Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI

TỔNG CỤC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 270/-TCGDNN

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP, HÌNH THÀNH HỆ SINH THÁI TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2021-2025

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC GIÁO DỤC NGH NGHIỆP

Căn cứ Quyết định số 29/2017/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm 2017 của Thng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu t chức của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Quyết định số 534/QĐ-LĐTBXH ngày 07 tháng 5 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Kế hoạch truyền thông về giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2025;

Theo đề nghị của Chánh văn phòng.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này nội dung xây dựng và phát triển không gian truyền thông giáo dục nghề nghiệp, hình thành hệ sinh thái truyền thông giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2025 (chi tiết kèm theo).

Điều 2. Kinh phí thực hiện xây dựng không gian truyền thông giáo dục nghề nghiệp và hệ sinh thái truyền thông giáo dục nghề nghiệp theo nguồn kinh phí thường xuyên; kinh phí sự nghiệp giáo dục và đào tạo; kinh phí chương trình mục tiêu, chương trình mục tiêu quốc gia; kinh phí tài trợ, viện trợ, ODA, các nguồn

kinh phí hợp pháp khác.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (
để b/c);
- Thứ trưởng L
ê Tn Dũng (để b/c);
- Lãnh đạo Tổng cục;
- Các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục (thực hiện);
- Cơ quan ch qun các cơ sở GDNN;
- Sở LĐ-TBXH các t
nh, thành phố (thực hiện);
- Các cơ sở GDNN (thực hiện);
- Lưu: VT
, TTTT.

TỔNG CỤC TRƯỞNG




Trương Anh Dũng

 

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP, HÌNH THÀNH HỆ SINH THÁI TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số 270/QĐ-TCGDNN ngày 18/6/2020 của Tng Cục trưng Tng cục Giáo dục nghề nghiệp)

I. SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH XÂY DỰNG KHÔNG GIAN TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP, HỆ SINH THÁI TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Giáo dục ngh nghiệp là một cấp học và trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng. Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có 5 bậc (từ bậc 1 đến bậc 5) trong 8 bậc của Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Ở các quốc gia phát triển, nhu cầu và thực tế tỷ lệ lao động có kỹ năng nghề luôn chiếm t trọng cao. Việt Nam, phát triển GDNN được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới. Tuy nhiên, với truyền thống khoa cử, GDNN Việt Nam chưa nhận được sự quan tâm đúng mức, đầy đủ theo đúng giá trị của GDNN.

Đứng trước yêu cầu cho người dân, xã hội hiểu rõ hơn về giá trị của GDNN, qua đó làm thay đổi nhận thức và tích cực tham gia vào hoạt động GDNN từ việc đăng ký tham gia học, quá trình dạy, đánh giá kết quả, việc làm sau đào tạo đến đầu tư để phát triển GDNN thì công tác truyền thông cần phải được đẩy mạnh với nhiều nội dung, hình thức để tra thông tin đến người dân, xã hội mọi lúc, mọi nơi.

Xây dựng không gian truyền thông GDNN, hệ sinh thái truyền thông GDNN nhằm mc đích:

- Phát triển hệ thống GDNN theo hướng mở, linh hoạt, hiện đại, liên thông, thích ứng, hiệu quả và công bằng với mục tiêu gắn với việc làm bền vững và phát triển bao trùm với nhiều mô hình, phương thức và trình độ đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp suốt đời của người học, người lao động; đẩy mạnh đào tạo nghề tại doanh nghiệp và nơi làm việc;

- Đa dạng hóa các hình thức truyền thông, thực hiện kết hợp giữa các hình thức truyền thông hỗ trợ và nâng cao hiệu quả truyền thông, đảm bảo công tác truyền thông được thực hiện mọi lúc, mọi nơi;

- Truyền tải đầy đủ, kịp thời hoạt động, thông tin, hình ảnh của GDNN tới toàn xã hội, thúc đẩy thay đổi nhận thức của xã hội về GDNN từ đó huy động mọi nguồn lực của xã hội tham gia vào các hoạt động của GDNN;

- Thu hút, vận động các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia vào hoạt động GDNN nói chung và tuyên truyền về GDNN nói riêng;

- Nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong hệ thống GDNN tham gia thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền ve GDNN;

- Tăng cường liên kết hướng tới thành một khối thống nhất giữa các cơ sở GDNN, các cơ quan chủ qun và cơ quan qun lý nhà nước trong việc thực hiện công tác truyền thông GDNN;

- Hình thành những bộ công cụ truyền thông hiệu quả về GDNN.

II. NỘI DUNG

1. Mục tiêu

- Xây dựng và hình thành các không gian truyền thông GDNN rộng khắp, qua đó làm lan tỏa giá trị của GDNN tới toàn xã hội;

- Hình thành một hệ sinh thái truyền thông GDNN thống nhất để triển khai thực hiện nhiệm vụ truyền thông góp phần thúc đy phát triển GDNN phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đt nước;

- Thu hút đông đảo người dân, doanh nghiệp, các tổ chức tham gia vào hoạt động GDNN và truyền thông GDNN;

- Xây dựng hình thành đội ngũ cộng tác viên truyền thông GDNN rộng khắp. Tiến tới toàn bộ đội ngũ cán bộ, công chức, nhà giáo, người lao động trong các cơ s GDNN và các cơ quan quản lý, cơ quan chủ quản cơ sở GDNN cùng thực hiện nhiệm vụ truyền thông GDNN.

2. Nhiệm vụ, hoạt động, giải pháp

2.1 Xây dựng và phát triển không gian truyền thông GDNN

2.1.1 Các nội dung xây dựng, phát triển không gian truyền thông GDNN

a) Xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, địa điểm cho truyền thông

- Trên các Website, Cng thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, các cơ sở GDNN;

- Trên các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan báo chí...;

- Tại các khu vực thành thị, đông dân cư, công viên, khu du lịch, đường giao thông, trên các phương tiện công cộng...;

- Trên hệ thống mạng xã hội.

b) Xây dựng, phát triển đội ngũ cộng tác viên truyền thông

Xây dựng, phát triển đội ngũ cộng tác viên truyền thông từ cơ sở GDNN, đến các cấp quản lý địa phương, Trung ương, các doanh nghiệp và mở rộng ra các đối tượng ngoài hệ thống GDNN như nhà báo, phóng viên, học sinh, phụ huynh học sinh...

c) Xây dựng, phát triển các nội dung truyền thông GDNN

- Về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước;

- Về các nội dung, hoạt động chuyên môn của GDNN;

- Các mô hình của GDNN;

- Các cá nhân, tập th tiêu biểu xuất sắc;

- Các bộ nhận diện, logo, khẩu hiệu, biển quảng bá hình ảnh... về GDNN;

d) Xây dựng, phát triển các hoạt động, sự kiện truyền thông

Tổ chức các hoạt động, sự kiện, hội nghị, hội thảo, các cuộc thi, vận động tìm hiu, sáng tác, viết tin, bài ảnh, phóng sự, phim... về GDNN. Chú trọng đến các sự kiện, hoạt động chuyên môn sâu của GDNN như: thi kỹ năng nghề, hội giảng nhà giáo, hội thi thiết bị GDNN, tuyên dương học sinh, sinh viên, cuộc thi khởi nghiệp từ học nghề, Đại nhạc hội âm nhạc dành cho các khối trường, ngày hội hướng nghiệp,...

đ) Xây dựng, phát triển các sản phẩm truyền thông

Đa dạng hóa, đi mới cách thể hiện về hình thức, nội dung các sản phẩm truyền thông, trong đó chú trọng đẩy mạnh phát triển các sản phẩm số theo các th loại như: gameshow, phim, truyện, các video, thơ, nhạc, kịch...

2.1.2 Các hình thức xây dựng và phát triển không gian truyền thông GDNN

a) Trên các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan báo chí và trang thông tin/cổng thông tin điện tử: là các sản phẩm truyền thông, các tác phẩm thuộc các th loại báo chí phản ánh nội dung, hoạt động về GDNN được phổ biến, đăng tải, đưa tin trên các cơ quan báo, đài.

b) Trên mạng internet và các trang mạng xã hội như Gapo, Zalo, Facebook, YouTube...: là các sản phẩm, hình ảnh về GDNN được livestream, được số hóa và đăng tải, đưa tin trên các ứng dụng.

c) Các gian hàng, cửa hàng, cửa hiệu GDNN tại các địa điểm vui chơi công cộng, công viên, các tuyến phố đi bộ, trong các chương trình tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp...: là các gian hàng, cửa hàng, cửa hiệu các phòng trưng bày và tổ chức các hoạt động về GDNN tại các địa điểm, nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện.

Hoạt động trong các cửa hàng, gian hàng bao gồm:

- Phát thanh: các bài viết, ca khúc... về GDNN;

- Trình chiếu trên màn hình led, màn hình tivi, màn chiếu... bằng các thiết bị điện tử các bài viết, video clip,... về GDNN;

- Trình din, biểu diễn các nghề thuộc GDNN: nấu ăn, chế biến món ăn, hội họa, biu din các nghệ thuật...;

- Trưng bày, giới thiệu, bán, tặng,... các sản phẩm của GDNN;

- Các hoạt động thuyết minh, thuyết trình, giới thiệu trực tiếp về GDNN;

- Các hoạt động khác thuộc về GDNN.

d) Các màn hình led, các biên quảng bá hình ảnh, khẩu hiệu tại các nơi công cộng, nơi đông người qua lại, trên các tuyến đường giao thông...

- Quảng bá các hình ảnh về GDNN;

- Đăng tải các khu hiệu, slogan truyền thông về GDNN: “Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam - Skilling up Việt Nam”; “Kỹ năng nghề cho tươi lai tươi sáng”; “Giáo dục nghề nghiệp: Thực học - Thực hành - Vững khởi nghiệp, Sáng tương lai”; “Tương lai tươi sáng cùng giáo dục nghề nghiệp”, Chào mừng/Hưởng ứng ngày Kỹ năng lao động Việt Nam 04/10; Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11...

- Trình chiếu các video clip về GDNN.

đ) Các chương trình, sự kiện được tổ chức theo từng cấp, quy mô

- Các chương trình, sự kiện như: Các diễn đàn, hội nghị, hội thảo; các Kỳ thi kỹ năng nghề; hội giảng nhà giáo GDNN các cấp; hội thi thiết bị dạy nghề tự làm; hội thao, hội diễn học sinh, sinh viên; l tuyên dương học sinh, sinh viên tiêu biểu, xuất sắc; các chương trình, ngày hội tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp; các chương trình từ thiện, thiện nguyện, tri ân nhà giáo...

- Cấp, quy mô: Trung ương/Quốc gia; cấp Bộ, ngành; cấp tnh/thành phố trực thuộc Trung ương; cấp Sở thuộc tỉnh, thành phố; cấp thành phố, thị xã, quận, huyện thuộc tỉnh/thành phố; cấp xã, phường, thị trấn;

- Các chương trình, sự kiện hội thảo, hội nghị do các cơ sở GDNN triển khai thực hiện.

e) Tổ chức các cuộc thi, vận động viết, sáng tác, sản xuất các sản phẩm, chương trình về GDNN. Các cuộc thi viết, cuộc thi tác phẩm báo chí, cuộc thi xây dựng các video clip về GDNN, mô tả nghề, hướng nghiệp.

g) Trên các phương tiện giao thông công cộng xe buýt, xe taxi, phương tiện vận ti, tàu, thuyền, máy bay...

- Là các hình ảnh, các khẩu hiệu về GDNN được gắn trên thành xe, phương tiện giao thông;

- Đi với các phương tiện giao thông có loa, màn hình kết hợp đưa các sản phẩm truyền thông có nội dung, hình thức phù hợp khác.

h) Các hoạt động, sự kiện khác có nội dung về GDNN

Các sn phm như sổ tay, sách, các thiết bị đồ dùng văn phòng, nhà bếp, bỏng bay, quần áo... có hình ảnh, chữ viết về GDNN.

2.1.3 Một số hoạt động xây dựng, phát triển không gian truyền thông GDNN

a) Tại Tng cục GDNN

- Xây dựng bộ nhận diện giáo dục nghề nghiệp nói chung và cho các sự kiện của GDNN nói riêng;

- Xây dựng và thống nhất các khu hiệu, slogan tuyên truyền, quảng bá chung cho hệ thống GDNN;

- Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho công tác truyền thông kết hợp với các hoạt động chuyên môn như tuyn sinh, đào tạo, đánh giá kết quả...

- Xây dựng và số hóa nội dung tuyên truyền: Xây dựng, biên tập, phát hành, số hóa các nội dung, ấn phẩm phục vụ công tác tuyên truyền;

- Phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí, các tổ chức xã hội nghề nghiệp tuyên truyền về GDNN;

- Truyền thông qua mạng vin thông và internet: tăng cường cập nhật, ph biến thông tin trên mạng xã hội, kênh truyền hình trực tuyến...;

- Tổ chức các sự kiện về GDNN tại các nơi công cộng, địa điểm vui chơi, giải trí, du lịch... mang tính chất truyền thông, có thông điệp cụ thể, để định hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông đăng ký tham gia GDNN;

- Xây dựng các pa-nô, màn hình, đề-can, sticker, huy hiệu, biểu tượng... quảng bá hình ảnh, thông điệp về GDNN tại các khu công cộng, công viên, nơi đông người qua lại, các ngã tư giao thông, đường quốc lộ, phương tiện giao thông...;

- Truyền thông qua các hoạt động và sự kiện của lĩnh vực GDNN, Tổng cục GDNN, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và các ngành, lĩnh vực có liên quan;

- Đẩy mạnh tổ chức các hoạt động giao lưu giữa các cơ sở GDNN với các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông để giới thiệu, quảng bá về GDNN giúp các em học sinh có nhận thức đúng và đăng ký tham gia GDNN;

- Tăng cường sự tham gia của các cơ sở GDNN trong việc tham gia xây dựng chương trình, tài liệu giáo dục hướng nghiệp và cử giáo viên GDNN tham gia giảng dạy giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học cơ sở, trung học phổ thông;

- Tổ chức xây dựng, tập huấn phát triển đội ngũ cộng tác viên truyền thông;

- Có kế hoạch xây dựng đội ngũ làm truyền thông chuyên nghiệp. Có thể thành lập Trung tâm truyền thông về GDNN trực thuộc Tổng cục;

- Phối hợp với cơ quan chủ quản của các cơ sở GDNN triển khai các hoạt động, nội dung truyền thông theo từng hoạt động, lĩnh vực chuyên môn của cơ quan, đơn vị ch quản.

b) Tại các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH)

Tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động phù hợp theo các nội dung, hoạt động tại diêm a mục 2.1.3; tập trung triển khai một số nội dung:

- Xây dựng, phát triển các địa điểm triển khai các hoạt động về GDNN tại các khu vui chơi công cộng, công viên, các tuyến phố đi bộ, nơi tập trung đông người. Duy trì thường xuyên, định kỳ hằng tuần, hằng tháng các địa điểm, gian hàng giới thiệu về GDNN, về nghề, trải nghiệm về nghề... tại khu vui chơi công cộng, công viên hoặc trên các tuyến phố đi bộ...;

- Xây dựng và hình thành hệ thống các biển quảng bá hình ảnh, khẩu hiệu về GDNN tại các khu công cộng, các tuyến đường, tuyến phố;

- Phối hợp với cơ quan báo, đài địa phương mở các chuyên trang, chuyên mục về GDNN trên báo, đài;

- Phối hợp cùng Sở Giáo dục - Đào tạo triển khai các hoạt động tư vấn nghề nghiệp tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông; tổ chức các ngày hội, các buổi tư vấn nghề nghiệp trên địa bàn;

- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, tổ chức chính trị triển khai các hoạt động tuyên truyền, tư vấn, hướng nghiệp về GDNN.

c) Tại các cơ sở GDNN và các cơ sở có hoạt động GDNN

Tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động phù hợp theo các nội dung, hoạt động tại điểm a mục 2.1.3; tập trung triển khai một số nội dung:

- Xây dựng và phát triển không gian truyền thông trong khuôn viên của nhà trường, của cơ sở GDNN;

- Triển khai các hoạt động và tham gia xây dựng các địa điểm, không gian truyền thông GDNN cùng Sở LĐ-TBXH, các cơ sở GDNN khác trên địa bàn;

- Trong năm 2021, mi cơ sở GDNN có ít nhất 01 biến quảng bá hình ảnh, khu hiệu về GDNN tại nơi công cộng, khu vui chơi, giải trí hoặc tại nơi đông dân cư, tuyến đường giao thông đông người qua lại. Hằng năm, căn cứ thực tế, thực địa tại địa bàn tiếp tục xây dựng và bổ sung thêm các biển quảng cáo, các màn hình Led tại các khu vực, địa điểm phù hạp;

- Khuyến khích các cơ sở GDNN cùng liên kết, chung tay xây dựng triển khai các hoạt động, sự kiện để phát triển không gian truyền thông GDNN;

- Chủ động triển khai các hoạt động truyền thông theo yêu cầu, nhiệm vụ.

2.2 Xây dựng và phát triển hệ sinh thái truyền thông GDNN

Xây dựng, phát triển không gian truyền thông GDNN cần kết hợp tới việc xây dựng hệ sinh thái truyền thông GDNN, trong đó chú trọng và quan tâm tới chủ th tham gia của các hoạt động GDNN. Tăng cường đẩy mạnh các mối quan hệ thu hút được nhiều chủ thể tham gia và duy trì tính n định, thường xuyên, lâu dài.

a) Thu hút thêm các chủ thế tham gia

- Đẩy mạnh công tác truyền thông về GDNN, để thu hút sự đồng thuận, tạo sự hiu biết đầy đ cho các tổ chức, cá nhân, của toàn xã hội tham gia vào hoạt động GDNN nói chung và truyền thông GDNN nói riêng;

- Phát triển không gian truyền thông GDNN, tăng cường các hoạt động về GDNN như tổ chức các hội nghị, hội thảo, các kỳ thi, hội diễn... qua đó mời các tổ chức cá nhân tham gia, thu hút sự quan tâm của xã hội tới hoạt động của GDNN. Qua đó vừa tạo nên không gian truyền thông GDNN vừa thu hút và tạo ra các chủ th cho hệ truyền thông GDNN.

b) Tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ trong hệ thống GDNN

- Với mỗi cấp quản lý GDNN là một đầu mối chỉ đạo triển khai xây dựng hệ sinh thái truyền thống GDNN;

- Kết hợp triển khai thông suốt, thống nhất từ Trung ương tới các cơ sở GDNN (Tổng cục GDNN tới các Sở LĐ-TBXH, tới các cơ sở GDNN và các cơ sở có tổ chức hoạt động GDNN);

- Tăng cường sự kết hợp giữa Tổng cục và các Sở LĐ-TBXH, gia các Sở LĐ-TBXH với các Sở LĐ-TBXH, các cơ sở GDNN, gia các cơ sở GDNN với nhau... để tổ chức các hoạt động, sự kiện và thực hiện công tác truyền thông về GDNN;

- Các cơ sở GDNN xây dựng cho mình một hệ thống tổ chức truyền thông riêng, tạo nên hình ảnh riêng ca từng cơ sở GDNN, kết hợp và hòa chung vào không gian truyền thông GDNN để tạo thành nhng hạt nhân cơ sở thiết yếu cho hệ sinh thái truyền thông GDNN;

- Xây dựng, củng cố đội ngũ cộng tác viên truyền thông GDNN ở các cấp. Phấn đấu mỗi một cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động, học sinh, sinh viên GDNN là một cộng tác viên, một hạt nhân cơ sở thực hiện công tác truyền thông và cấu thành nên hệ sinh thái truyền thông GDNN.

3. Tiến độ triển khai

3.1 Giai đoạn 2021-2022

Tập trung xây dựng và phát triển không gian truyền thông GDNN; trong đó, chú trọng tới các không gian, sn phẩm. Cụ thể:

- Xây dựng hạ tầng số và phát triển các sản phẩm số;

- Triển khai xây dựng không gian truyền thông GDNN tại các nơi công cộng, địa điểm đông người qua lại bng các gian hàng GDNN, các biển qung bá về GDNN... tại các địa phương;

- Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh mối quan hệ với các cơ quan thông tin đại chúng, thông tấn báo chí;

- Các cơ sở GDNN xây dựng không gian truyền thông GDNN tại các cơ sở GDNN;

3.2 Giai đon 2023-2025

Tiếp tục triển khai xây dựng không gian truyền thông GDNN kết hợp với việc hình thành hệ sinh thái truyền thông GDNN. Cụ thể:

- Cơ bản thực hiện hoàn thành không gian truyền thông GDNN;

- Xác định và hình thành hệ sinh thái truyền thông GDNN với các chủ thể tham gia đa dạng, từ cơ quan qun lý, tới các tổ chức chính trị, xã hội, các doanh nghiệp và người dân.

4. Nguồn kinh phí

- Kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước;

- Kinh phí từ các nguồn hợp pháp khác, xã hội hóa (tài trợ, viện trợ, ODA...).

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đối với các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục

- Giao Văn phòng Tổng cục ch trì phối hợp cùng các vụ, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch này;

- Vụ Kế hoạch - Tài chính xem xét, bố trí kinh phí truyền thông trong các sự kiện, hoạt động của GDNN và kinh phí triển khai thực hiện không gian truyền thông GDNN;

- Các Vụ, đơn vị theo chức nàng nhiệm vụ triển khai các hoạt động tạo không gian GDNN, đồng thời kết hợp cùng Văn phòng Tổng cục đẩy mạnh công tác truyền thông với nhiều hình thức khác nhau;

- Bố trí kinh phí truyền thông trong các hoạt động, sự kiện của các Vụ, đơn vị.

2. Đối với các Sở LĐ-TBXH

- Xây dựng kế hoạch xây dựng và phát triển không gian truyền thông GDNN trên địa bàn; báo cáo, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt và triển khai thực hiện;

- Bố trí kinh phí dành cho công tác truyền thông để triển khai các hoạt động truyền thông trên địa bàn;

- Chỉ đạo các cơ sở GDNN trên địa bàn tổ chức thực hiện các hoạt động GDNN và đẩy mạnh công tác truyền thông về GDNN.

3. Đối với các cơ sở GDNN và các cơ sở có hoạt động GDNN

- Xây dựng kế hoạch xây dựng và phát triển không gian truyền thông GDNN của đơn vị, báo cáo cơ quan ch quản cấp trên (Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố; S LĐ-TBXH...) và tổ chức triển khai thực hiện;

- Khuyến khích các cơ sở GDNN cùng phối hợp, liên kết tổ chức các hoạt động, sự kiện về GDNN kết hợp với xây dựng và phát triển không gian truyền thông GDNN;

- Bố trí kinh phí cho công tác truyền thông./.

 

PHỤ LỤC I

1. Không gian truyền thông GDNN

1.1 Khái niệm

- Không gian GDNN: là địa điểm, nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện của GDNN. Bao gồm địa điểm, trụ sở của các cơ quan quản lý, cơ sở GDNN, cơ sở có hoạt động GDNN, các hoạt động quản lý, điều hành, tuyn sinh, dạy, học, đánh giá...của GDNN;

- Không gian truyền thông GDNN: là nơi ở đó xuất hiện chữ viết, hình ảnh, âm thanh, màu sắc, hoạt động, sự kiện, hình tượng... của GDNN, thuộc về GDNN. Nó có thể cố định, di động, hoặc ẩn dưới dạng hình tượng trong các môi trường không gian thực, không gian ảo, trong trí tưởng tượng... gồm các sản phẩm như tranh ảnh, các gian hàng, cửa hàng, biển quảng cáo, các video clip, các bài báo, bài hát, thơ, truyện, phim, các hoạt động cụ thể được xuất hiện ở mọi địa điểm, mọi nơi, trên thực địa, trên môi trường internet,...;

- Không gian truyền thông GDNN bao gồm chất liệu truyền thông và môi trường, phương tiện được sử dụng để truyền thông;

- Không gian GDNN là một trong nhng đối tượng ca không gian truyền thông GDNN.

1.2 Phân loại

a) Theo không gian

- Không gian thực tế cảm nhận được bằng mắt nhìn. Có th sờ, nắm được: là các vật cụ thể; và không sờ nắm được như các sn phẩm số, trên môi trường internet...;

- Không gian phi thực tế (ảo) là các hình ảnh, hình tượng... trong các tác phẩm thơ, bài hát, bài viết, câu nói... được cảm nhận thông qua trí tưởng tượng của mỗi người.

b) Theo đối tượng: tùy theo từng đối tượng, sẽ có những không gian truyền thông GDNN riêng, không gian truyền thông chung;

- Không gian truyền thông GDNN theo đối tượng cụ thể: học sinh, phụ huynh học sinh, người lao động, nhà giáo GDNN, cán bộ qun lý GDNN, doanh nghiệp...;

- Không gian truyền thông GDNN chung: là không gian truyền thông không phân biệt đối tượng.

c) Theo nội dung: là không gian truyền thông theo nội dung của vấn đề truyền thông (truyền thông về chính sách, pháp luật; về các hoạt động thi kỹ năng nghề, hội giảng nhà giáo, các hội nghị, hội thảo...);

d) Theo loại hình: là các sản phẩm như bài báo, phóng sự, phim, ảnh...;

đ) Theo hạ tầng, công cụ: các website, báo, đài, sách, các trang mạng xã hội, biển quảng cáo, các gian hàng,...;

e) Theo địa điểm: Là nơi diễn ra hoạt động, không gian về GDNN: các cơ sở GDNN, các địa điểm có hình ảnh, âm thanh... của GDNN.

2. Hệ sinh thái truyền thông GDNN

2.1 Khái niệm

- Hệ sinh thái GDNN: là tổng thể các chủ thể của hoạt động và các hoạt động của GDNN

- Hệ sinh thái truyền thông GDNN: là tổng thể các không gian truyền thông GDNN và các chú thể xác định thực hiện công tác truyền thông, các hoạt động có liên quan đến GDNN. Các ch thể này có thể là một cá nhân, một nhóm các nhân, một tổ chức, một nhóm tổ chức... Mỗi một chủ th thực hiện các hoạt động liên quan đến GDNN là một cơ sở, một yếu tố của hệ sinh thái truyền thông GDNN và cùng với không gian truyền thông GDNN hình thành hệ sinh thái truyền thông GDNN.

2.2 Các chủ thể trong hệ sinh thái truyền thông GDNN

Là các cá nhân, nhóm cá nhân, tổ chức, nhóm tổ chức... trực tiếp tham gia thực hiện công tác truyền thông về GDNN, bao gồm:

- Cơ quan quản lý nhà nước về GDNN;

- Các Bộ, ngành:

- Ủy ban nhân dân các cấp;

- Các Sở, ngành thuộc Ủy ban nhân dân các cấp;

- Các cơ sở GDNN;

- Các cơ quan thông tn báo chí;

- Các doanh nghiệp;

- Các cá nhân: cán bộ quản lý, nhà giáo, người học, phụ huynh, học sinh, nhà doanh nghiệp, các phóng viên, nhà báo...;

- Các tổ chức, cá nhân khác.

Như vậy, hệ sinh thái truyền thông GDNN luôn biến động trên cà 2 yếu tố cấu thành là không gian truyền thông và chủ th tham gia./.

 

PHỤ LỤC II

MỘT SỐ KHẨU HIỆU, THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG VÀ MÀU BIỂN QUẢNG BÁ

1. Một số khẩu hiệu, thông điệp truyền thông

- Đồng hành nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam

- Tương lai tươi sáng cùng giáo dục nghề nghiệp

- Giáo dục nghề nghiệp: Thực học - Thực hành - Vng khởi nghiệp, Sáng tương lai

- Nhiệt liệt chào mừng ngày Kỹ năng lao động Việt Nam 04/10

- Giáo dục nghề nghiệp: Thực tâm - Thực tài - Thực nghiệp

- Kỹ năng nghề cho tương lai tươi sáng hơn

- Cải thiện quốc gia bằng sức mạnh của kỹ năng lao động

- Kỹ năng nghề giá trị đích thực

2. Mẫu bin qung bá

Lưu ý: Trong các mu trên. Logo Skilling up Việt Nam được xác định là hình ảnh nhận diện. Yêu cầu các biển quảng bá đều thng nhất phải có logo này và đặt ở góc trên bên cùng trái.