Hệ thống pháp luật

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
*****

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

Số: 27/2007/QĐ-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH DÙNG TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ, TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 29/2003/NĐ-CP ngày 31 tháng 03 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về Giáo dục quốc phòng – an ninh;
Căn cứ Quyết định số 01/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 4 tháng 1 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc Ban hành Quy định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình môn học Giáo dục quốc phòng – an ninh dùng trong các trường Trung cấp nghề, trường Cao đẳng nghề và các lớp dạy nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 635/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 03/7/2000 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc ban hành chương trình môn học Giáo dục quốc phòng cho các trường, lớp dạy nghề dài hạn. Những quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3. Các Ông (Bà) Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Hiệu trưởng trường Trung cấp nghề, Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận :
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội và các Uỷ ban của Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Hội đồng Giáo dục quốc phòng–an ninh trung ương;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Như Điều 3;
- Lưu VT, TCDN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thanh Hòa

 

CHƯƠNG TRÌNH

GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH DÙNG TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ VÀ CAO ĐẲNG NGHỀ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội)

I. VỊ TRÍ MÔN HỌC

Giáo dục quốc phòng – an ninh là một nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; là môn học chính khoá, thuộc nhóm các môn học chung trong chương trình đào tạo của các trường Trung cấp nghề, trường Cao đẳng nghề và các lớp dạy nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

Giáo dục quốc phòng – an ninh nhằm nâng cao dân trí quốc phòng, góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

II. MỤC TIÊU:

Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào và sự trân trọng đối với truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Trang bị kiến thức, kỹ năng bảo vệ Tổ quốc trên lĩnh vực quốc phòng – an ninh, làm cơ sở để học sinh thực hiện nhiệm vụ quân sự trong nhà trường, tham gia có hiệu quả trong sự nghiệp xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.

III. YÊU CẦU:

1- Hiểu được những nội dung chính về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. Nắm vững âm mưu thủ đoạn "diễn biến hòa bình" bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam.

2- Hiểu rõ truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, lịch sử truyền thống vẻ vang của các lực lượng vũ trang, làm tốt công tác quốc phòng, an ninh ở cơ sở và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang.

3- Thành thạo đội ngũ từng người không có súng, các kỹ năng quân sự cần thiết, biết vận dụng vào phòng vệ cá nhân và tham gia bảo vệ an toàn đơn vị, cơ sở.

IV. THỜI ĐIỂM THỰC HIỆN: Trong năm thứ nhất hoặc năm thứ hai.

V. TÓM TẮT NỘI DUNG CÁC HỌC PHẦN:

Môn học trang bị một số kiến thức cơ bản về lực lượng vũ trang, một số nhiệm vụ công tác quốc phòng - an ninh của Đảng, Nhà nước trong tình hình mới, bao gồm những nội dung chủ yếu về xây dựng lực lượng dự bị động viên, phòng chống chiến tranh công nghệ cao, đánh bại chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam; bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới, an ninh quốc gia. Rèn luyện các kỹ năng đội ngũ không có súng; thực hành bắn súng tiểu liên AK bài 1b; huấn luyện những động tác cơ bản chiến thuật chiến đấu bộ binh: các tư thế vận động trên chiến trường, cách quan sát phát hiện mục tiêu, lợi dụng địa hình, địa vật, hành động của cá nhân trong công sự, ngoài công sự trong chiến đấu tiến công và phòng ngự.

VI. TÊN BÀI VÀ THỜI GIAN:

A. CHƯƠNG TRÌNH TRUNG CẤP NGHỀ:

a) Đối tượng đào tạo 36 tháng hệ tuyển sinh trung học cơ sở: Học 3 học phần (I+II+III) = 120 tiết.

Học phần I

TT

Tên bài

Thời gian

Tổng số tiết

Lý thuyết

Thực hành

1

Bài 1. Đội ngũ từng người không có súng

6

1

5

2

Bài 2. Đội ngũ đơn vị

6

1

5

3

Bài 3. Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam

4

4

 

4

Bài 4. Luật nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của thanh niên

4

4

 

5

Bài 5. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân

4

4

 

6

Bài 6. Giới thiệu  súng tiểu liên AK và súng trường CKC

8

2

6

7

Bài 7. Kỹ thuật sử dụng lựu đạn

3

1

2

8

Bài 8. Các tư thế  động tác cơ bản vận động  trên  chiến trường

4

1

3

9

Bài 9. Lợi dụng địa hình địa vật

2

 

2

10

Bài 10. Tác hại của  ma tuý và trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma tuý

3

3

 

11

Kiểm tra

1

1

 

 

Cộng

45 tiết

22 tiết

23 tiết

Học phần II

TT

Tên bài

Thời gian

Tổng số tiết

Lý thuyết

Thực hành

1

Bài 1: Phòng chống chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam

6

6

 

2

Bài 2: Phòng chống địch tiến công hoả lực bằng vũ khí công nghệ cao

6

6

 

3

Bài 3: Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên và động viên công nghiệp phục vụ quốc phòng

6

6

 

4

Bài 4: Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia

5

5

 

5

Bài 5: Một số vấn đề cơ bản về dân tộc, tôn giáo, đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam

6

6

 

6

Bài 6: Những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội

5

5

 

7

Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

5

5

 

8

Những vấn đề cơ bản về đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội

5

5

 

9

Kiểm tra

1

1

 

 

Cộng:

45 tiết

45 tiết

 

Học phần III

TT

Tên bài

Thời gian

Tổng số tiết

Lý thuyết

Thực hành

1

Bài 1: Từng người trong chiến đấu tiến công

5

 

5

2

Bài 2: Từng người trong chiến đấu phòng ngự

5

 

5

3

Bài 3: Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK

17

2

15

4

Kiểm tra

3

 

3

 

Cộng

30 tiết

2 tiết

28 tiết

b) Đối tượng đào tạo từ 12 tháng đến 24 tháng hệ tuyển sinh trung học phổ thông: học 1 học phần  = 45 tiết.

TT

Tên bài

Thời gian

Tổng số tiết

Lý thuyết

Thực hành

1

Bài 1. Đội ngũ đơn vị

5

 

5

2

Bài 2: Phòng chống chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam

6

6

 

3

Bài 3: Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK

6

1

5

4

Bài 4. Ba môn quân sự phối hợp

5

 

5

5

Bài 3: Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên và động viên công nghiệp phục vụ quốc phòng

6

6

 

6

Bài 5: Một số vấn đề cơ bản về dân tộc, tôn giáo, đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam

6

6

 

7

Bài 6: Những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội

5

5

 

8

Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

5

5

 

9

Kiểm tra

1

1

 

 

Cộng:

45 tiết

30 tiết

15 tiết

B. CHƯƠNG TRÌNH CAO ĐẲNG NGHỀ:

a) Đối tượng đào tạo từ 36 tháng trở lên, hệ tuyển sinh trung học phổ thông: học 3 học phần (I+II+III) = 120 tiết.

Học phần I

TT

Tên bài

Thời gian

Tổng số tiết

Lý thuyết

Thực hành

1

Bài 1: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu môn học

3

3

 

2

Bài 2: Quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc

6

6

 

3

Bài 3: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

6

6

 

4

Bài 4: Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

6

6

 

5

Bài 6: Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội  với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh

9

9

 

 

Cộng

30 tiết

30 tiết

 

Học phần II

TT

Tên bài

Thời gian

Tổng số tiết

Lý thuyết

Thực hành

1

Bài 1: Phòng chống chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam

6

6

 

2

Bài 2: Phòng chống địch tiến công hoả lực bằng vũ khí công nghệ cao

5

5

 

3

Bài 3: Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên và động viên công nghiệp phục vụ quốc phòng

7

7

 

4

Bài 4: Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia

6

6

 

5

Bài 5: Một số vấn đề cơ bản về dân tộc, tôn giáo, đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam

5

5

 

6

Bài 6: Những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội

5

5

 

7

Bài 7. Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

5

5

 

8

Bài 8. Những vấn đề cơ bản về đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội

5

5

 

9

Kiểm tra

1

1

 

 

Cộng:

45 tiết

45 tiết

 

Học phần III

TT

Tên bài

Thời gian

Tổng số tiết

Lý thuyết

Thực hành

1

Bài 1: Đội ngũ đơn vị

4

 

4

2

Bài 2: Sử dụng bản đồ địa hình quân sự

5

1

4

3

Bài 3: Giới thiệu một số loại vũ khí bộ binh RPD, RPK, B40, B41, cối 60mm

4

1

3

 

Bài 5: Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

8

8

 

 

Bài 7: Nghệ thuật quân sự Việt Nam

8

8

 

4

Bài 4: Thuốc nổ

4

4

 

5

Bài 5: Phòng chống vũ khí hủy diệt lớn

4

4

 

6

Bài 6: Cấp cứu ban đầu các vết thương

5

1

4

7

Bài 7: Ba môn quân sự phối hợp

3

 

3

 

Cộng:

45 tiết

27tiết

18 tiết

b) Đối tượng đào tạo từ 24 đến 36 tháng, hệ tuyển sinh trung học phổ thông: học 2 học phần (I+II) = 75 tiết.

Học phần I

 TT

Tên bài

Thời gian

Tổng số tiết

Lý thuyết

Thực hành

1

Bài 1: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu môn học

3

3

 

2

Bài 2: Quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc

6

6

 

3

Bài 3: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

6

6

 

4

Bài 4: Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

6

6

 

5

Bài 6: Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội  với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh

8

8

 

6

Kiểm tra

1

1

 

 

Cộng

30 tiết

30 tiết

 

Học phần II

TT

Tên bài

Thời gian

Tổng số tiết

Lý thuyết

Thực hành

1

Bài 1: Phòng chống chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam

6

6

 

2

Bài 2: Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên và động viên công nghiệp phục vụ quốc phòng

6

6

 

3

Bài 3: Một số vấn đề cơ bản về dân tộc, tôn giáo, đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam

5

5

 

4

Bài 4 : Những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội

5

5

 

5

Bài 5. Những vấn đề cơ bản về đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội

5

5

 

6

Bài 6: Giới thiệu một số loại vũ khí bộ binh RPD, RPK, B40, B41, cối 60mm

5

1

4

7

Bài 7. Ba môn quân sự phối hợp

6

1

5

8

Bài 8 : Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK

5

1

4

9

Kiểm tra

2

 

2

 

Cộng:

45 tiết

30 tiết

15 tiết

c) Đối tượng đào tạo từ 18 tháng đến 24 tháng hệ tuyển sinh trung cấp nghề: học 1 học phần  = 30 tiết.

TT

Tên bài

Thời gian

Tổng số tiết

Lý thuyết

Thực hành

1

Bài 1: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu môn học

3

3

 

2

Bài 2: Quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc

6

6

 

3

Bài 3: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

6

6

 

4

Bài 4: Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

6

6

 

5

Bài 6: Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội  với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh

9

9

 

 

Cộng

30 tiết

30 tiết

 

VII. TỔ CHỨC THỰC HỊÊN CHƯƠNG TRÌNH:

1. Những điểm cần chú ý:

a) Chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh sử dụng thống nhất đối với tất cả các ngành nghề đào tạo, kể cả các lớp học, khóa học đào tạo theo chương trình liên thông thuộc các trường công lập và ngoài công lập; các trường quân sự có đào tạo hệ dân sự theo các trình độ tương ứng.

b) Các học phần lý thuyết kết hợp với thực hành, được tích hợp thành khối lượng kiến thức của từng học phần, trong đó có thời gian học tập, nghiên cứu, thi và kiểm tra.

Với các học phần lý thuyết, căn cứ vào điều kiện thực tế và đặc điểm từng bài giảng có thể bố trí các hình thức dạy học khác, như thảo luận, viết thu hoạch.

c) Tài liệu giảng dạy và nghiên cứu của giáo viên, học sinh, sinh viên do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, giáo viên giảng dạy chuyên trách hay kiêm nhiệm giáo dục quốc phòng - an ninh đều phải được tập huấn về nội dung chương trình, bài giảng, phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập như các môn học khác.

2. Công tác bảo đảm:

a) Giáo viên:

- Có thể huy động từ các nguồn:

+ Tại trường: Giáo viên giáo dục quốc phòng; giáo viên, cán bộ kiêm nhiệm giảng dạy chương trình giáo dục quốc phòng – an ninh.

+ Ngoài trường:

Giáo viên các trường quân đội hoặc giáo viên giáo dục quốc phòng tại các trường đại học, cao đẳng, các trung tâm giáo dục quốc phòng học sinh, sinh viên.

b) Tài liệu, trang thiết bị học tập.

- Giáo trình giáo dục quốc phòng – an ninh do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xuất bản.

- Súng quân dụng: Do các cơ quan quân sự địa phương bảo đảm, thực hiện theo Thông tư liên tịch số 182/2007/TTLT-BQP-BCA-BGD&ĐT-BNV ngày 04 tháng 12 năm 2007 về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về Giáo dục quốc phòng – an ninh.

- Bài kỹ thụât bắn súng tiểu liên AK, có nội dung kiểm tra thực hành bắn, tuỳ theo điều kiện thực tế về vũ khí trang bị của từng trường mà vận dụng cho phù hợp.

- Nam, nữ sinh viên học chung một chương trình.

- Các trường nên bố trí thời gian ngoại khoá để sinh viên được đi tham quan một số cơ sở đào tạo của quân đội hoặc bảo tàng.

3. Các đối tượng miễn, hoãn, giảm:

a) Đối tượng miễn: Học sinh, sinh viên đó có chứng chỉ giáo dục quốc phòng – an ninh theo trình độ đào tạo.

b) Đối tượng hoãn: Học sinh, sinh viên Việt Nam đang học tập ở nước ngoài hoặc đang học tập tại các trường của nước ngoài, trường liên doanh, liên kết với nước ngoài tại Việt Nam; các học sinh, sinh viên đang học môn giáo dục quốc phòng – an ninh bị ốm đau, tai nạn phải nằm điều trị tại các bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc do thiên tai, hoả hoạn phải nghỉ học, có xác nhận của chính quyền xã trở lên; học sinh, sinh viên là phụ nữ đang mang thai có con nhỏ được tạm hoãn các nội dung thực hành kỹ năng quân sự.

c) Đối tượng giảm: Người có dị tật làm hạn chế sự vận động, có giấy chứng nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên; bộ đội, công an chuyển ngành, phục viên được giảm các nội dung thực hành kỹ năng quân sự.

- Các đối tượng bị ốm đau, tai nạn phải nằm điều trị tại các bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc do thiên tai, hoả hoạn phải nghỉ học, có xác nhận của chính quyền xã trở lên;

- Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào thực tế để quyết định việc xét, quyết định miễn, hoãn học, môn giáo dục quốc phòng hoặc giảm thực hành đối với học sinh, sinh viên. - Khi thực hành các kỹ năng quân sự, với các trường không có điều kiện tổ chức học thực hành, phải liên kết với các trường quân sự hoặc đưa học sinh vào học tại trung tõm giáo dục quốc phòng sinh viên. Đối với bài Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK, có nội dung kiểm tra thực hành bắn, tùy điều kiện cụ thể có thể tổ chức bắn đạn thật, bắn điện tử hoặc lazer.

- Trong khóa học hoặc đợt học giáo dục quốc phòng - an ninh các trường nên bố trí học sinh, sinh viên đi tham quan ít nhất 1 lần Bảo tàng lịch sử quân sự; các đơn vị quân, binh chủng, Học viện, nhà trường quân đội hoặc cơ sở ngoài vũ trang.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thanh Hòa

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 27/2007/QĐ-BLĐTBXH về Chương trình môn học Giáo dục quốc phòng – an ninh dùng trong các trường Trung cấp nghề, trường Cao đẳng nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh và xã hội ban hành

  • Số hiệu: 27/2007/QĐ-BLĐTBXH
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 24/12/2007
  • Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
  • Người ký: Nguyễn Thanh Hoà
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 5 đến số 6
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản