Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 270/QĐ-UBND

Quảng Trị, ngày 31 tháng 01 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH TRONG LĨNH VỰC ĐÊ ĐIỀU THUỘC PHẠM VI, CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG TRỊ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định số 35/2018/QĐ-UBND ngày 21/12/2018 của UBND tỉnh Quảng Trị quy định về cấp giấy phép đối với các hoạt động liên quan đến đê điều trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Tờ trình số: 371/TTr-SNN ngày 27/12/2018) và Chánh Văn phòng UBND tỉnh (Tờ trình số: 63/TTr-VP ngày 24/01/2019),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực Đê điều thuộc phạm vi, chức năng quản lý nhà nước của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Cục kiểm soát TTHC-VPCP;
- Các PCT UBND tỉnh;
- Trung tâm tin học tỉnh;
- Lưu: VT, KSTTHC, NC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Chính

 

Phần I

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH LĨNH VỰC ĐÊ ĐIỀU THUỘC PHẠM VI, CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG TRỊ.

(Ban hành kèm theo Quyết định số 270/QĐ-UBND ngày 31 tháng 01 năm 2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị)

STT

Tên thủ tục hành chính

1

Cấp giấy phép cắt xẻ đê để xây dựng công trình trong phạm vi bảo vệ đê điều

2

Cấp giấy phép khoan, đào trong phạm vi bảo vệ đê điều

3

Cấp giấy phép xây dựng cống qua đê; xây dựng công trình đặc biệt trong phạm vi bảo vệ đê điều, bãi sông, lòng sông

4

Cấp giấy phép sử dụng đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê làm nơi neo đậu tàu, thuyền, bè, mảng

5

Cấp giấy phép nạo vét luồng lạch trong phạm vi bảo vệ đê điều

6

Điều chỉnh giấy phép các hoạt động liên quan đến đê điều

7

Gia hạn giấy phép các hoạt động liên quan đến đê điều

Phần II

NỘI DUNG CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Thủ tục Cấp giấy phép cắt xẻ đê để xây dựng công trình trong phạm vi bảo vệ đê điều

a, Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức, cá nhân xin cấp phép nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa Sở Nông nghiệp và PTNT.

Bước 2. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Bước 3. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chi cục Thủy lợi trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết. Trường hợp đủ điều kiện cấp phép, Chi cục sẽ tham mưu cho Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh xem xét ra quyết định cấp phép. Trường hợp không đủ điều kiện cấp phép, Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp phép.

Bước 4. Sở Nông nghiệp và PTNT nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa Văn phòng UBND tỉnh. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy phép. Trường hợp không cấp giấy phép thì UBND tỉnh sẽ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b, Cách thức thực hiện

Tổ chức, cá nhân xin cấp phép nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp hoặc qua đường bưu chính trong giờ hành chính tại Bộ phận một cửa thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT (Địa ch: Sởng nghiệp và PTNT, 270 Hùng Vương, Đông, Quảng Trị).

c, Thành phần, số lượng hồ sơ

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu;

+ Quyết định phê duyệt đầu tư công trình, dự án; Hồ sơ thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật (hoặc bản vẽ thi công) được phê duyệt, thuyết minh tính toán đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật công trình đê điều và tiêu thoát lũ khi xây dựng công trình; các văn bản pháp lý liên quan khác;

+ Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận hành và an toàn của công trình đê điều; các biện pháp khắc phục ảnh hưởng. Nếu hoạt động có thể làm giảm khả năng thoát lũ, tăng mực nước lũ thiết kế trên sông, ảnh hưởng đến chế độ dòng chảy, xói lở các khu vực lân cận, ổn định công trình đê điều (gọi chung là mức độ ảnh hưởng) thì phải có các tài liệu sau: Khảo sát, tính toán mức độ ảnh hưởng; kết quả thẩm tra của đơn vị tư vấn độc lập về mức độ ảnh hưởng; ý kiến bằng văn bản của các cơ quan chức năng liên quan;

+ Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động đề nghị cấp giấy phép;

+ Văn bản thỏa thuận với tổ chức trực tiếp quản lý khai thác và bảo vệ công trình đê, kè nơi có hoạt động đề nghị cấp giấy phép;

+ Văn bản pháp lý về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Văn bản thỏa thuận về sử dụng đất lâu dài hoặc có thời hạn với chủ sử dụng đất hợp pháp (nếu có);

+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các hoạt động phải đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật.

- Số lượng hồ sơ: nộp 03 bộ hồ sơ (02 bộ chính và 01 bộ sao)

d, Thời hạn giải quyết

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

đ, Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

e, Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính

- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ, trình cấp phép: Sở Nông nghiệp và PTNT

- Cơ quan trực tiếp thẩm định hồ sơ: Chi cục Thủy lợi

- Cơ quan có thẩm quyền cấp phép: UBND tỉnh

- Cơ quan phối hợp: Các Sở, Ban, Ngành có liên quan.

g, Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép

h, Phí, lệ phí: Không

i, Mẫu đơn, tờ khai

Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động liên quan đến Đê điều theo mẫu (tại phụ lục I, Quyết định số 35/2018/QĐ-UBND ngày 21/12/2018 của UBND tỉnh Quảng Trị)

k, Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l, Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật Đê điều số 79/2006/QH11 ngày 29/11/2006;

- Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều;

- Thông tư số 46/2011/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về trình tự thực hiện việc chấp thuận, thẩm định các hoạt động liên quan đến đê điều;

- Quyết định số 35/2018/QĐ-UBND ngày 21/12/2018 của UBND tỉnh Quảng Trị quy định về cấp giấy phép đối với các hoạt động liên quan đến đê điều trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

2. Thủ tục Cấp giấy phép khoan, đào trong phạm vi bảo vệ đê điều

a, Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức, cá nhân xin cấp phép nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa Sở Nông nghiệp và PTNT.

Bước 2. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Bước 3. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chi cục Thủy lợi trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết. Trường hợp đủ điều kiện cấp phép, Chi cục sẽ tham mưu cho Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh xem xét ra quyết định cấp phép. Trường hợp không đủ điều kiện cấp phép, Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp phép.

Bước 4. Sở Nông nghiệp và PTNT nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa Văn phòng UBND tỉnh. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy phép. Trường hợp không cấp giấy phép thì UBND tỉnh sẽ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b, Cách thức thực hiện

Tổ chức, cá nhân xin cấp phép nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp hoặc qua đường bưu chính trong giờ hành chính tại Bộ phận một cửa thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT (Địa chỉ: Sở Nông nghiệp và PTNT, 270 Hùng Vương, Đông Hà, Quảng Trị).

e, Thành phần, số lượng hồ sơ

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu;

+ Quyết định phê duyệt đầu tư công trình, dự án; Hồ sơ thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật (hoặc bản vẽ thi công) được phê duyệt, thuyết minh tính toán đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật công trình đê điều và tiêu thoát lũ khi xây dựng công trình; các văn bản pháp lý liên quan khác;

+ Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận hành và an toàn của công trình đê điều; các biện pháp khắc phục ảnh hưởng. Nếu hoạt động có thể làm giảm khả năng thoát lũ, tăng mực nước lũ thiết kế trên sông, ảnh hưởng đến chế độ dòng chảy, xói lở các khu vực lân cận, ổn định công trình đê điều (gọi chung là mức độ ảnh hưởng) thì phải có các tài liệu sau: Khảo sát, tính toán mức độ ảnh hưởng; kết quả thẩm tra của đơn vị tư vấn độc lập về mức độ ảnh hưởng; ý kiến bằng văn bản của các cơ quan chức năng liên quan;

+ Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động đề nghị cấp giấy phép;

+ Văn bản thỏa thuận với tổ chức trực tiếp quản lý khai thác và bảo vệ công trình đê, kè nơi có hoạt động đề nghị cấp giấy phép;

+ Văn bản pháp lý về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Văn bản thỏa thuận về sử dụng đất lâu dài hoặc có thời hạn với chủ sử dụng đất hợp pháp (nếu có);

+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các hoạt động phải đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật.

- Số lượng hồ sơ: nộp 03 bộ hồ sơ (02 bộ chính và 01 bộ sao)

d, Thời hạn giải quyết

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

đ, Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

e, Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính

- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ, trình cấp phép: Sở Nông nghiệp và PTNT

- Cơ quan trực tiếp thẩm định hồ sơ: Chi cục Thủy lợi

- Cơ quan có thẩm quyền cấp phép: UBND tỉnh

- Cơ quan phối hợp: Các Sở, Ban, Ngành có liên quan.

g, Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép

h, Phí, lệ phí: Không

i, Mẫu đơn, tờ khai

Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động liên quan đến Đê điều theo mẫu (tại phụ lục I, Quyết định số 35/2018/QĐ-UBND ngày 21/12/2018 của UBND tỉnh Quảng Trị)

k, Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l, Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật Đê điều số 79/2006/QH11 ngày 29/11/2006;

- Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều;

- Thông tư số 46/2011/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về trình tự thực hiện việc chấp thuận, thẩm định các hoạt động liên quan đến đê điều;

- Quyết định số 35/2018/QĐ-UBND ngày 21/12/2018 của UBND tỉnh Quảng Trị quy định về cấp giấy phép đối với các hoạt động liên quan đến đê điều trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

3. Thủ tục Cấp giấy phép xây dựng cống qua đê; xây dựng công trình đặc biệt trong phạm vi bảo vệ đê điều, bãi sông, lòng sông

a, Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức, cá nhân xin cấp phép nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa Sở Nông nghiệp và PTNT.

Bước 2. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Bước 3. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chi cục Thủy lợi trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết. Trường hợp đủ điều kiện cấp phép, Chi cục sẽ tham mưu cho Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh xem xét ra quyết định cấp phép. Trường hợp không đủ điều kiện cấp phép, Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp phép.

Bước 4. Sở Nông nghiệp và PTNT nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa Văn phòng UBND tỉnh. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy phép. Trường hợp không cấp giấy phép thì UBND tỉnh sẽ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b, Cách thức thực hiện

Tổ chức, cá nhân xin cấp phép nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp hoặc qua đường bưu chính trong giờ hành chính tại Bộ phận một cửa thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT (Địa ch: Sở Nông nghiệp và PTNT, 270 Hùng Vương, Đông Hà, Quảng Trị).

c, Thành phần, số lượng hồ sơ

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu;

+ Quyết định phê duyệt đầu tư công trình, dự án; Hồ sơ thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật (hoặc bản vẽ thi công) được phê duyệt, thuyết minh tính toán đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật công trình đê điều và tiêu thoát lũ khi xây dựng công trình; các văn bản pháp lý liên quan khác;

+ Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận hành và an toàn của công trình đê điều; các biện pháp khắc phục ảnh hưởng. Nếu hoạt động có thể làm giảm khả năng thoát lũ, tăng mực nước lũ thiết kế trên sông, ảnh hưởng đến chế độ dòng chảy, xói lở các khu vực lân cận, ổn định công trình đê điều (gọi chung là mức độ ảnh hưởng) thì phải có các tài liệu sau: Khảo sát, tính toán mức độ ảnh hưởng; kết quả thẩm tra của đơn vị tư vấn độc lập về mức độ ảnh hưởng; ý kiến bằng văn bản của các cơ quan chức năng liên quan;

+ Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động đề nghị cấp giấy phép;

+ Văn bản thỏa thuận với tổ chức trực tiếp quản lý khai thác và bảo vệ công trình đê, kè nơi có hoạt động đề nghị cấp giấy phép;

+ Văn bản pháp lý về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Văn bản thỏa thuận về sử dụng đất lâu dài hoặc có thời hạn với chủ sử dụng đất hợp pháp (nếu có);

+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các hoạt động phải đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật.

- Số lượng hồ sơ: nộp 03 bộ hồ sơ (02 bộ chính và 01 bộ sao)

d, Thời hạn giải quyết

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

đ, Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

e, Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính

- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ, trình cấp phép: Sở Nông nghiệp và PTNT

- Cơ quan trực tiếp thẩm định hồ sơ: Chi cục Thủy lợi

- Cơ quan có thẩm quyền cấp phép: UBND tỉnh

- Cơ quan phối hợp: Các Sở, Ban, Ngành có liên quan.

g, Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép

h, Phí, lệ phí: Không

i, Mẫu đơn, tờ khai

Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động liên quan đến Đê điều theo mẫu (tại phụ lục I, Quyết định số 35/2018/QĐ-UBND ngày 21/12/2018 của UBND tỉnh Quảng Trị)

k, Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l, Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật Đê điều số 79/2006/QH11 ngày 29/11/2006;

- Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều;

- Thông tư số 46/2011/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về trình tự thực hiện việc chấp thuận, thẩm định các hoạt động liên quan đến đê điều;

- Quyết định số 35/2018/QĐ-UBND ngày 21/12/2018 của UBND tỉnh Quảng Trị quy định về cấp giấy phép đối với các hoạt động liên quan đến đê điều trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

4. Thủ tục Cấp giấy phép sử dụng đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê làm nơi neo đậu tàu, thuyền, bè, mảng

a, Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức, cá nhân xin cấp phép nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa Sở Nông nghiệp và PTNT.

Bước 2. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Bước 3. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chi cục Thủy lợi trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết. Trường hợp đủ điều kiện cấp phép, Chi cục sẽ tham mưu cho Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh xem xét ra quyết định cấp phép. Trường hợp không đủ điều kiện cấp phép, Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp phép.

Bước 4. Sở Nông nghiệp và PTNT nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa Văn phòng UBND tỉnh. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy phép. Trường hợp không cấp giấy phép thì UBND tỉnh sẽ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b, Cách thức thực hiện

Tổ chức, cá nhân xin cấp phép nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp hoặc qua đường bưu chính trong giờ hành chính đến Bộ phận một cửa thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT (Địa chỉ: Sở Nông nghiệp và PTNT, 270 Hùng Vương, Đông Hà, Quảng Trị).

c, Thành phần, số lượng hồ sơ

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu;

+ Hồ sơ thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật (hoặc bản vẽ thi công) được phê duyệt, thuyết minh tính toán đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật công trình đê điều và tiêu thoát lũ khi xây dựng công trình; các văn bản pháp lý liên quan khác;

+ Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận hành và an toàn của công trình đê điều; các biện pháp khắc phục ảnh hưởng. Nếu hoạt động có thể làm giảm khả năng thoát lũ, tăng mực nước lũ thiết kế trên sông, ảnh hưởng đến chế độ dòng chảy, xói lở các khu vực lân cận, ổn định công trình đê điều (gọi chung là mức độ ảnh hưởng) thì phải có các tài liệu sau: Khảo sát, tính toán mức độ ảnh hưởng; kết quả thẩm tra của đơn vị tư vấn độc lập về mức độ ảnh hưởng; ý kiến bằng văn bản của các cơ quan chức năng liên quan;

+ Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động đề nghị cấp giấy phép;

+ Văn bản thỏa thuận với tổ chức trực tiếp quản lý khai thác và bảo vệ công trình đê, kè nơi có hoạt động đề nghị cấp giấy phép;

+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các hoạt động phải đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật.

+ Bản sao chụp Sổ đăng kiểm tàu, thuyền; giấy tờ chứng minh trọng lượng bản thân của tàu, thuyền, bè, mảng.

- Số lượng hồ sơ: nộp 03 bộ hồ sơ (02 bộ chính và 01 bộ sao)

d, Thời hạn giải quyết

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

đ, Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

e, Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính

- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ, trình cấp phép: Sở Nông nghiệp và PTNT

- Cơ quan trực tiếp thẩm định hồ sơ: Chi cục Thủy lợi

- Cơ quan có thẩm quyền cấp phép: UBND tỉnh

- Cơ quan phối hợp: Các Sở, Ban, Ngành có liên quan.

g, Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép

h, Phí, lệ phí: Không

i, Mẫu đơn, tờ khai

Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động liên quan đến Đê điều theo mẫu (tại phụ lục I, Quyết định số 35/2018/QĐ-UBND ngày 21/12/2018 của UBND tỉnh Quảng Trị)

k, Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l, Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật Đê điều số 79/2006/QH11 ngày 29/11/2006;

- Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều;

- Thông tư số 46/2011/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về trình tự thực hiện việc chấp thuận, thẩm định các hoạt động liên quan đến đê điều;

- Quyết định số 35/2018/QĐ-UBND ngày 21/12/2018 của UBND tỉnh Quảng Trị quy định về cấp giấy phép đối với các hoạt động liên quan đến đê điều trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

5. Thủ tục Cấp giấy phép nạo vét luồng lạch trong phạm vi bảo vệ đê điều.

a, Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức, cá nhân xin cấp phép nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa Sở Nông nghiệp và PTNT.

Bước 2. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Bước 3. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chi cục Thủy lợi trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết. Trường hợp đủ điều kiện cấp phép, Chi cục sẽ tham mưu cho Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh xem xét ra quyết định cấp phép. Trường hợp không đủ điều kiện cấp phép, Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp phép.

Bước 4. Sở Nông nghiệp và PTNT nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa Văn phòng UBND tỉnh. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy phép. Trường hợp không cấp giấy phép thì UBND tỉnh sẽ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b, Cách thức thực hiện

Tổ chức, cá nhân xin cấp phép nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp hoặc qua đường bưu chính trong giờ hành chính đến Bộ phận một cửa thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT (Địa ch: Sở Nông nghiệp và PTNT, 270 Hùng Vương, Đông Hà, Quảng Trị).

c, Thành phần, số lượng hồ sơ

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu;

+ Quyết định phê duyệt đầu tư công trình, dự án; Hồ sơ thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật (hoặc bản vẽ thi công) được phê duyệt, thuyết minh tính toán đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật công trình đê điều và tiêu thoát lũ khi xây dựng công trình; các văn bản pháp lý liên quan khác;

+ Hồ sơ thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật (hoặc bản vẽ thi công) được phê duyệt, thuyết minh tính toán đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật công trình đê điều và tiêu thoát lũ xây dựng công trình; các văn bản pháp lý liên quan khác;

+ Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận hành và an toàn của công trình đê điều; các biện pháp khắc phục ảnh hưởng. Nếu hoạt động có thể làm giảm khả năng thoát lũ, tăng mực nước lũ thiết kế trên sông, ảnh hưởng đến chế độ dòng chảy, xói lở các khu vực lân cận, ổn định công trình đê điều (gọi chung là mức độ ảnh hưởng) thì phải có các tài liệu sau: Khảo sát, tính toán mức độ ảnh hưởng; kết quả thẩm tra của đơn vị tư vấn độc lập về mức độ ảnh hưởng; ý kiến bằng văn bản của các cơ quan chức năng liên quan;

+ Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động đề nghị cấp giấy phép;

+ Văn bản thỏa thuận với tổ chức trực tiếp quản lý khai thác và bảo vệ công trình đê, kè nơi có hoạt động đề nghị cấp giấy phép;

+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các hoạt động phải đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật.

- Số lượng hồ sơ: nộp 03 bộ hồ sơ (02 bộ chính và 01 bộ sao)

d, Thời hạn giải quyết

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

đ, Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

e, Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính

- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ, trình cấp phép: Sở Nông nghiệp và PTNT

- Cơ quan trực tiếp thẩm định hồ sơ: Chi cục Thủy lợi

- Cơ quan có thẩm quyền cấp phép: UBND tỉnh

- Cơ quan phối hợp: Các Sở, Ban, Ngành có liên quan.

g, Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép

h, Phí, lệ phí: Không

i, Mẫu đơn, tờ khai

Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động liên quan đến Đê điều theo mẫu (tại phụ lục I, Quyết định số 35/2018/QĐ-UBND ngày 21/12/2018 của UBND tỉnh Quảng Trị)

k, Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l, Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật Đê điều số 79/2006/QH11 ngày 29/11/2006;

- Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều;

- Thông tư số 46/2011/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về trình tự thực hiện việc chấp thuận, thẩm định các hoạt động liên quan đến đê điều;

- Quyết định số 35/2018/QĐ-UBND ngày 21/12/2018 của UBND tỉnh Quảng Trị quy định về cấp giấy phép đối với các hoạt động liên quan đến đê điều trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

6. Thủ tục Điều chỉnh giấy phép các hoạt động liên quan đến đê điều

a, Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức, cá nhân xin điều chỉnh Giấy phép nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa Sở Nông nghiệp và PTNT.

Bước 2. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Bước 3. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chi cục Thủy lợi trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết. Trường hợp đủ điều kiện điều chỉnh giấy phép. Chi cục sẽ tham mưu cho Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh xem xét ra quyết định điều chỉnh nội dung giấy phép. Trường hợp không đủ điều kiện, Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do không điều chỉnh nội dung giấy phép.

Bước 4. Sở Nông nghiệp và PTNT nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa Văn phòng UBND tỉnh. Trong thời hạn 05 (năm) ngày việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh quyết định việc điều chỉnh hoặc không điều chỉnh nội dung giấy phép. Trường hợp không điều chỉnh nội dung giấy phép thì UBND tỉnh sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b, Cách thức thực hiện

Tổ chức, cá nhân xin điều chỉnh Giấy phép nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp hoặc qua đường bưu chính trong giờ hành chính đến Bộ phận một cửa thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT ịa chỉ: Sở Nông nghiệp và PTNT, 270 Hùng Vương, Đông Hà, Quảng Trị).

c, Thành phần, số lượng hồ sơ

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép đối với các hoạt động liên quan đến đê điều theo mẫu;

+ Hồ sơ thiết kế điều chỉnh, bổ sung (bao gồm bản vẽ, thuyết minh tính toán) và phương án bảo đảm an toàn cho công trình đã được phê duyệt;

+ Báo cáo việc thực hiện các quy định trong giấy phép đã được cấp; biên bản các lần vi phạm và hình thức xử phạt (nếu có);

+ Văn bản thỏa thuận với tổ chức trực tiếp quản lý khai thác và bảo vệ công trình đê, kè nơi có hoạt động đề nghị điều chỉnh.

- Số lượng hồ sơ: nộp 03 bộ hồ sơ (02 bộ chính và 01 bộ sao)

d, Thời hạn giải quyết

Trong thời hạn 12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

đ, Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

e, Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính

- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ, trình cấp phép: Sở Nông nghiệp và PTNT

- Cơ quan trực tiếp thẩm định hồ sơ: Chi cục Thủy lợi

- Cơ quan có thẩm quyền cấp phép: UBND tỉnh

- Cơ quan phối hợp: Các Sở, Ban, Ngành có liên quan.

g, Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép

h, Phí, lệ phí: Không

i, Mẫu đơn, tờ khai

Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động liên quan đến Đê điều theo mẫu (tại phụ lục II, Quyết định số 35/2018/QĐ-UBND ngày 21/12/2018 của UBND tỉnh Quảng Trị)

k, Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l, Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật Đê điều số 79/2006/QH11 ngày 29/11/2006;

- Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều;

- Thông tư số 46/2011/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về trình tự thực hiện việc chấp thuận, thẩm định các hoạt động liên quan đến đê điều;

- Quyết định số 35/2018/QĐ-UBND ngày 21/12/2018 của UBND tỉnh Quảng Trị quy định về cấp giấy phép đối với các hoạt động liên quan đến đê điều trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

7. Thủ tục Gia hạn giấy phép các hoạt động liên quan đến đê điều

a, Trình tự thực hiện:

ớc 1. Tổ chức, cá nhân xin gia hạn Giấy phép nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa Sở Nông nghiệp và PTNT.

Bước 2. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ; cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Bước 3. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chi cục Thủy lợi trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết. Trường hợp đủ điều kiện gia hạn giấy phép, Chi cục sẽ tham mưu cho Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh xem xét ra quyết định gia hạn giấy phép. Trường hợp không đủ điều kiện, Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do không gia hạn giấy phép.

Bước 4. Sở Nông nghiệp và PTNT nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa Văn phòng UBND tỉnh. Trong thời hạn 05 (năm) ngày việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh quyết định việc gia hạn hoặc không gia hạn nội dung giấy phép. Trường hợp không gia hạn nội dung giấy phép thì UBND tỉnh sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b, Cách thức thực hiện

Tổ chức, cá nhân xin gia hạn Giấy phép nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp hoặc qua đường bưu chính trong giờ hành chính đến Bộ phận một cửa thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT (Địa ch: Sở Nông nghiệp và PTNT, 270 Hùng Vương, Đông Hà, Quảng Trị).

c, Thành phần, số lượng hồ sơ

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị gia hạn giấy phép đối với các hoạt động liên quan đến đê điều theo mẫu;

+ Báo cáo việc thực hiện các quy định trong giấy phép đã được cấp: biên bản các lần vi phạm và hình thức xử phạt (nếu có);

+ Văn bản thỏa thuận với tổ chức trực tiếp quản lý khai thác và bảo vệ công trình đê, kè nơi có hoạt động đề nghị điều chỉnh.

- Số lượng hồ sơ: nộp 03 bộ hồ sơ (02 bộ chính và 01 bộ sao)

d, Thời hạn giải quyết

Trong thời hạn 12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

đ, Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

e, Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính

- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ, trình cấp phép: Sở Nông nghiệp và PTNT

- Cơ quan trực tiếp thẩm định hồ sơ: Chi cục Thủy lợi

- Cơ quan có thẩm quyền cấp phép: UBND tỉnh

- Cơ quan phối hợp: Các Sở, Ban, Ngành có liên quan.

g, Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép

h, Phí, lệ phí: Không

i, Mẫu đơn, tờ khai

Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động liên quan đến Đê điều theo mẫu (tại phụ lục II, Quyết định số 35/2018/QĐ-UBND ngày 21/12/2018 của UBND tỉnh Quảng Trị)

k, Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l, Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật Đê điều số 79/2006/QH11 ngày 29/11/2006;

- Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều;

- Thông tư số 46/2011/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về trình tự thực hiện việc chấp thuận, thẩm định các hoạt động liên quan đến đê điều;

- Quyết định số 35/2018/QĐ-UBND ngày 21/12/2018 của UBND tỉnh Quảng Trị quy định về cấp giấy phép đối với các hoạt động liên quan đến đê điều trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.