- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 3Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- 4Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 5Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 6Nghị định 154/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 34/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 27/2021/QĐ-UBND | Thái Nguyên, ngày 03 tháng 6 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Sửa đổi, bổ sung điểm g khoản 2 Điều 2 như sau:
“g) Nghị quyết dự toán, quyết toán ngân sách và nghị quyết về chương trình, đề án, dự án, kế hoạch của địa phương;”.
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 5 như sau:
“4. Quy định thủ tục hành chính trong văn bản, trừ trường hợp được luật, nghị quyết của Quốc hội giao hoặc trường hợp cần thiết phải quy định thủ tục hành chính trong nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh khi ban hành quy định biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.”.
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 như sau:
“Điều 7. Trình tự ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh
1. Đối với nghị quyết quy định chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên:
a) Trình đề nghị xây dựng nghị quyết;
b) Phân công cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo nghị quyết;
c) Soạn thảo dự thảo nghị quyết;
d) Lấy ý kiến đối với dự thảo nghị quyết;
đ) Thẩm định dự thảo nghị quyết (đối với dự thảo nghị quyết do Ủy ban nhân dân tỉnh trình);
e) Thẩm tra dự thảo nghị quyết;
g) Xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết.
2. Đối với nghị quyết quy định chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên hoặc quy định các biện pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương:
a) Trình đề nghị xây dựng nghị quyết;
b) Phân công cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo nghị quyết;
c) Soạn thảo dự thảo nghị quyết; đánh giá tác động của chính sách trong dự thảo nghị quyết;
d) Lấy ý kiến đối với dự thảo nghị quyết;
đ) Thẩm định dự thảo nghị quyết (đối với dự thảo nghị quyết do Ủy ban nhân dân tỉnh trình);
e) Thẩm tra dự thảo nghị quyết;
g) Xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết.
3. Đối với nghị quyết quy định biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương phải thực hiện quy trình lập đề nghị và thông qua chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết như sau:
a) Trình và lập đề nghị xây dựng nghị quyết;
b) Lấy ý kiến về đề nghị xây dựng nghị quyết;
c) Thẩm định đề nghị xây dựng nghị quyết;
d) Thông qua chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết;
đ) Trình và thông qua đề nghị xây dựng nghị quyết;
e) Phân công cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo nghị quyết;
g) Lấy ý kiến đối với dự thảo nghị quyết;
h) Thẩm định dự thảo nghị quyết (đối với dự thảo nghị quyết do Ủy ban nhân dân tỉnh trình);
i) Thẩm tra dự thảo nghị quyết;
k) Xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết.”.
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 8 như sau:
“2. Đối với các nghị quyết quy định tại khoản 4 Điều 6 Quy định này, chủ thể lập đề nghị thực hiện theo các quy định từ Điều 9 đến Điều 13 của Quy định này”.
5. Sửa đổi, bổ sung điểm b và điểm đ khoản 4 Điều 8 như sau:
“b) Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết, trong đó phải nêu rõ vấn đề cần giải quyết; mục tiêu ban hành chính sách; các giải pháp để thực hiện chính sách; các tác động tích cực, tiêu cực của chính sách; chi phí, lợi ích của các giải pháp; so sánh chi phí, lợi ích của các giải pháp; lựa chọn giải pháp của cơ quan, tổ chức và lý do lựa chọn; xác định vấn đề giới và tác động giới của chính sách.
...
đ) Dự kiến đề cương chi tiết dự thảo nghị quyết;”.
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 như sau:
“Điều 12. Quy trình xây dựng, thông qua chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết
1. Văn bản quy định các biện pháp có tính chất đặc thù để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương phải được lập đề nghị xây dựng, đánh giá, thông qua chính sách trước khi thực hiện soạn thảo văn bản.
2. Quy trình xây dựng, đánh giá, thông qua chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết do Ủy ban nhân dân tỉnh trình đối với trường hợp tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo trình tự sau:
a) Xây dựng nội dung chính sách;
b) Đánh giá tác động của chính sách;
c) Lập hồ sơ lập đề nghị xây dựng nghị quyết;
d) Lấy ý kiến về đề nghị xây dựng nghị quyết;
đ) Thẩm định đề nghị xây dựng nghị quyết;
e) Ủy ban nhân dân xem xét, thảo luận tập thể và biểu quyết theo đa số để thông qua các chính sách trong từng đề nghị xây dựng nghị quyết;
g) Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét chấp nhận đề nghị xây dựng nghị quyết.
3. Đối với đề nghị xây dựng nghị quyết do các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban mặt trận Tổ quốc tỉnh đề nghị thì các cơ quan đó có trách nhiệm thông qua các chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết và trình Thường trực Hội đồng nhân dân xem xét chấp nhận đề nghị xây dựng nghị quyết.”.
7. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 14 như sau:
“1. Cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm tổ chức xây dựng dự thảo nghị quyết, bảo đảm sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị quyết với các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật đã giao quy định chi tiết đối với nghị quyết quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật; đánh giá tác động của chính sách đối với dự thảo nghị quyết quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Luật; bảo đảm sự thống nhất của dự thảo nghị quyết với các chính sách đã được thông qua đối với nghị quyết quy định tại khoản 4 Điều 27 của Luật; gửi hồ sơ dự thảo nghị quyết đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh (đối với trường hợp dự thảo nghị quyết không do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc trình ban hành); tổ chức lấy ý kiến, nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo; xây dựng tờ trình, báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý về dự thảo và các tài liệu khác; đăng tải các tài liệu này trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh.”.
8. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 như sau:
“Điều 15. Thẩm định dự thảo nghị quyết do Ủy ban nhân dân tỉnh trình
Dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh do Ủy ban nhân dân trình phải được Sở Tư pháp thẩm định trước khi trình Ủy ban nhân dân theo quy định sửa đổi, bổ sung Điều 121 của Luật như sau:
1. Trong trường hợp cần thiết, Sở Tư pháp yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo những vấn đề thuộc nội dung của dự thảo nghị quyết; tự mình hoặc cùng cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức khảo sát về những vấn đề thuộc nội dung của dự thảo nghị quyết. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm định dự thảo nghị quyết.
Đối với trường hợp thẩm định dự thảo có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoặc do Sở Tư pháp chủ trì soạn thảo thì Giám đốc Sở Tư pháp thành lập hội đồng tư vấn thẩm định. Hội đồng tư vấn thẩm định gồm Chủ tịch là lãnh đạo Sở Tư pháp, Thư ký là đại diện Sở Tư pháp và các thành viên là đại diện các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân, cơ quan, tổ chức khác có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học. Tổng số thành viên của Hội đồng do Giám đốc Sở Tư pháp quyết định; đại diện Sở Tư pháp không quá 1/3 tổng số thành viên Hội đồng. Hội đồng tư vấn thẩm định chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Chậm nhất là 25 ngày trước ngày Ủy ban nhân dân họp, cơ quan chủ trì soạn thảo phải gửi hồ sơ dự thảo nghị quyết đến Sở Tư pháp để thẩm định.
2. Hồ sơ gửi thẩm định bao gồm:
a) Tờ trình Ủy ban nhân dân về dự thảo nghị quyết;
b) Dự thảo nghị quyết;
c) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân; bản chụp ý kiến góp ý; báo cáo đánh giá tác động của chính sách đối với nghị quyết quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Luật;
d) Tài liệu khác (nếu có).
Tài liệu quy định tại điểm a và điểm b khoản này được gửi bằng bản giấy, tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.
3. Nội dung thẩm định bao gồm:
a) Sự cần thiết ban hành nghị quyết quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Luật; đối tượng, phạm vi điều chỉnh đối với dự thảo nghị quyết;
b) Sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị quyết với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo nghị quyết với hệ thống pháp luật;
c) Sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị quyết với văn bản đã giao cho Hội đồng nhân dân quy định chi tiết; sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị quyết với các chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết đã được thông qua theo quy định tại Điều 12 của Quy định này;
d) Ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản.
4. Báo cáo thẩm định phải thể hiện rõ ý kiến của Sở Tư pháp về nội dung thẩm định quy định tại khoản 3 Điều này và ý kiến về việc dự thảo đủ điều kiện hoặc chưa đủ điều kiện trình Ủy ban nhân dân.
Báo cáo thẩm định phải được gửi đến cơ quan chủ trì soạn thảo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định.
5. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo nghị quyết, đồng thời gửi báo cáo giải trình, tiếp thu kèm theo dự thảo văn bản đã được chỉnh lý đến Sở Tư pháp khi trình Ủy ban nhân dân dự thảo nghị quyết.”.
9. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 16 như sau:
“d) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân; báo cáo đánh giá tác động của chính sách đối với nghị quyết quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Luật;”.
10. Sửa đổi, bổ sung Điều 17 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1:
“d) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân; bản chụp ý kiến góp ý; báo cáo đánh giá tác động của chính sách đối với nghị quyết quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Luật;”.
b) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2:
“a) Sự cần thiết ban hành nghị quyết quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Luật; nội dung của dự thảo nghị quyết và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau;”.
c) Bổ sung khoản 4 vào Điều 17 như sau:
“4. Cơ quan thẩm tra không tiến hành thẩm tra dự thảo nghị quyết khi chưa đủ các tài liệu trong hồ sơ hoặc hồ sơ gửi không đúng thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều này.”.
11. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 19 như sau:
“1. Hội đồng nhân dân cấp huyện ban hành nghị quyết để quy định những vấn đề được luật, nghị quyết của Quốc hội giao hoặc để thực hiện việc phân cấp cho chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước cấp dưới theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.”.
12. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 21 như sau:
“1. Phòng Tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Chậm nhất là 20 ngày trước ngày Ủy ban nhân dân họp, cơ quan chủ trì soạn thảo phải gửi hồ sơ dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện đến Phòng Tư pháp để thẩm định.”.
13. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 25 như sau:
“1. Hội đồng nhân dân cấp xã ban hành nghị quyết để quy định những vấn đề được luật, nghị quyết của Quốc hội giao.”.
14. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 31 như sau:
“3. Đánh giá tác động của thủ tục hành chính trong trường hợp được luật, nghị quyết của Quốc hội giao quy định thủ tục hành chính; đánh giá tác động về giới (nếu có);”.
15. Sửa đổi, bổ sung Điều 33 như sau:
“Điều 33. Thẩm định dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh
Sở Tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự thảo quyết định trước khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh như sau:
1. Trong trường hợp cần thiết, Sở Tư pháp yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo những vấn đề thuộc nội dung của dự thảo quyết định; tự mình hoặc cùng cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức khảo sát về những vấn đề thuộc nội dung của dự thảo quyết định. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm định dự thảo quyết định.
Đối với trường hợp thẩm định dự thảo có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoặc do Sở Tư pháp chủ trì soạn thì Giám đốc Sở Tư pháp thành lập hội đồng tư vấn thẩm định. Hội đồng gồm Chủ tịch là lãnh đạo Sở Tư pháp, Thư ký là đại diện Sở Tư pháp và các thành viên là đại diện các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân, cơ quan, tổ chức khác có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học. Tổng số thành viên của hội đồng do Giám đốc Sở Tư pháp quyết định; đại diện Sở Tư pháp không quá 1/3 tổng số thành viên Hội đồng. Hội đồng tư vấn thẩm định chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Chậm nhất là 25 ngày trước ngày Ủy ban nhân dân họp, cơ quan chủ trì soạn thảo phải gửi hồ sơ dự thảo quyết định đến Sở Tư pháp để thẩm định.
2. Hồ sơ gửi thẩm định bao gồm:
a) Tờ trình Ủy ban nhân dân về dự thảo quyết định;
b) Dự thảo quyết định;
c) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân; bản chụp ý kiến góp ý;
d) Tài liệu khác (nếu có).
Tài liệu quy định tại điểm a và điểm b khoản này được gửi bằng bản giấy, tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.
3. Nội dung thẩm định bao gồm:
a) Sự cần thiết ban hành quyết định quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 28 của Luật; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo quyết định;
b) Sự phù hợp của nội dung dự thảo quyết định với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo quyết định với hệ thống pháp luật;
c) Sự cần thiết, tính hợp lý, chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính trong dự thảo quyết định, nếu trong dự thảo quyết định có quy định thủ tục hành chính; việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo quyết định, nếu trong dự thảo quyết định có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;
d) Nguồn lực, điều kiện bảo đảm thi hành quyết định;
đ) Ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản.
4. Báo cáo thẩm định phải thể hiện rõ ý kiến của Sở Tư pháp về nội dung thẩm định quy định tại khoản 3 Điều này và ý kiến về việc dự thảo quyết định đủ điều kiện hoặc chưa đủ điều kiện trình Ủy ban nhân dân.
Báo cáo thẩm định phải được gửi đến cơ quan chủ trì soạn thảo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định.
5. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo quyết định, đồng thời gửi báo cáo giải trình, tiếp thu kèm theo dự thảo văn bản đã được chỉnh lý đến Sở Tư pháp khi trình Ủy ban nhân dân dự thảo quyết định.”.
16. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 35 như sau:
“1. Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định để quy định những vấn đề được luật, nghị quyết của Quốc hội giao hoặc để thực hiện việc phân cấp cho chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước cấp dưới theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.”.
17. Sửa đổi, bổ sung Điều 37 như sau:
“Điều 37. Thẩm định dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Phòng Tư pháp có trách nhiệm tổ chức thẩm định dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện trước khi trình theo quy định tại Điều 139 của Luật.
Chậm nhất là 20 ngày trước ngày Ủy ban nhân dân họp, cơ quan soạn thảo phải gửi hồ sơ dự thảo quyết định đến Phòng Tư pháp để thẩm định.
Đối với dự thảo có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực thì trước khi tiến hành thẩm định, Phòng Tư pháp có thể tổ chức cuộc họp lấy ý kiến của các cơ quan, ban, ngành, các chuyên gia, nhà khoa học.
2. Hồ sơ gửi thẩm định bao gồm:
a) Tờ trình Ủy ban nhân dân về dự thảo quyết định;
b) Dự thảo quyết định;
c) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân; bản chụp ý kiến góp ý;
d) Tài liệu khác (nếu có).
3. Nội dung thẩm định bao gồm:
a) Sự cần thiết ban hành quyết định; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo quyết định;
b) Sự phù hợp của nội dung dự thảo quyết định với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo quyết định với hệ thống pháp luật;
c) Sự cần thiết, tính hợp lý, chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính trong dự thảo quyết định, nếu trong dự thảo quyết định có quy định thủ tục hành chính; việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo quyết định, nếu trong dự thảo quyết định có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;
d) Nguồn lực, điều kiện bảo đảm thi hành quyết định;
đ) Ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản.
4. Báo cáo thẩm định phải thể hiện rõ ý kiến của cơ quan thẩm định về nội dung thẩm định quy định tại khoản 3 Điều này và ý kiến về việc dự thảo quyết định đủ điều kiện hoặc chưa đủ điều kiện trình Ủy ban nhân dân.
Báo cáo thẩm định phải được gửi đến cơ quan chủ trì soạn thảo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Phòng Tư pháp nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định.
5. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo quyết định, đồng thời gửi báo cáo giải trình, tiếp thu kèm theo dự thảo văn bản đã được chỉnh lý đến Phòng Tư pháp khi trình Ủy ban nhân dân dự thảo quyết định.”.
18. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 2 Điều 38 như sau:
“d) Báo cáo thẩm định; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định;”.
19. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 39 như sau:
“1. Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định để quy định những vấn đề được luật, nghị quyết của Quốc hội giao.”.
20. Sửa đổi, bổ sung Điều 42 như sau:
“Điều 42. Ban hành văn bản theo trình tự rút gọn
1. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành nghị quyết, quyết định thuộc thẩm quyền trong các trường hợp sau:
a) Trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp; trường hợp đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; trường hợp cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn.
b) Trường hợp cần ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
c) Trường hợp cần sửa đổi ngay cho phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành; trường hợp cần ban hành ngay văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
d) Trường hợp cần bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
đ) Trường hợp cần kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần của văn bản quy phạm pháp luật trong một thời hạn nhất định để giải quyết những vấn đề cấp bách phát sinh trong thực tiễn.
2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục xây dựng, xem xét, thông qua và ban hành văn bản quy phạm pháp luật thực hiện theo quy định tại Điều 148, Điều 149 của Luật.
3. Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành, đồng thời phải được đăng ngay trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo tỉnh chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành.”.
21. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 43 như sau:
“1. Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh; không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã.”.
22. Bổ sung điểm e vào khoản 1 Điều 44 như sau:
“e) Cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật quyết định ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của văn bản đó để kịp thời bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.”.
23. Sửa đổi, bổ sung Điều 45 như sau:
“Điều 45. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật
Cơ quan ban hành văn bản; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có thể tự mình hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Điều 12 của Luật như sau:
1. Văn bản quy phạm pháp luật chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ bằng văn bản quy phạm pháp luật của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó hoặc bị đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền. Văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản khác phải xác định rõ tên văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành.
Văn bản bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo, niêm yết theo quy định.
2. Khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan ban hành văn bản phải đồng thời sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật do mình đã ban hành trái với quy định của văn bản mới đó; trường hợp chưa thể sửa đổi, bổ sung ngay thì phải xác định rõ trong văn bản mới danh mục văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật do mình đã ban hành trái với quy định của văn bản quy phạm pháp luật mới và có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung trước khi văn bản quy phạm pháp luật mới có hiệu lực.
Trường hợp văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật do mình đã ban hành có quy định khác với văn bản mới nhưng cần tiếp tục được áp dụng thì phải được chỉ rõ trong văn bản mới đó.
3. Một văn bản quy phạm pháp luật có thể được ban hành để đồng thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ nội dung trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật do cùng cơ quan ban hành trong các trường hợp sau đây:
a) Để thực hiện điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ có liên quan chặt chẽ với nhau để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với văn bản mới được ban hành;
c) Để thực hiện phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính đã được phê duyệt.”.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2021.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tư pháp; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác tham mưu xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp tỉnh Thái Nguyên
- 2Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2018 về tăng cường công tác tham mưu xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 3Quyết định 300/2008/QĐ-UBND về Quy chế xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật áp dụng trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
- 4Quyết định 33/2020/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau
- 5Quyết định 16/2021/QĐ-UBND về Quy chế xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên
- 1Hiến pháp 2013
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 4Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- 5Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác tham mưu xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp tỉnh Thái Nguyên
- 6Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2018 về tăng cường công tác tham mưu xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 7Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 8Quyết định 300/2008/QĐ-UBND về Quy chế xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật áp dụng trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
- 9Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 10Nghị định 154/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 34/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- 11Quyết định 33/2020/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau
- 12Quyết định 16/2021/QĐ-UBND về Quy chế xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên
Quyết định 27/2021/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 59/2016/QĐ-UBND Quy định về xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp tỉnh Thái Nguyên
- Số hiệu: 27/2021/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 03/06/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên
- Người ký: Trịnh Việt Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/06/2021
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực