế, công dân hoạt động kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ trên địa bàn tỉnh An Giang phải chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước có chức năng.
Phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ và những điều khoản được quy định trong bản quy định này.
Điều 26.- Sở Thương nghiệp, UBND các huyện, thị xã phải phối hợp chặt chẽ với Sở Tài chính, Cục thuế và các cơ quan bảo vệ pháp luật chống thất thu thuế, chống tư nhân núp bóng các đơn vị kinh tế quốc doanh hoạt động kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ bất hợp pháp.
Điều 27.- Sở Thương nghiệp, Sở Tư pháp, các đơn vị chủ quản chuyên ngành có trách nhiệm soạn thảo các văn bản hướng dẫn cụ thể nhằm thực hiện tốt bản quy định này.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
- 1Chỉ thị 02/CT-UB năm 1980 về việc tổ chức khai trình kinh doanh và cấp giấy phép kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Chỉ thị 56/CT-UB năm 1984 về kết hợp công tác kiểm tra xét cấp giấy phép kinh doanh và tiến hành cải tạo công thương nghiệp tư doanh trên địa bàn thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Quyết định 1992/1998/QĐ.UB về chấm dứt hiệu lực pháp lý 152 văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành từ năm 1990 đến năm 1996
- 1Quyết định 193-HĐBT năm 1988 về kinh doanh thương mại và dịch vụ ở thị trường trong nước do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Quyết định 194-HĐBT năm 1988 ban hành bản Quy định về tổ chức và hoạt động của hợp tác xã mua bán của Hội đồng Bộ trưởng
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1989
- 4Quyết định 268-CT năm 1990 về việc đăng ký và hoạt động của các tổ chức làm kinh tế do các cơ quan hành chính và các đoàn thể thành lập do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 5Chỉ thị 02/CT-UB năm 1980 về việc tổ chức khai trình kinh doanh và cấp giấy phép kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6Chỉ thị 56/CT-UB năm 1984 về kết hợp công tác kiểm tra xét cấp giấy phép kinh doanh và tiến hành cải tạo công thương nghiệp tư doanh trên địa bàn thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Quyết định 276/QĐ.UB năm 1990 về quản lý, đăng ký và cấp giấy phép kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ trên địa bàn tỉnh An Giang
- Số hiệu: 276/QĐ.UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/12/1990
- Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
- Người ký: Nguyễn Hữu Khánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/12/1990
- Ngày hết hiệu lực: 01/10/1998
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực