Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 27/2009/QĐ-UBND

Phủ Lý, ngày 11 tháng 9 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỨC THU, CẤP BÙ, LẬP, CẤP PHÁT VÀ THANH QUYẾT TOÁN THỦY LỢI PHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi;
Căn cứ Nghị định 115/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ về "Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 143/2003/NĐ-CP";
Căn cứ Thông tư số 36/2009/TT-BTC ngày 26 tháng 02 năm 2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 115/2008/NĐ-CP và Thông tư số 11/2009/TT-BTC ngày 21 tháng 01 năm 2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn đặt hàng, giao kế hoạch đối với các đơn vị làm nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi và quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước làm nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tài chính
,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này quy định về mức thu, cấp bù, lập, cấp phát và thanh quyết toán thủy lợi phí trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

Điều 2.Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

1. Áp dụng mức thu cấp bù, lập, cấp phát và thanh quyết toán thủy lợi phí theo thời hạn đã được quy định tại Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ.

2. Quyết định này thay thế Quyết định 1523/2004/QĐ-UB ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam "V/v ban hành quy định mức thu, quản lý và sử dụng thủy lợi phí theo Nghị định 143/2003/NĐ-CP của Chính phủ".

Điều 3.Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố; các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Trần Xuân Lộc

 

QUY ĐỊNH

MỨC THU, CẤP BÙ, LẬP, CẤP PHÁT VÀ THANH QUYẾT TOÁN THỦY LỢI PHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2009/QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Một số khái niệm

1. Tưới, tiêu.

a) Tưới, tiêu chủ động:

- Tưới chủ động là khi bơm nước hoặc mở cống, đập, nước chảy từ sau công trình đầu mối, qua hệ thống kênh, được tháo trực tiếp vào mặt ruộng đủ theo yêu cầu sản xuất.

- Tiêu chủ động là khi công trình đầu mối vận hành, nước được chảy từ mặt ruộng ra công trình đầu mối, đến khi lớp nước còn lại ở mặt ruộng đáp ứng yêu cầu sản xuất.

Số lần tưới, tiêu trong thời kỳ làm đất, sinh trưởng và phát triển của cây trồng đến khi thu hoạch đạt 2/3 số lần yêu cầu tưới, tiêu trở lên là tưới, tiêu chủ động.

b) Tưới, tiêu chủ động một phần:

Tưới, tiêu chủ động một phần là công trình đầu mối cấp nước hoặc tiêu nước ở giai đoạn làm đất, phục vụ cây trồng sinh trưởng và phát triển đạt 1/3 số lần yêu cầu.

c) Tưới, tiêu tạo nguồn:

- Tưới tạo nguồn là khi công trình đầu mối hoạt động nhưng nước thấp hơn mặt ruộng, không tưới trực tiếp được mà công trình đầu mối chỉ đủ khả năng cấp nước để bơm, tát tiếp nước mới vào mặt ruộng.

- Tiêu tạo nguồn là nước không tháo được trực tiếp từ ruộng chảy ra công trình đầu mối mà phải bơm, tát nữa mới đáp ứng được yêu cầu sản xuất.

2. Hệ thống thủy nông mặt ruộng là hệ thống kênh, mương nhỏ và công trình trên kênh để dẫn nước trực tiếp vào ruộng và tiêu nước từ mặt ruộng ra, các bờ khoanh vùng trong khu vực của một hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp đảm nhận.

Điều 2. Đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh

1. Hộ gia đình, cá nhân (gọi chung là hộ dùng nước) có đất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản được công trình thủy lợi tưới, tiêu. Các công ty khai thác công trình thủy lợi TNHH một thành viên, công ty có nhiệm vụ khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL), đơn vị sự nghiệp KTCTTL, tổ hợp tác dùng nước được thành lập theo quy định của pháp luật, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTXDVNN) có nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi (gọi chung là đơn vị quản lý thủy nông) trên địa bàn tỉnh đảm nhận tưới, tiêu, phục vụ sản xuất nông nghiệp, thủy sản và dân sinh phải tuân thủ quy định này.

- Các diện tích trong phạm vi được miễn thủy lợi phí (TLP) nhưng chưa có công trình thủy lợi phục vụ hoặc diện tích trong hệ thống công trình thủy lợi nhưng công trình chưa đủ năng lực tưới, tiêu mà do dân (hoặc các tổ chức không được cấp có thẩm quyền thành lập) tự tưới, tiêu thì không được ngân sách nhà nước cấp bù theo quy định này.

- Các quy định về lập, cấp phát và thanh quyết toán thủy lợi phí trong quy định này chỉ áp dụng cho phần kinh phí được ngân sách nhà nước cấp bù do miễn thu thủy lợi phí.

2. Các tổ chức, cá nhân sử dụng nước hoặc làm dịch vụ từ công trình thủy lợi để phục vụ các mục đích không phải là sản xuất lương thực, nuôi trồng thủy sản phải tuân theo quy định này.

Ngoài quy định này các đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh còn tuân theo Nghị định 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003, Nghị định 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ, Thông tư 36/2009/TT-BTC ngày 26/02/2009, Thông tư 11/2009/TT-BTC ngày 21/01/2009 của Bộ Tài chính ban hành và các văn bản khác của pháp luật có liên quan.

Điều 3. Đối tượng thu, nộp thủy lợi phí và phí dịch vụ lấy nước

1. Các đơn vị quản lý thủy nông được nhận kinh phí cấp bù do miễn thủy lợi phí từ ngân sách nhà nước của phần diện tích trực tiếp tưới, tiêu theo các biện pháp công trình.

2. Các tổ chức, cá nhân sử dụng nước hoặc làm dịch vụ từ công trình thủy lợi để phục vụ cho mục đích không phải sản xuất lương thực, nuôi trồng thủy sản không thuộc đối tượng miễn thủy lợi phí theo Nghị định 115/2008/NĐ-CP phải nộp thủy lợi phí trực tiếp cho các công ty KTCTTL.

3. Hộ dùng nước nộp phí cho các HTXDVNN để phục vụ dẫn nước, tháo nước và nạo vét kênh mương, duy tu sửa chữa hệ thống thủy nông mặt ruộng (gọi là phí dịch vụ lấy nước). Mức nộp do đại hội xã viên hoặc do đại hội cổ đông quyết định nhưng không được vượt quá mức của quy định này.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Mức thu thủy lợi phí cấp bù được tính như sau:

1. Diện tích tưới, tiêu do các công ty KTCTTL phục vụ.

a) Tưới, tiêu chủ động:

- Đối với diện tích cấy lúa tưới, tiêu chủ động bằng động lực 1.097.000 đồng/ha/vụ.

- Đối với diện tích trồng mạ, rau, màu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây vụ đông, bằng các biện pháp như: tưới rãnh, tưới tràn, tưới phun...trên mặt ruộng từ 3 đến 4 đợt phù hợp với yêu cầu sinh trưởng của cây trồng thì thu bằng 40% mức TLP tưới tiêu cho lúa.

- Đối với diện tích ao, đầm, hồ chuyên nuôi trồng thủy sản được công trình thủy lợi cấp và tiêu nước, thay nước theo kỹ thuật nuôi trồng thủy sản quy định (thời gian từ 09 tháng trở lên trong một năm) mức thu 250 đồng/m2 mặt nước/năm (lấy diện tích được giao sử dụng đất làm căn cứ).

Diện tích chuyên nuôi trồng thủy sản nhưng công trình thủy lợi chỉ cấp nước lần đầu mà không thay nước theo yêu cầu kỹ thuật. Mức thu bằng 125 đồng/m2 mặt nước.

- Đối với diện tích chuyển đổi sản xuất từ vùng đất trũng (2 vụ không không chắc) sang sản xuất đa canh theo mô hình lúa - cá quy định như sau:

+ Diện tích trồng lúa thì thu thủy lợi phí theo mức của cây lúa.

+ Diện tích đã cấy lúa sau khi thu hoạch lúa thời gian còn lại trong năm thì thu theo nuôi trồng thủy sản với mức 125 đồng/m2 mặt nước.

b) Diện tích tưới tiêu chủ động một phần thì thu bằng 60% mức thu TLP chủ động cho từng loại cây trồng tương ứng.

c) Diện tích chỉ tạo nguồn tưới, tiêu:

- Vụ đông xuân:

+ Diện tích do các Công ty KTCTTL Kim Bảng, Duy Tiên và khu 6 xã Bắc Lý Nhân của Nam Hà Nam đảm nhận thu bằng 50 % mức thu TLP của tưới, tiêu chủ động bằng động lực.

+ Các khu vực khác thuộc Công ty KTCTTL Nam Hà Nam thu bằng 40% mức thu TLP của tưới, tiêu chủ động bằng trọng lực.

Nếu do biến động thời tiết mà biện pháp công trình khác với quy định tại mục này thì công ty KTCTTL báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập biên bản đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định mức thu cụ thể từng vùng.

- Vụ mùa:

Tất cả các khu vực thu bằng 50% mức thu TLP của tưới, tiêu chủ động bằng động lực.

- Mức thu TLP tại khoản 1, mục a và b điều này được tính từ đầu kênh tưới và cuối kênh tiêu của hệ thống thủy nông mặt ruộng mà các HTX đang quản lý.

- Mức thu TLP tại khoản 1, mục c điều này được tính từ trước bể hút trạm bơm tưới và sau bể xả trạm bơm tiêu do các HTX trong vùng đang quản lý.

2. Các HTXDVNN quản lý công trình đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách cùng đảm nhận tưới, tiêu trong vùng các công ty KTCTTL quản lý, kể cả các HTX lấy nước trực tiếp từ sông Nhuệ, sông Châu Giang (gọi tắt là các HTX trong vùng) phải bơm tiếp phần sau của các công ty KTCTTL để thực hiện đến mức chủ động được tính mức thu TLP như sau:

Số TT

Biện pháp công trình

Đơn vị tính

Mức thu (Đồng)

1

Đối với cây lúa

 

 

a

Tưới, tiêu tiếp phần chủ động 1 phần

đ/ha

527.000

b

Tưới, tiêu tiếp phần tạo nguồn

đ/ha

658.000

2

Đối với rau màu và cây vụ đông

 

 

a

Tưới, tiêu tiếp phần chủ động 1 phần

đ/ha

211.000

b

Tưới, tiêu tiếp phần tạo nguồn

đ/ha

263.000

3

Nuôi trồng thủy sản

 

 

a

Tưới, tiêu tiếp phần chủ động 1 phần

đ/m2

120

b

Tưới, tiêu tiếp phần tạo nguồn

đ/m2

150

3. Các HTXDVNN ngoài vùng các công ty KTCTTL phục vụ, tự quản lý công trình đầu mối xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách (gọi tắt là các HTX ngoài vùng) lấy nước từ sông tự nhiên (sông Hồng, sông Đáy), mức thu TLP được tính như sau:

Số TT

Biện pháp công trình

Đơn vị tính

Mức thu (Đồng)

1

Đối với cây lúa

 

 

a

Tưới, tiêu chủ động

đ/ha

1.316.000

b

Tưới, tiêu chủ động 1 phần

đ/ha

790.000

c

Tưới, tiêu tạo nguồn

đ/ha

658.000

2

Đối với rau màu và cây vụ đông

 

 

a

Tưới, tiêu chủ động

đ/ha

526.000

b

Tưới, tiêu chủ động 1 phần

đ/ha

316.000

c

Tưới, tiêu tạo nguồn

đ/ha

263.000

3

Nuôi trồng thủy sản

 

 

a

Tưới, tiêu chủ động

đ/m2

300

b

Tưới, tiêu chủ động 1 phần

đ/m2

180

c

Tưới, tiêu tạo nguồn

đ/m2

150

4. Nuôi trồng thủy sản trên hệ thống công trình thủy lợi (nuôi cá bè, ao đăng) thì thu bằng 9,0% giá trị sản lượng, tính theo năng suất nuôi trồng thủy sản thống kê bình quân toàn tỉnh của năm trước liền kề.

Việc nuôi cá bè, ao đăng trên hệ thống công trình thủy lợi, hộ nuôi cá nhất thiết phải làm thủ tục cấp phép trước khi nuôi. Nếu được cấp có thẩm quyền cho phép, hộ nuôi cá phải tuân theo các quy định của giấy phép (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cụ thể thủ tục cấp phép theo quy định của pháp luật).

5. Sử dụng công trình thủy lợi (khi được Ủy ban nhân dân tỉnh cấp phép) để kinh doanh du lịch, nghỉ mát, an dưỡng, kinh doanh nhà hàng (hàng ăn, giải khát, nhà nghỉ...): mức thu bằng 10% giá trị doanh thu, tính theo báo cáo tài chính vào ngày 31/12 hàng năm của doanh nghiệp.

Điều 5. Mức thu phí dịch vụ lấy nước

Phí dịch vụ lấy nước thu bằng tiền (đơn vị tính là Việt Nam đồng/1 sào Bắc bộ: 360m2)

Các HTXDVNN được thu theo thỏa thuận những diện tích được công trình thủy lợi tưới, tiêu nhưng không vượt quá mức thu quy định như sau:

- Đối với diện tích lúa ≤ 12.000 đồng/sào/vụ.

- Đối với diện tích rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày ≤ 5.000 đồng/sào/vụ.

- Đối với diện tích cây vụ Đông (từ tháng 10 đến hết tháng 12) ≤ 5.000 đồng/sào/vụ.

Ngoài khoản thu này các HTXDVNN không được thu thêm khoản nào khác để tu sửa công trình thủy nông mặt ruộng (trừ đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định).

Điều 6. Quy định về lập dự toán, tổng hợp dự toán, cấp phát và quyết toán nguồn cấp bù thủy lợi phí.

1. Về lập dự toán:

Hàng năm (tháng 11, đầu tháng 12 năm trước năm dự toán) các đơn vị quản lý thủy nông lập dự toán tổng hợp trình các cấp có thẩm quyền.

Kết cấu dự toán gồm 2 phần cơ bản:

a) Dự toán thu, đề nghị cấp bù: trên cơ sở diện tích thực tế ký kết hợp đồng phục vụ để tính phần thu TLP. Các Công ty KTCTTL đưa phần diện tích và kinh phí của các HTX trong vùng thành mục riêng trong dự toán thu của công ty.

b) Dự toán chi:

 - Các HTX lập dự toán gồm các phần chi cơ bản: Kế hoạch kinh phí sửa chữa, tiền điện, tiền dầu bơm nước, tiền lương công nhân và các khoản chi khác theo chế độ.

- Các công ty KTCTTL lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm với các khoản chi theo Thông tư 11/2009/TT-BTC quy định.

Dự toán của các HTX trong vùng được lập gửi về công ty KTCTTL quản lý vùng để tổng hợp dự toán trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Sau đó công ty gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định diện tích, tổng hợp dự toán của các công ty KTCTTL gửi Sở Tài chính.

- Các HTX ngoài vùng lập dự toán gửi về phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, thành phố thẩm định, Phòng Tài chính thẩm tra lập tổng hợp báo cáo UBND huyện, thành phố phê duyệt gửi về Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

(Sở Tài chính hướng dẫn cụ thể việc lập dự toán thu, chi của các HTX và dự toán tổng hợp của các công ty KTCTTL).

2. Tổng hợp dự toán:

Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp dự toán của các công ty KTCTTL (đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp), dự toán tổng hợp của các đơn vị quản lý thủy nông ngoài vùng (do Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đề nghị), báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và trình Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp kinh phí.

3. Giao dự toán:

- Căn cứ vào thông báo mức hỗ trợ kinh phí miễn TLP của Bộ Tài chính, và dự toán ngân sách địa phương được Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt, UBND tỉnh giao dự toán cấp bù thủy lợi phí của các công ty KTCTTL cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và kinh phí mục tiêu miễn thủy lợi phí của các HTX ngoài vùng cho ngân sách cấp huyện.

- Căn cứ Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất phân bổ kinh phí với Sở Tài chính làm căn cứ cho các đợt cấp phát. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố giao dự toán kinh phí cho Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với các huyện), Phòng Kinh tế (đối với thành phố Phủ Lý). Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất với Phòng Tài chính phân bổ kinh phí cho các HTX ngoài vùng làm căn cứ cấp phát.

Thời gian giao dự toán: hoàn thành trước ngày 31/12 năm trước năm kế hoạch.

Điều 7. Quy định về đặt hàng, cấp phát thanh quyết toán cho các đơn vị quản lý thủy nông

1. Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện đặt hàng hàng năm với các đơn vị quản lý thủy nông theo hình thức:

- Ủy quyền cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện ký kết hợp đồng đặt hàng với các công ty KTCTTL hoặc có nhiệm vụ KTCTTL.

- Giao Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố ủy quyền cho Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với các huyện), Phòng Kinh tế (đối với thành phố Phủ Lý) thực hiện ký kết hợp đồng đặt hàng với các HTX ngoài vùng.

a) Trình tự đặt hàng:

Căn cứ dự toán đã được Ủy ban nhân dân tỉnh giao, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, thành phố ký kết hợp đồng đặt hàng với các đơn vị quản lý thủy nông theo phân cấp, đúng trình tự theo Thông tư 11/2009/TT-BTC ngày 21/01/2009 của Bộ Tài chính và các văn bản hiện hành quy định.

b) Thực hiện đặt hàng:

- Căn cứ các điều khoản trong hợp đồng đã ký kết, các đơn vị quản lý thủy nông chủ động tổ chức thực hiện hợp đồng đã ký. Sau mỗi đợt tưới phải tổ chức nghiệm thu. Sau mỗi vụ phải tổ chức nghiệm thu tổng thể, làm cơ sở cho thanh lý hợp đồng cuối năm.

- Chế độ báo cáo định kỳ: 6 tháng và 9 tháng trong năm phải báo cáo kết quả thực hiện, dự kiến kế hoạch thực hiện các tháng còn lại đến 31/12. Kết thúc năm phải lập báo cáo kết quả thực hiện toàn năm thông qua kiểm tra tài chính và quyết toán tài chính năm.

2. Quy định hợp đồng đặt hàng đối với các HTX trong vùng tưới, tiêu chuyển tiếp (phần trong vùng các công ty quản lý).

- Trình tự hợp đồng:

Hàng năm, các công ty KTCTTL phối hợp với HTX trong vùng cùng quản lý hệ thống, rà soát, thống nhất diện tích tưới, tiêu, biện pháp công trình để xác định những diện tích phải tưới, tiêu chuyển tiếp. Các công ty KTCTTL ký kết hợp đồng phục vụ phần chuyển tiếp với các HTX trong vùng. Việc nghiệm thu kết quả tưới, tiêu từng đợt phải thực hiện theo quy định làm cơ sở cho nghiệm thu và thanh toán hợp đồng.

Việc nghiệm thu kết quả tưới, tiêu của HTX trong vùng phải có chữ ký của hộ dùng nước (hoặc trưởng thôn xóm đại diện). Cuối mỗi vụ lấy biên bản nghiệm thu kết quả tưới, tiêu có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã làm cơ sở cho nghiệm thu thanh quyết toán hợp đồng với công ty KTCTTL.

3. Cấp phát kinh phí cấp bù thủy lợi phí:

Ngân sách Nhà nước cấp bù kinh phí do miễn thủy lợi phí cho các đơn vị quản lý thủy nông bằng lệnh chi tiền.

+ Sau khi hợp đồng đặt hàng được ký, cơ quan đặt hàng tạm ứng 50% kính phí theo số hợp đồng đã ký vào giữa quý I.

+ Khi có báo cáo tình hình thực hiện hợp đồng, đầu quý III cơ quan đặt hàng ứng tiếp 40% kinh phí theo hợp đồng.

+ Số 10% còn lại sẽ được thanh toán sau khi hợp đồng được thanh lý. Trường hợp thiếu sẽ cấp bù vào kế hoạch năm sau.

4. Quyết toán:

Việc quyết toán thực hiện theo quy định hiện hành.

a) Về chứng từ:

- Đối với các công ty KTCTTL.

+ Có hợp đồng tưới nước và tiêu nước.

+ Có biên bản nghiệm thu kết quả tưới nước và tiêu nước từng vụ.

+ Có thanh lý hợp đồng.

- Đối với các đơn vị quản lý thủy nông là các HTXDVNN.

Có danh sách thống kê diện tích tưới, tiêu từng vụ theo các loại cây trồng do HTXDVNN trực tiếp phục vụ có chữ ký của hộ dùng nước (hoặc trưởng thôn, xóm đại diện), UBND xã xác nhận.

b) Phân cấp quyết toán:

- Ủy ban nhân dân huyện, thành phố chịu trách nhiệm quyết toán với ngân sách tỉnh qua Sở Tài chính về kinh phí cấp bù TLP của các HTX ngoài vùng.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm quyết toán với ngân sách tỉnh qua Sở Tài chính về kinh phí cấp bù TLP cho các công ty KTCTTL. Việc kiểm tra quyết toán kinh phí cấp bù do miễn TLP hàng năm được thực hiện cùng với kiểm tra báo cáo tài chính hàng năm của các công ty.

- Hàng năm Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Tài chính quyết toán kinh phí cấp bù TLP với ngân sách Trung ương qua Bộ Tài chính.

Điều 8. Quy định kinh phí dành cho sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi.

Hàng năm các đơn vị quản lý thủy nông được nhà nước cấp bù TLP phải dành riêng ít nhất là 25% kinh phí của chi phí tưới, tiêu để sửa chữa, cải tạo, nâng cấp công trình thủy lợi do mình quản lý. Nếu vì lý do đặc biệt kinh phí sửa chữa chưa thực hiện hết được chuyển sang thực hiện vào năm sau.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiệp y hạng mục sửa chữa của các công ty KTCTTL, trình Ủy ban nhân dân tỉnh trong kế hoạch chi hàng năm của các công ty.

- Các HTXDVNN lập kế hoạch tu bổ, sửa chữa nâng cấp gửi Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiệp y, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Trách nhiệm của các cấp, các ngành:

1. Các đơn vị quản lý thủy nông rà soát diện tích và mức độ phục vụ để tổ chức ký kết hợp đồng kinh tế với các hộ dùng nước ngay từ đầu vụ. Nghiệm thu các diện tích đã được tưới, tiêu, thanh lý hợp đồng cuối vụ theo quy định đã ban hành.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai tới các xã, phường, thị trấn, các HTXDVNN, hộ dùng nước; chỉ đạo các HTXDVNN rà soát lại diện tích và mức độ phục vụ, tính toán lại mức thu dịch vụ thuỷ nông, tổ chức đại hội đại biểu xã viên có nghị quyết thông qua để tổ chức thực hiện. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện của các đơn vị quản lý thủy nông trên địa bàn, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của người hưởng lợi về nước.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị quản lý thủy nông thực hiện việc tưới, tiêu; kiểm tra việc thực hiện chế độ sửa chữa tài sản cố định ở cả 2 hạng mục: sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên của các công ty KTCTTL.

4. Sở Tài chính hướng dẫn kiểm tra việc thu, chi tài chính đúng chế độ hiện hành.

5. Các Sở, ngành liên quan theo chức năng nhiệm vụ giúp đỡ các đơn vị quản lý thủy nông thực hiện quy định này.

Điều 10. Khen thưởng và xử lý vi phạm.

- Tổ chức cá nhân nào có thành tích được xét khen thưởng theo luật định.

- Tổ chức cá nhân nào vi phạm quy định này, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm để xử lý theo pháp luật.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, tổ chức, cá nhân báo cáo qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 27/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định về mức thu, cấp bù, lập, cấp phát và thanh quyết toán thủy lợi phí trên địa bàn tỉnh Hà Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành

  • Số hiệu: 27/2009/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 11/09/2009
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam
  • Người ký: Trần Xuân Lộc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản