Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2724/QĐ-UBND | Hải Dương, ngày 29 tháng 9 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2011-2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG”
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;
Căn cứ Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XV của Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng;
Căn cứ Quyết định số 315/QĐ-BGTVT ngày 23/02/2011 của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;
Căn cứ Thông báo số 237 - TB/TU ngày 07/7/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về thông báo Ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về Đề án “Xây dựng và phát triển GTNT giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Hải Dương”;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 1108/SGTVT-QLGT ngày 20 tháng 9 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Xây dựng và phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Hải Dương” gồm những nội dung chính như sau:
I. Mục tiêu
Xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn (GTNT) đạt chuẩn nông thôn mới để thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, gắn thực hiện Đề án với Chương trình nông thôn mới của tỉnh, trong đó:
1. Đến 2015 xây dựng 1.523Km đường GTNT các loại để đến năm 2020 cứng hoá 100% và đến năm 2025 hoàn thành nâng cấp cải tạo các tuyến đường GTNT đạt tiêu chuẩn nông thôn mới, tương đương với cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới 4.570Km đường GTNT các loại.
2. Nâng cao nhận thức, năng lực cho các cấp chính quyền và các tầng lớp nhân dân để thực hiện ngày càng tốt hơn công tác bảo trì đường GTNT nhằm kéo dài tuổi thọ các công trình, tiết kiệm kinh phí đầu tư xây dựng.
II. Nhiệm vụ, nguồn vốn thực hiện
1. Nhiệm vụ:
Đến năm 2015 có tối thiểu các xã (58 xã) nằm trong Chương trình nông thôn mới và đến năm 2020 có tối thiểu 60% số xã (tương đương 137 xã) của tỉnh hoàn thành có đường GTNT đạt tiêu chí nông thôn mới.
2. Nguồn vốn:
2.1. Vốn cho xây dựng:
- Đường huyện sử dụng vốn hỗ trợ từ trung ương, vốn ngân sách tỉnh, huyện và các nguồn vốn khác.
- Các loại đường khác:
+ Hỗ trợ từ trung ương thông qua các dự án đang và sẽ triển khai trong những năm tiếp theo và vốn cho Chương trình nông thôn mới khoảng 20%.
+ Hỗ trợ từ ngân sách tỉnh khoảng 20%.
+ Huy động các nguồn vốn hợp pháp khác và nhân dân tự đóng góp khoảng 60%.
2.2. Vốn cho bảo trì:
- Đường huyện: Sử dụng ngân sách tỉnh, huyện, vốn trung ương hỗ trợ thông qua các dự án.
- Đường xã: Địa phương tự thực hiện là chính, ngân sách tỉnh hỗ trợ một phần (khoảng 30%) cho bảo dường thường xuyên và sửa chữa định kỳ.
- Các loại đường còn lại: Địa phương và nhân dân tự cân đối thực hiện.
III. Phương án tính hỗ trợ từ ngân sách tỉnh
1. Loại đường được hỗ trợ
1.1. Quy mô các loại đường được hỗ trợ theo tiêu chuẩn quy định tại Quyết định số 315/QĐ-BGTVT ngày 23/02/2011 của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.
1.2. Đối với đường xóm và đường nội đồng, lô rừng: Chỉ hỗ trợ đối với những tuyến đường đạt tiêu chuẩn tối thiểu sau:
- Chiều rộng nền đường, ký hiệu là Bn: Tiêu chuẩn 5,0m (4,0m),
- Chiều rộng mặt đường, ký hiệu là Bm: Tiêu chuẩn 3,5m (3,0m),
- Chiều dày kết cấu 18cm BTXM mác 250 hoặc láng nhựa 4,5Kg/m2 trên 10cm móng đá dăm hoặc 12cm CPĐD.
* Trị số trong ngoặc cho điều kiện khó khăn về mặt bằng (vướng nhà của) hoặc phân kỳ đầu tư xây dựng.
1.3. Khuyến khích các địa phương xây dựng đường giao thông nông thôn có chiều rộng mặt đường lớn hơn chiều rộng mặt đường so với Chương trình nông thôn mới; đối với những tuyến đường có chiều rộng mặt đường lớn hơn 6m mức hỗ trợ được tính tăng thêm bằng cách nhân số tiền được hỗ trợ của tuyến đường đó với 1,2.
1.4. Đối với những xã nằm trong danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn ban hành kèm theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ thì mức hỗ trợ là 40%.
1.5. Hỗ trợ bảo trì: Chỉ hỗ trợ cho đường xã để thực hiện một số công việc thuộc bảo dưỡng thường xuyên và sửa chữa định kỳ.
2. Mức hỗ trợ
2.1. Hỗ trợ cho xây dựng
a) Đối với đường đúng tiêu chuẩn: Mức hỗ trợ là 20% chi phí xây dựng (Mức hỗ trợ cho những xã khó khăn là 40%), cụ thể như sau:
Bảng 1
STT | Loại đường hỗ trợ | Mức hỗ trợ (triệu đồng/Km) | |
Đường nhựa | Đường BTXM | ||
1 | Đường xã | 260 (520) | 280 (560) |
2 | Các loại đường còn lại | 250 (500) | 270 (540) |
* Mức hỗ trợ trong ngoặc áp dụng cho những xã nằm trong danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn ban hành kèm theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính.
b) Đối với đường trong điều kiện khó về mặt bằng (vướng nhà cửa) hoặc phân kỳ đầu tư xây dựng: Mức hỗ trợ là 15% chi phí xây dựng (Mức hỗ trợ cho những xã khó khăn là 30%), cụ thể như sau:
Bảng 2
STT | Loại đường hỗ trợ | Mức hỗ trợ (triệu đồng/Km) | |
Đường nhựa | Đường BTXM | ||
1 | Đường xã | Không hỗ trợ cho chiều rộng mặt đường nhỏ hơn 3,5m | |
2 | Các loại đường còn lại | 190 (380) | 210 (420) |
* Mức hỗ trợ trong ngoặc áp dụng cho những xã nằm trong danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn ban hành kèm theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính.
2.2. Hỗ trợ bảo trì (chỉ hỗ trợ cho đường xã)
a) Bảo dưỡng thường xuyên:
- 02 triệu đồng/Km/năm đối với đường nhựa và BTXM.
- 01 triệu đồng/Km/năm đối với các loại đường còn lại.
b) Sửa chữa định kỳ:
- 06 triệu đồng/Km/năm đối với đường nhựa.
- 04 triệu đồng/Km/năm đối với đường BTXM.
- 02 triệu đồng/Km/năm đối với các loại đường còn lại.
* Mức hỗ trợ cho xây dựng và bảo trì tính tại thời điểm tháng 3/2011; các năm tiếp theo vào tháng 12, Sở Giao thông vận tải và Sở Tài chính tính toán điều chỉnh do thay đổi giá vật liệu, nhân công, máy trình UBND tỉnh quyết định mức hỗ trợ cụ thể từng loại đường làm cơ sở thực hiện cho năm sau.
3. Phương pháp tính: Hỗ trợ cho các tuyến đường bảo đảm yêu cầu kỹ thuật, nhưng có chiều rộng mặt đường lớn hơn quy định tối thiểu như sau:
3.1. Hỗ trợ đối với loại đường có chiều rộng mặt đường lớn hơn 3,5m hoặc tính phần mở rộng mặt đường cũ để chiều rộng mặt đường đạt tiêu chuẩn 3,5m, áp dụng công thức sau:
Mtt = Btt/Btc*Mtc*L. (1)
Trong đó:
Mtt: Mức hỗ trợ thực tế (triệu đồng).
Mtc: Mức hỗ trợ nêu tại bảng 1.
Btt: Chiều rộng mặt đường thực tế hoặc chiều rộng mặt đường mở rộng thêm (m).
Btc: Chiều rộng mặt đường tiêu chuẩn (3,5m).
L: Chiều dài tuyến đường được hỗ trợ (Km).
* Nếu chiều rộng mặt đường thực tế lớn hơn 6m thì tính hỗ trợ theo công thức (1) nhân với hệ số 1,2.
3.2. Nếu chiều rộng mặt đường thực tế lớn hơn 3,0m nhưng nhỏ hơn 3,5m hoặc tính phần mở rộng mặt đường cũ để chiều rộng mặt đường đạt 3,0m, áp dụng công thức sau:
Mcc = Bcc/Btc*Mtc*L. (2)
Trong đó:
Mcc: Mức hỗ trợ thực tế (triệu đồng).
Mtc: Mức hỗ trợ nêu tại bảng 2.
Bcc: Chiều rộng mặt đường thực tế hoặc chiều rộng mặt đường mở rộng thêm (m)
Btc: Chiều rộng mặt đường trong điều kiện khó khăn về mặt bằng (vướng nhà cửa) hoặc phân kỳ đầu tư xây dựng (3,0m)
L: Chiều dài tuyến đường được hỗ trợ (Km).
(Chi tiết cụ thể như trong Đề án kèm theo)
Điều 2. 2.1 Đề án “Xây dựng và phát triển GTNT giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Hải Dương” được thực hiện từ 01/01/2012 và thay thế Đề án “Phát triển giao thông nông thôn năm 2001 và những năm tiếp theo đến năm 2005 tỉnh Hải Dương”.
2.2 Giao Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính hướng dẫn thực hiện Đề án và báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp; các tổ chức, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Quyết định 27/2009/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 - 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành
- 2Quyết định 1429/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án phát triển đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 3Quyết định 217/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011- 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành
- 4Quyết định 2910/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt đề cương chi tiết và dự toán kinh phí Quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020
- 5Nghị quyết 17/2009/NQ-HĐND thông qua đề án phát triển giao thông nông thôn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010- 2020
- 1Quyết định 30/2007/QĐ-TTg ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Quyết định 491/QĐ-TTg năm 2009 về Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 800/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 315/QĐ-BGTVT năm 2011 hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 6Quyết định 27/2009/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 - 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành
- 7Quyết định 1429/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án phát triển đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 8Quyết định 217/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011- 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành
- 9Quyết định 2910/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt đề cương chi tiết và dự toán kinh phí Quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020
- 10Nghị quyết 17/2009/NQ-HĐND thông qua đề án phát triển giao thông nông thôn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010- 2020
Quyết định 2724/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt đề án xây dựng và phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- Số hiệu: 2724/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/09/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Hải Dương
- Người ký: Nguyễn Mạnh Hiển
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/09/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra