Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 269/2007/QĐ-UBND | Tây Ninh, ngày 27 tháng 4 năm 2007 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003;
Căn cứ Luật Nhà ở ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
Căn cứ Thông tư số 05/2006/TT-BXD ngày 01 tháng 11 năm 2006 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 25/TTr-SXD ngày 15 tháng 01 năm 2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bản Quy định về trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bi bỏ.
Điều 3. Giao Giám đốc Sở Xây dựng tổ chức triển khai và hướng dẫn cho các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện quyết định này.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Xây dựng, thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND cc huyện, thị x; Chủ tịch UBND cc xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ TRÌNH TỰ THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 269/2007/QĐ-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2007 của UBND tỉnh Tây Ninh)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Các trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
1. Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật Nhà ở có nhà ở tạo lập hợp pháp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Cụ thể như sau:
a. Chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân tạo lập hợp pháp nhà ở; trường hợp chủ sở hữu nhà ở có yêu cầu thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở cho họ.
b. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
b.1. Tổ chức, cá nhân trong nước không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú;
b.2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài quy định tại Điều 126 của Luật Nhà ở như sau :
b.2.1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư lâu dài tại Việt Nam, người có công đóng góp với đất nước, nhà hoạt động văn hoá, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước, người được phép về sống ổn định tại Việt Nam và các đối tượng khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
b.2.2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc diện quy định tại điểm b.1 nói trên đã về Việt Nam cư trú với thời hạn được phép từ sáu tháng trở lên được sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ.
b.3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 125 của Luật Nhà ở như sau:
b.3.1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê tại Việt Nam được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở đó. Thời hạn được sở hữu nhà ở là thời hạn quy định trong Giấy chứng nhận đầu tư và được ghi rõ trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
b.3.2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở để bán, sau khi hoàn thành việc xây dựng theo dự án, chủ đầu tư được quyền bán nhà ở này cho các đối tượng thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật Nhà ở . Người mua nhà ở của tổ chức, cá nhân quy định tại khoản này được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định của Luật này.
b.3.3. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở để bán phải nộp tiền sử dụng đất và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
2. Nhà ở tạo lập hợp pháp là nhà ở có giấy tờ chứng minh việc tạo lập theo quy định tại phụ lục 01 của bản quy định này.
Điều 2. Điều kiện để được Cấp giấy chứng nhận quyền sỡ hữu nhà ở:
1. Thuộc đối tượng quy định tại Điều 1 của bản quy định này;
2. Có nhà ở được tạo lập hợp pháp thông qua việc đầu tư xây dựng, mua bán, tặng cho, thừa kế, đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Những trường hợp không được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
1. Nhà ở nằm trong khu vực cấm xây dựng hoặc lấn chiếm mốc giới bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử, văn hoá đã được xếp hạng.
2. Nhà ở đã có quyết định hoặc thông báo giải toả, phá dỡ hoặc đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
3. Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước.
4. Nhà ở mà Chính phủ Việt Nam và Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế có cam kết khác.
5. Trường hợp có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở mà chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật.
6. Các trường hợp không thuộc diện được sở hữu nhà ở hoặc không đủ điều kiện cấp giấy Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh, Phòng có chức năng quản lý nhà ở cấp huyện khi thụ lý hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở mà phát hiện trường hợp thuộc diện không được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở quy định tại Điều này thì phải có trách nhiệm thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do không cấp giấy và trả lại hồ sơ cho đương sự trong thời hạn không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ.
Điều 4. Giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở
Giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở được cấp cho chủ sở hữu theo quy định sau đây:
a. Cấp một giấy chứng nhận là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở:
- Trường hợp chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở : Chủ sở hữu nhà ở đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, nếu chủ sở hữu nhà ở có nhu cầu cấp một giấy chứng nhận bao gồm cả quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở và phải nộp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư.
b. Cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở :
- Đối với trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở (đất thuê, mượn,...của chủ sử dụng đất khác);
- Trường hợp chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, nếu chủ sở hữu nhà ở có nhu cầu cấp thêm Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và không phải nộp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Trường hợp chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở: Chủ sở hữu nhà ở đã có giấy tờ tạo lập nhà ở theo quy định nhưng chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở thì được xét cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở và Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở trong bản quy định này kể từ sau đây được gọi tắt là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Khi thực hiện cấp mới giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phải ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Điều 5. Cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đối với nhà ở riêng lẻ
1. Nhà ở riêng lẻ của một chủ sở hữu thì cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho chủ sở hữu đó.
2. Nhà ở riêng lẻ thuộc sở hữu chung theo phần thì cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho từng chủ sở hữu đối với phần diện tích thuộc sở hữu riêng của người đó.
3. Nhà ở riêng lẻ thuộc sở hữu chung của vợ chồng thì cấp một giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở có ghi tên của cả vợ và chồng. Trường hợp có vợ hoặc chồng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật thì chỉ ghi tên người có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
4. Nhà ở riêng lẻ thuộc sở hữu chung hợp nhất nhưng không phải thuộc sở hữu chung của vợ chồng thì cấp một giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, ghi tên người được các chủ sở hữu thoả thuận cho đứng tên trong giấy chứng nhận, trường hợp không có thoả thuận thì ghi đủ tên các chủ sở hữu nhà ở đó.
Nếu các chủ sở hữu chung có nhu cầu thì cơ quan có thẩm quyền cấp cho mỗi người một giấy chứng nhận có nội dung như nhau, ghi đầy đủ tên của tất cả các chủ sở hữu, có ghi chú về số thứ tự giấy chứng nhận của từng chủ sở hữu và tổng số giấy chứng nhận cấp cho các chủ sở hữu chung theo quy định.
Trường hợp có chủ sở hữu chung đã chết trước khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận thì phải giải quyết thừa kế theo quy định của pháp luật về dân sự sau đó mới nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận; nếu chủ sở hữu chung chết sau khi đã nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận thì vẫn được ghi tên vào giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
5. Nhà ở riêng lẻ trên khuôn viên đất diện tích lớn hơn hạn mức đất ở và có nhiều mục đích sử dụng khác nhau, nếu không phân chia riêng được diện tích đất ở kèm theo nhà thì cấp riêng giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở theo mẫu Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Điều 6. Cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đối với chung cư
1. Trường hợp nhà chung cư của một chủ sở hữu thì cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho chủ sở hữu nhà đó. Đối với nhà chung cư xây dựng để bán thì không cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho chủ đầu tư mà cấp giấy chứng nhận cho chủ sở hữu căn hộ theo quy định tại Khoản 2 Điều này;
2. Trường hợp nhà chung cư thuộc sở hữu chung theo phần thì cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo từng căn hộ cho từng chủ sở hữu theo quy định tại Khoản 2 Điều 5;
3. Trường hợp nhà chung cư thuộc sở hữu chung hợp nhất thì cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho các chủ sở hữu theo hướng dẫn tại Khoản 4 Điều 5;
4. Việc ghi tên chủ sở hữu trong giấy chứng nhận thực hiện theo quy định tại Điều 5.
1. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đối với nhà có mục đích sử dụng hỗn hợp phải căn cứ theo quy hoạch, thiết kế và mục đích sử dụng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
2. Đối với nhà có mục đích sử dụng hỗn hợp của một chủ sở hữu, nếu phần diện tích sử dụng làm nhà ở là chính thì cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, trong đó ghi rõ phần diện tích sử dụng vào mục đích khác; nếu phần diện tích sử dụng vào mục đích khác là chính thì cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng theo quy định tại Nghị định số 95/2005/NĐ-CP ngày 15/7/2005 của Chính phủ, trong đó ghi rõ phần diện tích nhà ở;
3. Đối với nhà có mục đích sử dụng hỗn hợp thuộc sở hữu chung theo phần mà không thể phân chia mục đích sử dụng riêng biệt cho từng chủ sở hữu thì cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng theo quy định tại Nghị định số 95/2005/NĐ-CP ngày 15/7/2005 của Chính phủ. Trường hợp phân chia được theo mục đích sử dụng riêng biệt thì căn cứ vào mục đích sử dụng để cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng;
4. Việc ghi tên chủ sở hữu trong giấy chứng nhận thực hiện theo quy định tại Điều 5.
Điều 8. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
1. Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho Giám đốc Sở Xây dựng cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho tổ chức, cho chủ sở hữu chung là tổ chức và cá nhân.
2. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho cá nhân.
ĐIỀU KIỆN VÀ TRÌNH TỰ THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở
Điều 9. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở bao gồm:
a. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;
b. Bản sao một trong các giấy tờ về tạo lập nhà ở làm cơ sở cho việc cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở ( phụ lục 01);
c. Sơ đồ nhà ở, đất ở.
2. Các loại giấy tờ về tạo lập nhà ở hướng dẫn tại Phụ lục 1 phù hợp với từng trường hợp, từng thời kỳ, từng loại nhà ở tại khu vực đô thị và nông thôn.
Điều 10. Trình tự cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở lần đầu (sau đây gọi tắt là cấp mới)
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị cấp giấy và nộp cho Sở Xây dựng nếu là tổ chức, cho chủ sở hữu chung là tổ chức và cá nhân, nộp cho Phòng có chức năng quản lý nhà ở cấp huyện nếu là cá nhân. Trường hợp là cá nhân trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài hoặc người nước ngoài ở khu vực nông thôn thì có thể nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã và trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm chuyển hồ sơ cho Phòng có chức năng quản lý nhà ở cấp huyện.
Trường hợp doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở để bán thì doanh nghiệp có trách nhiệm thay mặt bên mua nhà làm thủ tục để cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận cho người mua theo quy định của Điều này.
2. Hồ sơ đề nghị cấp mới Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở bao gồm:
a. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (Bm01);
b. Bản sao giấy tờ về tạo lập nhà ở theo quy định tại Phụ lục 1;
Đối với tổ chức trong nước đề nghị cấp giấy chứng nhận thì phải có thêm bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc bản sao Quyết định thành lập. Đối với nguời Việt Nam định cư ở nước ngoài đề nghị cấp giấy chứng nhận thì phải có thêm bản sao giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
c. Bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở quy định như sau:
- Bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở đối với trường hợp cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;
- Bản vẽ sơ đồ nhà ở đối với trường hợp cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Trừ trường hợp trong giấy tờ về tạo lập nhà ở quy định tại điểm b khoản này đã có bản vẽ sơ đồ và trên thực tế không có thay đổi.
Bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở phải thể hiện được vị trí, hình dáng, kích thước, diện tích thửa đất; hình dáng, kích thước, diện tích mặt bằng các tầng nhà ở; vị trí nhà ở trên khuôn viên đất, tường chung, tường riêng. Riêng đối với căn hộ trong nhà chung cư thì thể hiện vị trí ngôi nhà, hình dáng, kích thước mặt bằng tầng có căn hộ và vị trí, hình dáng, kích thước, diện tích của căn hộ đề nghị cấp giấy.
Bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở có thể do tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy chứng nhận tự đo vẽ hoặc thuê tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng đo vẽ hoặc do cơ quan cấp giấy chứng nhận đo vẽ. Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy tự đo vẽ thì bản vẽ sơ đồ phải có thẩm tra xác nhận của Sở xây dựng nếu là tổ chức, của Phòng có chức năng quản lý nhà ở cấp huyện nếu là cá nhân tại đô thị, của Ủy ban nhân dân xã nếu là cá nhân tại khu vực nông thôn.
Đối với nhà ở xây dựng mới trong các dự án nhà ở, dự án khu đô thị mới thì sử dụng bản vẽ do chủ đầu tư cung cấp.
( Xem phụ lục 4,5,6)
3. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, đối chiếu các bản sao với giấy tờ gốc, nếu hồ sơ đã có đủ các giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều này thì phải viết giấy biên nhận cho người đề nghị cấp giấy, trong đó ghi rõ thời gian giao trả giấy chứng nhận. Trường hợp bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở do tổ chức, cá nhân tự đo vẽ mà chưa có thẩm tra xác nhận của cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm c khoản 2 Điều này thì trong giấy biên nhận phải hẹn thời gian đến thẩm tra; thời gian hẹn thẩm tra không được quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy và không tính vào thời hạn cấp giấy chứng nhận.
Trường hợp hồ sơ không đủ các giấy tờ theo quy định thì người tiếp nhận hồ sơ phải nêu rõ lý do và có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể ngay khi nhận hồ sơ để người đề nghị cấp giấy biết, bổ sung hồ sơ.
4. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy có trách nhiệm nộp ngay lệ phí cấp giấy cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ khi nộp hồ sơ. Lệ phí cấp giấy được hoàn trả lại cho các trường hợp không được cấp giấy, trừ trường hợp người đề nghị cấp giấy kê khai hồ sơ không đúng sự thật hoặc không thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
5. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Xây dựng, phòng có chức năng quản lý nhà ở cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, thể hiện các nội dung trên giấy chứng nhận, trình cơ quan có thẩm quyền ký giấy chứng nhận, thông báo cho người đề nghị cấp giấy chứng nhận nộp các khoản nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, vào sổ đăng ký quyền sở hữu nhà ở (Bm06) và giao trả giấy chứng nhận cho người đề nghị cấp giấy.
Nếu là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở thì sao 01 bản giấy chứng nhận chuyển cho cơ quan quản lý đất đai cùng cấp để lưu.
Người đề nghị cấp giấy có trách nhiệm nộp các khoản nghĩa vụ tài chính đã được thông báo để được nhận Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
6. Chủ sở hữu nhà ở nhận Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở tại cơ quan đã tiếp nhận hồ sơ, trường hợp người khác nhận thay thì phải có giấy uỷ quyền của chủ sở hữu nhà ở có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã (Bm 05). Khi nhận giấy chứng nhận, chủ sở hữu phải nộp biên lai thu các khoản nghĩa vụ tài chính đã được thông báo, các giấy tờ gốc về tạo lập nhà ở mà trong hồ sơ là bản sao cho cơ quan giao trả giấy để lưu hồ sơ (trừ quyết định phê duyệt dự án phát triển nhà ở; Giấy chứng nhận đầu tư; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 của Luật Nhà ở); chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền nhận giấy phải ký nhận vào sổ đăng ký quyền sở hữu nhà ở (Bm 06).
Trường hợp Ủy ban nhân dân xã giao trả Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm thu các giấy tờ quy định tại khoản này và trong thời hạn 15 ngày làm việc, phải nộp cho cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện để đưa vào hồ sơ lưu trữ.
1. Tổ chức, cá nhân mua, thuê mua, được tặng cho, đổi, được thừa kế nhà ở mà bên chuyển nhượng đã có Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị cấp giấy nộp cho Sở Xây dựng nếu là tổ chức, cho chủ sở hữu chung là tổ chức và cá nhân , nộp cho Phòng có chức năng quản lý nhà ở cấp huyện nếu là cá nhân. Trường hợp là cá nhân trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài hoặc người nước ngoài ở khu vực nông thôn, thì có thể nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã và trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm chuyển hồ sơ cho Phòng có chức năng quản lý nhà ở cấp huyện.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở bao gồm:
a. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (theo Bm02);
b. Hợp đồng (văn bản) mua bán, thuê mua, tặng cho, đổi, thừa kế nhà ở theo quy định tại Điều 93 của Luật Nhà ở kèm theo bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở của bên chuyển nhượng. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài đề nghị cấp giấy chứng nhận thì phải có thêm bản sao giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
c. Trường hợp chuyển nhượng một phần nhà ở trong giấy chứng nhận đã được cấp thì phải có bản vẽ sơ đồ nhà ở theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 7 của bản quy định này.
3. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, đối chiếu các bản sao với giấy tờ gốc, nếu hồ sơ đã có đủ các giấy tờ theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều này thì phải viết giấy biên nhận (Bm04) cho người đề nghị cấp giấy, trong đó ghi rõ thời gian giao trả giấy chứng nhận. Trường hợp chỉ chuyển nhượng một phần nhà ở so với giấy chứng nhận đã được cấp mà bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở chưa có thẩm tra xác nhận của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 7 của hướng dẫn này thì trong giấy biên nhận phải hẹn thời gian đến thẩm tra; thời gian hẹn thẩm tra không được quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy và không tính vào thời hạn cấp giấy chứng nhận.
Trường hợp hồ sơ không đủ các giấy tờ theo quy định thì người tiếp nhận hồ sơ phải nêu rõ lý do và có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể ngay khi nhận hồ sơ để người đề nghị cấp giấy biết, bổ sung hồ sơ.
4. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy có trách nhiệm nộp lệ phí cấp giấy và được hoàn trả lệ phí đã nộp theo quy định tại Khoản 4 Điều 7 của quy định này.
5. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Xây dựng, Phòng có chức năng quản lý nhà ở cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, thể hiện các nội dung trên giấy chứng nhận, trình cơ quan có thẩm quyền ký giấy chứng nhận, thông báo cho người đề nghị cấp giấy chứng nhận nộp các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, vào sổ đăng ký quyền sở hữu nhà ở và giao trả giấy chứng nhận cho người đề nghị cấp giấy, đồng thời có trách nhiệm sao một bản giấy chứng nhận chuyển cho cơ quan quản lý đất đai cùng cấp để lưu theo quy định.
Người đề nghị cấp giấy có trách nhiệm nộp các khoản nghĩa vụ tài chính đã được thông báo để được nhận Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
6. Chủ sở hữu nhà ở nhận Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở tại cơ quan đã tiếp nhận hồ sơ, trường hợp người khác nhận thay thì phải có giấy uỷ quyền của chủ sở hữu nhà ở có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Khi nhận giấy chứng nhận, chủ sở hữu phải nộp biên lai thu các khoản nghĩa vụ tài chính đã được thông báo và Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở của bên chuyển nhượng cho cơ quan giao trả giấy để lưu hồ sơ; chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền nhận giấy phải ký nhận vào sổ đăng ký quyền sở hữu nhà ở (Bm06).
Điều 12. Trình tự, thủ tục cấp lại, cấp đổi, xác nhận thay đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
1. Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở mà trong quá trình sử dụng, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở bị mất, bị hư hỏng, rách nát, hết trang ghi thay đổi hoặc nhà ở, đất ở có thay đổi về diện tích, tầng cao, kết cấu chính có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị cấp lại, cấp đổi hoặc xác nhận thay đổi nộp cho Sở Xây dựng nếu là tổ chức, cho chủ sở hữu chung là tổ chức và cá nhân , nộp cho Phòng có chức năng quản lý nhà ở cấp huyện nếu là cá nhân.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại, cấp đổi, xác nhận thay đổi bao gồm:
a. Đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi (Bm02), xác nhận thay đổi (Bm03) Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;
b. Giấy tờ liên quan đến việc cấp lại, cấp đổi, xác nhận thay đổi quy định như sau:
Tổ chức, cá nhân bị mất Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở khi đề nghị cấp lại thì phải có các giấy tờ sau:
- Giấy tờ xác nhận về việc mất giấy chứng nhận của cơ quan công an cấp xã nơi mất giấy;
- Các trường hợp mất giấy không phải do thiên tai, hoả hoạn thì phải có giấy tờ chứng minh đã đăng tin trên phương tiện thông tin đại chúng một lần đối với khu vực đô thị (mẩu tin trên báo hoặc giấy xác nhận của cơ quan đăng tin) hoặc giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã về việc đã niêm yết thông báo mất giấy tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã trong thời hạn 10 ngày làm việc đối với khu vực nông thôn.
Tổ chức, cá nhân có Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở bị hư hỏng, rách nát hoặc đã ghi hết trang xác nhận thay đổi, khi đề nghị cấp đổi phải có Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cũ.
Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, trong quá trình sử dụng mà có sự thay đổi về diện tích, tầng cao, kết cấu chính của nhà ở; tách, nhập thửa đất đối với trường hợp được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở với những nội dung đã ghi trong giấy chứng nhận, khi đề nghị xác nhận thay đổi phải có Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cũ và bản kê khai những nội dung thay đổi, trừ trường hợp trong đơn đề nghị xác nhận thay đổi đã có kê khai những nội dung thay đổi đó.
3. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ đã có đủ các giấy tờ theo quy định tại Khoản 2 Điều này thì phải viết giấy biên nhận (Bm04) cho người đề nghị cấp lại, cấp đổi, xác nhận thay đổi giấy chứng nhận, trong đó ghi rõ thời gian giao trả giấy chứng nhận. Trường hợp xác nhận thay đổi thì trong giấy chứng nhận phải hẹn thời gian đến thẩm tra; thời gian hẹn thẩm tra không được quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy và không tính vào thời hạn xác nhận thay đổi trên giấy chứng nhận.
Trường hợp hồ sơ không đủ các giấy tờ theo quy định thì người tiếp nhận hồ sơ phải nêu rõ lý do và có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể ngay khi nhận hồ sơ để người đề nghị cấp giấy, xác nhận thay đổi biết, bổ sung hồ sơ.
4. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp lại, cấp đổi, xác nhận thay đổi giấy chứng nhận có trách nhiệm nộp lệ phí cấp giấy, xác nhận thay đổi và được hoàn trả lệ phí đã nộp theo quy định.
5. Trong thời hạn 30 ngày đối với trường hợp cấp lại và 15 ngày đối với trường hợp cấp đổi và xin xác nhận thay đổi, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Xây dựng, phòng có chức năng quản lý nhà ở cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, thể hiện các nội dung trên giấy chứng nhận, trình cơ quan có thẩm quyền ký giấy chứng nhận, xác nhận thay đổi trên giấy chứng nhận, vào sổ đăng ký quyền sở hữu nhà ở và giao trả giấy chứng nhận cho người đề nghị cấp giấy, xác nhận thay đổi, đồng thời có trách nhiệm sao 01 bản giấy chứng nhận chuyển cho cơ quan quản lý đất đai cùng cấp để lưu theo quy định.
6. Người đề nghị cấp lại, cấp đổi, xác nhận thay đổi giấy chứng nhận nhận Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở tại cơ quan đã nộp hồ sơ và phải ký nhận vào sổ đăng ký quyền sở hữu nhà ở (Bm06).
Điều 13. Lệ phí cấp giấy, xác nhận thay đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy, xác nhận thay đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở có trách nhiệm nộp lệ phí cấp giấy, xác nhận thay đổi trên Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định thu lệ phí.
2. Lệ phí cấp giấy chứng nhận:
- Đối với tổ chức là 500.000đ/giấy;
- Đối với cá nhân là 80.000đ/giấy;
- Đối với cấp đổi, cấp lại, xác nhận thay đổi là 50.000đ/giấy.
1. Tổ chức, cá nhân tạo lập nhà ở do nhận chuyển nhượng từ tổ chức, cá nhân khác có trách nhiệm nộp lệ phí trước bạ để được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, trừ trường hợp đã nộp hoặc được miễn theo quy định của pháp luật về lệ phí trước bạ.
2. Không thu lệ phí trước bạ đối với các trường hợp sau đây:
a. Tổ chức, cá nhân khi được cấp đổi, cấp lại, xác nhận thay đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;
b. Cá nhân tạo lập nhà ở thông qua hình thức phát triển nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân.
3. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy, xác nhận thay đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở có trách nhiệm nộp các nghĩa vụ tài chính khác nếu pháp luật có quy định khi được công nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở, trừ trường hợp được miễn hoặc được ghi nợ.
Điều 15. Việc quản lý Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
1. Bộ Xây dựng thống nhất phát hành hai loại mẫu giấy chứng nhận quy định tại Nghị định số 90/2006/NĐ-CP để sử dụng thống nhất trong cả nước.
2. Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân cấp huyện phải lập Sổ giao nhận và cấp phát giấy chứng nhận theo nguyên tắc: Số giấy chứng nhận đã cấp, số giấy chứng nhận bị hư hỏng (nếu có) và số giấy chứng nhận chưa cấp phải bằng tổng số giấy chứng nhận đã nhận từ Nhà xuất bản Xây dựng- Bộ Xây dựng.
3. Định kỳ sáu tháng một lần và hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải tổng hợp gửi Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo Bộ Xây dựng về số giấy chứng nhận đã nhận, số giấy chứng nhận đã cấp, số giấy chứng nhận bị hư hỏng (nếu có) trên địa bàn.
Điều 16. Lập và quản lý sổ đăng ký quyền sở hữu nhà ở
1. Mỗi Sổ đăng ký quyền sở hữu nhà ở được đóng thành quyển có 99 tờ. Mỗi tờ có 2 mặt dùng để ghi các nội dung cho một nhà ở đã được cấp Giấy chứng nhận. Mẫu Sổ đăng ký quyền sở hữu nhà ở thực hiện theo biểu mẫu 6 và được áp dụng thống nhất trong cả nước.
2. Căn cứ vào nhu cầu nhà ở cần cấp giấy chứng nhận, Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân cấp huyện lập Sổ đăng ký quyền sở hữu nhà ở. Sở Xây dựng hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện thống nhất cách đánh số thứ tự Sổ đăng ký quyền sở hữu nhà ở tại mỗi phường, xã, thị trấn để không có sự trùng lắp giữa Sổ đăng ký cho cá nhân và Sổ đăng ký cho tổ chức trên cùng một một phường, xã, thị trấn.
3. Cơ quan lập và quản lý Sổ đăng ký quyền sở hữu nhà ở:
3.1. Sở Xây dựng lập và quản lý Sổ đăng ký quyền sở hữu nhà ở để theo dõi việc cấp giấy chứng nhận cho tổ chức và nhà ở thuộc sở hữu chung của tổ chức và cá nhân;
3.2. Cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện lập và quản lý Sổ đăng ký quyền sở hữu nhà ở để theo dõi việc cấp giấy chứng nhận cho cá nhân.
Điều 17. Báo cáo kết quả về việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
Việc báo cáo kết quả cấp giấy chứng nhận được thực hiện theo quy định sau đây:
1. Hàng quý, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải có báo cáo gửi Sở Xây dựng về tình hình cấp giấy chứng nhận cho cá nhân trên địa bàn huyện theo biểu mẫu 07;
2. Hàng quý, Sở Xây dựng phải có báo cáo gửi Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình cấp giấy chứng nhận trên địa bàn theo biểu mẫu 08;
3. Chậm nhất vào ngày 15/7 hàng năm và ngày 15/01 của năm sau, Sở Xây dựng báo cáo kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm và báo cáo kết quả thực hiện cả năm về việc cấp giấy chứng nhận trên địa bàn tỉnh gửi Bộ Xây dựng để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo biểu mẫu 09;
4. Ngoài các báo cáo định kỳ quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này thì Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân các cấp phải có báo cáo cấp trên khi được yêu cầu.
Điều 18. Trách nhiệm của Sở Xây dựng
1. Thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo thẩm quyền quy định tại Điều 8.
2. Tổng hợp và báo cáo kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho UBND tỉnh (Bm08) và Bộ Xây dựng (Bm09).
Điều 19. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm:
- Thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo thẩm quyền được phân cấp;
- Chỉ đạo các phòng ban nghiệp vụ và UBND cấp xã thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đúng quy định;
- Báo cáo kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho Sở Xây dựng (Bm07).
2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận, xác nhận hồ sơ xin cấp giấy. Tùy theo điều kiện của từng địa phương, UBND cấp huyện có thể giao UBND cấp xã tiếp nhận, xác nhận, chuyển hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận và giao giấy chứng nhận của cá nhân trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài hoặc người nước ngoài trên địa bàn nông thôn về huyện.
- 1Nghị định 95/2005/NĐ-CP về việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng
- 2Luật Nhà ở 2005
- 3Nghị định 90/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Nhà ở
- 4Thông tư 05/2006/TT-BXD hướng dẫn thực hiện Nghị định 90/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở do Bộ Xây dựng ban hành
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
Quyết định 269/2007/QĐ-UBND Quy định về trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn tỉnh Tây Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành
- Số hiệu: 269/2007/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/04/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Tây Ninh
- Người ký: Nguyễn Văn Châu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/05/2007
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra