Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 27/2007/QĐ-UBND

Tam Kỳ, ngày 14 tháng 8 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỨC THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG LỆ PHÍ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/ 2003;
Căn cứ Pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/ 2001của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí; Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP;
Căn cứ Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí; Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC;
 Căn cứ Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Nghị quyết số 80/2007/NQ-HĐND ngày 25/4/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh khoá VII, kỳ họp thứ 13 về việc sửa đổi và ban hành quy định quản lý một số loại phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh;
Theo đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 298/TTr-STC ngày 15/6/ 2007
,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành mức thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí địa chính trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, như sau:

1. Lệ phí địa chính là khoản thu vào các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức được uỷ quyền giải quyết các công việc về địa chính, trừ các đối tượng được miễn nộp sau đây:

- Hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại các xã, thôn theo Quyết định số 301/2006/QĐ-UBDT ngày 27/11/2006 của Uỷ ban Dân tộc về việc công nhận 3 Khu vực vùng đồng bào dân tộc và miền núi theo trình độ phát triển.

- Các đối tượng có đất bị thu hồi được giao đất ở mới, đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng hoặc sạt lở, mất đất do thiên tai; điều chỉnh diện tích và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do phải đo đạc, lập bản đồ địa chính hoặc điều chỉnh, cấp, đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do lỗi của cơ quan Nhà nước.

2. Mức thu:

STT

Nội dung thu lệ phí

Đơn vị tính

Các hộ gia đinh

Tổ chức, đơn vị

Tại các phường thuộc thị xã, T.Phố

Khu vực khác

1

- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu

- Cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

đồng/giấy

 

đồng/giấy

25.000

 

15.000

10.000

 

5.000

100.000

 

20.000

2

Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai, bao gồm:

- Chứng nhận về thay đổi chủ sử dụng đất

- Thay đổi hình thể, diện tích thửa đất

- Thay đổi mục đích sử dụng đất trong các trường hợp:

+ Giao đất, cho thuê đất

+ Chuyển nhượng quyền sử dụng đất

+ Chuyển đổi quyền sử dụng đất

+ Chuyển mục đích sử dụng đất

+ Cho thuê quyền sử dụng đất

+ Thừa kế quyền sử dụng đất

đồng/lần

15.000

5.000

20.000

3

Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu, hồ sơ địa chính

đồng/lần

10.000

5.000

20.000

4

Xác nhận tính pháp lý của các giấy tờ nhà đất

đồng/lần

20.000

10.000

20.000

3. Quản lý và sử dụng: Lệ phí địa chính là khoản thu thuộc ngân sách Nhà nước, được quản lý và sử dụng như sau:

3.1. Quản lý: Cơ quan thu lệ phí sử dụng biên lai thu của Bộ Tài chính về phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế; mở tài khoản tạm giữ tiền lệ phí tại Kho bạc Nhà nước nơi thu để theo dõi, quản lý. Căn cứ tình hình thu lệ phí; định kỳ hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng phải nộp số tiền lệ phí thu được vào tài khoản tạm giữ và tổ chức hạch toán riêng khoản thu này theo quy định hiện hành của Nhà nước.

3.2. Sử dụng: Cơ quan thu lệ phí được trích để lại 30%/ tổng số tiền lệ phí thực thu (tỷ lệ % số lệ phí để lại ổn định trong thời kỳ ổn định ngân sách 2007-2010), để chi phí cho việc tổ chức quản lý thu lệ phí theo nội dung, như sau:

- Chi thanh toán cho cá nhân trực tiếp thực hiện công việc thu lệ phí ( trừ chi phí tiền lương cho cán bộ công chức đã hưởng lương từ ngân sách Nhà nước ).

- Chi phí trực tiếp phục vụ cho việc thu lệ phí.

- Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ trực tiếp cho công tác thu lệ phí.

- Chi mua vật tư, nguyên liệu và các khoản chi khác liên quan đến việc thực hiện công việc thu lệ phí.

- Chi khen thưởng, phúc lợi cho cán bộ, nhân viên trực tiếp thu lệ phí trong đơn vị, sau khi đảm bảo các chi phí nêu trên theo nguyên tắc bình quân một người không quá 3 tháng lương thực hiện, nếu số thu năm sau cao hơn năm trước và bằng 2 tháng lương thực hiện, nếu số thu năm sau thấp hơn hoặc bằng năm trước.

Riêng, đối với các đơn vị thu lệ phí là cơ quan Nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; các đơn vị thu lệ phí là đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng phần lệ phí được trích để lại, sau khi đảm bảo các khoản chi phí phục vụ thu lệ phí để chi bổ sung thu nhập cho người lao động, chi khen thưởng, phúc lợi, trích lập quỹ dự phòng ổn định thu nhập cho người lao động trong đơn vị theo quy định.

Cuối năm, nếu số tiền lệ phí được trích để lại chưa sử dụng hết, thì chuyển sang năm.

3.3 Số tiền lệ phí thực thu còn lại (70%), cơ quan thu phải nộp vào ngân sách Nhà nước theo chương, loại, khoản, mục, tiểu mục tương ứng của mục lục ngân sách Nhà nước.

3.4 Hàng năm, căn cứ mức thu lệ phí, nội dung chi theo quy định tại Quyết định này và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, cơ quan thu lệ phí lập dự toán thu, chi tiền lệ phí chi tiết theo mục lục ngân sách Nhà nước gởi cơ quan Chủ quản hoặc cơ quan Tài chính cùng cấp xét duyệt. Cơ quan thu lệ phí thực hiện quyết toán việc sử dụng biên lai thu lệ phí, số tiền lệ phí thu được; số tiền lệ phí để lại, số tiền lệ phí phải nộp ngân sách, số tiền lệ phí đã nộp ngân sách và số tiền lệ phí còn lại phải nộp ngân sách Nhà nước với cơ quan Thuế trực tiếp quản lý; quyết toán việc sử dụng số tiền lệ phí được trích để lại với cơ quan Tài chính cùng cấp.

Điều 2. + Sở Tài chính và các ngành liên quan chịu trách nhiêm theo dõi, giám sát, kiểm tra trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định này.

+ Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài chính, Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường, Cục trưởng Cục Thuế, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức, cá nhân và thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ Tài chính;
- Cục KTVB Bộ Tư pháp;
- Website Chính phủ;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội;
- TTTU, TT HĐND, UBND tỉnh;
- Các Ban HĐND tỉnh;
- Các ĐB HĐND tỉnh;
- Các TV UBND tỉnh;
- VPTU, VP HĐND tỉnh;
- Các Sở, ngành liên quan;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- CPVP;
- Lưu: VT, TH, KTN, KTTH(Mỹ)

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Hải

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 27/2007/QĐ-UBND quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí địa chính trên địa bàn tỉnh Quảng Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành

  • Số hiệu: 27/2007/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 14/08/2007
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
  • Người ký: Nguyễn Đức Hải
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 24/08/2007
  • Ngày hết hiệu lực: 17/03/2013
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản