Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 27/2009/QĐ-UBND | Quảng Ngãi, ngày 05 tháng 6 năm 2009 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 160/2004/NĐ-CP ngày 03/9/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông về Viễn thông;
Căn cứ Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet;
Căn cứ Thông tư số 05/2008/TT-BTTTT ngày 12/11/2008 Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn một số điều của Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28/08/2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet đối với dịch vụ Internet;
Căn cứ Thông tư số 07/2008/TT-BTTTT ngày 18/12/2008 Bộ Thông tin và Truyền thông Hướng dẫn một số nội dung về hoạt động cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử cá nhân trong Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại tờ trình số 12/TTr-STTTT ngày 24/02/2009 và Báo cáo thẩm định số 67/BC-STP ngày 10/02/2009 của Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
| T.M ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ QUẢN LÝ, CUNG CẤP, SỬ DỤNG DỊCH VỤ INTERNET VÀ THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRÊN INTERNET THUỘC ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2009/QĐ-UBND ngày 05/6/2009 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)
Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
1. Đại lý Internet có thu cước: là tổ chức, cá nhân tại Việt Nam nhân danh doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet để cung cấp dịch vụ truy nhập Internet, dịch vụ ứng dụng Internet trong viễn thông cho người sử dụng thông qua hợp đồng đại lý và hưởng thù lao.
2. Đại lý Internet không thu cước: là các tổ chức, cá nhân là chủ các khách sạn, nhà hàng, văn phòng, sân bay, bến xe, v.v… khi cung cấp dịch vụ Internet cho người sử dụng không thu cước dịch vụ trong phạm vi các địa điểm nói trên.
3. Đại lý internet: bao gồm đại lý Internet có thu cước và đại lý Internet không thu cước.
4. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP): là doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo pháp luật Việt Nam để cung cấp dịch vụ Internet.
Điều 3. Nghiêm cấm các hành vi
1. Lợi dụng Internet nhằm mục đích:
a) Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân; tuyên truyền chiến tranh xâm lược; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
b) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác đã được pháp luật quy định.
c) Đưa các thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức; danh dự, nhân phẩm của công dân.
d) Để quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật.
e) Cung cấp, truyền đi hoặc đặt đường liên kết trực tiếp đến những thông tin vi phạm các quy định tại Điều này.
2. Lưu giữ trên máy tính kết nối Internet tin, hình ảnh, phim ảnh; tài liệu, số liệu thuộc bí mật Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định.
3. Gây rối, phá hoại hệ thống thiết bị và cản trở trái pháp luật việc quản lý, cung cấp, sử dụng các dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet.
4. Đánh cắp và sử dụng trái phép mật khẩu, khóa mật mã và thông tin riêng của các tổ chức, cá nhân trên Internet.
5. Tạo ra và cài đặt các chương trình virus máy tính, phần mềm gây hại để thực hiện một trong những hành vi quy định tại Điều 71 Luật Công nghệ thông tin.
6. Tạo trang thông tin điện tử cá nhân giả mạo cá nhân, tổ chức khác; sử dụng trái phép tài khoản trang thông tin điện tử cá nhân của cá nhân khác; thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
7. Truyền bá các tác phẩm báo chí, tác phẩm văn học, nghệ thuật, các xuất bản phẩm vi phạm các quy định của pháp luật về báo chí, xuất bản.
8. Sử dụng những thông tin, hình ảnh của cá nhân mà vi phạm các quy định tại Điều 31, Điều 38 Bộ luật Dân sự.
9. Cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử cá nhân mà vi phạm các quy định về sở hữu trí tuệ, về giao dịch thương mại điện tử và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐẠI LÝ INTERNET
Điều 4. Thời gian được phép hoạt động của đại lý Internet trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
1. Không giới hạn thời gian hoạt động của các đại lý internet không thu cước.
2. Đối với các đại lý internet có thu cước thời gian được phép hoạt động từ 6h00’ đến 24h00’ trong ngày.
Điều 5. Điều kiện hoạt động của đại lý Internet
1. Đối với đại lý internet có thu cước
a) Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm và mặt bằng để cung cấp dịch vụ truy nhập internet. Địa điểm, mặt bằng phải phù hợp với qui mô hoạt động kinh doanh của đại lý và bảo đảm các tiêu chuẩn.
a.1) Diện tích sử dụng cho mỗi máy tối thiểu là 1m2. Tất cả các màn hình máy tính phải bố trí lắp đặt đảm bảo cho người quản lý có khả năng quan sát dễ dàng.
a.2) Có trang bị các phương tiện về phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.
a.3) Có biện pháp bảo vệ môi trường, vệ sinh, âm thanh, ánh sáng và các điều kiện khác để bảo vệ an toàn và sức khỏe cho người sử dụng dịch vụ.
b) Đối với các các đại lý internet mà địa điểm hoạt động được bố trí thành nhiều phòng riêng biệt độc lập với nhau, chủ đại lý phải bố trí nhân viên hướng dẫn và kiểm tra riêng cho từng phòng (01 nhân viên phụ trách 01 phòng). Các phòng riêng biệt phải đảm bảo thông thoáng và người quản lý quan sát dễ dàng. Chủ đại lý Internet hoặc nhân viên hướng dẫn phải có mặt thường xuyên tại địa điểm kinh doanh kể từ khi đại lý Internet mở cửa đón khách.
c) Có giấy phép kinh doanh đại lý Internet do các cơ quan có thẩm quyền cấp.
d) Có hợp đồng đại lý với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet.
e) Có hệ thống trang thiết bị để thực hiện các biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.
f) Có sơ đồ hệ thống máy tính sử dụng tại đại lý Internet trong đó các máy tính được đánh số thứ tự theo vị trí của từng máy.
g) Niêm yết thời gian mở, đóng cửa theo quy định tại Điều 4 quy định này (áp dụng đối với đại lý internet có thu cước); nội qui sử dụng dịch vụ Internet tại địa điểm hoạt động đại lý Internet ở vị trí thuận lợi và dễ nhìn nhất đối với người sử dụng dịch vụ Internet của đại lý. Nội qui này phải ghi đầy đủ và rõ ràng các điều cấm đã được quy định tại Điều 3 của quy định này; Quyền và trách nhiệm của người sử dụng dịch vụ Internet quy định tại điều 8 chương III của Quy định này.
2. Đối với các đại lý internet không thu cước chỉ áp dụng các điểm: d); điểm e); điểm g) khoản 1 quy định tại điều này.
Điều 6. Đối với các Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet
Ngoài các quyền và nghĩa vụ được quy định chung cho doanh nghiệp viễn thông tại Điều 38 Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông; Điều 7, Nghị định số 97/2008/NĐ-CP của chính phủ, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ sau:
1. Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày ký kết hợp đồng với đại lý Internet, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet phải tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho các đại lý Internet đã ký hợp đồng đại lý với mình về các quy định quản lý đối với dịch vụ Internet, các quy định về an toàn an ninh thông tin, các giải pháp kỹ thuật phù hợp để đại lý thực hiện tốt nhiệm vụ hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ vào những mục đích lành mạnh, phát hiện, ngăn chặn kịp thời những khách hàng có hành vi vi phạm quy định tại Nghị định số 97/2008/NĐ-CP của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an.
2. Cung cấp và phối hợp với đại lý trong việc cài đặt phần mềm quản lý đảm bảo:
a) Quản lý, lưu trữ địa chỉ truy cập, loại hình dịch vụ và thời gian sử dụng dịch vụ của người sử dụng dịch vụ tại các đại lý;
b) Quản lý, lưu trữ tên và số chứng minh nhân dân, hộ chiếu (đối với người nước ngoài) hoặc các giấy tờ có giá trị khác như thẻ nghiệp vụ, bằng lái xe, thẻ học sinh, thẻ sinh viên… của người sử dụng dịch vụ;
c) Ngăn chặn việc truy cập đến các trang thông tin trên Internet có nội dung chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây rối an ninh trật tự; vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc; hỗ trợ hoạt động kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông trái pháp luật theo yêu cầu của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
3. Trước ngày 10 hàng tháng, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet có trách nhiệm báo cáo tình hình phát triển thuê bao và dịch vụ ứng dụng Internet trong viễn thông cho Sở Thông tin và Truyền thông.
Điều 7. Đối với Đại lý Internet
Ngoài các quyền và nghĩa vụ được quy định chung cho các đại lý viễn thông tại Điều 41 Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông, Điều 9 Nghị định số 97/2008/NĐ-CP của chính phủ trong quá trình kinh doanh đại lý Internet có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ sau:
1. Đại lý internet có thu cước
a) Hướng dẫn và kiểm tra người sử dụng tuân thủ các quy định về sử dụng dịch vụ Internet; có biện pháp đề phòng, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các khách hàng có hành vi vi phạm nội qui của đại lý và quy định của pháp luật về Internet.
b) Lập sổ đăng ký (bản giấy hoặc bản điện tử) sử dụng dịch vụ trong đó thống kê đầy đủ, chi tiết thông tin về người sử dụng dịch bao gồm họ tên; địa chỉ thường trú; số chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu (đối với người nước ngoài) hoặc các giấy tờ có giá trị khác như thẻ nghiệp vụ, bằng lái xe, thẻ học sinh, sinh viên...., vị trí máy tính và thời gian mà người sử dụng dịch vụ đã sử dụng. Đại lý Internet phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin trong sổ đăng ký sử dụng dịch vụ đồng thời có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản sổ đăng ký sử dụng dịch vụ để cung cấp cho các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu.
c) Cài đặt chương trình phần mềm quản lý đại lý Internet, đồng thời thực hiện các giải pháp kỹ thuật đảm bảo ngăn chặn người sử dụng truy cập đến các trang thông tin trên Internet có nội dung xấu. Đại lý Internet chỉ được cung cấp nội dung thông tin về người sử dụng cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
d) Sử dụng chương trình phần mềm quản lý đại lý đã được cài đặt để lưu giữ thông tin về người sử dụng dịch vụ bao gồm địa chỉ đã truy cập, thời gian truy cập, loại hình dịch vụ (email, chat, ftp, telnet….) ít nhất trong thời gian 30 ngày (đối với các đại lý mà thời gian cung cấp dịch vụ chưa đến 30 ngày thì lưu giữ đến ngày khai trương cung cấp dịch vụ). Thời gian lưu giữ tính từ khi thông tin đi, đến máy chủ để phục vụ cơ quan chức năng trong công tác đảm bảo an ninh thông tin.
e) Cung cấp đầy đủ số liệu về cấu hình kỹ thuật, sơ đồ kết nối lưu lượng thông tin trong phạm vi quản lý của đại lý một cách trung thực, chi tiết cho cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu.
f) Trong thời gian 6 tháng kể từ ngày ký hợp đồng đại lý với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, đại lý Internet phải tham gia lớp tập huấn của doanh nghiệp ký hợp đồng đại lý với mình dành cho các đại lý Internet.
g) Phối hợp với cơ quan Công an và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện yêu cầu đảm bảo an toàn và an ninh thông tin.
h) Khi phát hiện người sử dụng dịch vụ cố tình vi phạm các quy định của pháp luật về sử dụng dịch vụ Internet, đại lý Internet có trách nhiệm ngừng cung cấp dịch vụ và thông báo cho UBND huyện, thành phố hoặc cơ quan Công an gần nhất để xử lý.
2. Đối với Đại lý Internet không thu cước
Chỉ áp dụng các điểm a); điểm c); điểm g); điểm h) của khoản 1 quy định tại điều này.
3.Trong thời gian hoạt động, các đại lý internet không gây mất an toàn, trật tự xã hội tại khu vực cung cấp dịch vụ.
Điều 8. Trách nhiệm của người sử dụng dịch vụ Internet
Ngoài các quyền và nghĩa vụ được quy định chung cho người sử dụng dịch vụ viễn thông tại Điều 42 Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông; Điều 12 Nghị định số 97/2008/NĐ-CP của Chính phủ, người sử dụng dịch vụ Internet có các quyền và trách nhiệm sau:
1. Chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do mình đưa vào, lưu trữ, truyền đi trên Internet.
2. Không đưa vào Internet hoặc lợi dụng Internet để truyền bá các thông tin, hình ảnh đồi trụy, vi phạm thuần phong mỹ tục hoặc để chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gây rối an ninh, trật tự an toàn xã hội.
3. Không sử dụng Internet để đe dọa, quấy rối, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm người khác.
4. Không sử dụng các công cụ phần mềm để truy nhập, sử dụng dịch vụ Internet trái phép.
5. Không tạo ra và cố ý lan truyền, phát tán các chương trình vi rút trên Internet.
6. Không đánh cắp và sử dụng mật khẩu, khóa mật mã, thông tin riêng của tổ chức, cá nhân hoặc phổ biến cho người khác sử dụng.
7. Khi phát hiện các trang thông tin, dịch vụ trên Internet có nội dung chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gây mất an ninh trật tự xã hội phải nhanh chóng thông báo cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet, người quản lý đại lý Internet (nếu sử dụng dịch vụ tại đại lý), Sở Thông tin và Truyền thông, UBND huyện, thành phố hoặc cơ quan công an gần nhất để xử lý.
Điều 9. Cung cấp, sử dụng thông tin điện tử trên internet
Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia cung cấp, sử dụng thông tin điện tử trên internet phải thực hiện theo quy định tại Chương IV Nghị định số 97/2008/NĐ-CP của chính phủ và theo hướng dẫn tại Thông tư số 07/2008/TT- BTTTT, ngày 18/12/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
1. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với Công an tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan đơn vị có liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra nhằm ngăn chặn và xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong hoạt động cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet quy định tại Nghị định số 97/2008/NĐ-CP của Chính phủ và Quy định này.
2. UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra hoạt động cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet tại địa phương và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
3. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet, các đại lý Internet và người sử dụng dịch vụ Internet có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật.
4. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh kiểm tra các chức năng của phần mềm quản lý đại lý internet.
1. Thanh tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông và UBND các cấp xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động Internet theo chức năng quản lý nhà nước và thẩm quyền xử phạt quy định tại pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính ngày 02/4/2008.
2. Việc xử lý các hành vi vi phạm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, đại lý Internet và người sử dụng dịch vụ Internet của các cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo quy định tại Nghị định 28/2009/NĐ-CP ngày 20/3/2009 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet; Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 06/6/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa thông tin và các quy định hiện hành của Nhà nước.
3. Đại lý Internet vi phạm các quy định về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo các hình thức sau:
a) Xử phạt vi phạm hành chính.
b) Ngừng cung cấp dịch vụ Internet, bị chấm dứt hợp đồng đại lý.
c) Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đại lý Internet.
d) Truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 12. Sở Thông tin và Truyền thông
1. Trực tiếp thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động Internet trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, trong đó có hoạt động của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet và đại lý Internet.
2. Tiếp nhận và xử lý thông tin về hoạt động của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet và đại lý Internet trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan tổ chức các đoàn liên ngành thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động của các đại lý Internet.
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng thuộc Bộ Công an xử lý thông tin nghiệp vụ về Internet trên địa bàn tỉnh; đề xuất phối hợp thực hiện các biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ để bảo đảm an toàn mạng lưới và an ninh thông tin trong hoạt động Internet theo quy định của Bộ Công an.
2. Tham mưu cho UBND tỉnh các biện pháp bảo đảm an toàn mạng lưới, an ninh thông tin trên Internet trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định.
3. Phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet triển khai thực hiện công tác bảo đảm an toàn mạng lưới và an ninh thông tin trên Internet theo quy định.
4. Hướng dẫn các chủ đại lý Internet thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy tại các điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
5. Tổ chức, phổ biến và hướng dẫn cơ quan Công an các huyện, thành phố về phối hợp thực hiện công tác quản lý hoạt động của các đại lý Internet tại địa phương.
6. Tham gia các đoàn liên ngành thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động của các đại lý Internet trên địa bàn tỉnh; kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm của đại lý Internet để xử lý theo thẩm quyền.
7. Hỗ trợ và phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường công tác quản lý hoạt động của các đại lý Internet.
Điều 14. Sở Giáo dục và Đào tạo
1. Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục cho học sinh và đội ngũ cán bộ, giáo viên nâng cao ý thức khai thác, sử dụng thông tin trên mạng Internet một cách hiệu quả, lành mạnh.
2. Phối hợp với các cơ quan chức năng có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm quy định về khai thác, sử dụng thông tin trên Internet của học sinh và cán bộ, giáo viên.
Điều 15. UBND các huyện, thành phố
1. Thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet trên địa bàn quản lý.
2. Tiếp nhận hồ sơ, xem xét cấp và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Internet trên địa bàn quản lý theo quy định này và quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.
3. Chỉ đạo Công an các huyện, thành phố phối hợp với các đơn vị chức năng có liên quan thực hiện công tác quản lý hoạt động cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet trên địa bàn quản lý.
4. Hỗ trợ và phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh trong công tác kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động của các đại lý Internet trên địa bàn quản lý.
5. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện những quy định của Nhà nước về đăng ký kinh doanh trong hoạt động đại lý Internet trên địa bàn quản lý.
6. Báo cáo định kỳ 06 tháng một lần và đột xuất về tình hình hoạt động của các đại lý Internet tại địa phương cho UBND tỉnh (thông qua Sở Thông tin và Truyền thông).
Cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện và thông báo kịp thời cho các cơ quan chức năng về những hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong hoạt động dịch vụ truy nhập Internet và Quy định này được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.
- 1Quyết định 31/2006/QĐ-UBND-GL Ban hành Quy chế về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet trên địa bàn tỉnh Gia Lai do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
- 2Quyết định 35/2006/QĐ-UBND-QNg Quy định quản lý hoạt động đại lý Internet trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 3Quyết định 46/2006/QĐ-UBND ban hành Quy chế về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 4Quyết định 37/2011/QĐ-UBND về Quy định quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet công cộng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 5Quyết định 38/2006/QĐ-UBND về Quy định quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet công cộng trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 6Quyết định 23/2007/QĐ-UBND quy định về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ internet, dịch vụ trò chơi trực tuyến, dịch vụ điện thoại Internet trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 7Quyết định 54/2014/QĐ-UBND về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet tại điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng, điểm truy nhập Internet công cộng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 8Quyết định 300/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Quyết định 35/2006/QĐ-UBND-QNg Quy định quản lý hoạt động đại lý Internet trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 2Quyết định 54/2014/QĐ-UBND về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet tại điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng, điểm truy nhập Internet công cộng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 3Quyết định 300/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Bộ luật Dân sự 2005
- 2Quyết định 31/2006/QĐ-UBND-GL Ban hành Quy chế về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet trên địa bàn tỉnh Gia Lai do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
- 3Nghị định 56/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá - thông tin
- 4Luật Công nghệ thông tin 2006
- 5Pháp lệnh Bưu chính, viễn thông năm 2002
- 6Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002
- 7Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 8Nghị định 160/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông về viễn thông
- 9Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008
- 10Nghị định 97/2008/NĐ-CP về việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet
- 11Thông tư 05/2008/TT-BTTTT hướng dẫn một số điều Nghị định 97/2008/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet đối với dịch vụ internet do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 12Thông tư 07/2008/TT-BTTTT hướng dẫn hoạt động cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử cá nhân trong Nghị định 97/2008/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 13Nghị định 28/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet
- 14Quyết định 46/2006/QĐ-UBND ban hành Quy chế về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 15Quyết định 37/2011/QĐ-UBND về Quy định quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet công cộng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 16Quyết định 38/2006/QĐ-UBND về Quy định quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet công cộng trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 17Quyết định 23/2007/QĐ-UBND quy định về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ internet, dịch vụ trò chơi trực tuyến, dịch vụ điện thoại Internet trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Quyết định 27/2009/QĐ-UBND quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- Số hiệu: 27/2009/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 05/06/2009
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Người ký: Nguyễn Xuân Huế
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra