ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2700/QĐ-UBND | Thái Bình, ngày 15 tháng 11 năm 2012 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 25/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Công văn số 7979/BCT-XNK ngày 27/8/2012 của Bộ Công Thương về việc xây dựng Kế hoạch hàng động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 58TTr-SCT ngày 06/11/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030 tỉnh Thái Bình, với những nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG.
- Nhằm cụ thể hóa những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu và những chương trình, dự án trọng tâm của tỉnh Thái Bình để triển khai, tổ chức thực hiện trong thời gian tới góp phần thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 25/7/2012 của Chính phủ.
- Tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 11,5%/năm trong thời kỳ 2011-2020 (đến năm 2020 đạt 1.300 triệu USD).
- Tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa bình quân 12%/năm trong thời kỳ 2011-2020, (đến năm 2020 đạt 1.200 triệu USD).
- Duy trì xuất siêu hàng năm từ 50 triệu USD đến 100 triệu USD.
II. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU.
1. Phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
a. Về sản xuất công nghiệp:
- Rà soát, bổ sung và hoàn chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2008-2015, định hướng đến 2020 phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030.
- Xác định sản phẩm hàng hóa xuất khẩu có tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của tỉnh; nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm: Thịt lợn sữa, rau quả, gạo xuất khẩu; chế biến thủy hải sản xuất khẩu, đặc biệt là chế biến ngao (nhuyễn thể); sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ: Mây tre đan, chiếu thảm xuất khẩu, chạm bạc và một số sản phẩm khác.
- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, ưu tiên thu hút đầu tư phát triển công nghiệp công nghệ cao: Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa; phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ đối với: Công nghiệp cơ khí chế tạo, điện tử - tin học, sản xuất lắp ráp ô tô, dệt may, da giầy và công nghệ cao.
- Quan tâm, tháo gỡ khó khăn cho các chương trình dự án lớn của tỉnh triển khai, thực hiện đúng tiến độ đề ra như: Dự án Trung tâm Điện lực Thái Bình, dự án Amonnitrat, dự án dẫn khí từ ngoài khơi vào KCN Tiền Hải để cung cấp khí mỏ phục vụ phát triển sản xuất.
- Nghiên cứu xây dựng trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt, may trên địa bàn tỉnh; thực hiện sản xuất sạch hơn trong công nghiệp; tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, hệ thống xử lý chất thải trong các khu, cụm công nghiệp, làng nghề; nghiên cứu sửa đổi chính sách khuyến khích thu hút đầu tư; cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông có sự giám sát và minh bạch tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
b. Về sản xuất nông nghiệp:
- Tiếp tục triển khai, hoàn thành xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Thái Bình đến năm 2020 phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030.
- Tích cực thực hiện đề án dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp hướng tới tích tụ đất đai, đẩy mạnh cơ giới hóa, từng bước áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất; xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn đáp ứng công nghiệp chế biến để xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
- Đẩy mạnh thực hiện các dự án: Phát triển gia trại, trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn, chăn nuôi gia công giai đoạn 2011-2015; xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất tập trung cánh đồng mẫu; dự án gieo trồng 10.000 ha giống lúa Nhật Bản để tạo nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu.
- Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, gắn sản xuất với chế biến xuất khẩu; chỉ đạo thực hiện có hiệu quả đề án phát triển nuôi ngao giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020; chuyển mạnh nuôi trồng hải sản từ quảng canh sang thâm canh và bán thâm canh, tăng năng suất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh sản phẩm thủy hải sản xuất khẩu của tỉnh.
- Nhân rộng mô hình thí điểm Doanh nghiệp - Hợp tác xã - Hộ nông dân và Doanh nghiệp - Hộ kinh doanh - Hộ hông dân, thực hiện “Cung ứng vật tư nông nghiệp, bao tiêu sản phẩm nông nghiệp cho nông dân” thông qua hợp đồng liên doanh, liên kết, hợp đồng dài hạn, cung ứng vật tư nguyên liệu đầu vào gắn với tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
2. Phát triển thị trường, xúc tiến thương mại.
- Tăng cường công tác dự báo thị trường, thường xuyên cập nhật và phổ biến kịp thời thông tin về thị trường thế giới, những thay đổi về chính sách; tuyên truyền phổ biến các hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước mà Việt Nam đã ký hoặc tham gia đến cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh để tận dụng tốt nhất lợi thế ưu đãi về thuế quan.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển thương mại điện tử; các doanh nghiệp thực hiện tiết kiệm trong sản xuất và lưu thông, giảm tiêu hao vật tư nguyên liệu và các chi phí khác, nâng cao chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh của hàng hóa, thương hiệu của doanh nghiệp, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, giữ vững ổn định và đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu.
- Tổ chức tốt các hoạt động khuyến thương, ưu tiên cho các chương trình dự án hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia xúc tiến thương mại; tổ chức cho các doanh nghiệp trong tỉnh tham gia các hội chợ có uy tín trong nước và nước ngoài theo ngành hàng; xây dựng thương hiệu sản phẩm, quảng bá sản phẩm, giới thiệu doanh nghiệp trên trang website của Sở Công Thương Thái Bình; trang website của Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) và Cổng thương mại điện tử Việt Nam.
3. Nghiên cứu ban hành chính sách thu hút đầu tư, thương mại, tài chính, tín dụng và đầu tư phát triển hàng xuất khẩu.
- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính; nghiên cứu sửa đổi cơ chế một cửa, một cửa liên thông, chính sách thu hút đầu tư; khuyến khích các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn đầu tư vào Thái Bình, ưu tiên các ngành sản xuất công nghiệp hỗ trợ sản xuất sạch hơn, có công nghệ tiên tiến hiện đại, đảm bảo vệ sinh môi trường theo hướng tăng chất lượng, hiệu quả sản phẩm và tham gia tích cực vào chuỗi giá trị toàn cầu, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu bền vững.
- Nghiên cứu chỉnh sửa chính sách khuyến khích thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại.
- Nâng cao vai trò của Chi nhánh ngân hàng phát triển Việt Nam tại Thái Bình trong việc cung cấp tín dụng, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu và đầu tư cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; chính sách tín dụng ưu đãi đối với hàng hóa xuất khẩu theo quy định của Chính phủ.
- Giải quyết nhanh thủ tục khai báo hải quan, cấp giấy chứng nhân xuất xứ hàng hóa, việc hoàn thế giá tri gia tăng, thuế nhập khẩu nguyên liệu sau khi sản phẩm đã được xuất khẩu; chính sách dãn, hoãn nộp thuế theo các quy định hiện hành của nhà nước.
4. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ phát triển xuất khẩu.
- Khuyến khích đầu tư phát triển dịch vụ logistics thực hiện đóng gói, vận chuyển, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu; phát triển chợ đầu mối phát luồng bán buôn, phân loại, tuyển chọn hàng hóa xuất khẩu, phục vụ tốt hơn cho xuất khẩu.
- Quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hợp lý tạo mạng lưới hoàn chỉnh, liên hoàn, liên kết giữa các phương thức vận tải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
5. Đào tạo nguồn nhân lực.
- Nghiên cứu bổ sung hoàn chỉnh cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, ưu tiên phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Rà soát bổ sung quy hoạch phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2012- 2020 phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 -2020, định hướng đến năm 2030 và gắn với từng ngành hàng như dệt may, điện tử, cơ khí.
- Tập trung đầu tư phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
- Thực hiện đa dạng hóa các hình thức đầu tư phát triển nguồn nhân lực theo hướng gắn kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, thực hiện đào tạo theo nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp.
- Tăng cường phổ biến kiến thức và chính sách, pháp luật của các nước cho doanh nghiệp để tận dụng các ưu đãi trong cam kết quốc tế và có biện pháp chủ động phòng tránh các hàng rào kỹ thuật trong thương mại để phát triển xuất khẩu hiệu quả.
6. Kiểm soát nhập khẩu.
- Khuyến khích đầu tư vào tỉnh Thái Bình để phát triển sản xuất nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu và hàng tiêu dùng thay thế hàng nhập khẩu.
- Tăng cường công tác tuyên truyền thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; sử dụng các sản phẩm trong nước đã sản xuất được để hạn chế nhập siêu.
7. Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Chủ động nắm bắt thời cơ, đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường.
- Tổ chức sản xuất kinh koanh theo hướng sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo các quy chuẩn trong nước và quốc tế, đảm bảo uy tín của sản phẩm xuất khẩu.
- Chủ động tìm kiếm, phát triển thị trường, đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu để đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu bền vững hơn.
- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý Nhà nước, phản ánh kịp thời những vấn đề khó khăn, vướng mắc, đề xuất biện pháp tháo gỡ, nhất là những vấn đề có liên quan đến sản xuất, tiêu thụ để góp phần thúc đẩy xuất khẩu, nâng cao hiệu quả xuất khẩu và giảm dần nhập siêu.
8. Xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án.
Bên cạnh thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu nêu trên, Ủy ban nhân dân tỉnh giao các sở, ngành liên quan chủ trì xây dựng và thực hiện các đề án, nhiệm vụ cụ thể.
(Có phụ lục danh mục các chương trình, đề án, dự án kèm theo Quyết định).
9. Kinh phí xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, dự án.
Căn cứ vào nội dung, nhiệm vụ được giao, hàng năm các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng dự toán kinh phí thực hiện các chương trình, dự án, đề án gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Giao các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Lao động Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông Vận tải, Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng và phối hợp với các bộ ngành Trung ương triển khai thực hiện các quy hoạch, chương trình, đề án, dự án đảm bảo kịp thời và hiệu quả, góp phần thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030.
- Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện, báo cáo Bộ Công Thương định kỳ hàng năm theo quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; các Giám đốc sở: Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Lao động Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông Vận tải, Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KẾ HOẠCH ĐỀ ÁN, CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA THỜI KỲ 2011-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030
(Kèm theo Quyết định số 2700/QĐ-UBND ngày 15/11/2012 của UBND tỉnh Thái Bình)
STT | Nội dung nhiệm vụ | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Thời gian thực hiện |
|
|
| ||
1 | Quy hoạch Tổng thể phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2012-2020 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các sở, ban, ngành liên quan | Năm 2012-2013 |
2 | Đề án phát triển vùng nuôi ngao ở 2 huyện ven biển: Thái Thụy và Tiền Hải; | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các sở, ban, ngành liên quan | Hàng năm |
3 | Đề án xây dựng cánh đồng mẫu | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các sở, ban ngành có liên quan | 2012-2013 |
4 | Đề án xây dựng vùng sản xuất lúa chất lượng cao | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các sở, ban ngành có liên quan | 2012-2013 |
5 | Đề án phát triển trang trại chăn nuôi quy mô lớn | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các sở, ban ngành có liên quan | 2012-2013 |
6 | Đề án phát triển các cây vụ đông có quy mô hàng hóa lớn: Ngô, đậu tương, khoai tây giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các sở, ban ngành có liên quan | 2012-2013 |
7 | Đề án xây dựng thí điểm các khu nông nghiệp công nghệ cao về sản xuất giống | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các sở, ban ngành có liên quan | 2013-2014 |
8 | Đề án gieo cấy 10.000 ha lúa, giống lúa Nhật Bản | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các sở, ban ngành có liên quan | 2013-2014 |
9 | Đề án xây dựng thí điểm các khu nông nghiệp công nghệ cao về sản xuất giống, rau sạch, hoa cao cấp, chăn nuôi và thủy sản giai đoạn 2011-2015 | Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn | Các sở, ban ngành có liên quan | 2013-2015 |
10 | Đề án củng cố, phát triển nâng cao hiệu quả của nghề và làng nghề | Sở Công Thương | Các sở, ban ngành có liên quan | Hàng năm |
11 | Phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, thủy sản đến năm 2020 | Sở Công Thương | Các sở, ban ngành có liên quan | Năm 2013 |
12 | Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh. | Sở Công Thương | Các sở, ban ngành có liên quan | Năm 2013 |
13 | Thực hiện đề án củng cố, phát triển nâng cao hiệu quả của nghề và làng nghề | Sở Công Thương | Các sở, ban ngành có liên quan | Năm 2013 |
|
|
| ||
14 | Đề án phát triển hệ thống phân phối các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh và xây dựng thương hiệu hàng hóa - dịch vụ | Sở Công Thương | Các sở, ban ngành có liên quan | Năm 2013 |
15 | Đề án đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm chủ lực | Sở Công Thương | Các sở, ban ngành có liên quan | Năm 2013 |
17 | Đề án phát triển thương mại tỉnh Thái Bình giai đoạn 2015-2020, định hướng đến 2025. | Sở Công Thương | Các sở, ban ngành có liên quan | Năm 2014 |
18 | Thực hiện Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Thái bình giai đoạn 2011-2015 | Sở Công Thương | Các sở, ban ngành có liên quan | Giai đoạn 2011-2015 |
19 | Xây dựng Quy hoạch phát triển công nghiệp, công nghệ thông tin tỉnh Thái Bình đển năm 2020 | Sở Thông tin và Truyền thông | Các sở, ban ngành có liên quan | Năm 2013 |
20 | Thực hiện các chương trình, dự án về cải thiện và xử lý môi trường ở khu vực làng nghề, khu, cụm công nghiệp, y tế, môi trường khu vực đô thị và nông thôn | Sở Tài nguyên và môi trường | Các sở, ban ngành có liên quan | Hàng năm |
|
|
| ||
21 | Đề án thành lập quỹ đầu tư phát triển của tỉnh | Sở Tài chính |
| Năm 2012 |
22 | Sửa đổi bổ sung quy chế quản lý và sử dụng vốn khuyến thương, khuyến công | Sở Công Thương | Các sở, ban ngành có liên quan | 2013 |
23 | Chỉnh sửa, bổ sung chính sách khuyến khích phát triển kết cấu hạ tầng thương mại giai đoạn 2008-2015. | Sở Công Thương | Các sở, ban ngành có liên quan | Năm 2014 |
Chính sách đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ phát triển KTXH và xuất khẩu |
|
|
| |
24 | Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ theo hướng hiện đại đến năm 2020. | Sở Kế hoạch và Đầu tư | Các sở, ban ngành có liên quan | Năm 2013 |
25 | Đề án xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển các ngành dịch vụ đến năm 2020 | Sở Kế hoạch và Đầu tư | Các sở, ban ngành có liên quan | Năm 2013 |
26 | Đề án sửa đổi, bổ sung chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh | Sở Kế hoạch và Đầu tư | Các sở, ban ngành có liên quan | 2012-2013 |
27 | Đề án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Thái Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 | Sở Giao thông Vận tải | Các sở, ban ngành có liên quan | 2013 |
|
|
| ||
28 | Đề án quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Thái Bình đến năm 2020 | Sở Kế hoạch và Đầu tư | Các sở, ban ngành có liên quan | 2012-2013 |
29 | Đề án phát triển dạy nghề tỉnh Thái Bình giai đoạn 2013-2020. | Sở Lao động Thương binh và Xã hội | Các sở, ban ngành có liên quan | 2012-2013 |
30 | Đề án quy hoạch mạng lưới cở sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 | Sở Lao động Thương binh và Xã hội | Các sở, ban ngành có liên quan | 2012-2013 |
- 1Quyết định 2393/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2012 - 2020, định hướng đến 2030
- 2Quyết định 2669/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2012 - 2020, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 3Quyết định 82/QĐ-UBND năm 2013 về chương trình hành động thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 4Quyết định 901/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án "Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2014-2020
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 950/QĐ-TTg năm 2012 về Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 2393/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2012 - 2020, định hướng đến 2030
- 4Quyết định 2669/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2012 - 2020, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 5Quyết định 82/QĐ-UBND năm 2013 về chương trình hành động thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 6Quyết định 901/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án "Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2014-2020
Quyết định 2700/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030 do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành
- Số hiệu: 2700/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/11/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình
- Người ký: Phạm Văn Ca
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/11/2012
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực